Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng – Ngữ Văn 6 Tập 1 # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng – Ngữ Văn 6 Tập 1 # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng – Ngữ Văn 6 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Về thể loại

Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng thuộc thể loại truyện cổ tích. Thể loại này có những đặc điểm như:

Phản ánh cuộc sống hằng ngày của người nhân dân

Nhân vật trong truyện thường là những nhân vật như: nhân vật bất hạnh ( người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…), nhân vật ngốc nghếch, nhân vật thông minh, nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật là động vật,…

Thường có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo, là cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, niềm tin và ước mơ của nhân dân về sự chiến thằng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu,…

II. Tóm tắt

Truyện kể về một ông lão đánh cá, trong một lần đánh cá, lần thứ nhất kéo được toàn bùn, lần thứ hai kéo được rong, lần thứ ba thì kéo được con cá vàng. Cá vàng kêu oan, xin ông lão thả ra và hứa trả ơn.

Mụ vợ ông lão biết chuyện, mắng chửi ông lão và bắt ông ra biến 5 lần để đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu tham lam của mụ:

Lần thứ nhất, mụ vợ đòi một cái máng lợn mới

Lần thứ 2, mụ “quát to hơn” và bắt ông lão đi đòi một cái nhà to

Lần thứ 3, ông lão lại bị mụ “mắng như tát nước vào mặt” và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân

Lần thứ 4, mụ vợ lại “mắng lão một thôi” và đòi cá cho mụ làm nữ hoàng

Lần thứ 5, mụ muốn làm Long Vương và bắt cá hầu hạ

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão lại trở về với túp lều rách nát ngày xưa và thấy mụ vợ đang ngồi ở bậc cửa với cái máng lợn sứt mẻ.

III. Bố cục

Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại, nội dung: sự trừng trị của cá vàng dành cho mụ vợ tham lam

IV. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong văn bản, đã có 5 lần ông lão ra biển gặp cá vàng. Đây là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông lão ra với 5 tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo ham muốn của bà vợ. Chính cách kể truyện này đã khiến cho người đọc không cảm thấy nhàm chán mà ngày càng hấp dẫn, hứng thú. Từ đó, đặc điểm tính cách nhân vật, đặc biệt là mụ vợ đã ngày càng được tô đậm.

Câu 2:

Năm lần ông lão ra biển, biển cũng thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ:

Lần 1: mụ đòi cái máng mới, biển gợn sóng êm ả

Lần 2: mụ đòi cái nhà đẹp, biển xanh đã nổi sóng

Lần 3: mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân, biển xanh nổi sóng dữ dội

Lần 4: mụ đòi làm nữ hoàng, biển xanh nổi sóng mù mịt

Lần 5: mụ đòi làm Long Vương, một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

Những phản ứng của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ. “Nhân vật” biển tuy không tham gia trực tiếp vào cốt truyện nhưng cũng thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (cũng là nhân dân) trước cái thói tham lam vô hạn của con người (mụ vợ ông lão).

Câu 3:

* Theo em, lòng tham và sự bội bạc của người vợ là không đáy và quá quắt

* Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên qua mỗi lần đòi hỏi:

Lần đầu mụ vợ mắng ông lão là đồ ngốc

Lần thứ hai mụ mắng chồng to hơn

Lần thứ ba mụ mắng như tát nước vào mặt ông lão và bắt ông đi dọn chuồng ngựa

Lần thứ  4, mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau khi lên làm nữ hoàng, mụ vợ đuổi chồng và để mọi người chế giễu chồng

Lần cuối cùng, mụ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh

* Mụ vợ có ý định bắt cá vàng kẻ đã cho mình đạt được những yêu cầu về địa vị, sự giàu sang, để phục vụ cho lòng tham và sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng, mụ vợ không chỉ bội bạc với chồng mình (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ còn bội bạc với cá vàng (vì ông lão mà trả ơn).

Câu 4:

Truyện đã kết thúc là hai vợ chồng ông lão lại trở về với cuộc sống trước kia, với chiếc máng lợn sứt mẻ.

