Đề Xuất 4/2023 # Soạn Bài: Cây Bút Thần – Ngữ Văn 6 Tập 1 # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Soạn Bài: Cây Bút Thần – Ngữ Văn 6 Tập 1 # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Cây Bút Thần – Ngữ Văn 6 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Về thể loại

Văn bản Cây bút thần thuộc thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích thường có những đặc điểm như:

Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân

Nhân vật trong truyện thường có một số kiểu như: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người ngốc nghếch, người có hình dạng xấu xí,…), nhân vật ngốc nghếch, nhân vật có tài năng lỳ lạ, nhân vật thông minh, nhân vật là động vật,…

Thường mang tính hoang đường, kỳ ảo, đóng vai trò là cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, niềm tin và ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu.

II. Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật Mã Lương là một cậu bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng cậu rất thông minh và có tài vẽ giỏi, cậu luôn ao ước có một cây bút vẽ. Cậu được thần thưởng cho cây bút thần, từ đó, cậu vẽ các sự vật đều trở thành vật thật. Em vẽ cho dân làng những đồ vật mà họ thiếu, việc đến tai địa chủ, hắn bắt em vẽ cho hắn, nhưng em không vẽ và trừng trị tên địa chủ thích đáng, rồi bỏ đi nơi khác. Đến vùng khác, em vẽ tranh để kiếm sống, nhưng vô tình để lộ tài năng. Nhà vua bắt em về và yêu cầu em vẽ theo ý muốn, nhưng em không vẽ và bị giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành, Mã Lương được thả và đồng ý vẽ theo ý muốn của vua. Em vẽ biển, vẽ sóng to gió lớn để trừng trị tên vua tham lam. Sau đó, không ai biết Mã Lương đi đâu, có người nói em về quê cũ, nhưng có người nói em đi khắp nơ, dùng cây bút thần vẽ cho người nghèo khó.

III. Bố cục

Văn bản Cây bút thần  có thể được chia thành 4 đoạn:

Đoạn 4: còn lại, nội dung: những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần

IV. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là nhân vật có tài năng lỳ lạ, luôn dùng tài năng của mình để giúp đỡ mọi người và trừng trị những kẻ độc ác, tham lam. Một số nhân  vật tương tự trong truyện cổ tích giống với Mã Lương là Thạch Sanh, Sọ Dừa,…

Câu 2:

Những yếu tố đã giúp Mã Lương vẽ giỏi:

Do em chăm chỉ luyện tập hằng ngày, có năng khiếu và lòng đam mê hội họa

Những bức tranh mà em vẽ là do những kiến thức thực tế hằng ngày mà em tiếp xúc

Được thần ban cho cây bút thần để thổi linh hồn cho vật vẽ

Có thể nói, tài năng của Mã Lương là do em có lòng đam mê, có năng khiếu thực sự kết hợp với những ngày tháng khổ công tập luyện, là sự quan sát và tiếp xúc với cuộc sống xung quanh mình. Chỉ Mã Lương mới có thể sử dụng cây bút thần, chứng tỏ em là một cậu bé có tài năng, đức độ, xứng đáng được sở hữu báu vật này.

Câu 3:

Đối với những con người nghèo khổ, Mã Lương vẽ cho họ những vật dụng lao động hằng ngày, từ cái cày, cái cuốc, cái thùng,… để họ tự mình lao động và kiếm ra của cải vật chất. Việc làm này của Mã Lương là hoàn toàn đúng đắn, em đã giúp người dân giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, nhưng vẫn đề cao sự quan trọng của lao động trong đời sống.

Đối với những người tham lam, Mã Lương hoàn toàn cự tuyệt việc vẽ theo ý muốn của chúng hoặc là em vẽ khác yêu cầu để chế giễu và cuối cùng trừng trị chúng thích đáng.

Qua những điều trên, chúng ta có thể nhận thấy, Mã Lương được các vị thần tin tưởng và giao cho cây bút thần cũng là giao cho em sứ mệnh giúp đỡ những người nghèo khó và trừng trị những kẻ tham lam, độc ác.

