Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong phần 1, Kiến Guru đã có một bài phân tích chi tiết về tác giả của văn bản Bình Ngô đại cáo: anh hùng lịch sử Nguyễn Trãi.
Trong bài này, Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bạn soạn Bình Ngô đại cáo phần 2 – phần tác phẩm. Đây là một áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, thể hiện sự tự hào và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến với quân xâm lược, để giành lại độc lập tự do cho nước nhà.
I. Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2: Kiến thức cơ bản bài Bình Ngô Đại Cáo
1. Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 1/1428, dân tộc ta kết thúc công cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược và giành thắng lợi. Nguyễn Trãi đã thay nhà vua (Lê Lợi) viết bài cáo này
2. Nội dung cần nắm
Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là một bản cáo trạng với lập luận chặt chẽ, xác đáng,dẫn chứng hùng hồn đã tố cáo tội ác mà giặc Minh đã gây ra cho dân tộc ta. Dù chúng bạo ngược, gian ác như thế nào thì cũng phải thua lòng nhân nghĩa. Bởi vì theo lẽ trời thì cường bạo chưa bao giờ chiến thắng.
Đại cáo bình Ngô cũng kể lại quá trình chinh phạt gian khổ, nằm gai nếm mật của cuộc kháng chiến, và đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố chủ quyền dân tộc, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa
3. Nghệ thuật
– Kết cấu: sử dụng linh hoạt kết cấu của thể Cáo
– Lập luận: tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Lí lẽ luôn gắn liền với dẫn chứng thực tiễn.
– Bút pháp nghệ thuật: là sự kết hợp giữa bút pháp trữ tình, tự sự và bút pháp anh hùng ca.
– Hình ảnh giàu sức biểu cảm.
– Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng cho câu văn.
4. Bố cục
Bố cục của Đại cáo bình ngô gồm 4 phần:
Phần 1 (“Việc nhân nghĩa…chứng cứ còn ghi”): tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến
Phần 2 (“Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được”): lên án, tố cáo tội ác giặc Minh.
Phần 3 ( “Ta đây…chưa thấy xưa nay”): kể lại quá trình kháng chiến gian khổ.
Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
II. Hướng dẫn soạn Bình ngô đại cáo phần 2 theo chương trình sách giáo khoa
Câu 1: Bố cục của Đại cáo bình Ngô và ý nghĩa của từng phần
Phần 1 (“Việc nhân nghĩa…chứng cứ còn ghi”): tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến
Phần 2 (“Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được”): lên án, tố cáo tội ác giặc Minh.
Phần 3 ( “Ta đây…chưa thấy xưa nay”): kể lại quá trình kháng chiến gian khổ và kết quả tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
Câu 2: Tìm hiểu đoạn mở đầu
a. Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa là chỗ dựa và căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài Cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi đã nêu lên 2 nội chính:
– Tư tưởng nhân nghĩa
– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
b. Đoạn đầu có ý nghĩa nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập bởi vì tác giả đã đưa ra những luận đề xác đáng với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước.
– Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác.
– Các yếu tố xác định độc lập của dân tộc:
+ Cương vực lãnh thổ
+ Phong tục tập quán
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Lịch sử, triều đại riêng
– Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất, là hạt nhân để xác định chủ quyền dân tộc
– So sánh Đại Việt và Trung Quốc ngang hàng: “mỗi bên xưng đế một phương”
c. Để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền, độc lập của dân tộc: phong tục tập quán, cương vực lãnh thổ, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng và “hào kiệt đời nào cũng có”.
Câu 3: Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo
a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, thâm độc của kẻ thù:
– Âm mưu: chỉ rõ âm mưu cướp nước của giặc ta, vạch trần luận điệu bịp bợm “ phù Trần diệt Hồ”. Những từ “nhân”, “thừa cơ” trong bản dịch đã góp phần lột trần giọng điệu giả nhân giả nghĩa của quân giặc.
– Hành động: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, tàn sát, bóc lột, phá hủy môi trường sống của người Đại Việt
Âm mưu thâm độc và tội ác man rợ nhất là xâm lược, giết hại người vô tội một cách
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tố giác tội ác kẻ thù:
– Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù
– Liệt kê liên tiếp và hàng loạt tội ác của kẻ thù
– Giọng văn đầy uất hận, sôi sục đồng thời cũng diễn tả niềm thương cảm, nghẹn ngào
– Dùng cái vô hạn ( trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn ( tội ác của giặc)
Câu 4: Tìm hiểu đoạn 3
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:
– Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng
– Kẻ thù có lực lượng mạnh và cực kì hung bạo
Mặc dù vậy nhưng ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được nhiều chiến thắng quan trọng.
Trong đoạn này cũng tập trung khắc họa hình tượng vị tướng Lê Lợi: là người có xuất thân bình thường, nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn và quyết tâm cao để thực hiện lí tưởng. Nguyễn Trãi đã khắc họa Lê Lợi bằng cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc.
b. Tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trận Bồ Đằng sấm chớp vang dậy
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mất vía
Tây Kinh quân ta chiếm lại
Đông Đô đất cũ thu về
Trận Chi Lăng
Trận Mã An
…..
Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:
– Sử dụng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca
– Động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch
– Câu văn khi dài khi ngắn, biến hóa linh hoạt
– Phép liệt kê trùng điệp, gợi lên âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng triều dâng lớp lớp
Câu 5: Tìm hiểu đoạn kết Bình Ngô Đại Cáo
Ở đoạn cuối, giọng văn trở nên nghiêm trang và trịnh trọng hơn với lời tuyên bố độc lập.Bởi vì đây là lời tuyên bố hào hùng và trịnh trọng về nền độc lập, tự do của dân tộc. Cuối cùng hòa bình đã được lặp lại, giang sơn đã thu về một mối
Trong lời tuyên bố độc lập và chủ quyền của dân tộc, Bình Ngô đại cáo cũng đồng thời nêu lên bài học lịch sử: Để có được chiến thắng vang dội như vậy là nhờ vào truyền thống ngàn đời “ nhờ trời đất tổ tông khôn thiên ngầm giúp đỡ” và sức mạnh, ý thức tự tôn của dân tộc. Ý nghĩa của bài học lịch sử là nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội nguồn,nhớ về những công lao dựng nước và giữ nước của lịch sử
Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
– Giá trị nội dung: Đại cáo Bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí một thời đại oai hùng của toàn dân tộc
– Giá trị nghệ thuật: sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng của câu văn
Đây là những nội dung cơ bản mà các em học sinh cần phải nắm khi soạn văn Bình ngô đại cáo.
Đừng quên tải ngay Ứng dụng Kiến Guru để học trực tuyến mọi lúc mọi nơi. Các bài giảng trên Kiến Guru được thực hiện dưới dạng video và hình ảnh sinh động, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ bài học hơn đó. Điều đặc biệt hơn nữa là sau mỗi bạn học Kiến sẽ có infographic tổng quan bài học, để giúp các bạn hệ thống kiến thức sau buổi học.
Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 1 Đầy Đủ Nhất
Văn bản Bình Ngô Đại Cáo trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 được chia thành 2 phần: tác giả và tác phẩm.
Trong tài liệu này, Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bạn soạn bình ngô đại cáo phần 1-Tác giả Nguyễn Trãi một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Mục tiêu của Kiến Guru không chỉ giúp bạn hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa, mà còn giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử lừng danh đồng thời cũng là một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam.
I. Những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi
1. Cuộc đời
– Quê quán: Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại – Chí Linh – Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây (Hà Nội)
– Xuất thân: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
+ Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi và đỗ Thái học sinh.
+ Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ và cùng cha làm quan cho nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta và bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh sang Trung Quốc. Trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Chính từ cuộc khởi nghĩa này, Nguyễn Trãi trở thành anh hùng dân tộc vì đã giúp Lê Lợi tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc
– Sau khi thắng lợi, Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô và tiếp tục phò tá triều đình, hăm hở xây dựng đất nước. Nhưng cũng từ đây ông bị gian thần ganh ghét và bị nghi oan.
– Năm 1439, ông xin lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
– Năm 1440, Nguyễn Trãi được mời ra giúp nước thêm lần nữa.
– Năm 1442, vụ án chấn động lịch sử Lệ Chi Viên xảy ra khiến gia đình ông bị tru di tam tộc.
– Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Đây là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi là một công thần, là anh hùng dân tộc trong việc đấu tranh chống quân xâm lược, kiến lập nên nhà Lê, nhưng cuối cùng lại rơi đầu dưới lưỡi gươm của triều đình mà ông đã dành tâm huyết cả đời để xây dựng. Vụ án Lệ Chi Viên thực chất là mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến, nhưng ông lại bị đem ra thí mạng cho cuộc tranh đoạt đó.
2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc, mà ông còn là một nhà văn học xuất sắc ở rất nhiều lĩnh vực, trong sáng tác chữ Nôm lẫn chữ Hán, trong văn chính luận và cả thơ ca trữ tình. Ông là người khai sáng cho thơ ca Tiếng Việt và đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cho thế hệ sau này
– Văn chính luận: thể hiện tinh thần trung quân ái quốc, nhân nghĩa, chống quân xâm lược. Tác phẩm tiêu biểu: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập.
– Thơ ca trữ tình: Lí tưởng của người anh hùng yêu nước thương dân còn được thể hiện ở những án văn nói về thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Tác phẩm tiêu biểu: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập…Đây là những tác phẩm văn học đỉnh cao của thơ ca Việt Nam trong thế kỷ 15-16.
– Ngoài ra, Nguyễn Trãi sáng sáng tác ra các phẩm lĩnh sử, địa lý như: Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí Linh sơn phú.
II. Hướng dẫn soạn Bình Ngô đại cáo theo chương trình sách giáo khoa
Câu 1: Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại bởi vì
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc. Nhà Trần bước vào giai đoạn suy vong, Hồ Quý Ly lên ngôi cai trị đất nước. Nhà Minh lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Cha của ông là Nguyễn Phi Khanh cùng cha con Hồ Quý Ly bị bắt về Trung quốc. Trước cảnh nước mất, nha tan. Chính vì vậy mà lòng yêu nước, chí căm thù giặc, dám xả thân cứu nước cứu dân đã được hun đút từ đây, tạo nên người anh hùng lịch sử sau này.
