Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày # Top 5 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan hệ giữa Cải và thầy lí: đã được sắp đặt trước khi Cải hối lộ thầy lí 5 đồng, Cải ung dung nghĩ mình thắng kiện tuy nhiên khi xử kiện Cải bị phạt mười roi.

– Sự độc đáo, tính hài hước của truyện sự kết hợp lời nói với hành động (Nhưng nó lại phải bằng hai mày- thầy lý xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải)

+ Mối quan hệ logic được người đọc nhìn nhận ra: giữa lẽ phải, những ngón tay và tiền tạo ra tiếng cười

Ý nghĩa tố cáo của truyện: lẽ phải được mua bằng tiền, càng nhiều tiền thì lẽ phải thuộc về người đó.

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nghệ thuật gây cười ở cuối truyện nằm ở việc:

Lời nói của thầy Lí có sự đồng nhất giữa “lẽ phải” với số tiền nhận hối lộ, lẽ phải có thể đong đếm được

+ Thầy lí nhận hối lộ nhưng vẫn trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải biện minh cho hành động nhận đút lót.

– Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc: Cải đút lót tiền mà vẫn bị bị đánh, thầy lí đánh đòn

– Truyện tạo ra tiếng cười sảng khoái khi kết truyện có cả ngôn ngữ nói và cả hành động của thầy lý:

+ Chi tiết thâm thúy, sâu cay khi cười vào thứ được coi là công lí của chính quyền phong kiến trước kia ở nông thôn.

Câu 3 (Trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nhân vật Ngô và Cải:

+ Là những người nông dân tội nghiệp, đáng thương

+ Họ đánh nhau nhưng không chịu nhận sai lại muốn đổ tội cho nhau nên đều đút lót cho thầy lí

+ Nhân vật Cải: vừa đáng thương lại vừa đáng trách- đáng thương khi đã hối lộ mà vẫn bị ăn đòn. Đáng trách là vì đã tiếp tay cho thói tham lam của quan lí.

+ Nhân vật Ngô: mất tiền, lâm vào kiện cáo

→ Tựu chung họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Luyện tập

Đặc trưng của truyện cười thông qua hai truyện Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà:

– Nội dung: thường châm biếm, chế giễu thói hư tật xấu trong một bộ phận người. Tạo mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười.

+ Truyện Tam đại con gà chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng huênh hoang, ngụy biện

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày tố đả kích thói tham những của bọn quan tham thời xưa

– Nghệ thuật tạo tiếng cười:

+ Kết cấu truyện ngắn gọn, mạch lạc, logic, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm tạo tiếng cười

+ Mâu thuẫn trong truyện Tam đại con gà là sự dốt nát được che đậy, biện mình

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: việc phân xử, công lý được đong đếm bằng tiền.

Bài giảng: Nhưng nó phải bằng hai mày – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Văn 10: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày

Soạn văn 10 tập 1: Nhưng nó phải bằng hai mày. Đề bài: Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

Câu 1:

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ “ngôn ngữ” bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí đó là “lẽ phải” thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải – những ngón tay và những đồng tiền.

Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Câu 2:

Khi Cải khăng khăng ” xin xét lại, lẽ phải về con mà !“, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ ” Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !“. Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải” nhưng mười đồng là ” lẽ phải gấp đôi“.

Câu 3:

Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.

LUYỆN TẬP

Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

a. Đối với truyện Tam đại con gà

Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:

– Các hành động của “Ông thầy”:

● Bảo học trò đọc khe khẽ (vì chưa biết mình dạy đúng hay sai nên phải “thận trọng” để giấu dốt).

● Xin đài âm dương 3 lần (hành động ngược đời – đúng ra phải hỏi lại người có hiểu biết hơn mình để giảng giải cho học trò rõ). Hành động này hàm ý “Ông thầy” coi cái chuyện dạy học hệ trọng này chẳng khác gì chuyện đánh bạc cầu may.

● Ngồi bệ vệ trên giường, bảo học trò đọc to (đắc chí với sự ngốc nghếch của mình mà không biết).

– Lời nói của thầy:

● Dủ dỉ là con dù dì

● Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà

● Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà.

Tất cả các lời nói này đều cho thấy sự ngốc nghếch và phi lí trong những ‘bài học” và lời nói của “Ông thầy”. Xét về mức độ, ta thấy hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao.

b. Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

– Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia.

– Thày lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người. Khi xử kiện lại lấy bàn tay để ra hiệu.

– Lời nói hài ước của các nhân vật: ” Xin xét lại, lẽ phải về con mà!”(Cải nói). “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!” (lời đáp của thầy lí)

c. Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

– Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

– Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

– Dung lượng ngắn, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

chúng tôi

Đọc Hiểu Văn Bản Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày

Đọc hiểu văn bản Nhưng nó phải bằng hai mày

– Gợi dẫn 1. Thể loại (Xem bài Tam đại con gà) 2. Tác phẩm

Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích vào cách hành xử chốn công đường – nơi xưa nay vẫn nảy sinh nhiều vấn đề “nhạy cảm”. Với yếu tố gây cười độc đáo : hành động và ngôn ngữ xử kiện kì cục của tên lí trưởng, câu chuyện ngắn gọn này phê phán thói ăn bẩn của những kẻ có quyền thế. Đây là câu chuyện giàu kịch tính.

3. Tóm tắt

Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thày lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.