Câu 4:

Trong truyện, có rất nhiều những chi tiết lí thú và gợi cảm:

Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng

Mã Lương dùng cây bút thần để vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi và vẽ thang để trốn thoát

Nhà vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em lại vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng, em lại vẽ một con gà trụi lông

Nhà vua bắt Mã Lương vẽ biển, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ thuyền cho nhà vua ra khơi, cuối cùng em vẽ trận cuồng phong để trừng trị những kẻ tham lam, độc ác. Sự trừng phạt này khiến cho người đọc rất hả hê, đây có thể coi là một chi tiết đắt giá trong truyện, cái ác luôn bị tiêu diệt

Câu 5:

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:

Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kỳ diệu để giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời trừng phạt những con người tham lam, độc ác. Bên cạnh đó, truyện cũng nhằm khắng định nghệ thuật chân chính phải được nuôi dưỡng từ thực tế, gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho mục đích chính đáng của con người. Truyện cũng thể hiện ước mơ và niềm tin vào khả năng kỳ diệu của con người.

3

/

5

(

7

bình chọn

)

Soạn Bài Cây Bút Thần Lớp 6

Bài làm

Bố cục của truyện Cây bút thần

– Đoạn 1 (Từ đầu cho đến “em vẽ cho thùng”): Nói về Mã Lương học vẽ và có bút thần, em vẽ giúp đỡ người nghèo khó.

– Đoạn 2 (tiếp theo … phóng như bay): Nhân vật Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ ác độc và tham lam.

– Đoạn 3 (tiếp theo cho đến “lớp sóng hung dữ”): Nhân vật Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua hung ác và vô cùng tham lam.

– Đoạn 4 (Phần còn lại): Tất cả những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.

Mã Lương được biết đến chính là một em bé mồ côi, thông minh, tuy nhà nghèo nhưng say mê học vẽ và Mã Lương cũng lại có tài vẽ giỏi. Em cũng luôn luôn ao ước có một cây bút vẽ thật đẹp. Khi mà Mã Lương may mắn nhận được cây bút thần em vẽ gì cũng thành hiện thực. Em đã vẽ tất cả những gì mà người khó khăn thiếu để giúp đỡ mọi người.Việc này đến tai tên địa chủ thì hắn bắt Mã Lương phải vẽ cho hắn, tuy nhiên Mã Lương không làm theo và bỏ đi. Đến vua cũng ép Mã Lương phải vẽ theo, Mã Lương cũng đã sử dụng tài năng của mình để trừng trị quan tham và về với nhân dân, giúp đỡ nhân dân.

Câu 1* (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một sô nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

Mã Lương được xây dựng lên là một nhân vật thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, tốt bụng. Mã Lương cũng luôn luôn giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ tham lam, độc ác. Ta có thể kể ra một số nhân vật tương tự: Thạch Sanh, Sọ Dừa,…

Mã Lương vẽ giỏi bởi những lý do như:

– Mã Lương có được sự thông minh, đam mê, chăm chỉ và có năng khiếu hội họa.

– Vì hiền lành mà em lại tài năng nên có cây bút thần bằng vàng.

→ Quan hệ có thể nhận thấy được ở đây chính là bút thần chỉ xứng đáng với bàn tay của người tài năng và người có đức độ như Mã Lương.

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương đã vẽ

Nhân vật Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có mà em cũng chỉ vẽ cho người nghèo khổ tất cả những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động (cái cày, cái cuốc, cái thùng…). Còn bên cạnh đó thì với những kẻ tham lam thì hoặc cự tuyệt, hoặc lại có ý như chống đối. Đây cũng chính là lý do mà Mã Lượng dùng chính những vật mà em đã vẽ ra để trừng trị bọn tham quan. Ngòi bút thần của em có thể giúp đỡ kẻ nghèo và trị những kẻ gian ác.

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

Người đọc cũng có thể nhận thấy được những chi tiết lí thú và gợi cảm:

– Chính trong giấc mơ nhận được bút thần.

– Nhân vật Mã Lương dùng bút thần để có thể chống đối vẽ những con vật bẩn thỉu cho nhà vua, vẽ biển, vã cuồng phong dìm chết vua tham.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.

