Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 8 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Bằng Việt trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: tự do

* Bố cục: Bài thơ Bếp lửa có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: khổ 1: Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc

Phần 2: 4 khổ tiếp: Những kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa

Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và người bà

Phần 4: khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu với người bà khi đi xa.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói về người bà, nói về tình yêu thương mà bà đã giành cho cháu trong những ngày tháng gian khổ.

* Bố cục của bài thơ ở mục trên.

Câu 2:

* Trong hồi tưởng của người cháu, rất nhiều những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

Nạn đói vào năm 1945, lúc đấy, người cháu mới lên 4 tuổi, năm đó đã trở thành bóng đêm ghê rợn ám ảnh người cháu cho đến tận bây giờ.

Rồi khi cha mẹ bận đi công tác, 8 năm người cháu ở cùng bà, được bà dạy cho học, dạy làm, được bà kể chuyện cho nghe, trao cho cháu cả tình yêu thương của một người mẹ, người cha, ngày ngày bà cặm cụi nhóm lửa nuôi lớn cháu.

Câu 3:

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện xuyên suốt bài thơ và được nhắc tới 10 lần. Khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa thì người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Điều đó là do hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng, bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không chỉ là ngọn lửa củi, lửa rơm, mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình yêu thương, ấp ủ.

Tác giả viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”, đây là một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó nhưng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

Câu 4:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Ở hai câu thơ dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa” là vì từ “ngọn lửa” mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang tính biểu tượng. Đây không phải ngọn lửa để nấu nướng mà là ngọn lửa của tình yêu thương của người bà. Nó mang đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu.

Theo em, những câu thơ trên muốn nói tình yêu thương to lớn của người bà luôn tỏa sáng, ấm áp, không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5:

* Cảm nhận về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ: tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng, cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía, sâu xa. Tình cảm ấy như đã vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong tim người cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua bao tháng năm đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa cháu và bà cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhớ về bà, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Có thể nói, tình yêu và lòng biết ơn đối với người bà của cháu cũng chính là tình yêu đối với quê hương, đất nước.

1.8

/

5

(

22

bình chọn

)

Soạn Bài: Làng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Kim Lân trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

* Tóm tắt:

Ông Hai là một người làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp nên ông phải đưa gia đình đi tản cư. Sống ở ngôi làng mới, lúc nào ông cũng nhớ về làng cũ và luôn theo dõi tin tức của cách mạng. Nhưng một hôm, bất ngờ ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo giặc, ông thấy vô cùng đau khổ. Suốt nhiều ngày liền, ông không dám đi ra ngoài vì sợ nghe thấy mọi người bàn tán về làng mình. Nỗi đau khổ ông không biết giãi bày với ai, đành tâm sự với cậu con út để vơi bớt nỗi buồn. Cho đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng chợ Dầu không theo Tây, ông vui mừng khoe với mọi người, mua quà bánh chia cho các con, ông càng thêm yêu và tự hào về làng mình.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính về việc làng chợ Dầu theo giặc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đó là: Ông Hai là một người dân làng chợ Dầu rất yêu và tự hào về làng mình, vì chiến tranh mà ông và gia đình phải đi tản cư, ông nghe được tin đồn làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư đi qua.

Câu 2:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

Khi nghe được tin xấu “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân,… ông không thể không tin”.

Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà cảm thấy tủi thân, nước mắt trào ra, ông đau đớn rít lên và nguyền rủa bọn phản quốc.

Những ngày sau đó, ông chỉ ở nhà, không dám đi đâu, luôn cảm thấy chột dạ khi có tiếng xì xầm ngoài đường.

Ông quyết định đoạn tuyệt vời làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng bởi “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.

Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai như được hồi sinh, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, mua quà bánh chia cho các con, đi khoe với mọi người.

* Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cũng bởi vì ông yêu làng của ông như đứa con yêu mẹ của mình, tự hào và tôn thờ mẹ. Chính vì thế, ông càng yêu, càng tin tưởng, càng hãng diện bao nhiêu thì lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

* Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông còn tuyệt giao với tất cả mọi người, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ.

Câu 3:

* Đoạn văn ông Hai trò chuyện với đứa con út thực chất là đoạn ông đang giãi bày nỗi lòng mình.

* Qua những lời trò chuyện ấy, em thấy:

Tình yêu làng, yêu quê hương của ông Hai rất sâu nặng, ông như muốn khắc ghi vào trong tâm trí của đứa con út rằng “Nhà ta ở chợ Dầu”.

