Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ – Ngữ Văn 6 Tập 2 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
* Tóm tắt
* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường và đất đai.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
a) Đoạn đầu của bức thư, những phép nhân hóa và so sánh được sử dụng trong đoạn văn là:
* So sánh:
tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông
nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên
* Nhân hóa:
Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ
Bông hoa ngát hương là người chị, người em
Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều “cùng chung một gia đình”
b) Tác dụng của phép so sánh và nhân hóa: cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người da đỏ với Đất, với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là những điều vô cùng thiêng liêng của con người đối với mảnh đất mà mình sinh sống.
Câu 2:
Đoạn văn từ “Tối biết người da trắng không hiểu cách sống” đến “Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”.
a) Đoạn văn trên đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ với người da trắng trên những vấn đề:
* Người da đỏ:
Mỗi tấc đất là thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm
Đất là bà mẹ
Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này
Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ
Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng là hơi thở cuối cùng của họ
* Người da trắng:
Mảnh đất này là kẻ thù của họ, và khi họ đã chinh phục được thì họ sẽ lấn tới
Họ đối xử với mẹ đất, anh em bầu trời như những vật tước đoạt được,mua được rồi bán đi
Họ sẽ ngấu nghiến đất đai và để lại đằng sau những bãi hoang mạc
Họ chẳng để ý gì đến bầu không khí, muông thú, cây cối
Xóa bỏ cuộc sống yên tĩnh, thanh khiết, hòa đồng với thiên nhiên, để thay thế bằng cuộc sống thành thị ồn ào, ầm ĩ, lăng mạ.
b) Để nêu lên sự đối lập, sự khác biệt và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật như đối lập, so sánh, nhân hóa. Nhờ đó, cho thấy mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó rất thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.
Câu 3:
a) Ý chính của đoạn thư cuối:
Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng phải biết kính trọng đất đai
Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ
Yêu cầu tổng thống Mĩ khuyên bảo người da trắng rằng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình
b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn cuối cũng giống như những đoạn trên là sử dụng điệp ngữ, nhưng có phần dứt khoát và mạnh mẽ hơn. Trong đoạn này, tác giả không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và người da đỏ, không đặt vấn đề “nếu…thì…” như ở đoạn trên. Mà tác giả khẳng định Đất là Mẹ, có điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
Câu 4:
Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp:
Lặp từ ngữ: mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng,…
Lặp kiểu câu: Nếu chúng tôi bán…ngài phải…; Ngài phải dạy…; Ngài phải bảo…; Ngài phải biết…; Ngài phải giữ gìn…
Tác dụng của những yếu tố trên:
Làm rõ tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với đất nước, với quê hương của người da đỏ
Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ, tình cảm của người da trắng đối với tự nhiên, đất đai, môi trường
Thái độ kiên quyết, cứng rắn, tạo đà cho lập luận
Hơi văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế
Câu 5:
Một bức thư nói về việc mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường, bởi vì tác giả đã viết lá thư này bằng cả tình yêu thương, niềm kính trọng của mình cũng như của những người da đỏ đối với đất đai. Với kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, tác giả còn chỉ rõ tầm quan trọng của đất, của nước, của không khí và muông thú đối với con người. Qua đó, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của con người là phải bảo vệ, phải giữ gìn môi trường sống và góp phần bảo vệ thiên nhiên.
4.8
/
5
(
264
bình chọn
)
Chuyển Văn Bản Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ Thành Một Văn Bản Tự Sự
Em hãy chuyển Bức thư của thủ lĩnh da đỏ thành một văn bản tự sự
Thưa ngài! Ngài có thư ạ!
Chàng thanh niên da đỏ có mái tóc xoăn và đôi mắt sáng; kính cẩn đưa cho thủ lĩnh của mình một bức thư.
Thủ lĩnh Xi- át- tơn hỏi:
– Thư của ai vậy?
– Thưa ngài, của tổng thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ-xơ ạ! Chàng thanh niên đáp
– Hừ, đồ tham vọng bỉ ổi! Làm sao ta có thể bán đất đai của tổ tiên cho chúng được!
Thủ lĩnh Xi-át-tơn rít lên. Dường như bao nhiêu nỗi bực bội, căm uất trong lòng ông tích tụ lại nay mới có dịp bùng lên. Ông giậm chân, giậm tay, đập bàn đập ghế như thể tổng thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ-xơ đang ở trước mặt ông.
– Thưa ngài, ngài có trả lời thư không ạ?
Chàng thanh niên rụt rè hỏi:
– Ta sẽ viết thư trả lời hắn. Ta phải dạy cho hắn một bài học.