Đọc câu truyện ta nêu được ý nghĩa truyện: Thể hiện được ước mơ nhân dân có sức mạnh kì diệu, sức mạnh như cũng muốn giúp đỡ người lao động, đồng thời cũng đã lại trừng trị kẻ tham lam và vô cùng độc ác. Đồng thời cũng đã lại khẳng định được giá trị nghệ thuật chân chính đó là phải được nuôi dưỡng từ thực tế. Chính tài năng, sự đức độ và niềm say mê, sự quyết tâm và tất cả chỉ có ý nghĩa khi phục vụ nhân dân.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Định nghĩa về truyện cổ tích và hãy kể những truyện cổ tích mà em biết

– Học sinh xem về phần định nghĩa Truyện cổ tích ở trong sách giáo khoa trang 53

– Kể những truyện cổ tích mà các em cũng đã học như truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.

Truyện cổ tích luôn là một bài học tạo rất nhiều hứng thú cho học sinh. Vậy đừng để tiết học ở trên lớp của các em trong bài học này tẻ nhạt. Hi vọng những gợi ý, những kiến thức hay và đặc sắc này cũng sẽ giúp cho các em tự tin hơn trong giờ học, chăm chỉ xây dựng bài hơn làm cho tiết họp hiệu quả.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

Soạn Bài Cây Bút Thần (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết. Lời giải chi tiết:

– Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ – kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích.

– Một số nhân vật tương tự: Ba chàng thiện nghệ (chàng bắn giỏi, chàng Lặn giỏi, chàng chữa bệnh giỏi), Thạch Sanh…

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy quan hệ với nhau ra sao? Lời giải chi tiết:

* Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:

– Mã Lương say mê, cần cù chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.

– Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.

* Những nguyên nhân nói trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác được thần cho bút thần.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ. Lời giải chi tiết:

* Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn…

Mã Lương vẽ cho dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc… mà là cái cuốc, cái cày, cái đèn, cái thùng. Điều này có ý nghĩa sâu sắc. Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các công cụ cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và của cải khác. Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người tạo ra.

* Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác:

– Vẽ mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.

– Vua bắt em vẽ con rồng, con phượng, em vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông xấu xí, bẩn thỉu, nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà vua.

– Vẽ một chiếc thuyền buồm lớn, gió mạnh, sóng nổi dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác nhấn chìm nhà vua.

* Chúng ta nhận thấy: từ chỗ Mã Lương không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muôn của vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người, Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả? Lời giải chi tiết:

Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:

– Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương

– Có những khả năng kì diệu

– Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn ở trong tay những kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.

– Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần. Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:

– Thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị.

– Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.

– Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân.

– Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kì diệu của con người.

Luyện tập Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em được học. Lời giải chi tiết:

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch…).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuổì cùng của cái thiện đối với cái ác.

* Những truyện cổ tích được học:

– Thạch Sanh

– Em bé thông minh.

– Cây bút thần.

Tóm tắt

Mã Lương là cậu bé mồ côi nhà nghèo những ham học vẽ. Một hôm em nằm mơ thấy cụ già tóc bạc tặng em chiếc bút thần bằng vàng. Em nhận và cám ơn, từ đó Mã Lương dùng bút vẽ dụng cụ lao động cho người dân nghèo. Tên địa chủ biết được bắt nhốt, bỏ đói em trong chuồng ngựa. Mã Lương vẽ thang, ngựa để trốn thoát, em vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang đuổi theo.

Mã Lương vẽ tranh sơ ý làm lộ chuyện cây bút thần. Nhà vua tham lam, tàn ác bắt em vẽ của cải nhưng Mã Lương không vẽ. Vua cướp bút vẽ vàng thành thỏi đá và mãng xà. Vua đành dụ dỗ Mã Lương vẽ biển và thuyền. Cuối cùng vua và triều đình đi chơi trên biển, Mã Lương vẽ cuồng phong nhấn chìm vua và bọn quan tham.

Bố cục Bố cục:

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến ” em vẽ cho thùng “): Mã Lương học vẽ, có được bút thần. Em dùng cây bút để vẽ công cụ lao động cho người nghèo khổ.

– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến ” phóng như bay “): Mã Lương trừng trị tên địa chủ tham lam.

– Đoạn 3 (Tiếp theo … đến ” những lớp sóng hung dữ “): Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua độc ác, tham lam.

– Đoạn 4 (Còn lại): Truyền tụng về Mã Lương và cây bút.