Cái kết này là hoàn toàn tất yếu, nhưng cũng để lại trong lòng người đọc, người nghe nhiều suy nghĩ. Đối với ông lão, việc trở về với cuộc sống trước đây sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn đối với mụ vợ, một con người không có chút công lao nào với cá vàng mà lại đòi hỏi quá quắt thì việc mất hết tất cả cũng là sự công bằng, là sự trừng phạt thích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ. Qua đó cũng thể hiện ước mơ công lý của nhân dân và nhắn nhủ phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, sống nhân hậu, có tình có nghĩa chứ không được tham lam, bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội tham lam và bội bạc. Lòng tham của mụ đã mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dần dẫn đến sự trừng phạt thích đáng của mụ vợ.

Hình ảnh con cá vàng trong văn bản là tượng trưng cho công lý của nhân dân, là thái độ của nhân dân đối với những người lương thiện, hiền lành và những người độc ác, tham lam.

2.2

/

5

(

5

bình chọn

)

Bài Soạn Lớp 6: Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng

Tác giả: A. Puskin: (1799 – 1837) đại thi hào của nền văn học nước Nga và thế giới.

Tác phẩm: Sáng tác năm 1833, được xây dựng từ một truyện cổ tích Nga quen thuộc… nhưng có sự sáng tạo của Puskin.

Thể loại: Truyện cổ tích của A. Puskin

Bố cục: 3 phần

Tóm tắt tác phẩm:

Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.

Về nhà, ông lão kể lại chuyện thả cá vàng cho mụ vợ nghe. Mụ mắng lão một trận và năm lần bắt ông lão ra biển, đòi cá vàng đáp ứng hết yêu cầu này đến yêu cầu khác ngày càng quá đáng của mụ:

Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại “quát to hơn” và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ lại “mắng như tát nước vào mặt” ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại “mắng lão một thôi” và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.

Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

Trong truyện, ông lão năm lần ra biển gọi cá vàng để đòi theo yêu cầu của mụ vợ:

Lần 1: đòi máng lợn mới.

Lần 2: đòi ngôi nhà đẹp.

Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Lần 4: đòi làm nữ hoàng.

Lần 5: đòi làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

Trả lời:

Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển có sự thay đổi khác nhau:

Lần 1 : yêu cầu cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả.

Lần 2 : yêu cầu có tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng.

Lần 3 : yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội. Lần 4 : yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.

Lần 5 : yêu cầu làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm.

Như vậy, cảnh biển luôn thay đổi tương ứng với lòng tham tăng tiến của mụ vợ và tượng trưng cho thái độ rõ ràng của nhân dân trước lòng tham giàu sang phú quý.

Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng?

Trả lời:

Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

Sự bội bạc của nhân vật mụ vợ đối với chồng cũng theo đó tăng lên:

Lần 1: Mắng ông lão”đồ ngốc”.

Lần 2: Quát to “đồ ngu”.

Lần 3: Mắng như tát nước vào mặt

Lần 4: giận dữ tát “mày….”

Lần 5: Nổi cơn thịnh nộ…

Đến lần thứ năm sự bội bạc của mụ vợ đi tới tột cùng. Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ.

Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cả ân nhân đó chính là cá vàng.

Trả lời:

Câu chuyện đã được kết thúc khi ông lão trở về nhà nhìn thấy mụ vợ và cái máng lợn sứt mẻ. Đây là cách kết thúc truyện độc đáo, theo lối vòng tròn không có hậu.

Nhân vật được đưa về với điểm xuất phát của chính mình: Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có là một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc.

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.

Trả lời:

Cá Vàng trừng trị mụ vợ cả sự tham lam và bội bạc. Tuy nhiên hai điều nay là một nguyên nhân và kết quả của nhau.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người nhân hậu và những kẻ tham lam, bội bạc.

Trả lời:

Theo em, không nên đặt nhan đề của truyện là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” vì:

Tên nhan đề hơi dài và cảm thấy đọc kém suôn mạch.

Mụ vợ ông lão đánh cá là nhân vật chính, triển khai theo mạch mức độ tăng tiến theo những đòi hỏi vô lý của mụ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện là ông lão- con cá.

Câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người.

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Ngữ Văn 6 Bài 9 Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng

1.Ông lão đánh cá và con cá vàng gồm 250 câu thơ do A. Pu-skin – đại thi hào Nga sáng tác trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức.