Tình yêu đất nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Bác Hồ. Đây là tình cảm sâu nặng, bền vững, tuyệt đối không bao giờ thay đổi.

* Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai đã gắn bó làm một và hòa quyện trong con người ông Hai, trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững. Những tình cảm đó không chỉ có ở nhân vật ông Hai mà ở trong tất cả những người con của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực, sâu sắc và sinh động

* Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

4.2

/

5

(

6

bình chọn

)

Giáo Án Tích Hợp Liên Môn Ngữ Văn 9 Bài Bếp Lửa

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

1

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

– Tập làm văn: Các phương thức biểu đạt; Yếu tố nghị luận trong thơ. – Môn Giáo dục công dân: Nếp sống văn minh thanh lịch – Môn lịch sử: Nạn đói 1945 3. Thái độ : Giáo dục học sinh trân trọng tình cảm, kỷ niệm tuổi thơ, yêu quý người bà, yêu quý trân trọng tình cảm quê hương. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên : Sưu tầm tập thơ Hương cây – Bếp lửa 2. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (T55) III. Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ (không) * Đặt vấn đề vào bài mới (1′) Nếu phải đi xa em nhớ nhất những kỷ niệm gì về bà của mình ? Phát biểu tự do Đó là những kỷ niệm của các em về bà. Vậy nhà thơ Bằng Việt nhớ về bà của mình khi đi xa như thế nào ta học bài hôm nay. 2. Dạy nội dung bài mới:  G

Hoạt động của GV và HS Treo ảnh nhà thơ Việt Bằng

Ghi bảng I. Đọc, tìm hiểu chung (14′)

V

Quan sát ảnh

1. Tác giả

HS

Đọc chú thích Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Bằng Việt? Trả lời Chốt ghi TRẦN THỊ VÂN ANH

2

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

– Bằng Việt tên khai sinh là

G

Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941,

V

quê ở Thạch Thất, Hà Tây. – Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . – Ngoài làm thơ, Bằng Việt còn dịch tác phẩm của nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới. – Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà thường khai thác những kỉ Bổ sung thêm:

niệm, ước mơ của tuổi trẻ.

Nhà thơ Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt – Ông từng là Chủ tịch Hội đồng Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941 tại thơ Hội Nhà văn Việt Nam, hiện thành phố Huế; nguyên quán xã Chàng đang là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà học nghệ thuật Hà Nội. Nội. Năm 1965, ông tốt nghiệp Khoa Pháp G

lý Trường đại học Tổng hợp Kiev của

V

Liên Xô, về nước làm việc tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam. Năm 1969, Bằng Việt chuyển sang Hội Nhà văn Việt Nam, và năm sau 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho Binh đoàn Trường

TRẦN THỊ VÂN ANH

3

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

Sơn – 559. Đến năm 1975, Bằng Việt về làm việc tại Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới. Từ năm 1983-1989, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, Tổng biên tập đầu tiên của báo Người Hà Nội ấn hành từ năm 1985; làm Tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 – 2010, 2010-2015. Ông còn từng là Thành uỷ viên, Thư ký thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000). Nhà thơ Bằng Việt là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 5, hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội khoá 8. Hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Phát biểu Chốt ghi 2. Tác phẩm

?

– Xuất xứ: Trong tập ” Hương cây bếp lửa ” in chung với Lưu Quang

HS Bài thơ được sáng tác năm 1963 ,khi tác Vũ. TRẦN THỊ VÂN ANH

4

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

G

giả đang học năm học thứ hai tại Dại học – Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được

V

tổng hợp Kiev

sáng tác năm 1963 , khi tác giả

Nhà thơ kể lại: những năm đầu tôi theo đang học nghành luật ở nước học ở đây tôi nhớ nhà kinh khủng Tháng 9 ngoài. ở bên đó trời se se lạnh buổi sương mờ mờ mặt đất gợi tôi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học tôi thấy nhớ G

khung cảnh bếp lửa thân quen. Nhớ hình

V

ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi sôi, luộc củ khoai củ sắn cho con cháu. Như vậy chúng ta thấy bài thơ được xuất phát từ những cảm xúc rất thật của tác giả. + Đọc bài thơ Nêu yêu cầu đọc : chậm rãi, lắng đọng Đọc 1 đoạn Học sinh đọc – lớp nhận xét Tìm hiểu thể thơ , phương thức biểu đạt? Phát biểu Chốt ghi

G

Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ

V

về Bà và những kỷ niệm với Bà, lòng kính – Thể thơ: Thơ tám chữ

G

yêu Bà, những suy ngẫm về Bà.