Sau đó, ông theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam sơn, trở thành cánh tay đắc lực bên cạnh Lê Lợi. Cùng Lê Lợi chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng như trận Chi Lăng – Xương Giang. Tạo nên một cuộc khởi nghĩa thành công vang dội, đi vào sử sách, kiến thiết nên triều đại nhà Lê. Đây là thời kỳ đỉnh cao bộc lộ rõ thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao…của Nguyễn Trãi.
Bước vào thời bình, ông mang trong mình niềm khát khao mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đời của ông rẽ sang một bước ngoặt mới đầy khó khăn và bi kịch: bị ganh ghét, vu oan hãm hại, bị bắt nhốt, rồi được thả ra; sau đó Nguyễn Trãi về ở ẩn, nhưng lại được mời ra giúp nước bởi lòng yêu nước, thương dân luôn cuộn trào trong lòng. Và sau đó chết một cách ai oán bởi vụ án oan Lệ Chi Viên.
Mãi đến hơn 20 năm sau, Nguyễn Trãi mới được vua Lê Thánh Tông minh oan và tìm lại những tác phẩm đã bị tiêu hủy trước đó
Câu 2: Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Côn Sơn ca, Cảnh ngày hè, Bình ngô Đại cáo, Quân trung từ mệnh tập
– Cảnh ngày hè: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi
– Bình Ngô đại cáo: bản tuyên ngôn đầu tiên về độc lập chủ quyền dân tộc, lên án tội ác hung bạo và tàn độc của quân xâm lược, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
– Quân trung từ mệnh tập: bao gồm những thư từ viết cho tướng giặc và triều đình nhà Minh
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
Hai câu thơ trong bài Thuật hứng (bài 2)
Bụi một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Phẩm chất ý chí của người anh hùng luôn luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong đấu tranh chống cường quyền bạo lực vì chân lí với trọn lòng lo nước yêu dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt.
Câu 4: Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong thơ văn của Nguyễn Trãi
– Về nội dung văn chương: nội dung chủ đạo trong thơ văn của Nguyễn Trãi là lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nghệ thuật:
+ Dùng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính dân tộc.
+ Để lại nhiều tác phẩm xuất sắc cho đời sau ở cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm.
+ Đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ ca, đặc biệt ông thường sử dụng ca dao, tục ngữ, từ láy…
+ Là người sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo nên đặc trưng thơ Tiếng Việt trong thế kỷ 15-16.
+ Là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
III. Kết luận
Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một con người toàn tài, hiếm thấy, một nhà văn kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, nhưng lại phải chịu oan khốc tham thiết nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Trãi còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với lập luận chặt chẽ, quan điểm vững chắc, một nhà thơ trữ tình sâu sắc, và cũng là người đặt nền móng cho thơ ca Tiếng Việt.
Nội dung chủ trong các tác phẩm văn chương là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Nguyễn Trãi đã đóng góp nhiều mặt cho dân tộc: văn học, lịch sử, địa lí.
Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
Đừng quên tải ngay Ứng dụng Kiến Guru để học trực tuyến mọi lúc mọi nơi. Các bài giảng trên Kiến Guru được thực hiện dưới dạng video và hình ảnh sinh động, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ bài học hơn đó. Điều đặc biệt hơn nữa là sau mỗi bạn học Kiến sẽ có infographic tổng quan bài học, để giúp các bạn hệ thống kiến thức sau buổi học.
Soạn Bài Bình Ngô Đại Cáo
Soạn bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi – Phần 2: Tác phẩm)
Câu 1 (trang 22 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:
+ Đoạn 1 (từ đầu… Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt
+ Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh
+ Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.
+ Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử
Câu 2 (Trang 22 sgk ngữ văn 10 tập 2):
a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa
– Tư tưởng nhân nghĩa
– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta
b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.
+ Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền
+ Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt
c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:
+ Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu
+ Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)
– Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn
Câu 3 (trang 22 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Tác giả vạch trần tội ác giặc Minh:
– Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh
– Tội ác:
+ Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội
+ Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta
– Âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ
b, Nghệ thuật
– Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp
– Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng
– Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt
– Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức
Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
– Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
– Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
– Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
– Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
– Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
– Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
– Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
– Hình ảnh quân thù:
– Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run…
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 5 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
– Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc
– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”
– Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta
Câu 6 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Giá trị nghệ thuật:
– Bố cục: Chặt chẽ, cân đối
– Câu văn, giọng văn linh hoạt
– Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát
Giá trị nội dung:
– Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược
– Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Sơ đồ kết cấu bài Bình Ngô đại cáo
Bài 2 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Học thuộc đoạn mở đầu Bình Ngô đại cáo
Bài giảng: Đại cáo bình ngô – Phần 2: Tác phẩm – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bài Thơ: Bình Ngô Đại Cáo
Câu hỏi lớn được đặt ra là: “Việc nhân nghĩa” là gì? “Quân điếu phạt” là quân như thế nào? “Việc nhân nghĩa” cốt yếu để đem lại cái gì? “Quân điếu phạt” là đội quân thực hiện những việc gì, không được làm những việc gì? Có định nghĩa được chính xác 2 vấn đề lớn trên thì mới xác định chính xác cái đúng, cái sai một cách chuẩn mực. Chừng nào chưa xác định được chính xác hai yếu tố trên, thì chưa thể phân định một cách rạch ròi đúng sai. Chừng đó, thực hư vẫn còn lẫn lộn. Trên thực tế có lắm kẻ miệng lưỡi luôn nói nhân nghĩa, nhưng việc làm có thể hiện nhân nghĩa hay không lại là một vấn đề cần phải suy ngẫm. Cũng trong thực tế, có nhiều đội quân nói là “điếu phạt”, nhưng chuyên đi làm việc ác. Đội quân ấy không thấy giúp dân ở đâu, mà chỉ thấy hại dân. Cho nêm, muốn biết được thực hư, tốt xấu thì chỉ có thể thông qua hành động, chứ không thể thông quan lời nói. Nói lời nói mỹ miều chỉ nhằm để mỹ dân; cốt sao đạt được mục đích, ý đồ đen tối là được, còn việc sống chết mặc bay. Qua đây, tác giả muốn vạch trần cái giả dối ban đầu của kẻ xâm lăng.
Tác giả đã đưa ra quan điểm rằng: “Việc nhân nghĩa chủ yếu là để an dân”. Dân chúng lâm vào cảnh lầm than khổ cực mà nói là nhân nghĩa sao? Cưỡng bấc, bóc lột đến khánh kiệt dân chúng, mà luôn mở miệng là nói gì mình nhân nghĩa là tội ác. Đem quân đi đàn áp, bóc lột dân đen mà nói là quân “điếu phạt” là dối lừa.
Thông qua tác phẩm, tác giả đã vạch trần tính giả nhân giả nghĩa của quân thù. Chúng dùng nhân nghĩa để mỹ dân. Đem quân đánh nhà Hồ, giúp nhà Trần, thực chất là đem quân đi xâm lược. Thực tế đã chứng minh điều đó. Những hành động vơ vét, bóc lột đã làm lỗ rõ bản chất của chúng. Nhân dân ta đã phải lâm vào bao cảnh đau đớn điêu tàn.
Tác giả cũng quan niệm rằng: “Quân điếu phạt là đội quân trước tiên là tuyệt đối không đi làm việc ác”. Quân “điếu phạt” là đội quân như thế nào? Quân “điếu phạt” là đội quân chuyên trừ khử kẻ ác, giúp đỡ dân lành. Ý nghĩa của hai từ “điếu phạt” đã nói lên điều đó.
Một đội quân chuyên đi bóc lột, hà hiếp dân lành một cách tàn nhẫn, vơ vét đến khánh kiệt mọi của cải, thì không thể gọi là quân “điếu phạt” được. Đó chỉ là đội quân “kẻ cướp”. “Điếu phạt” cái nỗi gì. Thông qua tác phẩm, tác giả đã ngầm nói lên điều đó.
Xuy xét cho cùng thì Đại Việt là một nước độc lập, có núi song bờ cõi rọ ràng, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng biệt. Đại Việt đâu phải là một phần của lãnh thổ nhà Minh. Đại Việt là xóm giềng của nhà Minh. Đã là hàng xóm thì không thể đem quân đi “điếu phạt” được. Thông qua tác phẩm, tác giả cũng đã nói lên điều đó.
Tác giả đã tuyên bố với quân thù rằng: Nước Đại Việt là một dân tộc anh hùng, đã từng đánh tan biết bao kẻ thù xâm lược dù là mạnh là yếu. Quân Minh rồi cũng sẽ có kết cục như vậy thôi. Thực tế đã chứng minh điều đó.
Xin nói thêm rằng: Trước khi nhà Hồ cướp ngôi vua từ nhà Trần, đất nước ta có một nền thái bình thịnh trị từ Năm 939 đến 1400, từ Nhà Ngô đến Nhà Trần. Và đã bao lần kiên cường đánh tan quân xâm lăng hùng mạnh, đặc biệt là quân Nguyên Mông. Với tài trí của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quân ta đã 3 lần đanh tan quân Nguyên.
