Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Đeo Nhạc Cho Mèo – Ngữ Văn 6 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Về thể loại
Truyện Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Thông thường, truyện ngụ ngôn mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng.
II. Tóm tắt
Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi. Thế là cả làng chuột họp nhau lại, ông Cống có sáng kiến là đeo nhạc vào cổ cho mèo để nó đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho rằng cách đó là hay nhưng khi cử người đi làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được nên đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến chuột Chù vứt vội nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Và thế là cho đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
III. Bố cục
Văn bản Đeo nhạc cho mèo có thể chia thành 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lai, nội dung: thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành
IV. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Cả làng chuột họp để đối phó với mèo. Ông chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc thì loài chuột sẽ tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện thì ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lý do để trốn việc và đùn đẩy cho người khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chú chuột Chù. Rốt cuộc thì chuột Chù, vì là đầy tớ của làng nên phải nhận. Mặc dù mèo không thèm ăn thịt chuột Chù nhưng vẫn nhe nanh vuốt khiến Chù sợ bỏ chạy về báo cả làng. Cả làng cũng bỏ chạy, và kết quả là cho đến tận bây giờ, mèo vẫn ăn thịt chuột.
Câu 2:
Cảnh họp làng chuột và lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Lúc bàn nhau thì ai cũng cho là “đẹo nhạc cho mèo” là rất có lý, rất hiệu quả và đều ưng thuận. Nhưng đến lúc cử người làm việc này thì ai cũng thoái thác, tìm đủ mọi lý do, đùn đẩy cho người khác.
Câu 3:
Việc miêu tả những loại chuột trong truyện rất sinh động, hóm hỉnh, vừa diễn tả được không khí chung của họ hàng nhà chuột, vừa thể hiện được tính cách sắc nét của từng nhân vật.
Mỗi nhân vật chuột trong truyện đều tương ứng với một loại người trong làng:
Ông chuột Cống “rung rinh béo tốt” được coi là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi “ăn trên ngồi trốc”
Anh chuột Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc, tương ứng với loại chức sắc “dở ông dở thằng”
Anh Chù thật thà, chất phác, thuộc hàng ngũ những người “thấp cổ bé họng”, thường bị những bọn chức sắc bắt nạt
Câu 4:
Trong cuộc họp làng chuột, người có quyền xướng việc và sai khiến chính là những người có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm gì nặng nhọc, nguy hiểm là những người dở dở ương ương như anh Nhắt.
Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, những kế hoạch viển vông do các vị chức sắc xướng lên.
Câu 5:
Mục đích chính của những truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học để đời:
Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt thì cần phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù kế hoạch đó có hay đến mấy mà không thể thực hiện trên thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, những sáng kiến viển vông, không có giá trị
Thứ hai, người thực hiện kế hoạch cần phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu là đùn đẩy cho ai đó để trốn tránh trách nhiệm, bắt người ta phải thực hiện theo kế hoạch của mình thì không bao giờ kế hoạch đó có thể thành công
Thứ ba, một hội đồng mà toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy cho người này người kia thì hội đồng đó chỉ có thể là hội đồng chuột và mãi mãi vẫn bị mèo ăn thịt
4
/
5
(
3
bình chọn
)
Soạn Bài Đeo Nhạc Cho Mèo
Soạn bài Đeo nhạc cho mèo
Bố cục:
– Đoạn 1 (Từ đầu … trên ông Đồ): Cảnh họp làng chuột.
– Đoạn 2 (tiếp … nói lôi thôi gì nữa): diễn biến cuộc họp.
– Đoạn 3 (còn lại): thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tóm tắt
Mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột lo lắng tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp bàn đeo nhạc vào cổ mèo để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc biết đường chạy. Cả làng thấy cách hay nhưng ai cũng chối làm, có anh chuột Chù không biết chối đành nhận lời. Khi chuột chù đem nhạc đến gần mèo thì bị mèo dọa nhe nanh, giơ vuốt chạy về. Bởi thế đến tận giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự đối lập ở cảnh họp lúc đầu với lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”: Lúc họp thì ai cũng ưng thuận cho đó là sáng kiến hay. Lúc cử người thì ai cũng thoái thác đùn đẩy trách nhiệm → Ý nghĩa: sự hèn nhát, phê phán kiểu người nói dễ làm khó.
Câu 3* (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mỗi loại chuột trong truyện tương ứng với từng loại người trong xã hội:
– Chuột Cống “rung rinh béo tốt”, “lên giọng”: người có vai vế, chữ nghĩa.
– Chuột Chắt láu lỉnh, nhanh nhẩu, trở mặt: kẻ chức sắc “dở ông dở thằng”.
– Chuột Chù thật thà, chất phác: thấp cổ bé họng bị bắt nạt.
Câu 4* (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong cuộc họp, ông Cống là người có quyền xướng việc và sai khiến, anh Chắt tự cho mình cái quyền không phải làm việc nặng nhọc, kẻ cùng đinh dưới cùng xã hội như anh Chù phải gánh vác việc nguy hiểm.
Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài học: Sáng kiến dù hay thế nào phải có tính thực tiễn và khả thi mới có ích. Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, người thực hiện là rất quan trọng. Một hội đồng mà chỉ có cá nhân thao túng sẽ đi đến những quyết định ảo tưởng, điên rồ.
