Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Động Phong Nha – Ngữ Văn 6 Tập 2 # Top 8 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Động Phong Nha – Ngữ Văn 6 Tập 2 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Động Phong Nha – Ngữ Văn 6 Tập 2 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Về thể loại

Văn bản Động Phong Nha thuộc thể loại văn bản nhật dụng vừa mang chất văn của một văn bản văn học đơn thuần vừa mang tính chất thời sự, đó là vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển kinh tế du lịch.

II. Tóm tắt

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây của tỉnh Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận chính: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm, động chính gồm đến 14 buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học vô cùng lý thú.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Đọc kỹ bài văn phần Chú thích, từ đó, cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kỳ ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”.

Câu 2:

Văn bản Động Phong Nha có  2 cách chia như sau:

* Chia làm 2 đoạn:

Đoạn 2: còn lại: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động Phong Nha trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

*  Chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lai: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Câu 3:

* Cảnh sắc của động Phong  Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

Giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha

Hai đường thủy, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

Hai bộ phận chính của hang là động khô và động nước

Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ

Vào sâu nữa là những dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh

Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước được miêu tả qua những chi tiết:

Vẻ đẹp của Động khô:

Độ cao 200m

Nguồn gốc: xưa là một dòng sông ngầm

Những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh

Vẻ đẹp của Động nước:

Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh

Đặc điểm: sông sâu và nước trong

Có thể nói, động Phong Nha mang vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiện lên với đủ hình khối (hình con gà, hình con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Không những thế, âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Và đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật vô cùng xứng đáng với danh hiệu “kì quan đệ nhất động” của Việt Nam.

Câu 4:

a) Nhà thám hiểm đã nhận xét và đánh giá động Phong Nha là động dài nhất và đẹp nhất trên thế giới, bao gồm 7 cái nhất:

Hang động dài nhất

Cửa hang cao và rộng nhất

Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất

Có những hồ ngầm đẹp nhất

Hang khô rộng và đẹp nhất

Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất

Sông ngầm dài nhất

b) Lời đánh giá trên vừa khích lệ vừa nhắc nhở mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo tồn, biết đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lý.

Câu 5:

Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, muốn phát huy được những giá trị tuyệt vời của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

4.2

/

5

(

127

bình chọn

)

Soạn Bài: Cô Tô – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 tập 2)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài ký Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

* Thể loại: Văn bản Cô Tô thuộc thể loại kí. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,…

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài văn Cô Tô có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2:

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh rất đặc biệt:

Một ngày trong trẻo, sáng sủa

Cây thêm xanh mượt

Nước biển lam biếc đặm đà hơn

Cát lại vàng giòn hơn

Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi

Những từ ngữ đó có tính gợi tả, cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô. Mở đầu bài kí này, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.

Câu 3:

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh:

“Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi”

“Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông”.

Qua cách chọn lọc chính xác những hình ảnh, từ ngữ so sánh, tác giả đã cho người đọc thấy thiên nhiên nơi đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời, thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Câu 4:

Trong đoạn cuối bài văn, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

Cái giếng nước ngọt…cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền

Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Từng đoàn thuyền, lũ con lành

Đặc biệt, hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn đi quảy nước cùng mọi người, hòa lẫn vào không khí náo nức, khẩn trương của một chuyến ra khơi. Chính hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con đã truyền cho độc giả hơi ấm nóng của sự sống, của tình yêu với con người.

4.9

/

5

(

182

bình chọn

)

Soạn Bài Động Phong Nha (Trần Hoàng)

Soạn bài Động Phong Nha (Trần Hoàng)

Câu 1 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đọc văn bản

Câu 2 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2): Bài văn chia thành 3 đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác: Giới thiệu vị trí địa lí và lối vào động Phong Nha.

– Đoạn 2 ( Từ Phong Nha gồm hai bộ phận đến tiếng chuông nơi cảnh chùa): Miêu tả cảnh trong động Phong Nha.

– Đoạn 3 (còn lại): Giá trị của động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm, nghiên cứu.

Câu 3 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh động Phong Nha được miêu tả theo trình tự từ gần tới xa, từ khái quát tới cụ thể, từ cụ thể tới khái quát:

+ Từ vị trí tới hai con đường vào động gặp nhau ở bến sông Son.

+ Giới thiệu cấu tạo của động.

a, Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết miêu tả.

+ Độ cao 200m

+ Nguồn gốc: trước kia là dòng sông ngầm.