Rồi thủ lĩnh bảo chàng thanh niên:
– Đem giấy bút lại đây cho ta!
Viết gì nhĩ? Thủ lĩnh tự hỏi mình. Trong óc ông hiện lên hình ảnh nhiều năm về trước. Lúc bấy giờ, ông còn là một chàng trai. Cả bộ lạc của ông đang sống yên bình giữa thiên nhiên tươi đẹp và thoáng đãng. Những buổi ban mai, chàng thanh niên Xi-át-tơn say mê ngắm những hạt sương long lanh đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Những đêm trăng sáng, Xi-át-tơn cùng bạn bè ca hát, nhảy múa trên đất mẹ.
Kí ức sống lại, và thủ lĩnh Xi-át-tơn đặt bút viết những dòng đầu tiên trong bức thư trả lời tổng thống Mỹ:
…Đôi oái đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức…
Thủ lĩnh Xi-át-tơn không thể hiểu nổi tại sao người da trắng khi chết đi lại mong được lên thiên đàng, dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn người da đỏ của ông lại mong trở về đất mẹ.
Ông viết tiếp:
…Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình…
Trong kí ức của thủ lĩnh Xi-át tơn lại hiện về cái ngày mà người da trắng xuất hiện. Họ lăm lăm những cái ống dài khạc ra lửa (Hồi đó người da đỏ chưa biết đó là súng). Họ rượt theo đồng bào của ông đến tận con sông lớn đầu nguồn. Hàng ngàn người đã ngã xuống trước những cái ống quái ác khạc lửa. Máu họ nhuộm đỏ dòng sông: Nỗi căm hận trong ông trào lên ngọn bút:
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
Thủ lĩnh Xi-át tơn còn nhớ rất rõ, sau khi đã xua đuổi những bộ tộc da đỏ vào tận rừng sâu, chiếm được đất đai của họ, bọn da trắng thi nhau khai thác đất đai làm giàu. Những đồn điền mọc lên. Rồi những thành phố mọc lên. Rồi những nhà máy mọc lên. Khói của các ống khói đen nhả ra vấy bẩn cả bầu trời. Rồi bụi bặm từ các nhà máy xi măng, những công trường… tưởng như ngạt thở!
Không thể để chúng làm vấy bẩn bầu không khí của ta. Thủ lĩnh bèn viết:
Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, cây cối, những con người và muông thú cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó.
Bọn da trắng thật là tàn ác! Quân dã man! Thủ lĩnh Xi- át-tơn gầm lên.
Ông nhớ lại cảnh ông đã tận mắt chứng kiến: Một con ngựa sắt nhả khói chạy qua đồng cỏ. Bọn lính da trắng trên con ngựa sắt đó trông thấy một đàn trâu rừng. Chúng nâng súng lên chĩa vào những con vật hiền lành, ngơ ngác. Những con vật đáng thương rú lên rồi ngã vật ra giãy giụa. Máu chảy lênh láng trên đồng cỏ. Bọn da trắng cười hô hố… Cả đàn trâu hàng triệu con giờ chỉ còn lại vài con nuôi trong công viên làm cảnh. Máu trong người thủ lĩnh Xi-át tơn sôi lên.
Ông viết tiếp:
… Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trẩu rừng… Con người là gì nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi thì con người cũng chết dần, chết mòn rồi nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì đã xảy ra với con thú thì cũng xảy ra với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.
Phải gửi ngay lá thư này đến Pi-ơ-xơ, để hắn biết người da đỏ yêu đất đai, đất nước của mình biết nhường nào!
Con hãy chuyển ngay lá thư trả lời của ta đến Pi-ơ-xơ! – Thủ lĩnh gọi chàng thanh niên giúp việc – Con nhớ đưa đến tận tay hắn, càng sớm càng tốt.
“Không hiểu đọc thư này, tay Pi-ơ- xơ sẽ nghĩ như thế nào?”. Thủ lĩnh Xi-át-tơn nghĩ thầm. Và ông khẽ mỉm cười.