Luyện tập
Chuột Cống là bậc trưởng thượng huênh hoang nhưng bản chất nhút nhát đẩy trách nhiệm khó khăn cho người khác. Luôn cho mình là kẻ bề trên, khởi xướng ý tưởng đeo nhạc cho mèo, cũng là người trốn tránh việc thực hiện việc nguy hiểm.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài: Thạch Sanh – Ngữ Văn 6 Tập 1
I. Về thể loại
Văn bản Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích, những đặc điểm chính của thể loại này là:
Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta
Trong truyện thường kể về những nhân vật như: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người em út, người có hình dạng xấu xí, con riêng,…), nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật thông minh, nhân vật là động vật,…
Thường có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo, đóng vai trò là cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu.
II. Tóm tắt
Ngày xưa, có hai vợ chồng già, sống hiền lành, nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy, gọi là Thạch Sanh. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống một mình ở dưới gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dụ dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Đúng năm ấy, đến lượt Lí Thông phải nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng cho mình, nhưng Thạch Sanh đã giết được Chằn Tinh, một lần nữa, Lí Thông lại lừa Thạch Sanh để cướp công, mang đầu Chằn Tinh nộp cho nhà vua để được lĩnh thưởng và trở thành Quận Công.
Nhà vua có cô công chúa đến tuổi lấy chồng. Trong ngày hội kén chồng, công chúa bị Đại bàng quắp đi. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh đi cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang chiến đấu với Đại Bàng và cứu được công chúa. Nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang, Lí Thông đã lấp cửa hang để giết Thạch Sanh. Chàng cứu được con vua Thủy Tề ở dưới hang và được vua Thủy Tề tặng cây đàn thần.
Từ khi trở về, công chúa không cười không nói. Hồn Chằn Tinh và Đại Bàng trả thù Thạch Sanh, vu oan cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Nhờ tiếng đàn thần của chàng đã chữa được bệnh cho công chúa, Thạch Sanh được nhà vua gọi vào cung, chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe. Thạch Sanh tha tội cho mẹ con Lí Thông, nhưng trên đường trở về quê, hai mẹ con bị sét đánh chết.
Thái tử của 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho nên đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và đánh bại được đội quân chư hầu, chàng còn tiếp đãi họ ăn cơm đựng trong niêu thần.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Sự ra đời của Thạch Sanh rất khác thường:
Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con của đôi vợ chồng già
Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được Thạch Sanh
Thạch Sanh được các vị thần xuống dạy cho võ nghệ và các phép thần thông
* Theo em, kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy cho thấy nhân dân ta rất thông cảm với số phận của chàng. Tuy nhiên, xuất thân không làm chàng mặc cảm, hèn nhát mà đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ nhưng vẫn nghĩa hiệp, lương thiện chính là những gì mà nhân dân muốn gửi gắm vào nhân vật Thạch Sanh
Câu 2:
* Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách:
Đi canh miếu và giết chết chằn tinh
Xuống hang diệt Đại Bàng cứu công chúa rồi bị Lí Thông lừa nhốt trong hang
Hồn Chằn tinh và Đại bàng trả thù, vu oan cho Thạch Sanh, khiến chàng bị nhốt vào ngục tù
* Qua những thử thách trên, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, đó là sự thật thà, chất phác, tốt bụng, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.
Câu 3: Trong truyện, Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động, thể hiện ở những chi tiết:
Về tính cách: Thạch Sanh thật thà, chất phác, vị tha, dũng cảm, còn Lí Thông thì lừa lọc, xảo trá, vụ lợi và vô cùng độc ác
Về hành động: Thạch Sanh giết Chằn Tinh cứu dân làng, giết Đại Bàng cứu công chúa, còn Lí Thông thì hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình, nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì tìm mọi cách cướp công, hãm hại chàng
Có thể nói, đây chính là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh với Lí Thông là chiến thắng hoàn toàn vẻ vang của cái đẹp, cái thiện với cái ác, cái xấu.
Câu 4:
Ý nghĩa của những chi tiết thần kỳ trong truyện Thạch Sanh:
Tiếng đàn: chi tiết này đã giúp giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và chữa được bệnh cho công chúa, đây chính là tiếng đàn tượng trưng cho công lý, cho khát vọng hòa bình. Tất cả chúng ta đều muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đây là một chi tiết rất hay, nó thể hiện sự chân tình, mộc mạc của lòng người. Đồng thời, chi tiết này cũng góp phần thể hiện tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh là không bao giờ vơi cạn
Câu 5:
Cách kết thúc của truyện thể hiện sự công bằng, thể hiện niềm tin, chiến thắng cuối cùng cũng thuộc về cái thiện, còn cái ác, cái xấu thì bị trừng phạt thích đáng.
Cách kết thúc này hoàn toàn là có hậu và rất phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Cây khế,…
4.4
/
5
(
26
bình chọn
)
Soạn Bài: Con Rồng Cháu Tiên – Ngữ Văn 6 Tập 1
I. Về thể loại
Truyền thuyết
Thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong câu chuyện.
Thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II. Tóm tắt
Ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
– Cả hai đều thuộc dòng dõi các thần
Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước)
Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi).
– Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi
– Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2:
Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao
Như vậy, người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.
Câu 3:
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Các chi tiết này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Câu 4:
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
4.8
/
5
(
56
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Đeo Nhạc Cho Mèo – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!