Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Cô Tô – Ngữ Văn 6 Tập 2 # Top 13 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Soạn Bài: Cô Tô – Ngữ Văn 6 Tập 2 # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Cô Tô – Ngữ Văn 6 Tập 2 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 tập 2)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài ký Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

* Thể loại: Văn bản Cô Tô thuộc thể loại kí. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,…

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài văn Cô Tô có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2:

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh rất đặc biệt:

Một ngày trong trẻo, sáng sủa

Cây thêm xanh mượt

Nước biển lam biếc đặm đà hơn

Cát lại vàng giòn hơn

Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi

Những từ ngữ đó có tính gợi tả, cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô. Mở đầu bài kí này, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.

Câu 3:

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh:

“Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi”

“Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông”.

Qua cách chọn lọc chính xác những hình ảnh, từ ngữ so sánh, tác giả đã cho người đọc thấy thiên nhiên nơi đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời, thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Câu 4:

Trong đoạn cuối bài văn, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

Cái giếng nước ngọt…cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền

Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Từng đoàn thuyền, lũ con lành

Đặc biệt, hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn đi quảy nước cùng mọi người, hòa lẫn vào không khí náo nức, khẩn trương của một chuyến ra khơi. Chính hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con đã truyền cho độc giả hơi ấm nóng của sự sống, của tình yêu với con người.

4.9

/

5

(

182

bình chọn

)

Soạn Bài: Vượt Thác – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1.  Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)

2. Tác phẩm

* Văn bản Vượt thác được trích từ chương IX của truyện Quê nội (1974) của nhà văn Võ Quảng.

*  Tóm tắt

Bài văn miêu tả hình ảnh con sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật lên vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác

 Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ

Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Dựa vào trình tự trên, chúng ta có thể bài văn thành 3 đoạn với 3 nội dung tương ứng như trên:

Đoạn 3: còn lại

Câu 2:

* Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã thay đổi theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian.

* Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền, nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.

* Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt. Bởi vì:

Tác giả tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

Khi tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

Còn đến đoạn sông có thác dữ thì có thể nói là tác giả đặc tả: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Câu 3:

*  Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả rất sinh động và chân thực qua những yếu tố:

Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng

Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

*  Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư:

Ngoại hình: gân guốc, chắc khỏe, đánh trần, như pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa

Hành động: đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông; ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống; thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

* Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng những phép so sánh:

Núi cao như đột ngột hiện ra (so sánh vật với người)

Nhanh như cắt (cái trừu tượng với cụ thể)

Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người)

* Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của trường sơn oai linh” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn làm nổi bật lên sự đối lập giữa một dượng Hương Thư ở nhà thì nhút nhát, nói năng nhỏ nhẹ, tính tình nhu mì, ai gọi cũng chỉ vâng vâng dạ dạ, nhưng trong công việc, khi đối mặt với những thử thách thì lại trở nên mạnh mẽ, dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, nguy hiểm.

Câu 4:

* Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Những hình ảnh đó là:

Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

*  Tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa ở mỗi hình ảnh:

Ở câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Còn trong câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Câu 5:

Qua bài văn, hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả rất chân thực và sinh động. Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước. Bên cạnh đó, bằng những biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua những hình ảnh nhân hóa và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội. Đồng thời, cả ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị, chất phác.

4.6

/

5

(

330

bình chọn

)

Soạn Bài: Động Phong Nha – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Về thể loại

Văn bản Động Phong Nha thuộc thể loại văn bản nhật dụng vừa mang chất văn của một văn bản văn học đơn thuần vừa mang tính chất thời sự, đó là vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển kinh tế du lịch.

II. Tóm tắt

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây của tỉnh Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận chính: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm, động chính gồm đến 14 buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học vô cùng lý thú.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Đọc kỹ bài văn phần Chú thích, từ đó, cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kỳ ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”.

Câu 2:

Văn bản Động Phong Nha có  2 cách chia như sau:

* Chia làm 2 đoạn:

Đoạn 2: còn lại: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động Phong Nha trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

*  Chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lai: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Câu 3:

* Cảnh sắc của động Phong  Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

Giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha

Hai đường thủy, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

Hai bộ phận chính của hang là động khô và động nước

Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ

Vào sâu nữa là những dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh

Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước được miêu tả qua những chi tiết:

Vẻ đẹp của Động khô:

Độ cao 200m

Nguồn gốc: xưa là một dòng sông ngầm

Những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh

Vẻ đẹp của Động nước:

Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh

Đặc điểm: sông sâu và nước trong

Có thể nói, động Phong Nha mang vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiện lên với đủ hình khối (hình con gà, hình con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Không những thế, âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Và đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật vô cùng xứng đáng với danh hiệu “kì quan đệ nhất động” của Việt Nam.