Soạn Bài: Lao Xao – Ngữ Văn 6 Tập 2
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán, được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
* Tóm tắt:
Trời chớm vào hè, cây cối um tùm, tỏa ngát hương hoa, ong bướm nhộn nhịp bay nhảy. Thế giới của các loài chim ở đồng quê hiện lên sinh động với đa dạng các loài chim. Chim Bồ các thì to mồm, chị Điệp nhanh nhảu. Rồi cả sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chú chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp thì lại suốt ngày rúc trong bụi cây, chim diều hâu hung ác đuổi bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chim chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Rồi có cả chim cắt hung dữ đến mức không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
* Bố cục:
Văn bản Lao xao có thể được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 2: còn lại: Miêu tả thế giới các loài chim.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
a) Những loài chim được nói đến trong bài văn: bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, quạ đen, diều hâu, quạ khoang, bìm bịp, chim cắt, chèo bẻo.
b) Các loài chim hoàn toàn được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau, cụ thể: nhóm chim hiền, nhóm chim dữ và lũ chim ác.
c) Có thể nhận xét, lời kể của tác giả trong bài văn rất tự nhiên. Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Không những thế, cách xâu chuỗi hình ảnh và chi tiết rất hợp lý và bất ngờ. Đặc biệt, mặc dù mục đích chính của bài văn là miêu tả thiên nhiên, miêu tả về thế giới loài chim, nhưng cảm giác lý thú và tự nhiên mà người đọc cảm nhận được chính là nhờ cảnh đó được miêu tả qua con mắt và trí tưởng tượng của một cậu bé.
Câu 2:
a) Những loài chim được miêu tả:
Chim Bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như là bị ai đuổi đánh
Diều hâu: có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm
Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn
b) Tác giả kết hợp kể và tả trong môi trường sinh sống, trong những hoạt động của chúng và trong mối quan hệ với những loài khác:
Chim Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt
Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”
Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt
c) Qua việc miêu tả những loài chim, cho thấy tài quan sát của tác giả rất nhạy bén, tỉ mỉ, vốn hiểu biết phong phú về những loài chim ở làng quê. Đồng thời, chúng ta cũng cảm nhận được tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với làng quê của tác giả. Đặc biệt hơn khi nhà văn vẫn giữ nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thiên nhiên làng quê.
Câu 3:
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích:
Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già; Dây mơ, rễ má; Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn
Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các…
Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về những loài chim trong bài đã tạo nên sự sinh động trong lời kể, giúp cho mạch văn phát triển một cách tự nhiên và gần gũi với con người. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, nét tự nhiên, gần gũi, thì không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến và thiếu căn cứ khoa học. Ví dụ như từ sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì những loài chim ác, chim dữ mới xuất hiện,…
Câu 4:
Bài văn Lao xao đã mang đến cho em những hiểu biết rất thú vị về các loài chim. Cho em hiểu rõ hơn về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim mà em chưa biết tới. Qua đó, giúp cho mỗi chúng ta ý thức hơn trong việc giữ gìn và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
3.4
/
5
(
184
bình chọn
)
Soạn Bài: Động Phong Nha – Ngữ Văn 6 Tập 2
I. Về thể loại
Văn bản Động Phong Nha thuộc thể loại văn bản nhật dụng vừa mang chất văn của một văn bản văn học đơn thuần vừa mang tính chất thời sự, đó là vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển kinh tế du lịch.
II. Tóm tắt
Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây của tỉnh Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận chính: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm, động chính gồm đến 14 buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học vô cùng lý thú.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Đọc kỹ bài văn phần Chú thích, từ đó, cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kỳ ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”.
Câu 2:
Văn bản Động Phong Nha có 2 cách chia như sau:
* Chia làm 2 đoạn:
Đoạn 2: còn lại: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động Phong Nha trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
* Chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lai: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
Câu 3:
* Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong:
Giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha
Hai đường thủy, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son
Hai bộ phận chính của hang là động khô và động nước
Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ
Vào sâu nữa là những dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh
Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha
* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước được miêu tả qua những chi tiết:
Vẻ đẹp của Động khô:
Độ cao 200m
Nguồn gốc: xưa là một dòng sông ngầm
Những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh
Vẻ đẹp của Động nước:
Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh
Đặc điểm: sông sâu và nước trong
Có thể nói, động Phong Nha mang vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiện lên với đủ hình khối (hình con gà, hình con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Không những thế, âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Và đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật vô cùng xứng đáng với danh hiệu “kì quan đệ nhất động” của Việt Nam.
Câu 4:
a) Nhà thám hiểm đã nhận xét và đánh giá động Phong Nha là động dài nhất và đẹp nhất trên thế giới, bao gồm 7 cái nhất:
Hang động dài nhất
Cửa hang cao và rộng nhất
Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất
Có những hồ ngầm đẹp nhất
Hang khô rộng và đẹp nhất
Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
Sông ngầm dài nhất
b) Lời đánh giá trên vừa khích lệ vừa nhắc nhở mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo tồn, biết đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lý.
Câu 5:
Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, muốn phát huy được những giá trị tuyệt vời của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.
4.2
/
5
(
127
bình chọn
)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ – Ngữ Văn 6 Tập 2 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!