Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội (Siêu Ngắn) mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Soạn bài Muốn làm thằng cuội
Bố cục
+ Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ
+ Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả
+ Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại
+ Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc
Soạn bài
Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Tản Đà có tâm trạng chán trần thế vì:
– Nỗi buồn đêm thu, ngắm trăng. Đây là nỗi buồn thường tình của thi sĩ.
– Buồn chán trước cảnh nước mất, nhà tan, chế độ suy đồi
– Nỗi buồn trước cảnh sinh linh đồ thán, thiên hạ lầm than
– Nỗi buồn vì bế tắc, không thể thay đổi thực tại, không thể giải phóng “cái tôi” của mình.
Câu 2 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– “Ngông”: Làm những việc khác với người thường, với lẽ thường, thái độ sống bất cần trước cuộc đời. Trong văn chương “ngông” thể hiện bản lĩnh của người tài, có “cái tôi” lớn, có mối bất hòa sâu sắc với xã hội…
– Cái “ngông” của Tản Đà:
+ cách xưng hô với chị Hằng, đó là cách xưng hô với “người cõi tiên” bằng lời lẽ thân mật, thậm chí suồng sã : chị – em.
+ Hành động: Hỏi chị hằng, thể hiện ước muốn lên chơi Cung quế, muốn bầu bạn cùng chị Hằng
+ Giọng điệu suồng sã như người bạn lâu năm
→ Tản Đà chán cuộc sống cõi trần, muốn thoát tục lên trăng để tránh ưu phiền nhân gian, nơi đầy xấu xa, bất mãn. Tản Đà luôn cô đơn, ông khắc khoải muốn tìm tri kỉ để bầu bạn, thấu hiểu nỗi lòng. Cái “ngông” của kẻ có tài nhưng bất mãn, bất lực trước xã hội.
Câu 3 ( trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Cái cười có ý nghĩa:
Cái cười ở đây thể hiện niềm vui toại ước nguyện thoát tục, thoát khỏi trần gian đầy buồn chán. Cái cười cũng thể hiện sự mỉa mai trần thế bé nhỏ so với Tản Đà đang ngự cung trăng.
Câu 4 ( trang 156 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:
+ Sự tưởng tượng mới lạ, câu chuyện độc đáo, khác biệt.
+ Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng.
+ Thái độ sống “ngông” của tác giả
+ “Cái tôi” được thể hiện một cách mãnh liệt, trực diện, khác với ‘cái tôi” ẩn mình của văn học trung đại.
Luyện tập
Bài 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Phép đối trong câu 3 và 4, câu 5 và 6;
– Câu 3 và câu 4:
+ Đối về hình ảnh: cung quế/cành đa, ngồi/lên chơi.
+ Đối về ý: Lời hỏi (thăm dò) và đề nghị
– Câu 5 và câu 6:
+ Đối ý: bầu bạn/gió, mây; tủi/vui
Bài 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm
+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng
– Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
+ Ngôn ngữ: bình dị, không gọt dũa.
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, hóm hỉnh, suồng sã
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.
Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội Của Tản Đà
SOẠN BÀI: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
– Tản Đà là một nhà Nho lận đận trong khoa cử chuyển sang làm báo viết văn, làm thơ.
Thơ của ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ.
Thơ của ông như một gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
Ngoài ra Tả Đà còn viết văn xuôi với giấc mộng con I, II, giấc mộng lớn.
Bài thơ Muốn làm thằng cuội nằm trong quyển khối tình con I, xuất bản 1917.
Mở đầu bài thơ nhà thơ giải bày tâm sự buồn chán trần thế với chị Hằng
Từ xưng hô: chị – em.
Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui nào dành cho con người.
-Tác giả ước muốn lên cung trăng với chị Hằng bằng cách chị Hằng thả cành đa nhắc tác giả lên.
-Lời đề nghị của tác giả thật mộng mơ tình tứ biểu hiện một tâm hồn lãng mạn.
-Thế giới bao la ánh sáng yên ả thanh bình và vui tươi.
-Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả muốn thoát ly thực tại mọi cái tầm thường và khao khát được sống một thế giới bao la, thanh bình.
-Tác giả ao ước thoát trần lên cung trăng để chơi, để được bầu bạn, rong ruỗi thả hồn cùng gió mây quên hết nỗi buồn trần thế.
