Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Lợn Cưới, Áo Mới – Ngữ Văn 6 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Về thể loại
Văn bản Lợn cưới, áo mới thuộc thể loại truyện cười. Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Có thể nói, kho tàng truyện cười của nước ta rất phong phú với những câu chuyện nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất,… Đối tượng chủ yếu của những câu chuyện này là giai cấp thống trị tham lam, kênh kiệu nhưng dốt nát. Tiếng cười khi đó đã trở thành vũ khí sắc bén của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị.
Ngoài ra, còn một loại truyện cười khác có đối tượng là những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Khi đó, tiếng cười lại có tác dụng giúp cho con người trở nên minh mẫn, sáng suốt, sống lành mạnh và khỏe hơn.
II. Tóm tắt
Truyện kể về một anh chàng hay khoe của vừa mua một chiếc áo mới, đứng ở cửa suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Theo em, tính khoe của là phô trương ra cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình giàu hơn người mà mình khoe
* Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống bị mất lợn (có thể là mất thật hoặc là mất bịa)
* Lẽ ra, anh ta phải hỏi người ta: “có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”
* Từ “cưới” hoàn toàn không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bỉ sổng và nó được coi là thông tin thừa đối với người hỏi. Nhưng đây lại chính là mục đích của anh khoe của.
Câu 3:
* Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thuật rất dài, phần đầu anh nhấn mạnh vào cái áo để gây sự chú ý cho người nghe
* Điệu bộ của anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Đây là cách trả lời dài dòng với mục đích chỉ để khoe áo mới.
* Lẽ ra, anh ta chỉ cần nói một câu ngắn gọn, ví dụ như: “chẳng thấy”. Tất cả những yếu tố còn lại trong câu nói của anh ta hoàn toàn là thừa thãi. Bởi người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng ở nơi này, càng không cần biết áo anh ta đang mặc là áo mới. Nhưng cái áo mới lại chính là mục đích của anh khoe của.
Câu 4:
Đọc truyện Lợn cưới, áo mới, nó gây cười với người đọc bởi có 2 mâu thuẫn không hợp với thực tế:
Nếu là bị mất lợn thì anh ta chỉ cần đi hỏi những thông tin về con lợn đã mất, đằng này anh ta lại còn nhấn mạnh cho người nghe rằng đây là con lợn để làm đám cưới, ngụ ý rằng anh ta sắp có vợ.
Đáng lẽ chỉ cần trả lời ngắn gọn là có thấy hay không thì người trả lời lại dài dòng, nhằm nhấn mạnh vào chiếc áo mới anh ta đang mặc
Cả hai anh chàng này đã bộc lộ tính khoe của hoàn toàn không hợp lý chút nào trong tình huống trên.
Câu 5:
Ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới:
Qua câu chuyện này, nhân dân ta nhằm phê phán, chế giễu những người có tính hay khoe khoang, nhất là khoe khoang về của cải. Chính cái tính khoe của đó đã biến con người trở thành một trò cười lố bịch cho mọi người.
4.8
/
5
(
20
bình chọn
)
Soạn Bài Lớp 6: Lợn Cưới, Áo Mới
Soạn bài lớp 6: Lợn cưới, áo mới
Soạn bài: Lợn cưới, áo mới
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Lợn cưới, áo mới được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về thói khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê từ đó giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Truyện cười)
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Treo biển).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê.
Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.
Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào…), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).
2. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”. “Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!
3. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.
4. Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:
Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
2. Lời kể:
Khi kể diễn cảm câu chuyện này cần thể hiện rõ giọng của ba nhân vật: người dẫn chuyện, người khoe lợn cưới (vai hỏi) và người khoe áo mới (vai trả lời). Chú ý nhấn mạnh các chi tiết nhằm tô đậm các thông tin thừa:
Lợn cưới
Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này
Để thấy rõ dụng ý gây cười của tác giả dân gian.