Từ một đất nước đang yên bình, năm 1394 thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly đã thâu tóm toàn bộ quyền hành điều hành đất nước. Sau khi dời đô về Thanh Hoá và giết chết hàng loạt quan cận thần của nhà Trần, tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly đã phế truất ngôi vua của Trần Thiếu Đế, và lên ngôi. Nhà Hồ đã lấy niên hiệu nước ta là Đại Ngu. Mặc dù Hồ Quý Ly là vị quan đại thần của nhà Trần, lại đi cướp ngôi vua và tàn sát hàng loạt cận thần của nhà Trần (Khoảng 370 người), làm cho dân chúng và quan lại lúc đó vô cùng căn phẫn. Có kẽ đã làm phản và cấu kết với quân Minh. Lấy cớ giúp nhà Trần, dẹp nhà Hồ, với sự hậu thuận của một số người Việt là quan lại hoặc con cháu nhà Trần đi theo quân Minh, năm 1406 quân Minh đem quân sang đánh nhà Hồ. Nhà Hồ chống cự không nổi, một năm sau thì thất thủ. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương (Con trai Hồ Quý Ly) bị giặc bắt đem về nước. Sau khi nhà Hồ thất thủ, quân Minh đã xát nhập nước ta thành một tỉnh của chúng. Chúng đã bóc lột, đàn áp dân ta một cách thậm tệ. Thông qua tác phẩm, tác giả đã vạch trần điều đó. Cụ thân sinh của Nguyễn Trãi cũng là một vị quan của nhà Hồ và bị giặc bắt vào thời gian đó. Bản thân Nguyễn Trãi trước cũng là một vị quan của nhà Hồ sau khi thi đậu Thái học sinh năm 1400.
Thông qua ba câu mở đầu trên, tác giả cũng muốn nói rằng: Nhà nước do cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lập thành là một nhà nước lấy dân làm gốc. Việc nhân nghĩa chủ yếu là để yên dân. Vì tổ quốc lâm vào cảnh mất nước, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, nên mới dấy quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa này nhằm để đánh tan quân xâm lược, thiết lập một đất nước độc lập, thái bình thịnh trị. Chân lý đó được tác giả thể hiện cụ thể trong toàn tác phẩm.
Rọ ràng rằng, Đại Việt ta là một nước độc lập, dân tộc ta là một dân tộc tự do, có núi sông bờ cõi rạch ròi, có phong tục bắc nam khác nhau. Ở đây, tác giả chỉ nói về nước “Đại Việt” (Triều đại nhà Trần), chứ không nhắc đến “Đại Ngu” (Triều đại nhà Hồ). Tức là tác giả không công nhận triều đại nhà Hồ.Đã là một nước độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, thì không thể có bất kỳ một cớ gì để cho quân ngoại bang đem quân vào can thiệt chính trường của nước đó cả. Trừ phi là đi xâm lăng. Tác giả đã tuyên bố với kẻ thù và toàn bộ nhân loại rằng: Đại Việt là một nước độc lập. Bất kỳ kẻ nào đem quân vào xâm phạm lãnh thổ Đại Việt là sai; Không sớm thì muộn chúng sẽ bị nhân dân Đại Việt đánh cho tan tành. Lịch sử đã chứng minh điều đó.
Không những là một đất nước độc lập, Đại Việt là một dân tộc anh hùng. Trải qua các triều đại, quân ta đã bao lần anh dũng đánh tan biết bao kẻ thù hùng mạnh. Mỗi đời vua có một kế sách, mưu lược khác nhau, tuy lực lượng của các triều đại có lúc mạnh, lúc yếu; Nhưng không thời nào không có anh hùng, hào kiệt:Với ý chí kiên cường, bất khuất; Với tấm lòng gian giả, dũng cảm; Với trí tuệ thông minh tài giỏi; Quân và dân ta đã bao phen làm cho quân thù kinh hồn, bạt vía. Biết bao quân thù đã từng có binh hùng tướng mạnh, đã từng xâm chiếm nhiều nước trên thế giới; cũng phải thất thủ trên mảnh đất Đại Việt này.Tác giả đã hùng hồn tuyên bố với kẻ thù rằng: Đại Việt là một đất nước có ngàn năm văn hiến; Đại Việt là một dân tộc gian giả anh hùng; Biết bao kẻ thù hùng mạnh đã thất thủ trên đất Đại Việt. Quân Minh sớm muộn gì cũng bị đánh tơi bời thôi. Và thực tế đã cho các ngươi thấy điều đó.
Bởi tại nhà Hồ làm chính biến, tàn sát các quan cận thần của nhà Trần. Điều đó đã làm cho lòng dân oán hận. Nên không thu phục được nhân tài hào kiệt. Có kẻ muốn làm phản và đã làm phản. Xin nói thêm rằng ban thân Hồ Quý Ly là một quan vị quan đại thần được nhà Trần trọng dụng. Đã không giúp nhà Trần chấn hưng đất nước mà lại đi cướp ngôi vua. Thử hỏi lòng dân làm sao không bất bình cho được? Đó là cơ hội cho kẻ thù đem quân xâm lược; Làm cho đất nước lâm vào cảnh nô lệ lầm than.
Dưới thời kỳ cuối của nhà Trần, cho dù các đời vua sau đã bỏ bê triều chính, nhưng nước Đại Việt vẫn thái bình, dân tộc Đại Việt vẫn độc lập.
Nếu không vì lòng tham muốn quyền lực của Hồ Quý Ly: Đã cướp ngôi vua, giết chết khoảng 370 quan lại thân cận của triều Trần làm tội lội tày trời, thì nhà nước ta không bị rơi vào tay nhà Minh. Việc nhà Hồ dời kinh đô về Thanh Hoá cũng đã làm cho lòng dân thêm bất bình. Thanh Hoá là vùng đất đang hoang sơ, chưa hội tụ anh hùng hào kiệt. Kinh đô cũ là nơi ngàn năm văn hiến hội tụ đầy đủ anh tài. Thêm nữa, nhà Hồ lên năm quyền không biết đi thu hút nhân tài, thu phục lòng dân; Mà chỉ tập trung cũng cố quân sự, cải cách thể chế cai trị và đưa ra những chính sách chưa hợp lòng dân.
