Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình, Thủ Tục Môi Trường, Xây Dựng Cơ Sở Giết Mổ Gia Súc Gia Cầm mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
06:20 27/10/2020 Lượt xem: 1216
Địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cách 500m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt; cách biệt 1km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại (mục 2.1 QCVN 150: 2017/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung)
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam
chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ môi trường khác như kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm, báo cáo xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải, giấy phép xả thải, đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại, giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt,…cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau..
Quy trình, thủ tục môi trường, thông tin xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm
1. Lựa chọn địa điểm xây dựng
Được quy định tại mục 2.1 QCVN 150: 2017/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung
Địa điểm xây dựng phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cách 500m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt; cách biệt 1km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại. – Giấy phép kinh doanh; – Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; – Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; – Giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
a) Thủ tục đăng ký kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc gia cầm Bước 1: Chủ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật về đầu tư và an toàn thực phẩm; sau đó nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh – nơi đặt cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn chủ kinh doanh để hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan Thú y có phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở.
Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng… đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Nếu đủ điều kiện thì đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định.
Bước 4: Chi cục Thú y cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ.
Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh nhận Giấy chứng nhận tại Chi cục Thú y tỉnh.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chủ kinh doanh đã có thể vận hành và quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm một cách an toàn và hợp pháp. b) Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
– Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
– Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
– Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại. c) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
– Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
– Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Hiệu lực: Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
– Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:
– Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại. Cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:
-Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;
– Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;
Lệ phí:
– Có nhiều mức phí (Xem Quyết định số 08 /2005/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
– Thời hạn lệ phí là 2 năm. d) Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của ngành công thương thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
– Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
– Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
– Cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.
– Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận. Quản lý Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.
– Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự.
3. Các vấn đề liên pháp lý về đất đai
a. Quy định chi tiết về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (khoản 1 điều 57 luật đất đai 2013)
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
b. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 điều 58 luật đất đai 2013)
– Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
+ Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
4. Giấy phép xây dựng
Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về đối tượng được cấp giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư Thông tư 15/2016/TT-BXD Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
5. Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
Căn cứ theo Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ – CP thì các trường hợp sau đây cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép về PCCC:
– Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu)
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu)
– Các phương án chữa cháy
– Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
– Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
6. Giấy phép môi trường
a. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (nghị định 40/2019NĐ-CP)
– Cơ sở giết mổ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có Công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên hoặc từ 3.000 gia cầm/ngày trở lên. XEM CHI TIẾT
b. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (điều 16b nghị định 40/2019/NĐ-CP)
– Tất cả các cơ sở giết mổ gia súc ga cầm thuộc đối tượng phải lập ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định 40/2019 NĐ-CP phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải là các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (sau đây gọi chung là công trình xử lý chất thải).
– Điều kiện để vận hành thử nghiệm:
+ Đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo ĐTM đã phê duyệt;
+ Đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải;
+ Có quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
+ Có hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải đã được bàn giao, nghiệm thu;
+ Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn ít nhất 20 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
– Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm. XEM CHI TIẾT
c. Báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (điều 17 nghị định 40/2019 NĐ-CP)
– Tất cả các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thuộc đối tượng phải lập ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định 40/2019 NĐ-CP phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (bao gồm công trình xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác) trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 05 kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét hồ sơ và tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
– Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là 15 ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết). XEM CHI TIẾT
d. Giấy phép xả thải
Cơ sở giết mổ phải lập giấy phép xả thải khi:
+ Xả thải vượt quá 5m3 ngày.đêm;
+ Nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
+ Không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, không có thỏa thuận hoặc họp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
XEM CHI TIẾT e. Giấy phép khai thác nước mặt
Cơ sở giết mổ phải lập giấy phép khai thác nước mặt khi quy mô vượt hơn 100m3/ngày.đêm.
