Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Cảm Xúc Mùa Thu (Thu Hứng) – Ngữ Văn 10 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Đỗ Phủ trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 1).
2. Tác phẩm
Cảm xúc mùa thu là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn cùng nỗi lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương.
Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường như: nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương ứng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bài thơ có thể được chia làm 2 phần:
Phần 1: 4 câu thơ đầu: miêu tả cảnh mùa thu
Phần 2: 4 câu thơ sau: cảm hứng của thi nhân khi cảnh mùa thu về trên đất khách.
Chia như vậy bởi chúng ta thấy rằng 2 phần này có tính độc lập nhất định (4 câu thơ trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, còn 4 câu thơ dưới lại thiên nhiều hơn về tả tình). Và chính bởi lí do này nên mặc dù đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng chúng ta vẫn có thể chia làm hai phần để phân tích và tìm hiểu được dễ dàng hơn.
Câu 2:
Sự thay đổi tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau:
4 câu thơ đầu: là không gian trong tầm nhìn xa của tác giả
4 câu thơ sau: từ không gian phía xa, tác giả rút về không gian cận kề, để rồi sau đó, thực cảnh nhập vào tâm cảnh.
Sở dĩ có sự thay đổi tầm nhìn trên là bởi có sự thay đổi về thời gian. Khi buổi chiều dần buông, tầm nhìn của con người sẽ bị thu hẹp lại. Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ, từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.
Câu 3:
* Mối quan hệ giữa 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ sau: cả 2 đều góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu vô cùng bi tráng. 4 câu thơ đầu thì miêu tả mùa thu ở một không gian rộng lớn, còn 4 câu thơ sau thì miêu tả mùa thu ở một không gian hẹp hơn. Qua đó, thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ đó là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu hơn vào cảnh.
* Mối quan hệ giữa toàn bài thơ với nhan đề Thu hứng: bài thơ có nhan đề là Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) nên toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh cho đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu mặc dù miêu tả cảnh sắc mùa thu nhưng ấn sâu trong đó lại là nỗi u uất của lòng thi nhân. Còn 4 câu thơ sau, tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên 2 hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu (Thu Hứng
Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng – Đỗ Phủ)
Câu 1 (Trang 146 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Có thể chia bài thơ thành 2 phần:
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu
+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân
Câu 2 (trang 147 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:
+ Sương trắng rừng phong,
+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt
+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời
+ Mây sà xuống đất
– Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương
+ Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp
+ Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình
→ Sự thay đổi phù hợp với tâm trạng và mạch cảm xúc, cấu tứ của bài thơ
Câu 3 (trang 147 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ cuối: cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng
+ Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông
+ Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình
– Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh
Nhan đề bài thơ là Thu hứng, trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.
+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn
+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời
Luyện tập
Bài 1 (trang 147 sgk ngữ văn 10 tập 1)
So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):
– Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ
Nhược điểm: Một số chênh lệch so với bản phiên âm:
+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.
+ Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống
+ Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại
+ Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm
Bài 2 (trang 147 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Chữ “lệ” trong câu “Tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”:
+ Mỗi khi ngắm nhìn hoa cúc, lòng tác giả lại bồi hồi nhớ về quê cũ, nước mắt rơi không ngăn lại được
+ Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên sự ra đi không trở lại nhưng cũng gợi liên tưởng về dòng lệ chứa chan ân tình không chỉ rơi một lần
+ Nhìn cúc nở mà tưởng như cúc đã nhỏ lệ
Bài 3 (trang 147 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Học thuộc lòng bài thơ.
Bài giảng: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Cảm Xúc Mùa Thu
1. Tóm tắt nội dung bài học
Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả
1.2. Nghệ thuật
Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn
2. Soạn bài Cảm xúc màu thu chương trình chuẩn
Câu 1: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.
Có thể chia bài thơ làm 2 phần:
Phần 1: Đây là cảnh mùa thu.
Phần 2: Cảm xúc của tác giả qua bài thơ.
Tác giả đã thể hiện rõ cảm xúc của mình qua bài thơ vì vậy trong bài thơ dường như có sự phân chia rõ ràng phần 1 tác giả đã nói tới khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân, phần 2 thể hiện tâm trạng của mình đối với vận mệnh của đất nước
Câu 2: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?
Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu sau:
Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…). T
Bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó“lặn” vào tâm hồn của nhà thơ.
Có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).
Câu 3: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu Hứng
Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu:
Tiêu điều, hiu hắt (Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong ; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), lại vừa dữ dội (sóng vỗ Trường Giang ; trên cửa ải, mây sa mặt đất). → gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).
Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau. Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa nhưng dường như cũng là lệ của lòng người.Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân.
Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là“thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).
3. Soạn bài Cảm xúc mùa thu chương trình nâng cao
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ đầu. Cảnh sắc trong hai câu đề có gì khác cảnh sắc trong hai câu thực? Cảnh sắc ấy có thể gợi cho ta những liên tưởng gì?
Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả qua những hình ảnh: sương móc trắng xóa, hơi thu hiu hắt, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất.
Cảnh thu trong hai câu thơ đề mang sự hiu hắt, ảm đạm, bi thương, tàn tạ còn cảnh thu trong hai câu thơ thực lại gợi lên sự mạnh mẽ, dữ dội của thiên nhiên.