– Phương thức biểu đạt:Tự sự + trữ

V

Hãy nêu đại ý và bố cục bài thơ :

tình + miêu tả + nghị luận

5

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

V

– Đại ý: Những cảm xúc và suy ngẫm về bà và về bếp lửa. – Bố cục: 4 đoạn

G

+ Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi

V

nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. + Bốn khổ tiếp: Hồi tưởng những

?

kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và bếp

HS

lửa.

G

+ Khổ 6: Suy ngẫm về bà và bếp

V

Chuyển ý phần II

lửa.

Không phân tích theo bố cục mà phân tích + Khổ cuối: Cháu đã trưởng thành, theo mạch cảm xúc

đi xa nhưng vẫn không nguôi nhớ

Đọc 2 câu thơ đầu

về bà.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

II. Phân tích (20′)

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

dòng hồi tưởng cảm xúc.

Hai câu này tác giả dụng biện pháp nghệ thuật gì ? – Điệp ngữ: Một bếp lửa – Từ láy gợi tả, gợi cảm: chờn vờn, ấp iu Tích hợp :Tiếng Việt Em hiểu thế nào là ” chờn vờn, ấp iu?  Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp G

ta hình dung làn sương sớm đang bay

V

nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời gian. Từ ấp iu là một sáng tạo mới mẻ của tác giả.

G

Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn

V

thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai

TRẦN THỊ VÂN ANH

6

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

từ ấp ủ, nâng niu. Ấp iu gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp. ?

Với biện pháp nghệ thuật như vậy giúp em thấy được điều gì về hình ảnh bếp lửa bà hình ảnh người bà ? Chốt ghi

Giảng:

– Hình ảnh bếp lửa bình dị, gần gũi,

Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa “chập chờn thân thuộc trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. – Đôi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, và tấm lòng chi chút của bà trong bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch công việc nhóm bếp hàng ngày. cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh “Một bếp lửa” điệp lại hai lần như nhắc nhớ, như hơi thổi vào bếp lửa đang “ấp iu”, để nhịp hồi tưởng bắt. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. ?

Nắng mưa là hình ảnh ẩn dụ: nói về cuộc đời vất vả của người bà, bà nhóm bếp bất kể nắng mưa, bất kể mùa đông hay mùa

G

hè bất kể buổi sớm hay chiều thì bàng đôi

V

tay vén khéo bà vẫn nhóm lên ngon lửa trong cái bếp bình dị ấy để cho cháu bát cơm củ khoai.. Chuyển phần 2

G

Đọc 3 khổ thơ tiếp

V

Qua khổ thơ thứ 2,3,4 tác giả nhớ lại

TRẦN THỊ VÂN ANH

7

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

những kỷ niệm nào khi sống bên bà ? Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là ănm đói mòn đói mỏi

2. Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa.

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Tích hợp môn lịch sử “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” cho em liên tưởng đến thời gian nào của cuộc kháng chiến ? – Lên bốn tuổi tác giả nhắc tới sự kiện khốc liệt của những năm tháng chiến tranh của dân tộc ta hồi 1945 Nạn đói đã cướp đi bao mạng người. người sống cũng vàng cả mắt. Tích hợp:Tập làm Văn G

? Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào

V

và biện pháp nghệ thuật gì ?

HS – Tự sự , miêu tả, biểu cảm ?

– Nghệ thuật tách từ đói mòn đói mỏi nhà thơ nhấn mạnh vào cái đói

HS Trong năm tháng đói kém đó với tài thu vén của bà đã giúp gia đình nhà thơ vượt qua nạn đói. Khói bốc lên làm mắt cháu cay . Cái cay của sống mũi bây giờ có lẽ là bởi sự ám *

ảnh của mùi khói năm xưa nhưng cũng là

?

nỗi xúc động của nhà thơ ? Tác dụng của phương thức biểu đạt và biện pháp nghệ thuật đó ?

TRẦN THỊ VÂN ANH

8

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

HS Chốt ghi

– Nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ *

gợi tả, gợi cảm để khắc sâu nỗi ám

?

ảnh về những năm tháng tuổi thơ Đọc tiếp:

HS

gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn.

