Cập nhật nội dung chi tiết về Rà Soát Đánh Giá Nghị Định Số 83/2014/Nđ mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã nhận được Giấy mời số 328/GM-BCT ngày 21/07/2017 của Bộ Công Thương về việc mời tham dự Hội nghị rà soát, đánh giá Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được tổ chức tại chúng tôi ngày 28/7/2017.
Ngày 25/7/2017, Hiệp hội đã gửi ý kiến đóng góp về việc rà soát, đánh giá Nghị định này như sau:
Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những bất cập cần được xem xét, đó là:
– Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định những điều kiện hình thành các đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân phân phối xăng dầu, các tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Các điều kiện này đang bất cập với những quy định của luật pháp ra đời sau Nghị định 83/2014/NĐ-CP như Luật Doanh Nghiệp (có hiệu lực từ 1/7/2015), Luật Đầu tư (có hiệu lực từ 1/7/2015).
– Về các Doanh nghiệp FDI tham gia thị trường
Theo cam kết WTO và các Hiệp định FTA, Việt Nam chưa mở cửa thị trường xăng dầu; tuy nhiên, để thu hút đầu tư nước ngoài, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn 75% và được phép phân phối các sản phẩm của nhà máy tại thị trường Việt Nam, hay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã bán 8% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, có nghĩa hoạt động của họ được công nhận trên thị trường. Vì vậy, Nghị định 83 cần được bổ sung quy định cụ thể để doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong khi Việt Nam chưa mở cửa thị trường xăng dầu.
– Về thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
Đây là bất cập mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang gặp phải vì trong thực tế hiện nay không có doanh nghiệp chuyên kinh doanh loại hình dịch vụ này như trong quy định của Nghị định. Trong thực tế, các doanh nghiệp xăng dầu đều căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có và nhu cầu sử dụng để cho các bạn hàng thuê (kho, phương tiện vận tải). Quy định này không có trong thực tế và gây lãng phí lớn cho doanh nghiệp.
Theo Điều 31 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về dự trữ xăng dầu bắt buộc, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối trên thị trường trong nước phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung cứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (1) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc. Như vậy, các doanh nghiệp đầu mối đều phải tham gia thực hiện dự trữ xăng dầu quốc gia xem như điều kiện bắt buộc tối thiểu 30 ngày cung ứng. Tuy nhiên, theo quan điểm Hiệp hội, cần phải làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc dự trữ xăng dầu phục vụ an ninh năng lượng quốc gia để bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu quốc gia và cần tăng thời gian dự trữ xăng dầu quốc gia để phục vụ cho quốc phòng, an ninh, an toàn năng lượng.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP chưa lường hết được các yếu tố khi giá xăng dầu thế giới giảm liên tục. Việc dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhằm ổn định thị trường nhưng quy định thời gian dự trữ lưu thông tối thiểu 30 ngày khiến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh không hiệu quả hoặc bị lỗ (mua cao bán thấp). Vì vậy, Hiệp hội đề nghị nên rút ngắn thời gian dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với doanh nghiệp từ 30 ngày xuống 15 ngày nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp; hơn nữa, việc gia tăng số lượng các nhà máy lọc dầu trong nước sẽ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như đảm bảo nguồn dự trữ xăng dầu phục vụ thị trường.
– Về tần suất điều chỉnh giá
Điểm c, khoản 1 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định rõ: “Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.”. Với quy định này, giá bán lẻ trong nước sẽ khó có thể bắt kịp những biến động của giá xăng dầu thế giới trong bối cảnh những yếu tố tác động lên giá dầu như kinh tế, chính trị, tôn giáo liên tục diễn biến phức tạp như hiện nay.
Do vậy, Hiệp hội đề xuất rút ngắn tần suất điều chỉnh giá xăng dầu xuống còn 10 ngày, để giá bán lẻ trong nước ngày càng tiệm cận với giá thế giới, tránh việc giá thế giới giảm thì giá trong nước lại tăng và ngược lại.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đồng tình với ý kiến của Lãnh đạo Bộ Tài chính trong cuộc họp của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì. Trong khi nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Nghị định 83 cần xem xét bỏ giá cơ sở, không dùng giá cơ sở để điều chỉnh giá bán lẻ như hiện nay mà giá cơ sở chỉ là những tiêu chí để doanh nghiệp tham khảo tùy theo điều kiện cụ thể để doanh nghiệp quyết định giá bán lẻ. Có như vậy mới đúng bản chất giá thị trường.