4. Cách đọc và kể

Điều đáng chú ý ở truyện này là các thông tin về số lượng và ngôn ngữ cử chỉ. Do vậy, khi đọc (hoặc kể), cần chú ý nhấn giọng ở các chữ : “năm đồng”, “mười đồng”, “một chục”, “năm ngón”. Câu cuối đọc chậm và nhấn giọng.

Trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, đối tượng của tiếng cười là việc xử kiện của thầy lí.

Trong tình huống truyện, lí trưởng là người cầm cân nảy mực, người đảm bảo cho sự công bằng, đại diện cho công lí đồng thời còn là người nổi tiếng xử kiện giỏi, đó là cái hình thức bên ngoài. Nhưng thực chất bên trong thì ngược lại, y xử kiện dựa theo mức độ ít hay nhiều tiền, bất chấp phải trái. Còn người đi kiện, Cải và Ngô, người lo lót ít, người lo lót nhiều, dẫn đến kẻ thua, người được. Tiếng cười châm biếm hướng vào cả hai loại người này.

Các chi tiết “Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm…”, “Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” và nói : “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !” cho thấy thủ pháp gây cười ở đây là lối chơi chữ. Từ phải mang nhiều nghĩa, nhiều ngụ ý : chỉ lẽ phải, chỉ cái đúng, người đúng (trái nghĩa với cái sai, người sai) ; chỉ điều bắt buộc, nhất thiết có (mức tiền đút lót).

Sự lập lờ về ý nghĩa của từ phải trong câu nói của thầy lí lúc xử kiện cộng với cử chỉ, hành động như đã nói ở trên tạo ra tiếng cười bất ngờ, đánh thẳng vào cái tiêu cực, xấu xa. Truyện ngắn gọn mà có hiệu quả đả kích, lên án mạnh mẽ.

Đọc truyện Ông huyện thanh liêm – cùng mô típ “tiếng cười nơi công đường” thời phong kiến :

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy :

– Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết, ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi cơ đấy !

Dân làng nằn nì mãi, bà nể tình mới bày cách :

– Quan huyện nhà tôi tuổi Tí. Dân làng đã có ý như vậy thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, tôi thử nói giùm cho, hoạ may có được chăng !

Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến.

Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem tình đầu kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng :

– Sao bà ngốc vậy ! Lại đi bảo là tuổi Tí ! Cứ bảo tuổi Sửu có được không !

Soạn Bài: Hai Đứa Trẻ

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Thạch Lam (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác: Thạch Lam đã từng có những ngày tháng sống ở phố huyện Cẩm Giàng, vốn là một con người nhạy cảm, ông nhanh chóng đồng cảm và xót thương với cuộc sống của người dân nơi đây nên đã viết truyện ngắn này.

* Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng giống như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

* Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 3: còn lại : Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian:

Thời gian: Buổi chiều tàn cho tới lúc đoàn tàu đi qua phố huyện đêm.

Không gian: nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Xung quanh là cánh đồng làng xóm, gần bờ sông, có đường sắt chạy qua, có một ga tàu. Chiều mùa hè, tiếng ếch nhái kêu râm ran. Đêm xuống, phố vắng, rất ít đèn, trời tối im lìm.

Ngoài ra, tác phẩm còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên, đó là không gian khi gia đình của hai chị em còn ở Hà Nội. Bên cạnh đó là không gian mơ tưởng, mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, tấp nập, huyên náo, sáng rực và hạnh phúc.

Câu 2:

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

* Cuộc sống:

Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve,… bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

Cảnh chợ tàn: thật tẻ nhạt, lúc này chỉ còn lại rác, mấy đứa trẻ đang nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc bốc lên,…

Bóng tối bao trùm khắp phố huyện: phố tối, đường ra sông tối… một vài ngọn đèn leo lét…

Câu 3:

Tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

Chị em Liên cảm nhận được buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn lại vừa gắn bó. Liên cảm thấy “buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn” và cảm nhận được “cái mùi riêng của đất của quê hương này”.

Khi đêm xuống trên phố chuyện, hai chị em Liên lặng lẽ ngắm bầu trời lúc về đêm. Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm: “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

* Hai chị em Liên và An lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện, cô xót xa, cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, nghèo đói, tù đọng trong chính bóng tối của họ.

Mặc dù nỗi buồn cùng với bóng tối của màn đêm ngập tràn trong đôi mắt Liên, nhưng tâm hồn của cô bé vẫn dành cho một mong ước, một sự chờ đợi trong đêm, đó chính là chuyến tàu chạy qua phố huyện.

Câu 4:

* Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả: được lặp lại tới 10 lần.

Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng “đèn ghi xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”

Làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ, xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.

Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua

Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

* Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện là vì:

Để bán hàng theo lời mẹ dặn

Được nhìn thấy một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại, khác hoàn toàn với cuộc sống của chị em Liên hiện tại.

Con tàu như mang đến một kỉ niệm, đánh thức những hồi ức về những kỉ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

Câu 5:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của tác giả:

Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: Thạch Lam thành công trong việc miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.

Giọng văn của tác giả: nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. thấm đượm chất thơ trữ tình. Lời văn bình dị nhưng vẫn luôn ẩn chứa một niềm xót thương đối với những con người nghèo khổ, sống lam lũ, quẩn quanh.

Câu 6:

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng: đó là thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc, họ phải sống cuộc sống cơ cực nơi phố huyện nghèo trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Qua đó, tác giả cũng biểu hiện niềm ao ước, mong muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những con người đó.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!