2.Với nghệ thuật xây dựng các tình huống lặp lại – tăng tiến của cốt truyện, sự đối lập giữa bản chất của các nhân vật và sự tham gia tích cực của các yếu tố tưởng tượng, truyện ca ngợi sự biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu, đồng thời rút ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.Trong truyện, có năm lần ông lão đánh cá ra biển gọi con cá vàng :

-Lần 1 : Thế là ông lão đi ra biển.

-Lần 2 : Thế là ông lão lại đi ra biển.

-Lần 3 : Ông lão lại lóc cóc ra biển.

-Lần 4 : Ông lão đành lủi thủi ra biển.

-Lần 5 : Ông lại đi ra biển.

Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là

-Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.

-Mỗi lần lặp lại đều xuất hiện những chi tiết mới (lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển thay đổi, tâm trạng khác nhau của ông lão). Việc sử,dụng biện pháp lặp lại, tăng tiến làm cho đặc điểm tính cách của các nhân vật và chủ thể của truyện lần sau xuất hiện được tô đậm hơn lần trước.

2.Mỗi lần ông láo đánh cá đi ra biển gọi cá vàng, cảnh biển lại có những thay đổi :

-Lần 1 : Biển gợn sóng yên ả.

-Lần 2 : Biển xanh đã nổi sóng.

-Lần 3 : Biển xanh nổi sóng dữ dội.

-Lần 4 : Biển nổi sóng mù mịt.

-Lần 5 : Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Quà việc liệt kê so sánh trên, thấy rõ những phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá. Biểu hiện của biển ở đây là biểu hiện của thiên nhiên, song cũng gợi liên tưởng đến thái độ của nhân dân trước thói xấu của con người.

3.Truyện cho thấy lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng tăng tiến và quá quắt:

-Lần 1 : Mụ vợ đòi chiếc máng lợn mới.

-Lần 2 : Mụ vợ đòi một cái nhà rộng.

-Lần 3 : Mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân.

-Lần 4 : Mụ vợ muốn làm nữ hoàng.

-Lần 5 : Mụ vợ muốn làm Long Vương.

Chính lòng tham khồng cùng của mụ vợ là yếu tố tạo nên mạch phát triển của cốt truyện. Mụ vợ tuy không có công lao gì với cá vàng, nhưng mụ lại đòi hỏi : vật chất (lần 1 và 2), đòi cả của cải và danh vọng (lần 3), đòi hỏi cả của cải, danh vọng và quyền lực (lần 4), đòi cả địa vị đầy quyền uy vô hạn không có trên thực tế (lần 5). Lòng tham đó thật là quái gở và không có hạn độ.

Cùng với lòng tham vô độ, mụ vợ cũng thể hiện thái đô bội bạc ngày càng tăng tiến với chồng : từ mắng chồng “đồ ngốc” (đòi máng) đến “Mụ lại quát to hơn : “Đồ ngu !” (đòi nhà), rồi đến mắng như tát nước vào mặt : “Đồ ngu Ị Ngốc sao ngốc thế !” (đòi làm nhất phẩm phu nhân). Chưa dừng lại, mụ còn “nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão : Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ?” (đòi làm nữ hoàng). Chưa thỏa mãn, “được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ. Mụ sai người đi bắt ông lão đến (đòi làm Long Vương).

Những chi tiết trên cho thấỵ : lòng tham của mụ vợ càng tăng tiến thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm đến mức không còn gì.

Về một phương diện khác, với mụ vợ, ông lão đánh cá không chỉ là người chồng mà còn là ân nhân : nhờ lòng tốt của ông lão mà cá vàng đã cho mụ nhiều thứ mà thực ra mụ mơ cũng không có, nhưng mụ lại đối xử hết sức tệ bạc với ông. Nhưng khi lòng tham trở thành không đáy, sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng : mụ coi ân nhân như chướng ngại vật, muốn gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

4.Câu chuyện đã được kết thúc bằng hình ảnh “trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Hình ảnh này nói lên ước mơ công lí của nhân dân, nó có nhiều ý nghĩa :

– Với ông lâo đánh cá ; cuộc sống trở về bình yên như vốn có trước đây.

-Với mụ vợ : từng sống nghèo khổ, nhưng cũng từng được giàu sang, nay lại trở về nghèo khổ. Sự trở lại cảnh sống nghèo khổ với mụ vợ là một sự trừng phạt, cái giá phải trả cho sự bội bạc và những ham muốn ngông cuồng.

