Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Tấm Cám Lớp 10 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Soạn văn) – Anh(Chị) hãy Soạn bài Tấm Cám lớp 10 . (Bài soạn của cô Nguyễn Hương Lan trường THPT Nguyễn Trãi).
Đề bài: Soạn bài Tấm cám ( Truyện cổ tích)
– Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì là có sự tham gia của các yếu tố thần kì và tiến trình phát triển của câu truyện.
– Thể hiện ước mơ của nhân dân về hạnh phúc gia đình lẽ công bằng của xã hội.
Thuộc truyện cổ tích thần kì.
+ Tấm: Phe chính diện, nhân vật chính.
+ Vua, bà lão bán nước: Nhân vật phụ.
– Những mâu thuẫn, xung đột của truyện.
+ Tấm – dì ghẻ: Mẹ kế – con chồng.
+ Tấm Cám là mâu thuẫn chủ yếu, liên tục ngày càng cao hơn.
+ Tấm – dì ghẻ: Phụ trở, bổ sung.
+ Trong gia đình mâu thuẫn thiện và ác.
Phe thiện: Tấm, Vua, bụt, bà lão.
a, Chặng 1: Khi tấm còn ở với dì ghẻ.
Nhường nhịn, chịu đựng, khóc.
– Bụt đã xuất hiện và giúp đỡ Tấm.
+ Tấm được trở thành hoàng hậu.
+ Ý nghĩa. – Người tốt, bất hạnh sẽ nhận được sự giúp đỡ.
– Thể hiện ước mơ cuộc sống công bằng.
– Thể hiện triết lý sống: ở hiền gặp lành.
Tóm lại: Từ thân phận khổ đau Tấm thành hoàng hậu.
b, Chặng 2: Từ khi Tấm vào cung.
– Cuộc sống: Sung sướng, hạnh phúc.
+ Mơ ước của nhiều người ở mọi thời đại.
+ Là nguyên nhân chính để mẹ con Cám tìm mọi cách tiêu diệt Tấm.
– Tấm đã đấu tranh dành lại cuộc sống hạnh phúc của mình.
– 4 lần bị giết là 4 lần Tấm hóa thân.
+ Kết quả: Tấm trở lại thành người sống hạnh phúc bên vua.
+ Ý nghĩa: Khẳng định cuộc sống mạnh mẽ của nhân vật Tấm: Trong mọi hoàn cảnh cái thiện sẽ thắng cái ác.
– Hành động: Sai quân dội nước sôi vào cám.
Mẹ cám vì thương con mà chết.
+ Phù hợp với sự chuyển biến trong tình cảm Tấm.
+ Hành động của cái thiện trừng trị cái ác.
+ Thể hiện quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc không phải trời ban. Muốn có hạnh phúc con người phải tự đấu tranh để dành lấy.
– Giúp câu truyện sinh động, hấp dẫn.
– Thể hiện quan niệm sống của nhân dân: Ác giả, ác báo.
– Thể hiện quan niệm đạo phật.
Soạn Bài Tấm Cám, Trang 72 Sgk Ngữ Văn Lớp 10
Tấm Cám là câu chuyện nổi bật không chỉ trong văn học mà còn trong cuộc sống, phim ảnh. Cùng soạn bài Tấm Cám và trả lời các câu hỏi trang 65 SGK Ngữ văn 10, tập 1 để tìm hiểu cuộc đời của nhân vật Tấm, người lao động xưa muốn gửi gắm những ước mơ, khát vọng về công bằng, về đạo lí “ở hiền gặp lành” người tốt ắt sẽ được hưởng hạnh phúc.
Soạn bài Tấm Cám
– Mối mâu thuẫn và xung đột trong truyện chính là mối mâu thuẫn giữa dì ghẻ – con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ
– Mối mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám được thể hiện qua các chi tiết: cái yếm đỏ, cá bống, Tấm ướm thử giày của vua, chim vàng anh, chiếc khung cửi,..
– Diễn biến truyện : mẹ con Cám thì ngày càng độc ác còn Tấm ban đầu hiền lành, phản ứng yếu ớt nhưng sau đó đã chủ động đấu tranh đáp trả những gì mà mẹ con Cám đã làm.
Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị. Thông qua hình thức biến hóa này đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của Tấm – một vẻ đẹp trong và bình dị Sức sống mãnh liệt và thần kì của Tấm.
Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám là thích đáng, phù hợp với những gì mà mẹ con Cám đã gây ra cho Tấm. Hành động đó phản ánh quy luật: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
– Trong gia đình: mẫu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng
– Ngoài xã hội: mâu thuẫn giữa thiện và ác
Câu 1. Phân tích diễn biến truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).
– Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính:+ Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.+ Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
– Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.+ Cái yếm đỏ – mâu thuẫn quyền lợi vật chất.Tấm chăm chỉ, còn Cám lười biếng, lừa chị để lấy giỏ tép về lĩnh dải yếm đỏ. Hành động của Cám chứng tỏ mâu thuẫn về quyền lợi vật chất giữa những người con trong gia đình – con của dì ghẻ luôn được chiều chuộng, thiên vị, được mẹ dành cho những của ngon, đồ tốt còn con riêng lại chịu cảnh làm lụng, vất vả nhưng không được hưởng quyền lợi.+ Con bống – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.Là người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm trong gia đình, nhưng lại bị mẹ con Cám giết thịt. Họ không muốn cho Tấm có một người bạn nào, không cho cô được hưởng một chút hạnh phúc, thú vui tinh thần nào.+ Đi xem hội – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.Nhà vua mở hội, đáng ra Tấm cũng được đi xem nhưng mụ dì ghẻ lại bày kế hành hạ, không cho Tấm đi. Những người dì ghẻ cay độc không bao giờ muốn cho con riêng của chồng được thảnh thơi, vui vẻ dù là một giây phút nhỏ nhoi.+ Thử giày- mâu thuẫn cả về vật chất và tinh thần.“Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.⟹ Câu nói cho thấy sự khinh bỉ của dì ghẻ, vừa coi thường nhân phẩm của Tấm vừa nhằm chê bai sự không xứng đáng của cô.⟹ Tóm lại, chặng 1 phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.
– Tấm có 4 lần biến hóa:+ Lần 1: Chim Vàng AnhChim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.+ Lần 2: Hai cây xoanMột lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.+ Lần 3: Khung cửiLần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.+ Lần 4: Qủa thịĐây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Qủa thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.– Ý nghĩa của quá trình biến hóa:+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
Câu 3: Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
– Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.– Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)?
Các lực lượng đối lập trong truyện:– Trong gia đình:+ Dì ghẻ – con chồng+ Con chung – con riêng– Ngoài xã hội:+ Người thiện – kẻ ác– Bản chất của mâu thuẫn và xung đột:+ Mâu thuẫn gia đình: nguyên nhân là do vấn đề thừa kế gia sản, những quyền lợi vật chất của các thành viên gia đình.+ Mâu thuẫn xã hội: thiện – ác: nguyên nhân do xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và địa vị mới.
LUYỆN TẬP CHUYỆN TẤM CÁM Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
Bụt – chính là Phật, có phép lực vô biên, hiền từ.
Tấm – sự biến hóa thần kì thông qua những lần bị giếtCon gà: biết nói, biết bới xương cho Tấm.
Chim sẻ: biết nhặt riêng thóc và gạo.
Xương bống: biến thành quần áo đẹp, đôi giày và con ngựa đẹp.
Chim vàng anh: do Tấm hóa thân, biết hót lời đe dọa Cám, biết làm vui lòng vua.
Hai cây xoan: biết vươn mình che mát cho vua.
Khung cửi: biết chửi rủa Cám.
Quả thị: bên trong là một cô Tấm, hằng ngày chui ra chui vào.
– Các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì:+ Có các yếu tố thần kì (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu,…).+ Kết cấu: Nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn nhưng cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc, sự công bằng.– Phân tích: Các yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”:+ Các nhân vật thần kì:
⟹ Các yếu tố thần kì trên thường được xuất hiện trong truyện cổ tích, mang những phép lạ; ẩn chứa bên trong sức mạnh phi thường có thể giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời làm cho câu chuyện cổ tích trở nên li kì, hấp dẫn người đọc hơn.
+ Kết cấu:Tấm phải trải quan hoạn nạn từ khi ở chung với dì ghẻ đến khi trở thành Hoàng hậu.Khi ở với dì ghẻ thì bị bắt làm lụng vất vả, chịu lời cay nghiệt, thua thiệt so với Cám.Khi trở thành Hoàng hậu lại bị giết hại vô cùng tàn độc, phải trải qua 4 lần biến hóa để có thể tồn tại.Nhưng đến cuối cùng lẽ phải, cái tốt cũng chiến thắng. Cái kết thể hiện được ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội.