-Từ ngữ trong hai câu thơ này được sử dụng một cách tự nhiên, giản dị làm cho ý thơ tự do vui vẻ.
Nhà thơ thể hiện khát vọng được sống tự do, vui vẻ, thỏa mãn dời sống nội tâm.
-Hằng (tựa nhau) cùng trông xuống trần thế. Đây là cách bầu bạn với trăng khác với các nhà thơ khác.
-Ba hoạt động đó là: Tựa nhau, trông, cười.
Hoạt động cười là trực tiếp bộ lộ thái độ của tác giả.
-Tác giả cười vì giờ đây không ai được như tác giả, được ngồi trên cung trăng bên chị Hằng khinh bỉ cõi trần bon chen đầy rẫy những bụi bặm, cái xấu, cái lố lăng.
Tác giả cười vì đã thỏa mãn khát vọng thoát ly thực tại của mình
-Ngông là bản lĩnh của con người có các tính mạnh mẽ không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lề thói, Cái ngông của Tản Đà thể hiện trong bài thơ là cách xưng hô với chị Hằng. Cái ngông trong ước nguyện lên cung trăng muốn làm thằng cuội và cách đề nghị lên cung trăng cũng rất ngông, rất mộng mơ, rất tình tứ với chị Hằng. Rồi cái ngông cao độ là cùng tựa vai với người đẹp trông xuống thế giầnm cười ngạo nghễ.
-Nỗi buồn chán thực tại. Muốn thoát ly cuộc sống chật hẹp trần thế lên cung trăng cùng với chị Hằng.
-Ngôn ngữ bình dị tự nhiên không bị gò bó, dùng từ thuần Việt.
Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh
Bộc lộ cảm xúc trực tiếp chân thành.
Ông là người có công cách tân thẻ thơ cổ điển, một nhà thơ mới ở tâm hồn.
Soạn Bài Cô Tô (Siêu Ngắn)
Soạn bài Cô Tô
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến mùa nóng ở đây): toàn cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão
– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh): cảnh mặt trời lên trên biển
– Phần 3 (còn lại): sinh hoạt của ngư dân quanh giếng nước ngọt
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bố cục (như trên)
Câu 2 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua
+ không gian: trong trẻo, sáng sủa
+ thời gian: sau một trận giông bão
+ bầu trời trong sáng…
+ cây trên đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đậm đà
+ cát lại vàng giòn
+ lưới càng thêm nặng mẻ
– Những từ ngữ rất gợi tả cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô, sự sống hiện hình trong dạng thể vừa rất quen lại vừa mới sinh nở rất lạ
Câu 3 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Những từ ngữ chỉ hình dáng , màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ cảnh đẹp rực rỡ mặt trời mọc trên biển:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi
+ Mặt trời…. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng
→ Bức tranh bình minh trên biển thật rực rỡ ,thật tráng lệ và dạt dào chất thơ
– Nhận xét những hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng: chính xác về hình dáng màu sắc vừa thể hiện được kích thước rộng lớn, dáng vẻ đường bệ đầy đặn của mặt trời với vẻ tươi sáng , rực rỡ trên nền cảnh không gian bao la của bầu trời và mặt biển
Câu 4 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua các hình ảnh chi tiết:
+ Cái giếng nước ngọt …. cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền
+ Không biết là bao nhiêu người đến gánh và múc
+ Từng đoàn thuyền lũ con lành
+ Anh hùng Châu Hòa Mãn đi quẩy nước cùng mọi người , hòa lẫn vào không khí náo nức khẩn trương của chuyến ra khơi
+ Hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con
– Qua đó ta thấy cảnh sinh hoạt ấy tái hiện là một cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc của người dân nơi đây
Luyện tập
Đoạn văn tham khảo
Bình minh trên biển thật đẹp. Từ đằng đông, ông mặt trời khệ nệ đứng dậy vươn vai và tỏa những tia nắng ấm áp xuống nhân gian. Cả mặt biển như dát một màu vàng tuyệt đẹp. Xa xa là những cánh chim hải âu đang chao liệng như trình diễn vũ điệu chào ngày mới. Những chiếc thuyền của ngư dân đã trở về sau một đêm ra khơi đánh bắt. Cảnh biển tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên.