5.Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc.

Lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng đối với mụ.

-Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu.

-Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, tham lam, ích kỉ vô độ.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

1.Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Có thể đặt như vậy, vì:

-Mụ vợ là nhân vật chính của truyện. Mạch truyện triển khai theo mức độ lòng tham của mụ,

-Ý nghĩa chính của truyện là phê phán mụ vợ tham lam.

Cũng có thể giữ nguyên tên truyện là ông lão đánh cá và con cá vàng vì câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người. Ngoài ra, nhân vật con cá vàng dại diện cho công lí của nhân dân – thể hiện một phương diện đặc trưng của xu hướng truyện cổ tích.

2.Để có thể kể diễn cảm truyện này, sau phần tóm lược khung cảnh ông lão đánh cá gặp con cá vàng, cần xác định năm lần ông lão phải ra biển, giọng kể thể hiện thái độ phù hợp với phản ứng của biển ; đồng thời lời thoại thể hiện được sắc thái tham lam, những ham muốn không cùng và thái độ bội bạc của mụ vợ.

Khác với các câu chuyện cổ tích Việt Nam, câu chuyện kết thúc thật hiền lành. Không có cảnh chết chóc bi thảm hay thương tâm. Ông lão vẫn thế, chẳng được gì cũng chẳng mất gì. Mụ vợ trở về với địa vị vốn có, mọi chuyện xảy ra như là một sự tỉnh ngộ sau một giấc mơ viển vông. Sau cơn bão mặt biển trở lại hiển hoà để khép lại câu chuyện như một lời cảnh tỉnh : hãy sống lương thiện bằng chính khả năng và sức lực của mình, hãy trân trọng những tình cảm bình dị mà thiêng liêng. Tính chất ngụ ngôn đã bộc lộ rõ ngay trong câu chuyện có màu sắc cổ tích này.

Xem lại hướng dẫn đọc hiểu bài Cây bút thần :

Ngữ văn 6 Bài 8 Cây bút thần

Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng

Bài tập minh họa

Đề bài 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật trong truyện cổ tích ” Ông lão đánh cá và con cá vàng“.

1. Mở bài

Giới thiệu hai nhân vật ông lão đánh cá và mụ vợ của lão.

Nêu cảm nghĩ chung về hai nhân vật này: thông cảm với ông lão đánh cá thật thà, nhu nhược đến nỗi khốn khổ trước một mụ vợ tham lam, tai ác.

2. Thân bài a. Phát biểu cảm nghĩ

3. Kết luận

Nếu ông lão hiền lành đức độ bao nhiêu thì mụ vợ tham lam, tai quái và thô bỉ bấy nhiêu. Nhưng cuối cùng “tham thì thâm” mụ đã được một bài học đích đáng.

Ông lão đảnh cá và con cá vàng là tựa một truyện cổ tích Nga đặc sắc được nhà thơ Puskin kề lại. Đọc truyện này, có lẽ người đọc ai cũng như em, cũng đều thấy rộn lên trong lòng mình một niềm cảm thông sâu xa đối với ông lão đánh cá nghèo khổ thật thà mà nhu nhược đến mức thảm hại trước một mụ vợ tham lam, tai ác đến quá quắt mà mọi người ai cũng khinh ghét.

Ông lão đánh cá thật thà, nhu nhược, còn mụ vợ thì quá quắt, tham lam vô độ

Không khinh ghét làm sao được vì đó là một mụ đàn bà gian tham, ác độc và bạc nghĩa. Tính tham lam của mụ ta đã phát triển tới mức ghê gớm và quá quắt.

Thoạt đầu nghe chồng kể về việc ông đã tha con cá vàng về biển một cách vô tư, mụ đã bực mình mắng chồng là đồ ngu. Mụ đòi con cá vàng phải đền ơn bằng chiếc máng lợn ãn mới. Đúng là máu tham của mụ đã khởi sự dây lên. Nhưng lòng tham ở đây chưa đáng kể. Ta cũng dễ dàng thông cảm với mụ chẳng khác chi biển đã gợn sóng êm ả, hiền hòa.

Nhưng lòng tham của mụ vôn không đáy. Khi đã được chiếc máng mới rồi mụ còn quát chồng to hơn, đòi một căn nhà rộng. Lúc bấy giờ biển xanh đã nổi sóng bất bình. Biển giận mà người đọc cũng giận.