Lòng người oán hận là một tất yếu. Sự chống đối, phản kháng và đi đến làm phản là lẽ thường tình. Một số phần tử xấu đã lợi dụng vấn đề này để đi cấu kết với kẻ thù đem bán nước ta nhằm đạt mưu lợi riêng. Để rồi cuối cùng nhà Hồ phải thất thủ, bị quân Minh bắt. Đất nước ta lâm vào xiềng xích nô lệ. Quân Minh đã coi nước ta là một tỉnh của chúng.Kết quả thật là thê thảm: Đất nước thất thủ, nhà Hồ bị bắt, dân tộc bị áp bức, nhân dân bị nô lệ. Biết bao cảnh tàn nhẫn, thương tâm, đau sót đã xẩy ra.Chúng đã tàn sát nhân dân ta như vậy đó. Thử hỏi còn có loài người nào thú tính hơn. Và còn có hành động nào tàn nhẫn hơn. Chúng tàn nhẫn hơn thảy tất cả muôn loài cầm thú.
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn dối trời, lừa dân trăm mưu, ngàn kế; Đặt ra đủ thứ suy cao, thuế năng. Trên núi, chúng bẳt dân ta đãi cát tìm vàng mặc cho rừng thiêng, nước độc. Dưới biển, chúng bắt dân ta mò tìm châu báu, mặc cho cá mật, thuồng luồng. Trong rừng, chúng hại dân, bắt muôn thú, đầy bẩy chăng. Trên trời, chúng vơ vét hết chim muông, đầy lưới vây. Cho dù khánh kiệt máu xương, chúng vẫn bắt dân ta phá núi, ngăn sông, đào đất cất gỗ. Miệng chúng há, răng chúng nhe. Đến côn trùng cũng hết đường sinh sôi. Con mất mẹ, vợ lời chồng. Nhà cửa, ruộng vườn thảy tan hoang sơ sác. Thật là “Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỷ hồ dục tức” (Tiêu tan hết nghĩa, tổn hại hết nhân, trời đất sao mà thở nổi).
Đúng là không rửa hết nhơ, không ghi hết tội:Cho nên lòng dân vô cùng phận nộ, trời đất không thể dung tha:Thử hỏi “nhân nghĩa” ở đâu? Chỉ thấy toàn “hung bạo” với “tàn ác” thôi. “Điếu phạt” chỗ nào? Toàn thấy “quỷ dữ” và “kẻ cướp” thôi.
Đau nổi đau mất nước; Xót nổi xót dân chúng lầm than; Căm thủ nổi căm thù kẻ cướp nước và kẻ bán nước: Phẫn nộ nổi phẫn nộ cảnh tàn sát, bóc lột giả man của kẻ thù đối với đất nước ta, dân tộc ta. Dù cho phải xuất phát từ chốn hoang sơ, nhân neo, lực yếu; Dù cho nhân tài thiếu vắng như lá mùa thu, anh hùng hiếm hoi như sao buổi sáng; Ta cũng quyết tâm dấy binh khởi nghĩa. Bởi một lẽ căm phẫn quân thù, quyết không đội trời chung; Tức giận đến bầm gan, thề không chung sống với lũ nghịch tặc.
Cho nên ta đã:Trải qua biết bao cảnh đau hết đầu, nhói cả tim đã hơn chục năm nay. Trải qua biết bao cảnh nếm mật đắng, nằm trên cỏ dại đâu phải chỉ ngày một ngày hai.Cho dù trải bao gia lao khổ hạnh. Lòng căm phẩm đã lên cao trào đến quên cả ăn, luôn dốc sức dồi mài binh thư yếu lược. Luôn xem xưa, nghiệm nay, việc thịnh suy cần phải đắn đo thật kĩ lưỡng. Suy tính luôn hồi, quyên cả ngủ, quyên cả ăn.Gian truân chẳng quản, thao lược quyết dồi mài, ý chí càng lên cao, ngặt một nối trong lúc thế giặc đang mạnh:Lại thêm thiếu vắng nhân tài, khan hiếm người xuất chúng như lá trên cây vào mùa thu, như ánh sao lúc buổi sớm.Cho nên, chưa đủ sức đánh thắng giặc, bị chúng đàn áp, vây bắt ráo riết phải bỏ trốn. Những lúc đó trước sau không có ai hộ trợ. Khi cần bàn bạc, bày mưu tính kế để chiến đấu với quân thù, dưới trướng chỉ có rất ít người giúp đỡ.Cho dù vậy, trong lòng vẫn chỉ suy nghĩ mỗi việc cứu dân, cứu nước; Tức mỗi nổi chưa đưa quân tiến về phía đông đánh tan quân thù. Sắm sanh sẵn xe ngựa, chuẩn bị sẵn chỗ, lòng luôn luôn mong ngóng đón người hiền tài đến trợ giúp.Thế mà, anh hùng hào kiệt ở đâu chẳng thấy. Mong ngóng người ngang bằng đáy bể mò kim. Bản thân luôn mở lòng chân thành. Sự việc hết sức cấp bách, hơn việc cứu người chết đuối.Trong lòng luôn luôn bồn chồn, lo lắng. Bởi lẽ một phần là căm phẫn quân tàn ác chưa bị diệt hết. Một phần lại lo vận nước