Câu 4:

a) Nhà thám hiểm đã nhận xét và đánh giá động Phong Nha là động dài nhất và đẹp nhất trên thế giới, bao gồm 7 cái nhất:

Hang động dài nhất

Cửa hang cao và rộng nhất

Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất

Có những hồ ngầm đẹp nhất

Hang khô rộng và đẹp nhất

Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất

Sông ngầm dài nhất

b) Lời đánh giá trên vừa khích lệ vừa nhắc nhở mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo tồn, biết đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lý.

Câu 5:

Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, muốn phát huy được những giá trị tuyệt vời của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

4.2

/

5

(

127

bình chọn

)

Hướng Dẫn Soạn Bài Nhân Hóa Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2

Bài 22 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Nhân hóa sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

I – Nhân hóa là gì?

Khái niệm: Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn dược dùng để gọi hoặc tả con người.

– Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người

– Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 56 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau:

Mặc áo giáp đen Muôn nghìn cây mía

(Trần Đăng Khoa)

Trả lời:

Phép nhân hóa trong khổ thơ:

– Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.

– Muôn nghìn cây mía múa gươm.

– Kiến hành quân đầy đường.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 57 sgk Ngữ văn 6 tập 2

So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ trên hay ở chỗ nào?

– Bầu trời đầy mây đen. – Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới. – Kiến bò đẩy đường. Trả lời:

Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nó cho người đọc thấy dường như là con người đang hành động, không phải sự vật, con vật làm.

– Bầu trời đầy mây đen. Bầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn.

– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới. Những cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn.

– Kiến bò đẩy đường. Sự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị.

II – Các kiểu nhân hóa

Có ba kiểu nhân hoá thường gặp:

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

– Dùng những từ vốn chí hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

– Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 57 sgk Ngữ văn 6 tập 2

a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

b) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

(Thép Mới)

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.

(Ca dao)

Trả lời:

Những sự vật được nhân hoá:

a) Miệng, Tai, Mắt,Chân,Tay.

b) Gậy tre, công tre, tre.

c) Trâu.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 57 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?

Trả lời:

Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:

– Câu a) dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật: lão, cô, bác, cậu.

– Câu b) dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”.

– Câu c) trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Bến càng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

(Phong Thu)

Trả lời:

Phép nhân hóa: Bến cảng – đông vui; tàu mẹ, tàu con; xe anh, xe em- tíu tít; bận rộn.

Tác dụng: thể hiện không khí tươi vui, bận rộn của con người qua sự vật.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé lúc nào cũng đậu mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục. Trả lời:

– Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa, Chỉ đơn thuần là đoạn văn miêu tả, kể lể thuần túy. Không gợi được sự sinh động, gần gũi hay mối liên hệ mật thiết giữa con người với thế giới sự vật.

– Đoạn văn ở câu 1 trên có nhiều phép nhân hoá, nhờ vậy mà sinh động và hấp dẫn hơn.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2

– Cách 1:

Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xăn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.

(Vũ Duy Thông)

– Cách 2:

Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tau chổi được tết săn lại thành sợ và quấn quanh thành cuộn. Trả lời:

Sự khác nhau trong hai cách viết:

– Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô.

– Cách 2 Không dùng nhân hoá.

Vậy có thể dùng cách viết 1 cho văn bản biểu cảm, cách viết 2 cho văn thuyết minh.

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2

a) Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày này bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếc mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

(Võ Quảng)

d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành)

Trả lời:

a)

Núi ơi: Xưng hô với vật như đối với người.

Coi vật trở thành người tri âm, tri kỉ để bộc lộ tình cảm, giãi bày suy nghĩ, tình cảm trong lòng.

b)

(cua cá) tấp nập; (cỏ, vạc, sếu, le …) cãi cọ om sòm; họ (cò, sếu, vạc, le …), anh (cò): Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật.

Miêu tả bức tranh đời sống của động vật sống động như chính đời sống của con người.

c)

(chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật.

Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.

d)

(cày) bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật.

Cây xà nu được nhân hóa thể hiện sức sống kiên cường, bất khuất của con người và cây cối nơi đây.

5. Trả lời câu hỏi 5 trang 59 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng phép nhân hoá.

Trả lời:

Các em có thể tham khảo một trong các đoạn văn sau:

Cô Bút Chì, chú Thước Kẻ mới đẹp làm sao! Cô Bút Chì mặc một chiếc áo màu đỏ ánh vàng còn chú Thước Kẻ thì khoá c trên mình áo màu xanh lam…

Trong vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Nụ hồng mỉm cười chúm chím. Hoa thược dược vươn cao trong bộ áo vàng, tím, đỏ. Cả những cành lay ơn khoe áo đẹp dưới ánh nắng ban mai. Cánh hoa trắng mịn màng, tinh khiết như đang nói với các bạn rằng:” Tôi là loài hoa mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người”.