Thế mà mụ đã bằng lòng đâu. Lòng tham của mụ cứ tiếp tục trỗi dậy. Mụ muốn làm một nhất phẩm phu nhân nữa kia! Bây giờ biển xanh đã nổi sóng dữ dội. Trước lâu đài, mụ ăn mặc xa hoa lòe loẹt, mồm luôn ngoác rộng mắng kẻ hầu người hạ một cách hách dịch và trơ tráo.

Nhưng nào mụ đã bằng lòng. Mụ còn đòi làm Nữ hoàng đứng đầu các bà nhất phẩm phu nhân nữa kia. Biẻn xanh lúc này căm giận nổi sóng mịt mù mà lòng ta cũng vậy. Được làm nữ hoàng, mụ càng trở nên độc ác, tàn bạo. Không chỉ quát tháo mà mụ còn đuổi cả chồng đi. Không chỉ gian tham mà mụ đàn bà này còn độc ác và bạc nghĩa, vô ơn. Tường đâu đến đây lòng tham của mụ dừng lại. Nhưng không, mụ còn muốn làm Long vương để cai quản con cá vàng, để trọn quyền sai khiến con cá ấy làm theo ỷ muốn của mình. Ngờ đâu dông tố khủng khiếp kéo đến, biển nổi sóng ầm ầm. Cơn thịnh nộ của đất trời ấy đã dìm cả cái cuồng vọng tai quái điên rồ của mụ. Con cá vàng biến mất và mụ ta trở lại cái kiếp sống khốn khổ trong túp lều rách nát và cái máng lợn sứt mẻ hồi nào.

Càng khinh ghét yà căm giận mụ vợ bao nhiêu, chúng ta càng xót thương, thông cảm với ông lão đánh cá bấy nhiêu. Vì ông là một ông chồng thật thà và nhu nhược đến nỗi khốn khổ. Từ một người chồng yếu đuối, sợ vợ, ông lão đã trở thành một người đầy tớ bị mụ vợ tai quái của mình khinh rẻ, rồi trở thành một kẻ xa lạ bị mụ ta tống cổ ra ngoài không một chút xót thương.

Tuy bị đối xử một cách phũ phàng như vậy, nhưng ông cũng không hề cáu giận. Luôn luôn ông giữ một thái độ hiền hòa, nhịn nhục và chịu đựng. Tính cách ông khiến người đọc qua truyện này đều thông cảm xót thương, thật là trái ngược hẳn với thái độ tham lam, hông hách, tàn bạo, vô cùng đáng ghét của mụ vợ ông.

Tóm lại, theo dõi từ đầu đến cuối câu truyện, ai cũng phải thừa nhận hình ảnh ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của một người hiền lành, đức độ; đòi lập hoàn toàn với hình ảnh của mụ vợ tái quái và thô bỉ. Bài học muôn đời “tham thì thâm” thêm một lần nữa được minh chứng hùng hồn. Mụ vợ của ông lão đánh cá đã bị trừng phạt đích đáng.

Đề bài 2: Sắm vai ông lão đánh cá kể lại truyện ” Ông lão đánh cá và con cá vàng“.

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện

Tôi làm nghề đánh cá còn vợ tôi ở nhà kéo sợi.

Vợ chồng tôi không có con.

Hai vợ chồng già sống trong một túp lều rách nát trên bờ biển.

2. Thân bài

Diễn biến sự việc

a. Bắt được cá vàng

Ngày ngày, tôi kiếm ăn bằng nghề đánh cá.

Một hôm, tôi ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới lên tôi chỉ thấy toàn bùn. Lần thứ hai kéo lưới lên, tôi chỉ thấy toàn rong biển. Lần thứ ba kéo lưới thì tôi bắt được một con cá vàng.

Con cá vàng cất tiếng van xin tôi: “Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì củng được“.

Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả con cá xuống nước.

b. Lòng tham của mụ vợ tôi

Đòi cá vàng đền cho một cái máng lợn mới

Về nhà, tôi đem câu chuyện kể lại cho mụ vợ tôi nghe. Nghe xong, mụ mắng tôi: “Đồ ngốc! Sao lại không bảo con cá đền cái gì? Đền mội cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng nhà đã gần vỡ rồi!“

Thế là tôi đi ra biển. Biến gợn sóng êm ả. Tôi gọi con cá vàng. Cá vàng bơi lên và hỏi tôi: “Ông lão ơi! Ông cần gì thế?”