Bài giảng: Cô Tô – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.
Soạn Bài Nhớ Rừng (Siêu Ngắn)
Soạn bài Nhớ rừng
Bài giảng: Nhớ rừng – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 7 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Bài thơ chia làm 5 đoạn:
– Đoạn 1: Lòng uất hận, căm hờn khi bị giam cầm trong cũi sắt
– Đoạn 2: Nỗi nhớ núi rừng và sự oai phong của con hổ
– Đoạn 3: Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.
– Đoạn 4: Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
– Đoạn 5 : Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
Câu 2 (trang 7 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
a.
– Cảnh tượng vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt:
+ Đoạn 1: Không gian “cũi sắt”, sống chung với lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Thân phận là chúa sơn lâm nhưng giờ đây lại phải sống trong cũi sắt chật hẹp, tù túng. Sống chung bầy với những kẻ tầm thường, chịu làm trò mua vui cho thiên hạ. Đây là cảnh tượng nhục nhã, buồn chán khiến nó “căm hờn”,khinh bỉ và cay đắng.
+ Đoạn 4: Cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối. Đó là nơi bàn tay con người tạo nên, học đòi cho giống chốn rừng xanh nhưng đâu thể sánh được với cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ ngoài kia. Cảnh tượng đáng khinh, thể hiện sự bất mãn, cao ngạo của con hổ.
– Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ‘ngày xưa”
+ Đoạn 2: Cảnh núi rừng oai linh, cao cả, giàu có. Đó là nơi “bóng cả, cây già”, “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”, “lá gai, cỏ sắc”, “thảo hoa”. Chỉ có nơi này mới xứng với chúa sơn lâm, nơi nó “thét khúc trường ca dữ dội”, nơi nó là “chúa tể muôn loài”.
+ Đoạn 3: Cảnh núi rừng lãng mạn, bi tráng. Đó là cảnh thơ mộng”những đêm vàng bên bờ suối”, con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là cảnh hùng tráng khi “mưa chuyển bốn phương ngàn”, con hổ vẫn mang dáng vẻ của một bậc đế vương “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh của những ngày yên bình “bình minh cây xanh nắng gội”, rộn rã “tiếng chim ca”, con hổ trong giấc ngủ bình yên. Đó là những cảnh dữ dội “chiểu lênh láng máu sau rừng”. Ở đây, con hổ hiện lên với một tư thế lẫm liệt, kiêu hùng
b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ đoạn 2 và 3:
– Từ ngữ: chọn lọc, sử dụng nhiều động từ mạnh, tính từ gợi hình, làm nổi vật sự hùng vĩ của núi rừng.
– Hình ảnh: Hình ảnh giàu sức gợi, chủ yếu là những hình ảnh nhân hóa, hình ảnh liên tưởng gợi sự hùng vĩ của đại ngàn, sự oai linh của chúa sơn lâm.
– Giọng điệu: Giọng điệu tự hào, cao ngạo đầy mạnh mẽ xen lẫn giọng điệu nhớ thương, uất hận.
c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm sự của con hổ ở vườn bách thú: Nỗi căm hận cảnh tượng hiện tại, nhớ về rừng xanh với niềm tự hào khôn xiết, từ đó lại càng tiếc thương cho hoàn cảnh của mình. Tâm sự ấy cũng giống như tâm sự của người dân Việt Nam đương thời. Những người dân mất nước, tiếc nhớ một thời oanh liệt, yên bình của đất nước, căm thù hoàn cảnh đô hộ ở thực tại.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :
– Tác dụng của việc mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” là thích hợp vì:
+ Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
+ Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.
+ Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.
+ Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.
– Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.
Câu 4 (trang 7 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Câu nói của Hoài Thanh đề cao việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu của Thế Lữ:
+ Ngôn ngữ: Động từ mạnh, nhiều điệp từ, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, chính xác.
+ Hình ảnh: Giàu liên tưởng, tưởng tượng, gợi sự mạnh mẽ, hùng tráng
+ Nhịp điệu: đa dạng, ngắt nhịp 5/5, 4/2/2, 3/5 theo dòng cảm xúc của con hổ.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội (Siêu Ngắn) trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!