– Soạn bài Tam đại con gà– Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 10
Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám gay gắt, quyết liệt, là vấn đề một mất một còn. Vậy nên, Tấm chỉ có hai lựa chọn một là trả thù Cám (Cám chết) hoặc là Tấm chết. Bởi vậy hành động trả thù của Tấm cũng có thể hiểu nó không còn chỉ là vấn đề trả thù nữa mà nó còn là vấn đề sinh tồn. Qua hành động trả thù của Tấm, nhân dân ta gửi gắm quan niệm: “ác giả ác báo”, “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Cám phải nhận sự trừng phạt thích đáng sau tất cả những gì Cám đã làm.
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện:
– Mâu thuẫn xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng): nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi khác giữa các thành viên trong gia đình.– Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và kẻ gian ác, bất lương.– Mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị, đẳng cấp xã hội. Tuy nhiên mâu thuẫn này còn khá mờ nhạt.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Hơn nữa, Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tam-cam-ngu-van-10-38183n.aspx
Hướng Dẫn Soạn Bài Tấm Cám
– Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận những con người bình thường trong xã hội có giai cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
– Truyện cổ tích được chia thành ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích sinh hoạt và cổ tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì phong phú nhất và chiếm số lượng nhiều nhất.
– Sự tham gia của yếu tố thần kì là khá phổ biến (tiên, bụt, sự biến hoá thần kì, những vật có phép màu…).
– Kết cấu tương đối thống nhất: Dạng kết cấu phổ biến là nhân vật chính trải qua những phiêu lưu, hoạn nạn, thử thách, cuối cùng đạt được ý nguyện của mình.
– Nhân vật chính phần lớn là những con người bình thường
– Mâu thuẫn, xung đột gia đình và xã hội được thể hiện dưới dạng khái quát: đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác.
Câu chuyện là cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cái thiện và cái ác. Mẹ con Cám tàn nhẫn và độc ác đã chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm và hơn nữa còn muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. Thế nhưng bằng sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt, bằng ước mơ và niềm lạc quan của người lao động, Tấm đã đứng lên chiến đấu quyết liệt với cái ác và giành chiến thắng.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Cha mẹ mất sớm, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người cay nghiệt, bắt Tấm phải làm lụng rất vất vả. Trái lại, Cám được nuông chiều. Một lần, khi đi bắt tôm tép ngoài đồng, để được thưởng chiếc yếm đỏ, Cám đã lừa Tấm, trút hết tép vào giỏ của mình. Tấm khóc, Bụt hiện lên bảo Tấm mang con bống còn sót lại trong giỏ về nuôi ở giếng. Mẹ con Cám biết chuyện, lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, bắt bống giết thịt. Mất bống, Tấm ngồi khóc thì Bụt lại hiện ra và bảo Tấm hãy nhặt lấy xương bống bỏ vào bốn lọ chôn ở bốn chân giường. Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Dì ghẻ lấy gạo trộn lẫn với thóc, bắt Tấm ở nhà nhặt rồi cùng Cám đi trảy hội. Tấm ngồi khóc một mình, Bụt lại hiện ra và sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp, lại bảo Tấm đào các lọ chôn ở chân giường lên để có đủ mọi thứ để đi trảy hội. Trên đường trảy hội, khi phóng ngựa qua chỗ lội Tấm đánh rơi một chiếc giày mà không kịp nhặt. Nhà vua đi qua nhặt được chiếc giày xinh xắn liền ra hạ lệnh để tất cả đàn bà con gái đi xem hội ướm thử, ai đi vừa thì sẽ lấy làm vợ. Tất cả không ai ngoài Tấm đi vừa chiếc giày. Tấm được rước vào cung làm vợ vua. Ngày giỗ cha, Tấm về nhà, mẹ con Cám ghen ghét bày mưu để Tấm trèo cau rồi chặt gốc, giết chết Tấm. Cám vào cung thay Tấm. Tấm chết hoá thành chim vàng anh quấn quýt bên vua, Cám bắt chim làm thịt vứt lông chim ra vườn. Lông chim hoá ra hai cây xoan đào, vua thấy đẹp bèn sai mắc võng nằm chơi hóng mát hằng ngày, Cám sai chặt hai cây xoan đào làm khung cửi. Cám ngồi dệt, từ khung cửi phát ra tiếng oán trách. Cám đem đốt khung cửi, vứt tro ra xa hoàng cung. Từ đống tro mọc lên cây thị, đến mùa thị chỉ ra một quả và được bà lão hàng nước đem về. Hàng ngày, khi bà lão đi vắng, Tấm từ trong quả thị chui ra giúp bà mọi việc trong nhà xong lại chui trở vào. Bà lão rình biết được bèn ôm choàng lấy Tấm, nhận làm con. Một hôm vua đi chơi qua, ghé vào quán nước của bà lão, nhận ra Tấm và đón nàng về cung. Thấy Tấm ngày càng xinh đẹp, Cám hỏi, Tấm lừa Cám tự đào hố rồi sai đổ nước sôi. Cám chết, Tấm đem xác làm mắm và gửi về cho dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến khi mắm gần hết thì thấy đầu lâu con gái, mụ lăn đùng ra chết.
– Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.
– Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.
– Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.
Chim vàng anh – hai cây xoan đào – khung cửi – quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
Khi là chim vàng anh, nhìn thấy Cám đang giặt áo, chim nói: “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Nhưng khi chiếc khung cửi lên lời, nó quyết liệt hơn:
+ Cót ca, cót két
+ Lấy tranh chồng chị
+ Chị khoét mắt ra
Có thể nói ý nghĩa chung nhất của quá trình biến hóa ấy là thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào. Và nó chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng của nhân vật.
Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.
Giội nước sôi giết Cám, lấy xác làm mắm, gửi cho dì ghẻ ăn gây nhiều tranh cãi và không ít người phản đối cho rằng hành động ấy làm mất đi vẻ đẹp vẹn toàn của nhân vật Tấm. Thực ra phải hiểu rằng: trong truyền thống cảm nhận của dân gian, người ta không quan tâm đến tính chất dã man của sự việc. Theo quan niệm “ác giả ác báo” người ta chỉ chú ý đến việc cái ác bị trừng phạt như thế nào và với mức độ ra sao. Với tác giả dân gian, kết cục của mẹ con Cám như vậy là thích đáng, là phù hợp với những gì mà mẹ con mụ đã gây ra.
– Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa của nhân dân chính.
– Về kết cấu, truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.
– Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.
– Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.
Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Tấm Cám Trong Văn Mẫu Lớp 10
Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám trong văn mẫu lớp 10
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tâm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.
Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày… và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.
Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được.
Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.
Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.
Tấm chết, biến thành Vàng Anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết Vàng Anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.
Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà. Thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn. Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tâm ở trong quả thị chui ra, nâu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một lần, nhà Vua kinh lí đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung.Cám thây chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Tấm trả thù Cám. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.
Truyện Tấm Cám phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nói lên số phận của những con người mồ côi, bất hạnh và thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác giành và giữ hạnh phúc.
Tấm cám là câu chuyện kể vể cuộc đời xoay quanh 3 nhân vật : Tấm, Cám và mụ Dì ghẻ. Mồ côi cha từ nhỏ , Tấm sống với Dì Ghẻ và em cùng cha khác mẹ là Cám. Vất vả từ nhỏ, Tấm phải làm đủ thứ trong nhà từ lau dọn quét chùi cho tới thổi cơm đồng áng, còn ngược lại Cám lại được mẹ cưng chiều không phải làm gì.
Một hôm, mụ dì ghẻ bảo cả tấm và Cám cùng đi xúc tép , ai xúc được nhiều hơn thì phần thưởng sẽ là một cái yếm đào. Vì ham chơi, mãi tới cuối ngày mà Cám thì vẫn chưa bắt được con nào nhưng tấm thì lại được một giỏ đầy. Vì muốn có chiếc yếm đào nên Cám đã bảo Tấm xuống gội đầu và một mình trên bờ trút hết cá tép để về nhận lấy chiếc yếm đào. Tấm bưng mặt khóc thì Bụt hiện ra, được Bụt mách nước Tấm tìm thấy trong giỏ của mình vẫn còn một con cá bống, cô bèn mang về nuôi, hàng này cho cá ăn và dành dụm cho cá Bống.
Mẹ con Cám biết được liền bắt cá Bống và giết, Tấm về không thấy lại bưng mặt khóc,lần này nhờ có Bụt tấm lại tìm được xương của cá Bống và chôn ở 4 chân giường. Ngày hội làng, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc, Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để láy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi.Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi voi của vua đi qua cứ đứng lại, làm sao cũng không chịu đi vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh nếu ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm đưa . Tấm trở thành hoàng hậu từ đó.
Vào ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi mình ở dưới đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Từ nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám tức giận liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Từ chỗ tro lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Một hôm,bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà.Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ thấy lạ, rình thấy Tấm ở trong quả thị chui ra, bà xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Vào một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy trầu giống Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra Tấm liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng, Cám làm theo dội nước sôi lên người rồi chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám nghe tin cũng chết theo con.
Các em học sinh tham khảo tiếp các bài:
Phân tích truyện Tấm Cám
Phân tích cái thiện và cái ác trong Tấm Cám
– Bài văn mẫu tóm tắt lại cốt truyện Tấm Cám –
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Tấm Cám Lớp 10 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!