Tám năm dòng cháu cùng bà nhóm lửa

Trong tâm trí cháu, bếp lửa, ngọn

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

khói, mùi khói trở thành ấn tượng

Tú hú kêu bà còn nhớ không bà

không thể nào quên cùng với hình

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

ảnh bà.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế ! Mẹ ở cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà ?

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ? Tiếng chim tu hú vang vọng trong trí nhớ

G

của tác giả, giúp tác giả nhớ lại những gì

V

về bà? Chốt ghi Tìm các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của bpnt đó

– Sự tận tụy, tình yêu thương, đùm

niệm

bọc, chở che bà dành cho cháu.

Bà : – kể chuyện – bảo cháu nghe

TRẦN THỊ VÂN ANH

9

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

– dạy cháu làm – chăm cháu học Cuối khổ thơ tác giả dùng câu hỏi tu từ . Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ? Khi cháu đi xa chỉ có con tu hú ở bên bà, nhà thơ trách con tu hú không đến ở cùng bà lời trách tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí bởi nó xuất phát từ lí lẽ của trái tim , từ tình thương của cháu dành cho bà Qua dòng hồi tưởng em thấy tình cảm của ?

nhà thơ đối với bà ntn ? Chốt ghi

G

Yêu cầu hs đọc tiếp những câu tiếp

V

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

?

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

– Nỗi lo lắng, lòng biết ơn sâu sắc

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

của cháu đối với bà.

Vẫn vững lòng , bà dăn cháu đinh ninh HS Bố ở chiến khu bố còng việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. Quan sát câu thơ “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” và nhận xét về cách dùng từ của tác giả ? G

Ở đoạn này tác giả tiếp tục dụng nghệ

V

thuật tách từ và những từ cháy tàn cháy rụi để nhấn mạnh cảnh xóm làng bị tàn phá đau thương và sự khốc liệt của chiến tranh.

TRẦN THỊ VÂN ANH

10

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

Em nhận xét gì về lời dẫn của tác giả trong đoạn này , cách dẫn đó có mục đích gì ? – Dẫn lời dẫn trực tiếp và ngôn ngữ mộc ?

mạc giản dị: mày chớ kể này kể nọ của người bà giúp ta hình dung giọng nói,

G

tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà.

V

Sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ VN yêu nước…

G

Với cách dẫn đó giúp em thấy được điều

V

gì từ hình ảnh người bà ? Chốt ghi Yêu cầu hs quan sát tiếp đoạn: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

– Tinh thần vững vàng, bền bỉ, vượt

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

qua khó khăn, thử thách của bà

Từ hình ảnh bếp lửa, cuối đoạn xuất hiện ?

điệp ngữ “ngọn lửa” là có dụng ý gì? Nghệ thuật điệp ngữ “Một ngọn lửa” và những hình ảnh biểu tượng có sức khái

HS quát cao. Một bếp lửa bình dị, mộc mạc nay biến thành một ngọn lửa biểu tượng. Chốt ghi

? Chuyển phần 3

Bếp lửa của bà còn được nhen lên

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

bởi ngọn lửa của tình yêu thương

HS Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

ấm áp, của niềm tin vững bền, của

TRẦN THỊ VÂN ANH

11

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.

sức sống bất diệt.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

3. Những suy ngẫm về bà

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui ?

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !

G

Có từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần

V

trong khổ thơ, đó là từ nào? Giảng trên bản phụ các em quan sát

? HS Điệp từ “nhóm” trong từng câu thơ có những ý nghĩa giống và khác nhau ntn Chốt ghi G V

Chính vì thế mà tác giả đã phải thốt lên

– Điệp từ “nhóm” vừa có ý nghĩa

điều gì

cụ thể vừa có ý nghĩa từu tượng.

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !

Để ca ngợi bà – Người nhóm lửa,

TRẦN THỊ VÂN ANH

12

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

Câu cảm thán Ôi kì lạ

giữ lửa và truyền lửa

Bếp lửa – bình dị mà cao quý

Câu thơ khái quát rất tự nhiên và

Thân thuộc mà lạ kì

hợp lí: Bếp lửa thiêng liêng đã trở

Gắn liền với h/a người bà Đọc khổ cuối

thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả ?

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?…

G

Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của

V

tác giả ở khổ thơ cuối ? Câu thơ mở đầu của khổ cuối được tác giả dùng dấu chấm 4. Tình cảm của cháu khi đi xa ở giữa dòng thơ ngắt ra làm hai vế để biểu thị cuộc đời cháu đã sang một trang mới, giờ cháu đã trưởng thành và đi xa. Điệp từ có và trăm thể hiển rõ hơn điều đó Rồi cuối khổ thơ tác giả dùng câu hỏi tu từ nói về nỗi nhớ của cháu về bà. Nơi quê nhà nơi cháu đã trải qua thời gian cháu và bà quấn quýt bên nhau. Thế thì ….. Cách diễn đạt đó có tác dụng gì ?