Việc trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Trên thực tế, việc trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi hơn được lợi vì bản chất là người tiêu dùng đang ứng trước cho Quỹ. Bên cạnh đó, việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu và hàng nghìn tỷ đồng dư Quỹ Bình ổn giá để riêng không đưa kinh doanh cũng là một lãng phí.
Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị nên bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng chung của giá thế giới, giá xăng dầu tăng cao thì người tiêu dùng sẽ trả ở mức cao và ngược lại, khi giá xăng dầu xuống thấp người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Mặt khác, khi bỏ Quỹ bình ổn, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống các doanh nghiệp đầu mối.
Để tăng tính cạnh tranh của sản xuất xăng dầu trong nước, Hiệp hội xin kiến nghị áp thuế nhập khẩu dựa trên mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất theo các cam kết tại các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để tính giá cơ sở, đồng thời tăng thu thuế nội địa (thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường…) để bù đắp cho ngân sách nhà nước do giảm thu thuế nhập khẩu.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về áp Thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở tại Công văn số 163/HHXDVN-VP ngày 21/4/2016.
Căn Cứ Nghị Định Số 83/2012/Nđ
Số: 326/QĐ-TTCP
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức,
viên chức của cơ quan thanh tra Chính Phủ
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quy chế xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2767/2011/QĐ-TTCP ngày 12/10/2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như điều 3;– Ban Cán sự đảng TTCP;– Lãnh đạo TTCP;– Đảng ủy TTCP;– Lưu: VT, TCCB.
TỔNG THANH TRA (Đã ký)Huỳnh Phong Tranh
QUY CHẾ
Về việc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức
của cơ quan thanh tra Chính Phủ
(Ban hành kèm Quyết định số: 326/QĐ-TTCP ngày 27 tháng 02
năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định việc áp dụng hình thức kỷ luật; thời hiệu, thời hạn thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của Thanh tra Chính phủ.
Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức, viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
4. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
5. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Điều 3. Các trường hợp bị xử lý kỷ luật
Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm các quy định tại Điều 3, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2011/NĐ-CP).
2. Vi phạm các quy định tại Điều 4, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 27/2012/NĐ-CP).
Điều 4. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật và các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Đối với công chức: thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Đối với viên chức: thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương 2.
THỜI HIỆU, THỜI HẠN XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 5. Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 7 Quy chế này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
Điều 6. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định xử lý kỷ luật.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét và quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức thuộc khối hành chính cơ quan Thanh tra Chính phủ và các trường hợp được quy định là công chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ (trừ các trường hợp công chức là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý).
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp xem xét và quyết định hình thức kỷ luật đối với viên chức thuộc quyền quản lý.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
4. Đối với công chức, viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì cơ quan Thanh tra Chính phủ vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức, viên chức.
Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Các hình thức kỷ luật đối với công chức thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức.
2. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Điều 9. Hội đồng kỷ luật
1. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật (trừ trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương theo quy định tại Khoản 2, Điều 17, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP).
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật theo phân cấp (trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP).
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
3.1. Hội đồng kỷ luật công chức:
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
b) Nội dung cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.
3.2 Hội đồng kỷ luật viên chức:
a) Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
b) Nội dung cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 10. Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật công chức:
1.1. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là một Phó Tổng Thanh tra Chính phủ;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cho Ban Chấp hành công đoàn cơ quan Thanh tra Chính phủ;
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị công tác có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
d) Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
e) Một uỷ viên kiêm thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ.
1.2. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là một Phó Tổng Thanh tra Chính phủ;
b) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị công tác có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Đảng ủy cơ quan Thanh tra Chính phủ;
d) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan Thanh tra Chính phủ;
e) Một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ.
2. Hội đồng kỷ luật viên chức:
2.1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
e) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp.
2.2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Một ủy viên Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp;
e) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp.
Điều 11. Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật
1. Tổ chức họp kiểm điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
– Việc tổ chức họp kiểm điểm đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
– Việc tổ chức họp kiểm điểm đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Hội đồng kỷ luật họp xem xét, xử lý kỷ luật
– Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật đối với công chức thực hiện theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
– Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP.
3. Quyết định xử lý kỷ luật
3.1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì Tổng Thanh tra Chính phủ ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm pháp luật.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3.2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3.3. Trong thời gian 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu công chức, viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Quy chế này thay thế Quy chế xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2767/2011/QĐ-TTCP ngày 12/10/2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ và các quy định khác về xem xét, xử lý kỷ luật công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ trái với quy định tại Quy chế này.
4. Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, các vụ, cục, đơn vị phản ánh về Vụ Tổ chức Cán bộ để tổng hợp, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:– Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;– Các vụ, cục, đơn vị thuộc TTCP;– Lưu: VT,Vụ TCCB.
TỔNG THANH TRA (Đã ký)Huỳnh Phong Tranh
Nghị Định Mới Về Rà Soát Văn Bản
Rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát. tuân thủ trình tự thủ tục thực hiện rà soát. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, rà soát văn bản là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát cũng như tình hình phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
Việc rà soát văn bản nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Cơ quan, tổ chức, công dân khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản.
Có 5 hình thức xử lý văn bản được rà soát gồm :
1-Đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản;
2- Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản;
3- Thay thế văn bản;
4- Sửa đổi, bổ sung văn bản;
5- Ban hành văn bản mới.
Cụ thể, đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản được rà soát nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế.
Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Văn bản bãi bỏ văn bản ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát. Văn bản bãi bỏ văn bản ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có).
Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phấn lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
Lấy Ý Kiến Sửa Đổi, Bổ Sung Nghị Định Số 83/2014/Nđ Cp Về Kinh Doanh Xăng Dầu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương tổ chức ngày 9/12/2019, rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công Thương…), doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam…) và Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam tham gia và đóng góp ý kiến trao đổi thẳng thắn.
Nhận định về kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường xăng dầu trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh doanh xăng dầu đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, giá xăng dầu trong nước được Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều hành linh hoạt, kịp thời, đảm bảo hiệu quả, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật. Tính công khai, minh bạch trong điều hành kinh doanh xăng dầu được bảo đảm. Nguồn cung xăng dầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tiêu dùng của nhân dân.
Ông Trần Duy Đông cũng đã chỉ ra 3 yếu tố chính cho thấy tính cần thiết phải sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Một là sự thay đổi về năng lực sản xuất và cung ứng xăng dầu trong nước, thời điểm xây dựng Nghị định 83, nguồn xăng dầu trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu (tới 75-80%), nhưng hiện nay nguồn cung từ sản xuất trong nước đã chiếm 70-75% tổng nguồn cung. Vì vậy việc điều hành, công thức tính giá cơ sở cũng phải thay đổi theo, để phản ánh đúng nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu. Thứ hai, trong 5 năm vừa qua, Việt Nam gia nhập cũng như ký rất nhiều các hiệp định thương mại FTAs (như VTFTA với Hàn Quốc, ATIGA với ASEAN hay Việt Nam – Trung Quốc…) dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi về thuế quan (Trung Quốc, ASEAN là 20%; Hàn quốc 10%…) đòi hỏi phải sửa công thức tính giá cơ sở để phản ánh được thực tiễn. Thứ ba là thể chế của Việt Nam với chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp đầu mối và các doanh nghiệp khác tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu. Những yếu tố đó đòi hỏi cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong một môi trường cạnh tranh công khai, minh bạch.
Dự kiến, Nghị định 83/2014/NĐ-CP sẽ được sửa đổi theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu và thu hút một phần vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chi phối. Việc sửa đổi vẫn theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, muốn điều tiết và can thiệp thị trường vẫn cần phải có công cụ. Công cụ ở đây là Quỹ bình ổn giá, nên vẫn sẽ duy trì hoạt động của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, dự kiến sẽ sửa đổi 8 nội dung chính Nghị định 83/2014/NĐ-CP, như sau: Quy định về điều kiện kinh doanh và hệ thống phân phối xăng dầu; Về đối tượng quản lý; Về cơ chế điều hành giá xăng dầu; Nội dung về công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu; Về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; Rà soát quy định về thuế nhập khẩu xăng dầu, chế độ ghi chép và hạch toán tại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu;, Về quản lý chất lượng xăng dầu và rà soát sửa đổi, bổ sung nội dung giải thích từ ngữ để thống nhất cách hiểu trong khuôn khổ Nghị định này….
Ban soạn thảo sẽ tổng hợp, tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện Nghị định sửa đổi theo hướng phù hợp, sát thực tiễn, đảm bảo sự đồng thuận của đông đảo doanh nghiệp và người dân.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Rà Soát Đánh Giá Nghị Định Số 83/2014/Nđ trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!