Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Mùa Xuân Của Tôi – Ngữ Văn 7 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Vũ Bằng trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1).
2. Tác phẩm
Văn bản Mùa xuân của tôi được viết theo thể loại tùy bút, được trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Bài văn được viết trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này là tác giả đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa mảnh đất Hà Nội thân yêu.
Câu 2:
* Bài văn có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại : Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn văn trên liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân, và cuối cùng là những cảm xúc sâu sắc về tháng giêng.
Câu 3:
Đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”.
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết.
* Cảnh sắc đất trời:
Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước
Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
* Cảnh xuân đến với con người:
Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên
Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường
Thấy lòng ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan
b)
* Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và những so sánh rất cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trồi ra thành những cái la nhỏ li ti”.
* Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến là sức sống mới, là nhựa sống căng tràn.
c) Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này: giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết, ngôn ngữ chắt lọc, gợi cảm.
Câu 4:
Đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết.
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:
* Không khí:
Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết
Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống
Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
* Cảnh sắc thiên nhiên:
Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong
Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
Mưa phùn đã được thay thế bằng những cơn mưa xuân
Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể thấy rằng, chính tình yêu và nỗi nhớ da diết cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn của nhà văn, từ đó đã khiến cho ngòi bút của ông trở nên tinh tế hơn và nhạy cảm hơn.
Câu 5:
Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả, cảnh sắc mùa xuân của miền Bắc được tái hiện lại với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ những người xa quê, yêu quê hương tha thiết mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc thật đẹp, là sự giao hòa của trời đất, của lòng người và của sức sống, của tình yêu.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài Mùa Xuân Của Tôi Ngắn Gọn Lớp 7
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI MÙA XUÂN CỦA TÔI LỚP 7 NGẮN NHẤT
I. Đọc hiểu văn bản Mùa xuân của tôi
Câu 1/177 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Bắc Việt ( Bắc Bộ Việt Nam) Hoàn cảnh viết bài văn: Đất nước chia cắt hai miền, tác giả sống trong vùng kiểm soát Mỹ- Ngụy, xa quê. Cảm xúc: Ngậm ngùi nhớ về quê hương
Câu 2/177 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
Bài văn có thể chia theo bố cục như sau:
Phần 1: Từ đầu đến ” Mê luyến tâm hồn”: Cảm nhận của tác giả về quy luật tình cảm con người.
Phần 2: Tiếp theo đến ” Mở hội liên hoan” Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội
Phần 3: Phần còn lại: Không khí cảnh sắc sau ngày rằm tháng riêng
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được tác giả gợi tả rất sinh động, rất chân thực và cụ thể. Qua các chi tiết như: ” mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống …. thơ mộng”; “Trời đất mang mang… một cái gì đó”; ” Nhựa sống ở trong người… đứng cạnh”;….
b, Mùa xuân thiên nhiên khơi gợi lòng con người ta trở nên điên cuồng, hứng khởi, làm con người trẻ hơn, thèm khát yêu thương Tình cảm trỗi dậy trong lòng tác giả là: ” muốn phát điên lên”, rạo rực, khát vọng được yêu thương.
c, Giọng điệu rất tự nhiên, giàu xúc cảm, đặc trưng của thể loại văn biểu cảm Ngôn ngữ giàu sức gợi tả gợi cảm, kết hợp những biện pháp nghệ thuật khiến bức tranh xuân thật đẹp
Câu 4/177 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
b, Cái tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên của tác giả thể hiện ở những đoạn văn miêu ta thiên nhiên mùa xuân cực kì cung phu, từ ngọn cỏ, cơn mưa, bầu trời được vẽ trên nền của cảm xúc mà trở nên tươi đẹp
Câu 5/178 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
Cảnh sắc thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả của tác giả thật đẹp, rất đỗi nên thơ, thiên nhiên mang cái đặc trưng của mùa xuân, của vùng miền làm khơi dậy trong lòng người những khát vọng muốn nhìn ngắm, làm cho những người con xa quê như Vũ Bằng chỉ có thể phác họa bức tranh mùa xuân ấy trong nỗi nhớ thương da diết.
