Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Mây Và Sóng – Ngữ Văn 9 Tập 2 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Ta-go trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài thơ Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, được in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
* Bố cục:
Văn bản có thể được chia làm 2 phần:
Phần 2: còn lại: Thuật lại cuộc trò chuyện với những người trong sóng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Những điểm giống và khác nhau giữa hai phần:
* Điểm giống: về kết cấu của đoạn, số dòng thơ và cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
* Điểm khác nhau:
Đối tượng: đoạn trên là mây và đoạn dưới là sóng.
Trò chơi: đoạn trên thì con là mây và mẹ là trăng, còn đoạn dưới thì con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
Không gian: trên trời – dưới biển.
b) Giả thiết nếu không có phần thứ hai thì ý thơ sẽ không được trọn vẹn và đầy đủ, bởi nó tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.
Câu 2:
Dòng thơ “Con hỏi…” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng. Chi tiết này đã chứng tỏ được tính xác thực và hấp dẫn của trò chơi. Như chúng ta đều biết, trẻ con nào cũng ham chơi, đặc biệt là trước những lời mời gọi vô cùng hấp dẫn của mây, của sóng, mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến mẹ đang đợi em ở nhà, không muốn em đi chơi là em sẵn sàng từ chối những lời rủ rê ấy.
Câu 3:
* So sánh những cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng của thế giới tự nhiên với những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra: mây và sóng thực chất là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của đất trời, vũ trụ bao la. Còn mây và sóng do em bé tạo ra chỉ là những âm thanh, những hình ảnh mà em bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh và có sức cuốn hút kì lạ với con người, đặc biệt là một chú bé.
* Sự giống và khác nhau giữa các cuộc chơi đã nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Tình yêu thương mà mẹ dành cho con là vô bờ bến, tình mẹ gắn bó như mây với trăng, như biển với bờ, tình cảm ấy đã lên đến kích cỡ của vũ trụ, vô cùng thiêng liêng và bất diệt.
Câu 4:
Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên:
Những hình ảnh thiên nhiên như: mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời,… vốn đã là những hình ảnh mơ mộng, mà ở đây lại do trí tưởng tượng của một em bé tạo ra nên càng trở nên lung linh và kì ảo hơn. Và đây chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ trong cuộc sống xung quanh.
Câu 5:
Ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”:
Lòng mẹ bao la luôn sẵn sàng đón tiếp con. Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi chỉ có hai mẹ con tham gia. Đó không đơn giản là ước muốn tách rời cuộc sống xung quanh mà còn là một tình yêu vô cùng sâu sắc của chú bé với mẹ của mình. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, vượt lên cả những cám dỗ của cuộc sống, mãnh liệt đến mức lấn át cả những mối quan hệ khác.
Câu 6:
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng còn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc sống:
Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ (nhất là đối với trẻ con). Muốn khước từ chúng, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc, và trong đó, tình mẫu tử chính là điểm tựa vững chắc nhất.
Hạnh phúc vốn không phải là một điều gì đó bí ẩn. Hạnh phúc luôn ở xung quanh chúng ta và do chính chúng ta tạo nên.
2.5
/
5
(
2
bình chọn
)
Đề Cương Ngữ Văn Lớp 9 Học Kì 2 Bài Mây Và Sóng
Chi tiết đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 bài Mây và sóng của Ta – go giúp các em ghi nhớ những kiến thức trọng tâm của bài
Đề cương môn Ngữ văn lớp 9 hk2 bài Mây và sóng
I. Kiến thức cơ bản
a. Tác giả Tagor
– R. Ta-go (1861-1941) nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ thế kỉ XX
– Có ấn tượng sâu sắc với Việt Nam
– Gia tài văn học đồ sộ, tinh thần dân chủ dân tộc sâu sắc
– 1913, nhận giải thưởng Nobel Văn học.
b. Tác phẩm Mây và sóng
– “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
c. Bố cục
– Bài thơ được chia làm 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến bầu trời xanh thẳm: Lời mời gọi của người trên mây.
