Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 # Top 7 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tính kịch tính trong đoạn: “Cải vội xòe năm ngón tay… bằng hai mày”:

a) Quan hệ giữa nhân vật Cải và thầy lí là mối quan hệ đã được dàn xếp. Vì đã đút lót tiền cho thầy lí nên Cải cứ nghĩ rằng mình sẽ được thắng kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên, Cải không ngờ khi xử kiện thì mình lại bị đánh 10 roi. Từ thế chủ động chuyển sang bị động nên Cải phải chịu đòn.

b) Sự kết hợp giữa lời nói và hành động của 2 nhân vật trên: là sự kết hợp giữa 2 thứ “ngôn ngữ”. Đó là ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), Cải và thầy lí nói cho tất cả mọi người ở đấy nghe. Còn ngôn ngữ thứ hai là thứ ngôn ngữ bằng động tác thì chỉ có Cải và thầy lí mới hiểu được.

Lẽ phải – Cải xòe năm ngón tay.

Lẽ phải được nhân đôi – thầy lí xòe năm ngón thay trái úp lên năm ngón tay phải

Câu 2:

Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí:

Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!”, thì khi đó, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!”. Và tiếng cười của người đọc bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải” nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi”.

Câu 3:

Như chúng ta đều thấy, nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Vì bất ngờ nên Cải đã không kịp trở tay nên đã bị rơi vào một tình trạng thảm hại, vừa mất tiền lại vừa bị đánh.

Thế nhưng, ở đây, câu chuyện chính là lời phê phán cả 2 nhân vật Cải và Ngô, phê phán những tên quan lại ngày càng trở nên tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Chính hành vi tiêu cực của họ đã khiến cho họ trở nên thảm hại hơn. Nói chung, Cải và Ngô đều là những con người vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan hệ giữa Cải và thầy lí: đã được sắp đặt trước khi Cải hối lộ thầy lí 5 đồng, Cải ung dung nghĩ mình thắng kiện tuy nhiên khi xử kiện Cải bị phạt mười roi.

– Sự độc đáo, tính hài hước của truyện sự kết hợp lời nói với hành động (Nhưng nó lại phải bằng hai mày- thầy lý xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải)

+ Mối quan hệ logic được người đọc nhìn nhận ra: giữa lẽ phải, những ngón tay và tiền tạo ra tiếng cười

Ý nghĩa tố cáo của truyện: lẽ phải được mua bằng tiền, càng nhiều tiền thì lẽ phải thuộc về người đó.

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nghệ thuật gây cười ở cuối truyện nằm ở việc:

Lời nói của thầy Lí có sự đồng nhất giữa “lẽ phải” với số tiền nhận hối lộ, lẽ phải có thể đong đếm được

+ Thầy lí nhận hối lộ nhưng vẫn trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải biện minh cho hành động nhận đút lót.

– Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc: Cải đút lót tiền mà vẫn bị bị đánh, thầy lí đánh đòn

– Truyện tạo ra tiếng cười sảng khoái khi kết truyện có cả ngôn ngữ nói và cả hành động của thầy lý:

+ Chi tiết thâm thúy, sâu cay khi cười vào thứ được coi là công lí của chính quyền phong kiến trước kia ở nông thôn.

Câu 3 (Trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nhân vật Ngô và Cải:

+ Là những người nông dân tội nghiệp, đáng thương

+ Họ đánh nhau nhưng không chịu nhận sai lại muốn đổ tội cho nhau nên đều đút lót cho thầy lí

+ Nhân vật Cải: vừa đáng thương lại vừa đáng trách- đáng thương khi đã hối lộ mà vẫn bị ăn đòn. Đáng trách là vì đã tiếp tay cho thói tham lam của quan lí.

+ Nhân vật Ngô: mất tiền, lâm vào kiện cáo

→ Tựu chung họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Luyện tập

Đặc trưng của truyện cười thông qua hai truyện Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà:

– Nội dung: thường châm biếm, chế giễu thói hư tật xấu trong một bộ phận người. Tạo mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười.

+ Truyện Tam đại con gà chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng huênh hoang, ngụy biện

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày tố đả kích thói tham những của bọn quan tham thời xưa

– Nghệ thuật tạo tiếng cười:

+ Kết cấu truyện ngắn gọn, mạch lạc, logic, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm tạo tiếng cười

+ Mâu thuẫn trong truyện Tam đại con gà là sự dốt nát được che đậy, biện mình

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: việc phân xử, công lý được đong đếm bằng tiền.

Bài giảng: Nhưng nó phải bằng hai mày – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Đọc Hiểu Văn Bản Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày

Đọc hiểu văn bản Nhưng nó phải bằng hai mày

– Gợi dẫn 1. Thể loại (Xem bài Tam đại con gà) 2. Tác phẩm

Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích vào cách hành xử chốn công đường – nơi xưa nay vẫn nảy sinh nhiều vấn đề “nhạy cảm”. Với yếu tố gây cười độc đáo : hành động và ngôn ngữ xử kiện kì cục của tên lí trưởng, câu chuyện ngắn gọn này phê phán thói ăn bẩn của những kẻ có quyền thế. Đây là câu chuyện giàu kịch tính.