Theo chúng tôi
Soạn Bài Lợn Cưới Áo Mới Lớp 6 Hay Nhất Đầy Đủ
Hướng dẫn soạn bài Lợn cưới áo mới lớp 6 hay và đầy đủ nhất do Wikihoc biên soạn. Trong dân gian xưa, ông cha ta luôn chú trọng những lễ nghi và các cách ứng xử trong cuộc sống.
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI LỚP 6 HAY NHẤT VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I Tìm hiểu chung 1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu xa.
2. Tóm tắt truyện: Ở một làng nọ, có hai người đàn ông đều thích khoe khoang. Một hôm, người này may mắn mua được chiếc áo mới muốn khoe với mọi ngườim. Đợi mãi, chẳng thấy ai thì bỗng gặp được một chàng trai đang muốn khoe lợn cưới của mình. Chàng trai này hỏi: – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không Người đàn ông vui mừng đáp: – Từ khi tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua cả!II. Soạn bài Lợn cưới áo mới và đọc hiểu văn bản Câu 1 trang 127 sgk ngữ văn tập 1
Tính khoe của là một tính cách xấu mà rất phổ biến trong xã hội, họ muốn khoe khoang, đề cao giá trị vật chất mình sở hữu và tâng bốc chính mình.
Anh đi tìm lợn khoe con lợn cưới ngay trong khi đang chuẩn bị cưới mà con lợn làm cỗ bị sổng mất, anh ta khoe cả khi đang vội vã đi tìm lợn để bắt về
Đáng lí anh ta nên tả hình dáng, chủng loại để người được hỏi biết trả lời thì anh ta lại nói là “lợn cưới”, đưa ra thông tin thừa thãi, không cần thiết.
Câu 2 trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 1
Anh có áo mới thích khoe khoang tới mức kệch cỡm:
Mặc áo mới đứng hóng ở cửa đợi người đi qua để khoe, nhưng chẳng thấy ai đi qua và quan tâm đến cái áo của anh ta.
Khi thấy có anh chàng tìm lợn chạy qua nhưng không thấy anh kia hỏi tới cái áo thì liền giơ vạt áo ra khoe, nhấn mạnh “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua”.
Anh ta khôn ngoan khi bỏ chữ “cưới” trong “lợn cưới” để đề cao chiếc áo của mình mà anh chàng tìm lợn khoe đi tìm lợn
Yếu tố thừa trong câu “từ lúc tôi mặc cái áo mới này” vừa thừa lại quá lố bịch.
Câu 3 trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 1 Các yếu tố gây cười:
Hai anh chàng có tính khoe của gặp nhau và cuộc đối thoại trở thành chuyện cười.
Cái áo, con lợn những của cải chẳng to tát gì, cố khoe khoang chỉ chứng tỏ bản chất thấp kém của mình.
Hai người đều cố để khoe được lợn cưới và áo mới của mình, thể hiện mình là kẻ sung túc, giàu có
Cả hai anh chàng đều cố tình khoe khoang khiến bản thân trở nên lố bịch mà không hề hay biết
Câu 4 trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 1
Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.
Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ đáng cười, bị phê phán trong cuộc sống
Các bài soạn tiếp theo:
Soạn Bài: Cây Bút Thần – Ngữ Văn 6 Tập 1
I. Về thể loại
Văn bản Cây bút thần thuộc thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích thường có những đặc điểm như:
Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân
Nhân vật trong truyện thường có một số kiểu như: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người ngốc nghếch, người có hình dạng xấu xí,…), nhân vật ngốc nghếch, nhân vật có tài năng lỳ lạ, nhân vật thông minh, nhân vật là động vật,…
Thường mang tính hoang đường, kỳ ảo, đóng vai trò là cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, niềm tin và ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu.