Phần 2: Còn lại: Lời mời gọi của người trong sóng.
d. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, giản dị mà lớn lao, mang ý nghĩa tượng trưng cao cả. Qua đó mỗi người chúng ta nhận ra tình yêu thương mẫu tử và đó là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống mỗi người.
e. Giá trị nghệ thuật
Xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: mây, sóng,..
Tứ thơ phát triển theo bố cục tương đối cân xứng nhưng không trùng lặp.
Đối thoại lồng trong lời kể, tác giả hóa thân vào nhân vật trữ tình.
Giàu trí tưởng tượng, bay bổng phóng khoáng.
II. Phân tích tác phẩm
a. Lời mời gọi của người trên mây, trong sóng
– Mây: Chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,… chơi với mình minh vàng, chơi với vầng trăng bạc.
– Sóng: Ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du từ nơi này đến nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.
⇒ Đó là một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương, bất tận và được đi khắp nơi.
– Cách hòa nhập
Đưa tay lên trời → nhấc bổng lên tận tầng mây.
Đến rìa biển, nhắm nghiền mắt lại → làn sóng nâng lên.
⇒ Cách hòa nhập rất thú vị, rất hấp dẫn. Em bé bị hấp dẫn, cuốn hút bới những lời rủ rê của những người sống trên mây, trên sóng bởi thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. Chính vì trò chơi của mây và sóng nên em hỏi lại mây và sóng
b. Lời từ chối của em bé
– Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. Dường như khó có thể từ chối lời mời nhưng em đã từ chối vì:
Mẹ mình đang đợi ở nhà.
Mẹ luôn muốn mình ở nhà.
⇒ Sức níu giữ của tình mẫu tử. Lời từ chối của em bé với lý do thật dễ thương, tình yêu thương mẹ tha thiết. Mặc dù em bé luyến tiếc cuộc vui chơi nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng. Tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sức mạnh của tình mẫu tử.
c. Trò chơi của em bé
– Trò chơi em tự nghĩ ra, trò chơi có mẹ, cùng mẹ và em. “Con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng. Con sẽ là sóng, mẹ là bến bờ. Hai tay con nâng mặt mẹ, con lăn lăn mãi”.
– Em bé đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành trăng và bến bờ kì lạ.
– Trò chơi của em quả là hau, thú vị hơn vì không chỉ có em, có mây, có trăng mà có cả mẹ. Mẹ sẽ ôm ấp, yêu thương em. Em không chỉ có sáng mà còn có bến bờ kì lạ đó là mẹ, bờ biển bao dung, rộng lớn luôn sẵn sàng tiếp đón em.
⇒ Ba câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo cảu em bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu là của hai mẹ con, giữa chiều sâu khái quát triết lý về tình yêu thương mẹ con, hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng, vĩnh hằng như vũ trụ và kì diệu thay điều đó lại do chính con người taoh ra.
Văn mẫu 9: Phân tích tình mẫu tử trong Mây và sóng của nhà thơ Tagor
Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2
Giangdh (Tổng hợp)
Soạn Bài Mây Và Sóng (Ngắn Gọn)
a.
* Điểm giống nhau: mỗi phần đều có kết cấu theo trình tự:
– Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
– Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
– Những trò chơi thú vị do em bé sáng tạo.
* Điểm khác nhau:
– Lời rủ rê mỗi lần một hấp dẫn hơn:
– Tình cảm của em bé đối với mẹ.
b. Nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn.
Câu 2:
– Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” nằm ở dòng thơ thứ ba của mỗi phần, sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn.
– Lí do em bé chưa từ chối ngay lời mời: Trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muốn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du. Thế nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng, em đã từ chối lời mời của những người “trên mây” và “trong sóng”.
Câu 3:
– Sự giống nhau: sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến tận cùng mọi nơi.
– Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con.
– Ý nghĩa:
+ Nói lên sự tưởng tượng thông minh của em bé trong một trò chơi đầy sáng tạo.
+ Ước muốn hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng của con người.
+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
Câu 4:
– Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo
– Những hình ảnh đó tuy lung linh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực.
Câu 5:
Hai câu thơ miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời, đó là bức tranh hạnh phúc của tình mẹ con thắm thiết.
Câu 6:
– Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
– Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
– Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo…
chúng tôi
Soạn Bài Mây Và Sóng Của Tagor
Bài thơ Mây và sóng đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu trong cuộc sống.
Thơ văn xuôi, lời kể xen lẫn đối thoại, phép lặp biến hóa, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Câu 1. Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Phần thứ nhất bài thơ được mở đầu bằng cụm từ “Mẹ ơi” là lúc em bé đang kể lại với mẹ về việc quyến rũ em đi chơi của mây.
Phần thứ hai lại không có cụm từ này vì đứa con vẫn đang kể lại cuộc rủ rê của “sóng” đưa em đi chơi.
Vai trò của mẹ ở cả hai phần đều có tính quyết định hành động vui chơi của em bé.
Giả định bài thơ không có phần thứ hai thì bài thơ vẫn trọn vẹn.
Giống nhau:
Cả hai phần đề có số dòng thơ giống nhau.
Từng câu sóng đôi nhau ở hai phần.
Theo trình tự của “mây” ứng với từng dòng theo trình tự của “sóng” với sự lặp lại tối đa về từ và cấu trúc trên cả hai phương diện ngữ âm và ngữ pháp.
Khác nhau
Ở phần trước thì “mây” rủ em đi chơi, còn ở phần sau thì “sóng” rủ em đi chơi.
Câu 2. Xác định vị trí của dòng thơ ” Con hỏi:…” ở mỗi phần. (Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”).
Những dòng thơ “Con hỏi:…” được đạt ngay sau lời rủ rê ở mỗi phần cho thấy sự tò mò thích thú và cảm giác hào hứng phấn chấn của đứa trẻ.
Em chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng” vì em vẫn chỉ là đứa bé với bản chất trẻ thơ: thích đi chơi, thích vui đùa,…
Câu 3. Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?
Cuộc vui chơi của “mây và sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơ “mây và sóng” do em tạo ra rất khác nhau.
Mây và sóng thì rủ em đi chơi khỏ bàn tay mẹ. (Trò chơi giữa thế giới tự nhiên).
Trò chơi “mây và sóng” do em tạo ra thì vẫn ở trong vòng tay mẹ. (Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ).
Câu 4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
Thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ là hình tượng hóa tự nhiên thành nhân vật sinh động và xây dựng hình ảnh người mẹ tuy không hiện lên hình ảnh nhưng có một sức thu hút kì diệu đối với đứa con.
Âm thanh, hình ảnh trong bài thơ lung linh kì ảo song vẫn sinh động và chân thực. Đó là hình ảnh mang tính chất biểu tượng trong bài thơ.
Câu 5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.
Những trò chơi “trên mây”, “trong sóng” là tượng trưng cho bao trò chơi hấp dẫn trong cuộc sống. “Bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la, bao dung của mẹ. So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây – trăng, biển – bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ.
Câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào” diễn đạt ý nghĩa: “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, tình mẫu tử gắn kết mẹ và con, và con được thoả thích sống trong tình yêu thương mênh mông của mẹ.
Câu 6. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Muốn từ khước những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vời, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đó chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Kể lại câu chuyện Mây và Sóng
Kể lại câu chuyện mây và sóng
Ý nghĩa nhan đề Mây và Sóng
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mây và Sóng?
Hướng dẫn soạn Mây và sóng
Hướng dẫn soạn bài ” Mây và sóng” – Ta go – Văn lớp 9
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Mây Và Sóng – Ngữ Văn 9 Tập 2 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!