3. Tóm tắt

Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thày lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.

4. Cách đọc và kể

Điều đáng chú ý ở truyện này là các thông tin về số lượng và ngôn ngữ cử chỉ. Do vậy, khi đọc (hoặc kể), cần chú ý nhấn giọng ở các chữ : “năm đồng”, “mười đồng”, “một chục”, “năm ngón”. Câu cuối đọc chậm và nhấn giọng.

Trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, đối tượng của tiếng cười là việc xử kiện của thầy lí.

Trong tình huống truyện, lí trưởng là người cầm cân nảy mực, người đảm bảo cho sự công bằng, đại diện cho công lí đồng thời còn là người nổi tiếng xử kiện giỏi, đó là cái hình thức bên ngoài. Nhưng thực chất bên trong thì ngược lại, y xử kiện dựa theo mức độ ít hay nhiều tiền, bất chấp phải trái. Còn người đi kiện, Cải và Ngô, người lo lót ít, người lo lót nhiều, dẫn đến kẻ thua, người được. Tiếng cười châm biếm hướng vào cả hai loại người này.

Các chi tiết “Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm…”, “Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” và nói : “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !” cho thấy thủ pháp gây cười ở đây là lối chơi chữ. Từ phải mang nhiều nghĩa, nhiều ngụ ý : chỉ lẽ phải, chỉ cái đúng, người đúng (trái nghĩa với cái sai, người sai) ; chỉ điều bắt buộc, nhất thiết có (mức tiền đút lót).

Sự lập lờ về ý nghĩa của từ phải trong câu nói của thầy lí lúc xử kiện cộng với cử chỉ, hành động như đã nói ở trên tạo ra tiếng cười bất ngờ, đánh thẳng vào cái tiêu cực, xấu xa. Truyện ngắn gọn mà có hiệu quả đả kích, lên án mạnh mẽ.

Đọc truyện Ông huyện thanh liêm – cùng mô típ “tiếng cười nơi công đường” thời phong kiến :

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy :

– Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết, ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi cơ đấy !

Dân làng nằn nì mãi, bà nể tình mới bày cách :

– Quan huyện nhà tôi tuổi Tí. Dân làng đã có ý như vậy thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, tôi thử nói giùm cho, hoạ may có được chăng !

Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến.

Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem tình đầu kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng :

– Sao bà ngốc vậy ! Lại đi bảo là tuổi Tí ! Cứ bảo tuổi Sửu có được không !

Soạn Văn Lớp 10 Bài Văn Bản, Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

1. Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Mỗi văn bản được tạo ra:

– Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.

– Dung lượng có thể là một câu, hơn một câu, hoặc một số lượng câu khá lớn.

2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Mỗi văn bản trên đề cập đến:

– Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

– Văn bản 2: thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi.

– Văn bản 3: kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Các vấn đề trong văn bản được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản.

– Văn bản 1: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung, nhằm thực hiện mục đích giao tiếp khuyên răn con người.

– Văn bản 2: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

3. Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?

Văn bản 2: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu:

-” Thân em như hạt mưa rào “: ví von thân phận người phụ nữ như hạt mưa.

– ” Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa “: từ việc giới thiệu hạt mưa ở câu trên, câu dưới nói đến hạt mưa rơi vào những địa điểm khác nhau, có nơi tầm thường, có nơi lại tràn đầy hương sắc của đất trời. Hai câu được kết nối chặt chẽ qua từ “hạt” được lặp lại, và có sự phát triển về nội dung ở câu thơ thứ hai.

– ” Thân em như hạt mưa sa “: tiếp tục ví von thân em như hạt mưa khác, nhưng cùng chung nội dung nói về thân phận người phụ nữ nên câu thơ không bị lạc giọng.

– ” Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày “: câu thứ tư lại nói về thân phận hạt mưa bị phân chia rơi vào nơi vất vả hay giàu sang, hạnh phúc. Tiếp tục được liên kết với câu trên bằng từ “hạt”, và phát triển nội dung của câu ba.

Văn bản 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua ba phần:

– Mở bài: (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”) : nêu lí do của lời kêu gọi.

– Thân bài: (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.

– Kết bài: (phần còn lại): khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.

4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

– Mở đầu: tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

– Kết thúc: dấu ngắt câu (!).

5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

– Văn bản 1: khuyên răn con người nên lựa chọn môi trường, bạn bè để sống tốt.

– Văn bản 2: tâm sự về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án các thế lực chà đạp lên người phụ nữ.

– Văn bản 3: kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN 1. So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 về các phương diện: 2. So sánh các văn bản 2,3 với: Nhận xét:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!