gặp phải khó khăn.Không lo làm sao được. Nghĩa quân trong lúc đang trải qua biết bao gian truân vất vả như thế. Nào quân hết, nào lương cạn, nào quân giặc vây đuổi ráo riết, phải tháo chạy khắp nơi. Hết đến Lương Sơn lại sang Khôi Huyện. Lương thực có khi hết cả tuần (10 ngày). Quân lình có lúc không có một lữ (Một lữ khoảng 500 người).Cho dù gian nan vất vả đến đâu, trong lòng vẫn luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai thắng lợi. Luôn coi đây là thử thách được trời đất giao phó, phải vượt qua. Lòng càng thêm quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn.Lòng đã quyết tâm, gian nan vất vã rồi cùng qua đi. Cơ hội lại về. Dễ trăm lần không dân cũng khó. Khó vạn lần, dân liệu cùng xong. Ý chí đã hợp với lòng dân, thì việc được dân giúp chỉ là vấn đề thời gian thôi. Cái gì đến rồi sẻ đền, cái gì qua đi rồi cũng qua đi. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng hung tàn. Đó là quy luật tất yếu. Thế là, dựng tre làm cờ, dân chúng khắp mọi nơi tụ hội lại giúp. Lấy rượu hoà vào nước sông để khao quân mà tình nghĩa giữa tướng lình đoàn kết, nhất tâm như cha với con. Từ đó, ta dùng chiến thuật tấn công khi kẻ thù không phòng bị, hoặc mai phục rồi bất giờ tiến ra đánh úp; Để lấy lực lượng còn yếu của ta chống lại địch mạnh, lấy quân ta ít địch lại quân giặc nhiều.Nhờ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo.Cho nên đánh trận Bồ Đằng mạnh mẽ như sấm vang, nhanh chóng như chớp dật. Đánh tiếp trận Trà Lân quân ta như thế chẻ tre, giặc thua mù mịt như tro bay:Khí thế quân ta càng tăng, quân thù vô cùng hoảng sợ. Trần Trí, Sơn Thọ mới nghe đã mất hết hồn vía. Lý An, Phương Chính tìm cách bỏ trốn.Hai trận mở đầu đã tạo khí thế cho quân và dân ta. Chiến công ngày càng dần đập. Thắng lợi ngày càng vẻ vang. Quân thù ngày càng khuất phục, chuyển mạnh thành yếu. Quân ta khí thế ngày càng quật cường, chiến công ngày càng dòn dả. Cuộc kháng chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thừa thắng xông lên, Tây Kinh quân ta chiếm giữ. Tuyển quân tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. Tại Ninh Kiều, máu chảy thành sông, mùi hôi tanh bay đi vạn dặm. Ở Tốt động, thây chất đầy đồng, mùi hôi thối để lại đến ngàn năm sau chưa hết. Trần Hiệp, một tên quan thân tín của giặc, phải chịu chém. Lý Lượng, một kẻ túc kế, đa mưu cũng phải phanh thây. Vương Thông đem quân giải vây, ngang bằng đem dầu đổ vào lửa. Mã Anh đem quân tiếp viễn chẳng khác cơm đang sôi lại thêm lửa. Thấy giặc thất thế, ta đã dụ hàng. Nhưng giặc không chịu. Không những thế, chúng còn cầu cứu quân từ chính quốc sang tiếp viễn. Tháng 09 năm Đinh mùi (1427), Liễu Thăng dẫn đầu một đội quân từ Khâu Ôn vào tiếp viễn. Cũng tháng 10 năm đó, Mộc Thạch dẫn theo một toán quân khác từ Vân Nam vào chi viễn. Quân ta biết trước ý đồ của chúng. Một mặt, quân ta chọn điểm xung yếu để phục kích, đánh chặn. Mặt khác, ta cho quân bao vây từ phía sau cắt đứt nguồn tiếp viễn lương thực. Thực hiện đúng kế sách đã định, ngày 18 tháng 10 năm đó, tại Chi Lăng, Liễu Thăng thu chạy. Quân ta đã truy đuổi, ngày 20, tại núi Mã Yên, Liễu Thăng hoàn toàn thất thủ và bị chém đầu. Bị quân ta vây hãm, Bảo Định bá Lương Minh tử trận. Không thể chống cữ nổi, ngày 28, Lý Khánh Thượng thư tự vận. Quân ta thừa thắng xông lên. Quân giặc nội bộ lục đục, đâm chém lẩn nhau. Cuối cùng, chúng phải xin hàng. Thôi Tụ Đô đốc quỳ dân sớ, Thượng thư Hoàng Phúc tự trói tay. Cánh quân tiếp viễn do Liễu Thăng chỉ huy bị tan rã. Ở Lạng Giang, Lạng Sơn, thây giặc chất đầy đường. Tại Xương Giang, Bình Than, máu chiến chảy thành sông.Cảnh tượng ấy đã làm cho mây gió phải biến sắc, ngày đêm đến tối sầm.