II. Tóm tắt
Truyện kể về nhân vật Mã Lương là một cậu bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng cậu rất thông minh và có tài vẽ giỏi, cậu luôn ao ước có một cây bút vẽ. Cậu được thần thưởng cho cây bút thần, từ đó, cậu vẽ các sự vật đều trở thành vật thật. Em vẽ cho dân làng những đồ vật mà họ thiếu, việc đến tai địa chủ, hắn bắt em vẽ cho hắn, nhưng em không vẽ và trừng trị tên địa chủ thích đáng, rồi bỏ đi nơi khác. Đến vùng khác, em vẽ tranh để kiếm sống, nhưng vô tình để lộ tài năng. Nhà vua bắt em về và yêu cầu em vẽ theo ý muốn, nhưng em không vẽ và bị giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành, Mã Lương được thả và đồng ý vẽ theo ý muốn của vua. Em vẽ biển, vẽ sóng to gió lớn để trừng trị tên vua tham lam. Sau đó, không ai biết Mã Lương đi đâu, có người nói em về quê cũ, nhưng có người nói em đi khắp nơ, dùng cây bút thần vẽ cho người nghèo khó.
III. Bố cục
Văn bản Cây bút thần có thể được chia thành 4 đoạn:
Đoạn 4: còn lại, nội dung: những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần
IV. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là nhân vật có tài năng lỳ lạ, luôn dùng tài năng của mình để giúp đỡ mọi người và trừng trị những kẻ độc ác, tham lam. Một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích giống với Mã Lương là Thạch Sanh, Sọ Dừa,…
Câu 2:
Những yếu tố đã giúp Mã Lương vẽ giỏi:
Do em chăm chỉ luyện tập hằng ngày, có năng khiếu và lòng đam mê hội họa
Những bức tranh mà em vẽ là do những kiến thức thực tế hằng ngày mà em tiếp xúc
Được thần ban cho cây bút thần để thổi linh hồn cho vật vẽ
Có thể nói, tài năng của Mã Lương là do em có lòng đam mê, có năng khiếu thực sự kết hợp với những ngày tháng khổ công tập luyện, là sự quan sát và tiếp xúc với cuộc sống xung quanh mình. Chỉ Mã Lương mới có thể sử dụng cây bút thần, chứng tỏ em là một cậu bé có tài năng, đức độ, xứng đáng được sở hữu báu vật này.
Câu 3:
Đối với những con người nghèo khổ, Mã Lương vẽ cho họ những vật dụng lao động hằng ngày, từ cái cày, cái cuốc, cái thùng,… để họ tự mình lao động và kiếm ra của cải vật chất. Việc làm này của Mã Lương là hoàn toàn đúng đắn, em đã giúp người dân giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, nhưng vẫn đề cao sự quan trọng của lao động trong đời sống.
Đối với những người tham lam, Mã Lương hoàn toàn cự tuyệt việc vẽ theo ý muốn của chúng hoặc là em vẽ khác yêu cầu để chế giễu và cuối cùng trừng trị chúng thích đáng.
Qua những điều trên, chúng ta có thể nhận thấy, Mã Lương được các vị thần tin tưởng và giao cho cây bút thần cũng là giao cho em sứ mệnh giúp đỡ những người nghèo khó và trừng trị những kẻ tham lam, độc ác.
Câu 4:
Trong truyện, có rất nhiều những chi tiết lí thú và gợi cảm:
Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng
Mã Lương dùng cây bút thần để vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi và vẽ thang để trốn thoát
Nhà vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em lại vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng, em lại vẽ một con gà trụi lông
Nhà vua bắt Mã Lương vẽ biển, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ thuyền cho nhà vua ra khơi, cuối cùng em vẽ trận cuồng phong để trừng trị những kẻ tham lam, độc ác. Sự trừng phạt này khiến cho người đọc rất hả hê, đây có thể coi là một chi tiết đắt giá trong truyện, cái ác luôn bị tiêu diệt
Câu 5:
Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:
Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kỳ diệu để giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời trừng phạt những con người tham lam, độc ác. Bên cạnh đó, truyện cũng nhằm khắng định nghệ thuật chân chính phải được nuôi dưỡng từ thực tế, gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho mục đích chính đáng của con người. Truyện cũng thể hiện ước mơ và niềm tin vào khả năng kỳ diệu của con người.
3
/
5
(
7
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Lợn Cưới, Áo Mới – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!