Tôi nói với cá: “Cá ơi! Giúp tôi với! Mụ vợ tôi nó mắng tôi và càu nhàu mãi làm tôi không ở yên được. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới. Máng nhà tôi đã sứt mẻ rồi”.

Cá vàng bảo tôi cứ về đi, cá sẽ giúp.

Tôi về đến nhà thì đúng là mụ vợ tôi có một cái máng mới.

Đòi cá vàng đền một cái nhà rộng

Được cái máng mới, mụ vợ tôi chưa vừa lòng. Mụ quát tôi: “Đồ ngu! Đòi mội cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá vàng và đòi một cái nhà rộng.“

Tôi lại đi ra biển. Biển xanh đã nổi sóng. Tôi gọi cá vàng và nói với cá là mụ vợ tôi muốn có một tòa nhà đẹp.

Cá bảo tôi đừng băn khoăn cứ về nhà đi. Tôi ra về và chẳng thấy túp lều đâu nữa, chi thấy trước mặt một ngôi nhà đẹp, có cỗng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xóa. Còn mụ vợ tôi đang ngồi bên cửa sổ.

Đòi cá vàng cho làm một bà nhất phẩm phu nhân

Có một cái nhà to và đẹp, lòng tham của mụ vợ tôi lại nổi lên. Mụ quát mắng tôi: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia“.

Tôi lại lóc cóc ra biển. Biển xanh nối sóng dữ dội. Tôi nói với cá về sự điên khùng của mụ vợ tôi rằng mụ muốn làm bà nhất phẩm phu nhân.

Cá vàng lại bảo tôi cứ ra về rồi cá giúp tôi.

Về đến nhà, tôi vô cùng ngạc nhiên. Trước mặt tôi là một tòa lâu dài lớn. Mụ vợ tôi đang đứng trên thềm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiều hoa, có quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Xung quanh mụ, kẻ hầu người hạ tấp nập.

Tôi chào mụ nhưng mụ mắng cho tôi một trận và bắt tôi xuống quét chuồng ngựa.

Đòi cá vàng cho làm nữ hoàng

Làm bà nhất phẩm phu nhân rồi nhưng chi được mấy tuần, mụ vợ tôi lại bắt tôi đi tìm cá vàng và nói với cá là mụ không muốn làm nhất phẩm phu nhân mà muốn làm nữ hoàng.

Tôi hoảng sợ và khuyên ngăn mụ. Mụ không nghe lời tôi mà còn thẳng tay tát vào mặt tôi.

Tỏi đành lủi thủi ra biển. Biển nổi sóng mù mịt. Tôi nói với cá về ý muốn điên khùng của mụ vợ tôi là mụ muốn làm nữ hoàng.

Cá nói tôi cứ về rồi cá sẽ giúp.

Tôi trở về và thấy trước mặt cung điện nguy nga. Mụ vợ tôi đã trở thành nữ hoàng và đang ngồi ở bàn tiệc. Bọn thị vệ đang rót mời mụ những thứ rượu quý của các nước phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành, xung quanh có cả một đội vệ binh gươm giáo chính tề…

Tỏi cúi đầu chào mụ nhưng mụ không thèm nhìn mà sai người đuối tôi đi.

Đòi cá vàng cho làm Long Vương

Làm nữ hoàng vẫn chưa thỏa mãn, mụ vợ lại bắt tôi ra đòi cá vàng cho mụ trở thành Long Vương ngự trên mặt biến đổ cá vàng hầu hạ và làm theo mọi ý muốn của mụ.

Không còn cách nào, tôi lại ra biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến. Tôi nói với cá về ý muốn điên khùng của mụ vợ tôi.

3. Kết bài

Nghe tôi nói mụ vợ tôi muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển. Con cá vàng khống nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển.

Tôi đứng trên bờ đợi mãi không thấy cá lên trả lời, tôi đành trở về.

Về đến nhà, tôi vô cùng sửng sốt, cung điện biến đâu mất. Trước mắt, tôi lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ tôi đang ngồi trước chiếc máng lợn sứt mẻ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!