Đối với cánh tiếp viễn của Mộc Thạnh. Quân ta chặn đánh tại Lê Hoa. Bị bất ngờ, quân giặc la hét đến vỡ mật. Nghe tin Thăng thua ở Cẩn Trạm, quân Mộc Thạnh, hoản loạn, dậm lên nhau tháo chạy để thoát thân. Cánh quân cứu viễn thứ hai cũng bị tan rã. Ở Lãnh Câu máu chảy đầy suối, tắc cả khúc sông. Tại Đan Xá xác giặc chất thành núi, đồng cỏ mênh mông một màu máu.Hai cánh quân chi viễn bị thất thủ. Tướng sĩ quân giặc ở các thành nghe tin phải quy hàng. Việc nhân nghĩa của ta lúc này mới thể hiện. Với lẻ thường tình thì, sau khi bị bắt, quân giặc phải bị đưa ra xét xử và hoặc xử tử, bắt làm tù binh. Nhưng quân ta không làm vậy, mà mở đường hiếu sinh. Một mặt cấp cho hơn năm trăm tàu lớn để Phương Chính, Mã Kỳ về nước bằng đường thuỷ. Mặt khác cấp cho vài ngàn ngựa tốt để Vương Thông, Mã Anh về nước bằng đường bộ. Còn gì nhân nghĩa hơn.Phần vì tính nhân đạo đối với quân thù. Phần để bảo toàn lược lượng, dân chúng được nghỉ ngơi. Nên quân ta đã không truy quét đến cùng. Còn cấp cho tàu thuyền và ngựa để tàn quân của giặc về nước. Đúng là một kế sách xưa nay hiếm. Nếu không muốn nói là kế sách sâu xa của quân Lam Sơn.Cuộc chiến tranh kết thúc. Đất nước sạch bóng quân thù. Xã tắc từ đây bình yên. Giang sơn từ đây bền vững. Dân chúng từ đây ấm no, hạnh phúc. Trời đất, ngày đêm từ đây vui vẻ. Vạn kiếp sau sẻ được hưởng thái bình thịnh trị từ đây. Nổi ô nhục mất nước từ đây không còn.
Xã tắc dĩ chi điện an,Sơn xuyên dĩ chi cải quan.Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ.
(Đặt nền móng bình an cho xã tắc,Thay đổi quang cảnh cho núi sông,Trời đất hết ngang trái, trở lại yên vui,Ngày đêm hết tối tăm, sáng láng trở lại,Mở đầu thái bình cho vạn đời,Làm cho tuyết, trời đất hết nổi ô nhục.)
Có được chiến thắng hôm nay, trước hết là nhờ tinh thần đoàn kết nhất tâm cao của dân chúng như tình cha con. Ngoài ra, còn có sự ngầm giúp đỡ, che chở của tổ tiên, trời đất mới có chiến thắng này.Than ôi! Cuộc kháng chiến vô cùng vĩ đại. Chiến công oanh liệt biết bao. Bốn bể đã thanh bình. Nay rộng ban bố cáo khắp nơi kỷ cương mới của đất nước để khắp xa gần tất cả đều được nghe, đều được biết.Tóm lại, thông qua thể văn cáo, Bình Ngô đại cáo đã tóm tắt một cách đầy cuộc kháng chiến vĩ đại của Nghĩa quân Lam Sơn. Sau gần 10 trường kỳ kháng chiến, cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi cuối cùng. Tác phẩm cũng đã tóm tắt tội ác tày trời của quân nhà Minh, đã đàn áp bóc lột nhân dân ta vô cùng thậm tệ. Tác phẩm cũng đã nêu cao tính thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, đã từng đanh tan biết bao quân xâm lược. Tác phẩm cũng đã tố cáo tội lỗi của nhà Hồ, đã làm chính biến, để cho lòng dân oán hận muốn làm phản, tạo cớ cho quân Minh đem quân xâm chiếm nước ta. Tác phẩm cũng đã tuyên bố rộng khắp nền độc lập của đất nước, và ban hành bộ luật mới để trị vì đất nước. Tác phẩm không quên cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho cuộc khởi nghĩa để cuộc khởi nghĩa có thắng lợi hôm nay.
Bình Ngô đại cáo là một bản anh hùng ca bất hủ, tuyên bố độc lập cho đất nước và mở ra một triều đại mới, triều đại Hậu Lê. Tác phẩm đã để lại đất nước và hậu thế một minh chứng hùng về ý chí anh dũng quật cường của một dân tộc anh hùng. Tác phẩm là một áng văn chương bất hủ với đầy đủ mọi ý nghĩa, tính chất, văn phong, tư tưởng của một đại thi hào lớn. Đọc tác phẩm, chúng ta học tập biết bao điều từ đó. Một tác phẩm vĩ đại vô cùng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!