XEM CHI TIẾT
f. Giấy phép khai thác nước ngầm
Cơ sở giết mổ phải lập giấy phép khai thác nước ngầm khi khai thác với quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm.
XEM CHI TIẾT
g. Đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại
– Nếu cơ sở chế biến giết mổ phát sinh CTNH có thời gian hoạt động lớn hơn 01 (một) năm;
– Nếu cơ sở giết mổ phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 600 (sáu trăm) kg/năm.
Theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, quy định:
– Trường hợp nếu cở sở chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hay chưa chuyển giao được cho chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải cơ sở phải có văn bản báo cáo cho sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 6 tháng theo quy định.
– Trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng, thời gian hoạt động và loại hình phát sinh CTNH thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.
XEM CHI TIẾT 7. Quy định về quản lý chất thải rắn, lỏng đối với cơ sở giết mổ
a. Chất thải rắn thông thường
– Có quy trình thu gom chất thải rắn thông thường, quy trình phải quy định tần suất thực hiện để đảm bảo không lưu giữ trong cơ sở giết mổ quá 24 giờ và được xử lý như rác thải sinh hoạt;
– Hàng ngày, làm sạch dụng cụ chứa đựng, thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa;
– Phải quét dọn và xử lý phân, chất thải hàng ngày trong chuồng nhốt giữ động vật.
b. Chất thải rắn nguy hại
– Cơ sở giết mổ phải có quy trình thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích được đưa vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại;
– Chủ cơ sở phải lập tức mang chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
– Chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ;
– Chủ cơ sở không tự xử lý được chất thải phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.
c. Chất thải lỏng
– Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo để trước khi thải ra môi trường đạt yêu cầu quy định tại QCVN 62:2016/BTNMT mức độ B (Phụ lục 2);
– Việc xử lý nước thải phải được giám sát định kỳ và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (Ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 150:2017/BNNPTNT)
Bình Định: Tăng Tốc Xây Dựng Cơ Sở Giết Mổ Tập Trung
Ngành nông nghiệp Bình Định đang triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cơ sở giết mổ động vật tập trung hoạt động hiệu quả.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi hoành hành, tỉnh càng tăng tốc xây dựng thêm lò giết mổ tập trung.
Bảo đảm an toàn thực phẩm
Đi vào hoạt động gần 1 năm qua, cơ sở giết mổ động vật tập trung (GMĐVTT) tại KV3, phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn) do Cty TNHH Sản xuất chế biến thực phẩm Quy Nhơn (viết tắt là Cty Thực phẩm Quy Nhơn) đầu tư đã cho thấy hiệu quả.
Đây là cơ sở GMĐVTT có quy mô lớn, được xây dựng trên diện tích 2,1ha, công suất giết mổ 500 con heo, 3.000 con gà và 50 con trâu, bò/ngày; tổng vốn đầu tư trên 25 tỉ đồng.
Theo ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Cty Thực phẩm Quy Nhơn, để đảm bảo hoạt động đúng quy trình, Cty xây dựng 2 cổng riêng biệt ra vào cơ sở, 1 cổng dành cho các phương tiện đưa gia súc vào giết mổ; 1 cổng đưa sản phẩm gia súc đi tiêu thụ. Hàng ngày, trước khi động vật được đưa vào cơ sở được cán bộ thú y kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và kiểm tra dịch bệnh, sau đó được nuôi nhốt tại khu cách ly của cơ sở.
Theo đề án, đến năm 2020 Bình Định sẽ xây dựng 31 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tập trung tại 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ GSGC tập trung và người đưa GSGC vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung đều được Nhà nước hỗ trợ.
Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: “Tháng 11/2019 tới đây, trên địa bàn Bình Định sẽ có thêm 1 cơ sở giết mổ GSGC tập trung quy mô lớn nữa đi nào hoạt động. Cơ sở này do Cty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định đầu tư xây dựng tại khu vực 9, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) có công suất 400 con heo/ngày đêm. Như vậy, đến cuối năm 2019, số cơ sở GMĐVTT quy mô lớn hoạt động trên TP Quy Nhơn tăng lên 2 cơ sở, cơ bản giải quyết ổn định hoạt động giết mổ GSGC trên địa bàn thành phố”.
