Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Phong Cách Hồ Chí Minh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hóa rất uyên thâm, thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới.
– Vốn tri thức văn hóa đó của Hồ Chí Minh có được là bởi:
+ Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
+ Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đó.
+ Người luôn có ý thức tiếp thu cái đẹp, cái hay, đồng thời phê phán những cái tiêu cực.
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của Người:
– Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
– Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
– Ăn uống đạm bạc.
Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:
– Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
– Cuộc sống đó có vẻ gần với cuộc sống của một nhà hiền triết, một vị trích tiên, tuy nhiên lại không hẳn như vậy. Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn, một nhà văn hóa lớn.
– Vẻ đẹp của các yếu tố ngoại cảnh đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp tâm hồn Người, rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại.
– Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử với lối sống giản dị, thanh cao.
Luyện tập
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến ” rất hiện đại“): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến ” hạ tắm ao“): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc.
– Đoạn 3 (Còn lại): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
ND chính
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
chúng tôi
Hướng Dẫn Soạn Bài Phong Cách Hồ Chí Minh
1.Xuất xứ:
Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Tác phẩm:
Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.
3. Tóm tắt:
Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.
Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.
1.+ Nói được nhiều thứ tiếng : Pháp, Anh, Hoa, Nga,… Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ? -Vốn kiến thức sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh : + Làm nhiều nghề + Học hỏi đến mức uyên thâm -Người có được vốn kiến thức sâu rộng đến vậy vì: + Người đã đi nhiều, tiếp xúc nhiều + Lao động để học hỏi + Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài, dám phê phán, khen ngợi; nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn không bị xói mòn.
2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? – Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác – Lối sống của Bác, của một vị “vua”, nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,…
4. Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại. – Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao: “Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen”. Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống thanh bạch: “Thu ăn măng thúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
Phong Cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh
Bài giảng: Phong cách Hồ Chí Minh – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
I. Đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
– Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/ 1927, mất năm 1999
– Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
– Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va
– Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
+ Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”
II. Đôi nét về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990
2. Bố cục: 3 phần
– Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
– Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc
– Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
3. Giá trị nội dung
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
4. Giá trị nghệ thuật
III. Dàn ý phân tích Phong cách Hồ Chí Minh
I. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh
– Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc
II. Thân bài
1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình
– Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:
+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga…
+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm
b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:
+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài
2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh
– Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”
– Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
– Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì
3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
– Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:
+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời
+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên
⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
III. Kết bài
– Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…
– Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.
tac-gia-tac-pham-lop-9.jsp
Soạn Bài: Phong Cách Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 9 Tập 1
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Lê Anh Trà.
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
* Tóm tắt:
Trong văn bản, nói về phong cách của Hồ Chí Minh, tác giả đã đưa ra luận điểm then chốt: “Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị”. Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, cùng với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng như sự giản dị, lối sống thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.
* Bố cục: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại : Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu và rộng, được thể hiện ở:
Người nói thành thạo được nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Hoa, Nga,…
Đã tiếp xúc và am hiểu văn hóa của các dân tộc trên thế giới, từ Đông sang Tây.
* Người có được vốn tri thức như vậy là do:
Tính ham học hỏi, đi đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu
Bác đã đặt chân đến nhiều quốc gia, làm nhiều nghề và có dịp tiếp xúc với văn hóa nhiều nơi
Tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, dám phê phán những cái tiêu cực và khen ngợi những cái tích cực.
Câu 2:
Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện:
Nơi sinh sống và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh một chiếc ao, nhà sàn thì chỉ có vài phòng nhỏ, đồ đạc thì mộc mạc, đơn sơ.
Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ và đôi dép lốp cao su
Ăn uống đạm bạc: cà muối, cháo hoa, cá kho, rau luộc,…
Câu 3:
Có thể nói, lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao là do: mặc dù Người sống rất giản dị nhưng:
Đó không phải là lối sống khắc khổ của một con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là lối sống giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
Không phải cách thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời
Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại
Cách sống của Bác giống như một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng mang lại sự thanh cao cho cả tâm hồn và thể xác.
Câu 4:
Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
Bác không ngừng học tập, tiếp thu có chọn lọc những tri thức của nhân loại
Mặc dù là một người đứng đầu cả nước nhưng lại có một cuộc sống hết sức giản dị và thanh cao.
3.4
/
5
(
13
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Phong Cách Hồ Chí Minh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!