?

Chốt ghi

G

Câu thơ giản dị thế thôi nhưng lại khái

V

quát về đạo lí muôn đời của dân tộc ta đó là đạo lí ” Uống nước nhớ nguồn” Bài thơ đã thành công gì về nội dung và nghệ thuật Trả lời theo ghi nhớ

TRẦN THỊ VÂN ANH

Ở nơi xa, cháu vẫn nhớ về bà – nhớ 13

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

Định hướng cho ghi

về quá khứ, cuội nguồn về quê hương đất nước.

III. Tổng kết (5′)

G V 1. Nghệ thuật : – Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể ,gần gũi , vừa gợi nhiều liên tưởng HS

mang ý nghĩa biểu tượng – Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm

?

Tích hợp môn GDCD: Nếp sống văn

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu

minh thanh lịch

tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm

Em rút ra bài học gì về cách ứng xử với

2. Ý nghĩa văn bản

ông bà, cha mẹ người thân trong gia đình

– Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp

HS Tự rút ra bài học cho bản thân

tình bà cháu , nhà thơ cho ta hiểu thêm về tình người bà , những người mẹ ,về nhân dân nghĩa tình * Ghi nhớ sgk/ 146

14

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

* 3. Củng cố, luyện tập ( 4′) Vậy với bài học này chúng ta cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào các em hãy khái quát bằng bản đồ tư duy ? Treo bảng đồ tư duy cho hs tham khảo

TRẦN THỊ VÂN ANH

15

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1′) – Học thuộc long đọc diễn cảm bài thơ – Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả,tự sự nghị luận và biểu cảm ở một đoạn thơ tự chọn trong bài thơYC : Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi sgk, tìm hiểu về dân tộc Tà Ôi Ngày soạn 09/11/2014

Ngày dạy 11/11/2014 Dạy lớp 9A Ngày dạy 13/11/2014 Dạy lớp 9B TIẾT 57: VĂN BẢN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được – Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ TRẦN THỊ VÂN ANH

16

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

– Tình cảm bà mẹ Tà-Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng – Nghệ thuật ẩn dụ,phóng đại ,hình ảnh thơ mang tính biểu tượng ,âm hưởng của những khúc hát rut ha thiết ,trìu mến 2. Kĩ năng – Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ ,hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ – Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ ,của tác giả – Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước 3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu quý, trân trọng người thân của mình, tình cảm yêu quê hương.Trân trọng hình ảnh người phụ nữ trong cuộc kháng chiến của dân tộc . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên : Tham khảo tài liệu phục vụ cho bài học. 2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên III. Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ (4′) * Câu hỏi : Nội dung chính của bài thơ Bếp Lửa ? Và đọc thuộc lòng 3 khổ cuối của bài thơ ? * Đáp án – Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu ,nhà thơ cho ta hiểu thêm về tình người bà ,những người mẹ ,về nhân dân nghĩa tình * Đặt vấn đề vào bài mới (1′) Trong thơ ca hiện đại VN, có rất nhiều hình ảnh người mẹ được khắc hoạ như Mẹ Suốt, mẹ Tơm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc . Mỗi hình ảnh mang 1 vẻ đẹp riêng . Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta tiếp xúc với với một bà mẹ dân tộc Tà Ôi ( Thừa Thiên) với những em bé “lớn trên lưng mẹ” 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò TRẦN THỊ VÂN ANH

17

Ghi bảng TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

I. Tìm hiểu chung (10′) ?

Đọc chú thích sgk giới thiệu nét cơ bản

1. Tác giả

về tác giả ? HS Dựa vào sgk trình bày

– Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc,vừa lắng đọng suy nghĩ

?

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ như thế

2. Tác phẩm

nào ? GV Chốt ghi

– “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ra đời năm 1971 tại

?

Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?

chiến khu miền tây Thừa Thiên

phương thức biểu đạt của bài thơ ? GV Chốt ghi

– Thể thơ tự do – Phương thức biểu đạt : biểu cảm

?

Em hiểu A-Kay là gì ? Ka-lưi : nghĩa là gì ?

HS Tìm hiểu chú thích ?

Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? hãy đặt tên cho từng khúc hát ru trong bài thơ ?

GV Chốt ghi – Bài thơ chia làm 3 phần (khúc) , mỗi khúc hát có hai khổ thơ : + Khúc 1: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội. + Khúc 2: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng. TRẦN THỊ VÂN ANH

18

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

?

Năm học 2014 – 2015

Em có nhận xét gì về cấu trúc bài thơ ?

HS – Lặp lời và lặp câu

+ Khúc 3: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ . … Ngủ ngoan A-Kay ơi Ngủ ngoan A-Kay hỡi . – Lặp nhịp: Phần lớn các câu thơ đều ngắt 2 bước nhịp 4/4 ?

Em thấy cấu trúc này gần với loại hình NT nào ?

HS – Gần với âm nhạc. ?

Theo em bài thơ này trở thành ca từ của bài hát nào ?

HS – Bài hát: “Lời ru trên nương” của nhạc sĩ Trần Hoàn. *

II. Phân tích ( 20′ )

‚ . Thời gian: Thời gian HĐN (3′)

1. Câu hỏi 2 sgk 154

19

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Giáo án Văn 9

Năm học 2014 – 2015

Hình ảnh người mẹ thể hiện như thế

HS nào? GV Trả lời

– Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc

Chốt ý

họa với những công vịêc cụ thể : mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội ,tỉa bắp trên núi Ka-lưi,tham gia kháng chiến

*

TRẦN THỊ VÂN ANH

20

TRƯỜNG THCS SUỐI BAU

Soạn Bài: Chị Em Thúy Kiều – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Du

2. Tác phẩm

Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ:

4 câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

4 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

16 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Trình tự miêu tả nhân vật của tác giả theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

* Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như trăng rằm (khuôn trăng); nụ cười tươi tắn, xinh đẹp (hoa cười); lời nói nhẹ nhàng, trong trẻo, quý giá (ngọc thốt); mái tóc dài, dày, bóng mượt (mây thua nước tóc); làn da trắng hơn cả tuyết (tuyết nhường màu da).

* Qua những hình tượng ấy, em thấy Thúy Vân đẹp một vẻ đẹp viên mãn, phúc hậu, đầy đặn và rất hài hòa với thiên nhiên. Chân dung này của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Câu 3:

Vẻ đẹp của Thúy Kiều cũng được gợi tả bằng việc sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng. So với miêu tả Thúy Vân:

Giống: đều lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực của cái đẹp, cả hai vẻ đẹp đều đạt đến vẻ hoàn mĩ.

Khác: Kiều không được gợi tả từng đường nét trên khuôn mặt mà tác giả đặc biệt gợi tả đôi mắt của nàng trong như nước mùa thu. Vẻ đẹp của Kiều là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, nàng là một tuyệt sắc giai nhân. Nếu như nói thiên nhiên phải thua, nhường trước vẻ đẹp của Vân thì phải hờn ghen với vẻ đẹp của Kiều.

Câu 4:

* Bên cạnh vẻ đẹp về ngoại hình, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp tài năng và tâm hồn của Kiều. Cầm, kì, thi, họa đều đạt đến trình độ lí tưởng, hiếm có trong nhân gian. Đặc biệt, Kiều có năng khiếu về đàn, tài đàn của nàng đã vượt lên trên mọi người. Thể hiện ở cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác để ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Câu 5:

* Người ta thường nói, vẻ đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là sự dự báo về số phận của hai người. Theo em là hoàn toàn đúng. Bởi vì:

Về Thúy Vân: tác giả dùng từ “thua” và “nhường”, hai từ này mang sắc thái nhẹ nhàng và yên bình hơn và dự báo một số phận, một cuộc đời êm ả, ít sóng gió.

Về Thúy Kiều: tác giả dùng từ “ghen” và “hờn” có sắc thái biểu cảm cao hơn như dự báo trước sẽ có sự giành giật, dự báo một số phận, một cuộc đời đầy sóng gió.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy Thúy Kiều nổi bật hơn, Thúy Vân được miêu tả chỉ để tô nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều. Trong khi Nguyễn Du chỉ dùng 4 câu thơ để miêu tả Thúy Vân thì có tận 16 câu thơ để miêu tả Thúy Kiều. Hơn thế nữa, vẻ đẹp của Vân được miêu tả chủ yếu ở ngoại hình, còn của Kiều là cả ngoại hình, tài năng và tâm hồn.

4.7

/

5

(

3

bình chọn

)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!