ND chính

Truyện kể về sức mạnh kì diệu của cây bút thần, thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, nói lên ước mơ về khả năng kì diệu của con người.

chúng tôi

Soạn Bài: Thánh Gióng – Ngữ Văn 6 Tập 1

I. Về thể loại

Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết, đặc điểm của thể loại này như sau:

Bài văn thuộc thể loại truyện dân gian, kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ

Là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

Văn bản thường thể hiện thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể

II. Tóm tắt

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng kỳ lạ, lên 3 tuổi mà cậu vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

Lúc bấy giờ, nước ta đang bị giặc Ân xâm phạm bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin nhà vua đi đánh giặc cứu nước. Từ đó, cậu lớn bổng lên, ăn bao nhiêu cơm cũng không thấy no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Sau khi ăn hết số gạo do bà con quyên góp, cậu bé vùng dậy, vươn vai và trở thành một tráng sĩ mình mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra đánh giặc. Roi gãy, cậu bèn nhổ tre bên đường quật vào giặc.

Sau khi đánh tan giặc, cậu lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại và một mình một ngựa bay lên trời. Từ đó, nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ. Những ao hồ, những bụi tre ngà đều là những dấu tích do trận đánh của Thánh Gióng năm xưa.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, xuất hiện nhiều nhân vật:

Nhân vật chính là Thánh Gióng

Nhân vật phụ bao gồm: vợ chồng ông lão nghèo – cha mẹ của Gióng, nhà vua, sứ giả triều đình, dân làng

Nhân vật chính được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giày ý nghĩa, những chi tiết đó là:

Bà mẹ đặt bàn chân vào vết chân to đã thụ thai, mang thai 12 tháng mới sinh, cậu bé sinh ra đến 3 tuổi mà không biết nói, biết cười, cũng không biết đi

Nghe tin đất nước bị xâm phạm bờ cõi, cậu bé đã cất tiếng nói và đòi đi đánh giặc, bỗng lớn nhanh như thổi, vươn lên thành dũng sĩ

Đánh tan giặc và cưỡi ngựa bay về trời

Câu 2:

Các chi tiết trong truyện đều thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: chi tiết này thể hiện ý chí chống giặc cứu nước của dân tộc ta. Khi giặc đến, dù là đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ nhỏ đều sẵn sàng cầm vũ khí đánh giặc cứu nước. Và đây cũng là ý thức thường trực và cao cả trong mỗi người con đất Việt.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc: Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác, cậu đòi những vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây là những vũ khí tốt nhất, thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng bảo vệ bờ cõi.

c) Bà con làng xóm sẵn sàng góp gạo nuôi cậu bé: chi tiết này thể hiện Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi lớn, đồng thời, thể hiện sức mạnh của nhân dân là sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân. Khi hòa bình, họ là những con người hết sức bình thường, nhưng khi có giặc đến, chính sự đoàn kết đã hóa thành sức mạnh phi thường vùi chôn giặc.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: đây là một chi tiết rất hay của truyền thuyết Thánh Gióng. Gậy sắt là vũ khí đánh giặc thông thường của người anh hùng, nhưng khi cần thì cả cây cỏ bên đường cũng có thể trở thành vũ khí.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời: Gióng cũng chính là biểu tượng cho nhân dân, đánh giặc vì căm thù giặc, vì lòng yêu nước chứ không phải vì những vinh hoa phú quý.

Câu 3:

Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là:

Thánh Gióng chính là biểu tượng cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng bởi nhân dân. Gióng đã chiến đấu bằng tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Đồng thời, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người với thiên nhiên, của vũ khí thô sơ và hiện đại.

Hay nói cách khác, từ truyền thống đánh giặc cứu nước và ý chí quật cường, nhân dân ta đã thần thánh hóa những người anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại để gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh tan quân xâm lược.

Câu 4:

Trong thời đại đó, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang lúc bấy giờ đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để giữ yên bờ cõi

Không chỉ cấy trồng lúa nước, nhân dân ta thời bấy giờ cũng đã biết chế tạo những vũ khí chống giặc từ vật liệu kim loại

Truyện Thánh Gióng cũng góp phần phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm từ xa xưa, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân và dùng tất cả phương tiện mà mình có để đánh giặc.

4

/

5

(

4

bình chọn

)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Cây Bút Thần – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!