Bầu trời hôm nay thật đẹp và trong lành. Những cô mây nhẹ nhàng trôi theo chị gió đi tới những miền trời xa xôi. Dọc đường chị gió còn tinh nghịch nô đùa cùng hoa lá. Những bé sương đã thức giấc đang nhảy nhót trên những chiếc lá. Từ phía chân trời xa, mặt trời khe khẽ nhô lên tỏa những tia nắng ấm áp sưởi ấm muôn loài. Tất cả cùng tạo nên bức tranh buổi sớm thật tuyệt vời.

Anh mèo nhà tôi, mập ú, lông đen mượt, bộ ria dài cong vuốt. Từng chiếc móng sắc nhọn, vô tình cào cấu vào da thịt là chỗ ấy không ngừng quệt hồng. Trông thế thôi mà hay nghịch lắm. Mỗi lần gõ bát, chú không bao giờ vắng mặt, ngửi thấy mùi cá chú mò đến ngay. Chú mèo đáng yêu lắm, một người bạn thân thiết của tôi.

Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Cô mây múa lượn từng tăng trên bầu trời. Quang cảnh thiên nhiên thật đẹp. Trên con đường đến trường, cây xanh tô điểm cho con đường thêm xanh tươi, thêm sinh động. Em yêu lắm con đường quê em.

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Thu đến. Những cơn gió mang theo hơi lạnh đã bắt đầu len lỏi khắp phố phường. Những chiếc lá vàng run rẩy lìa cành rơi xuống mặt đất. Bầu trời như chất chứa một nỗi sầu nhung nhớ. Nhưng dẫu sao mùa thu vẫn là mùa em thích nhất trong năm, và em vẫn mong mùa thu đến vô cùng.

Áp dụng

1. Tìm từ nhân hoá trong đoạn thơ sau

Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khố vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Trả lời:

Các từ nhân hóa là các từ: “gầy guộc”, “ơi”, “siêng”, “nghèo”, “cần cù”, “vươn mình”, “kham khổ”, “hát ru”, “yêu”, “đứng”.

2. Xác định kiểu nhân hoá và sự vật được nhân hoá trong mỗi trường hợp sau

a) Em hỏi cây kơ nia

Gió mày thối về đâu? Về phương mặt trời mọc.

(Bóng cây kơ nia, Ngọc Anh)

b) Vì sương nên núi bạc đầu

Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa.

(Ca dao)

c) Bác Giun đào đất suốt ngày

Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.

(Đám ma bác giun, Trần Đăng Khoa)

Trả lời:

a) Kiểu nhân hóa: Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người (hỏi, mày).

Sự vật được nhân hoá: Cây kơ nia, Gió.

b) Kiểu nhân hoá: Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người đế chỉ vật (bạc đầu, sầu).

Sự vật được nhân hoá: Núi, Hoa.

c) Kiểu nhân hoá: Dùng từ vốn gọi người đế gọi vật (bác).

Sự vật được nhân hoá: Giun.

3. Tìm 5 câu thơ có sử dụng phép nhân hoá

Trả lời: a) Vung tay đón gió gật dầu gọi trăng. Cây dừa cao toá nhiều tàu b) Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. Đứng canh trời đất bao la c) Phòng lạnh, rèm buông, tắt ánh đèn. Chuông ơi, chuông nhỏ còn reo nữa? d) Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Con cá bơi, yêu nước; Con chim ca, yêu trời.

(Cây dừa – Trần Đăng Khoa)

(Cây dừa – Trần Đăng Khoa)

(Bác ơi! – Tố Hữu)

(Bác ơi ! – Tố Hữu)

Trả lời:

(Tiếng ru – Tố Hữu)

4. Xác định từ ngữ có tác dụng nhân hoá trong đoạn truyện sau

Trả lời: Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi mẹ hỡi mua tôi đồng riềng. Đến khi nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc ti ti Nhện ơi, nhện hỡi! Nhện di đường nào? Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu Ở đời không khéo chi đâu Chẳng qua củng chi hơn nhau chữ cần. Núi che mặt người chẳng thấy người thương.

” Kiến đã được lên trên khô rồi, kiến mới tìm cách báo thù lại. Hễ bao giờ thấy con cá nào vố phúc lạc lên bờ là kiến rủ nhau từng dây, từng lũ đến mà cắn cá. Cá thấy vậy cũng giận lắm, cứ rình hề bao giờ nước tràn be bờ, trời làm lụt ngập, kiến ta xuống nước là cá lại bảo nhau ăn kiến như xưa “.

(Kiến với cá – Truyện ngụ ngôn)

Các từ ngữ có tác dụng nhân hoá như: “báo thù”, “báo nhau”, “rủ nhau”, “giận lắm”.

5. Tìm một số câu ca dao có sử dụng phép nhân hóa và phân tích tác dụng của chúng

Tác dụng chung: Lấy vật để nói người, hoặc nói với vật như nói với người, làm cho:

– Nội dung diễn đạt về vật thêm sinh động và có hồn.

– Những ý nghĩa cần diễn đạt về con người thêm tế nhị và kín đáo.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Cô Tô – Ngữ Văn 6 Tập 2 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!