Cảnh sắc này gợi lên nỗi buồn hiu hắt của cảnh thu cũng như nhân vật trữ tình.
Câu 2: Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nước thương nhà của nhà thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự của riêng Đỗ Phủ?
Những âm thanh đột ngột, dồn dập của tiếng dao, thước, chày gợi lên sự ảo não, lo âu cho nước nhà.
Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.
Câu 3: Chứng minh tính nhất quán cao của bài thơ. Bám sát nhan đề bài thơ để chỉ ra rằng: dòng thơ nào cũng có “cảm xúc” và cũng có chất “thu”?
Cảnh thu và tình thu thấm đượm trong từng câu thơ và khó lòng mà phân biệt rạch ròi chúng được.
Câu 1: Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa
Bản dịch của Nguyễn Công Trứ khá sát, thể hiện tài hoa của ông. Thơ Đường, như đã nói, thường là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “ngôn tận nhi ý bất tận”, “ngôn đáo bút bất đáo” (lời hết mà ý không hết), người dịch dù tài hoa đến đâu cũng khó mà chuyển tải toàn vẹn tinh túy của nguyên tác chữ Hán.
Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”: là một từ quan trọng của bản phiên âm → nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.
Câu 2: Theo anh (chị), chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”?
Chữ “lệ” ở trong câu 5 quả thực rất khó phân biệt đó là “lệ” của người hay“lệ” của hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại tàn” vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
Căn cứ vào bản dịch Nguyễn Công Trứ chúng ta dễ nhầm tưởng“lệ” là nước mắt của hoa cúc (chỉ một cách hiểu), nhưng trong nguyên tác chữ Hán câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: hoa cúc nở hai lần (tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt, nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ), cũng có thể hiểu là hai lần hoa cúc nỏ cùng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ xa cách quê hương đã hai năm).
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Cảm xúc mùa thu
Soạn Bài Văn Bản Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1
2. Bài tập 2, trang 38, SGK.
Trả lời:
Chú ý sắp xếp các câu văn theo một thứ tự hợp lí để tạo được một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc. Có thể theo thứ tự: câu (1) – câu (3) – câu (5) – câu (2) – câu (4).
3. Bài tập 3, trang 38, SGK.
Trả lời:
Viết tiếp thêm khoảng 3, 4 câu, đảm bảo yêu cầu :
– Phát triển ý: Môi trường sống đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.
– Các câu liên kết chặt chẽ và có mạch lạc.
Tham khảo đoạn văn sau :
Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói : “Bố đã đến kìa”. Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.
(Theo Nguyễn Đình Thi,
Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)
Trả lời:
Văn bản tóm tắt đã bao gồm những chi tiết quan trọng của truyện. Diễn biến theo trình tự câu chuyện. Các câu tạo nên một văn bản nhỏ vì có liên kết mạch lạc.
Về liên kết, chú ý đến các từ cùng trường nghĩa ( bố, con, vợ, chàng, nàng), ( lúc, khi, hôm, tối), các từ thay thế ( nó, mình, đó)… Về mạch lạc, chú ý đến trình tự thời gian của các sự kiện, quan hệ nguyên nhân – kết quả của chúng,…
5. So sánh hai văn bản sau, xác định sự khác nhau về thể loại, về mục đích giao tiếp, về từ ngữ, về cách thức biểu hiện.
a) Sen : Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thom nhẹ, hạt dùng để ăn. Đầm sen. Mứt sen. Chè ựớp sen.
( Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)
Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Trả lời:
Hai văn bản cùng nói về cây sen, nhưng khác nhau về nhiều phương diện :
– Về thể loại : Văn bản (a) là văn xuôi, văn bản (b) là văn vần.
– Về mục đích : Văn bản (a) nhằm cung cấp những hiểu biết về cây sen : nơi sống, hình dáng, cấu tạo và ích lợi của nó. Văn bản (b) lại có mục đích chính là qua hình tượng cây sen để ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của con người : trong môi trường xấu vẫn giữ được sự thanh khiết, trong sạch.
– Về từ ngữ : Ở văn bản (a) dùng nhiều từ ngữ chỉ có một nghĩa nói về đời sống tự nhiên của cây sen. Ở văn bản (b), nhiều từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển ( đẹp, bùn, hôi tanh, gần, mùi bùn).
– Về cách thức biểu hiện : Văn bản (a) thuộc phong cách khoa học (một mục từ trong từ điển). Văn bản (b) thuộc phong cách nghệ thuật.
6. Đọc đoạn văn sau và phân tích sự liên kết của các câu.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba, đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Trả lời:
Đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ. Về nội dung, các câu đều nói về việc Tấm đào các lọ chôn dưới đất và có được những tư trang đẹp. Về hình thức liên kết, cần chú ý các từ ngữ chỉ thứ tự, các từ ngữ cùng trường nghĩa quần áo, tư trang ( bộ áo mớ ba, cái xống lụa, cái yếm lụa điều,…), việc lặp từ ngữ ( đào, lọ,…)
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Cảm Xúc Mùa Thu (Thu Hứng) – Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!