+ Hiện tại: những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

+ Các từ ngữ: màu xanh ngọc bích óng ánh, đẹp lộng lấy, kì ảo, sắc màu lóng lánh như kim cương…

→ Vẻ đẹp độc đáo, kì ảo của động Phong Nha.

b, Vẻ đẹp của Động Nước được miêu tả bằng các chi tiết:

+ Có một con sông ngầm chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối với Kẻ Bàng với rừng nguyên sinh.

+ Miêu tả tỉ mỉ cấu tạo của Động Nước: gồm 14 buồng thông nhau, buồng ngoài cách mặt nước 10 m, từ buồng thứ tư hang cao 25- 40m.

– Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

+ Có khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, ông tiên…

– Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc.

– Vẻ đẹp của động: hoang sơ, kì bí, thanh thoát, nên thơ.

– Hệ thống các từ ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm:

+ Sử dụng tính từ diễn tả vẻ đẹp: lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ.

+ Cụm tính từ, cụm danh từ: huyền ảo về màu sắc, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh.

Câu 4 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a,Theo lời phát biểu của nhà thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia:

Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

+ Hang động dài nhất.

+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất.

+ Có những hồ ngầm đẹp nhất.

+ Hang động khô rộng và đẹp nhất.

+ Thạch nhũ tráng lệ và kỉ ảo nhất.

+ Sông ngầm dài nhất.

b, Lời đánh giá nhận định đúng về vẻ đẹp của Động Phong Nha, điều đó nhắc chúng ta có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.

Câu 5 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2)

– Động Phong Nha mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học.

– Muốn phát triển được giá trị của động cần phải có thái độ tích cực trong đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi (trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 2): Giả sử được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, khi giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” này, em cần chú ý:

– Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, …)

– Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

– Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).

Bài giảng: Động Phong Nha – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài: Sông Nước Cà Mau – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)

2. Tác phẩm

Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ chương thứ XVIII của truyện Đất rừng phương Nam – một truyện dài nổi tiếng của Đoàn Giỏi.

3. Tóm tắt

Văn bản Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau – mảnh đất tận cùng phía nam của tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặc biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau – một tỉnh nằm ở cực nam của Tổ quốc.

* Trình tự miêu tả của bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau, tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.

*  Dựa vào trình tự miêu tả trên, chúng ta có thể chia bài văn làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

Qua bài văn, chúng ta có thể hình dung vị trí quan sát của người miêu tả chính là người đang ngồi trên con thuyền. Và đây cũng là vị trí phù hợp nhất để tác giả có thể quan sát và miêu tả một cách chân thực, chính xác nhất những cảnh vật thiên nhiên đang hiện ra trước mắt mình. Với vị trí quan sát này, những hình ảnh được hiện ra trong bài văn giống như một cuốn phim sống động, có nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.

Câu 2:

Kênh rạch càng bủa vây chăng chít

Trên thì…dưới thì…chung quanh…cũng chỉ…

Những ấn tượng ấy được tác giả cảm nhận qua những giác quan là: thị giác, thính giác và vị giác. Đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và…tiếng rì rào bất tận…của rừng, của sóng. Ấn tượng ấy được thể hiện qua những câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hóa linh hoạt, vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.

Câu 3:

* Qua  đoạn nói về cách đặt tên cho những dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau đã cho ta thấy cách đặt tên các địa danh ở đây rất giản dị, gần gũi, cứ theo những đặc điểm riêng mà gọi thành tên chứ không theo một quy luật nào cả.

* Những địa danh này đã thể hiện được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên vùng Cà Mau so với những vùng đất khác.

Câu 4:

a) Những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ, rộng lớn của dòng sông và rừng đước:

Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

Con sông rộng hơn ngàn thước

Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người ếch bơi giữa đầu sóng trắng

b) * Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn” có những hoạt động: chèo thoát, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con thuyền.

* Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu trên thì sẽ không thể hiện được những trạng thái hoạt động rất phong phú của con thuyền trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

*  Theo em, trong câu này, tác giả đã dùng từ một cách chính xác và rất tinh tế, vì:

Thoát ra: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền phải vượt qua

Đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến dòng sông lớn

Xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước

c) Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt những sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời, cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

Câu 5:

Những chi tiết, hình ảnh về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú, độc đáo của chợ vùng Cà Mau là:

Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng

Những đống gỗ cao như núi

Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng

Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước

Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng – sông

Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước

Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

Câu 6:

Qua bài văn Sông nước Cà Mau, qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, cùng với việc sử dụng những từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ, nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng được bạt ngàn, đồng thời, nơi đây cũng có những cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập và đông vui.

4.7

/

5

(

80

bình chọn

)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Động Phong Nha – Ngữ Văn 6 Tập 2 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!