2. Luyện tập văn bản Mùa xuân của tôi
Lại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua
2. Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong
Câu 3/178 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1
Cảm nhận về mùa xuân trên quê hương: Xuân đi xuân đến xuân lại lại như một quy luật tất yếu của đất trời, từng biến chuyển của nó làm quê hương tôi ngày ngày thay da đổi thịt, khoác lên mình chiếc áo xanh tươi tràn đầy sức sống. Quê tôi nằm ở vùng Bắc Bộ, xuân về kéo theo những cơn mưa phùn ẩm ướt len lỏi vào hơi thở con người mùi vị của sự sống. Đất có lẽ cũng cảm nhận được sự thay đổi của trời mà trở nên căng tràn sức sống, hết mình nuôi những trồi non xanh biếc vươn lên đón cái ấm áp của ánh nắng mặt trời. Ngoài vườn, những cây xoài, mít, ổi, mận,… như được tiếp thêm sinh lực sau mùa đông dài và giá lạnh, giờ đây trong thân cây dường như có một nguồn nhựa trắng mạnh mẽ xuyên lên từ dễ cây, lan tỏa đến từng tán lá non nuôi dưỡng ấp ủ chúng. Xuân đến tết về, chợ đầu làng nhộn nhịp và đông vui hẳn, những cô bán hàng hoa tươi cười niềm nở chào đón khách, những chiếc bánh trưng xanh được gói gém cẩn thân bày bán trên cái sạp hàng được làm bằng tre nứa vẫn còn vương chút ướt át cùa mưa xuân. Không khí thật đặc biệt, làm cho con người hưng phấn, tươi trẻ hơn và cũng có một chút bồi hồi nhớ lại những gì đã qua của năm cũ. Mùa xuân lại tràn về quê tôi, như một khởi đầu mới tốt đẹp.
Các bài soạn tiếp theo:
Soạn Bài: Sài Gòn Tôi Yêu – Ngữ Văn 7 Tập 1
I. Về thể loại
Văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể tùy bút. Nếu so với bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam thể hiện cảm xúc về một thứ quà, một sản vật bình dị, độc đáo mà giàu hương vị đất nước, còn trong bài văn này, tác giả Minh Hương lại miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách và vẻ đẹp của một thành phố.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Tác giả cảm nhận Sài Gòn qua những phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách sống của người Sài Gòn.
* Bài văn có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại : Một lần nữa khẳng định tình yêu của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
Câu 2:
a) Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả:
Tác giả miêu tả Sài Gòn qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt).
Cảm nhận về sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột của thời tiết (trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh).
Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau (đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương).
b) Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện:
Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định “Tôi yêu Sài Gòn da diết”, yêu mọi không gian, mọi địa điểm, từ thiên nhiên cho đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết.
Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp: Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Đặc biệt, động từ “yêu” được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ “yêu” ấy là mở ra không gian, cảnh vật và nét riêng của thành phố.
Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về thành phố Sài Gòn mến yêu, một thành phố trẻ hoài và đang độ “nõn nà” sinh sôi phát triển.
Câu 3:
Đoạn văn từ “Ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”, tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng phong cách ấy là: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hòa hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.
Tác giả đã khái quát nét phong cách nổi bật của người Sài Gòn một cách rất tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. Từ đó, làm nổi bật lên phong cách của những con người này là chân thành, bộc trực, cởi mở. Thiếu nữ Sài Gòn với vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị, tuy có vẻ cổ xưa nhưng vẫn mang tinh thần dân chủ.
Câu 4:
Qua bài văn đã cho chúng ta cảm nhận được ấn tượng sâu đậm, tình cảm chân thành và nồng nhiệt của tác giả đối với mảnh đất và con người Sài Gòn – nơi mà ông đã từng gắn bó hơn năm mươi năm trời.
Soạn Bài Mẹ Tôi Trang 11 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
I. VỀ TÁC GIẢ
Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),…Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,… được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
– “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
– “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. – “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. – “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”. – “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
…
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
– Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
– Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
– Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt
Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:
En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô… Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
2. Cách đọc
Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),…
3. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.
4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền.
Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Mùa Xuân Của Tôi – Ngữ Văn 7 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!