Thêm dự án quy mô lớn
Ngày 9/8 vừa qua, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với ông Thewin Phakthin, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Chăn cuôi CP Việt Nam (thuộc Tập đoàn CP – Thái Lan) để bàn chuyện chuẩn bị đầu tư dự án nhà máy giết mổ GSGC và chế biến thực phẩm tại Bình Định do Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam đầu tư.
Theo Cty CP Chăn cuôi CP Việt Nam, dự án sẽ có tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, phân kỳ thành 3 giai đoạn đầu tư. Công suất giết mổ khoảng 2.000 con gia cầm/giờ, 600 con heo/ngày và chế biến 600 tấn thực phẩm từ GSGC/tháng. Tất cả quy trình giết mổ, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm để xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo việc làm ổn định cho 600 lao động tại địa phương.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, Bình Định là địa phương có đàn GSGC lớn trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên; tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy giết mổ GSGC và chế biến thực phẩm xuất khẩu hiện đại. Do đó, khi dự án này triển khai, sẽ góp phần đưa hoạt động giết mổ GSGC trên địa bàn đi vào quy củ. Bình Định cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư triển khai nhanh dự án.
“Ngoài những cơ sở giết mổ GMĐVTT quy mô lớn, Bình Định còn khuyến khích các địa phương xây dựng tại chỗ mỗi huyện, thị 1 cơ sở để chấn chỉnh hoạt động giết mổ GSGC do tư nhận tự phát không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”, ông Đào Văn Hùng.
Xây Dựng Nhà Máy Giết Mổ Công Nghiệp Ở Tp.hcm: Hàng Loạt Vướng Mắc
Theo kế hoạch, đến hết năm 2017, chúng tôi sẽ chấm dứt sự hoạt động của toàn bộ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công; toàn bộ gia súc, gia cầm sẽ được đưa vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ hiện đại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xây dựng các cơ sở giết mổ ở chúng tôi vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, khó hoàn thành trước cuối năm nay.
Theo Quyết định 313/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án “Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn chúng tôi giai đoạn 2011-2015”, đến cuối năm 2015, TP sẽ đưa vào hoạt động 6 nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp. Nhưng đến năm 2016, chưa có nhà máy nào hoàn thành việc xây dựng, thậm chí có dự án chủ đầu tư xin ngưng thực hiện do vướng mắc về đất đai.
6 nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp, gồm: Nhà máy giết mổ tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), do Cty CP Chế biến thực phẩm Hóc Môn làm chủ đầu tư, công suất 2.000 con/ngày; nhà máy chế biến thực phẩm Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, Hóc Môn), do HTX Tân Hiệp làm chủ đầu tư, công suất 2.000 con/ngày; nhà máy giết mổ gia súc tại xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi), do TCty Nông nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư, công suất 2.000 con/ngày; nhà máy giết mổ gia súc tại ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Chủ Chi, do Cty TNHH Dịch vụ An Hạ làm chủ đầu tư, công suất 3.000 con/ngày; nhà máy giết mổ tại xã Bình Mỹ (Củ Chi), do Cty TNHH Thực phẩm Lộc An làm chủ đầu tư, công suất 2.000 con/ngày; nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp tại xã Phước Thạnh (Củ Chi), do Cty CP Nhị Tân làm chủ đầu tư, công suất 1.000 con/ngày.
Ngoài ra, Cty Vissan sẽ đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ heo tại Bến Lức (Long An), công suất 2.500-4.000 con/ngày. Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn bộ 6 dự án nhà máy giết mổ công nghiệp nói trên đều đang dở dang, rất khó có dự án nào hoàn thành trước cuối năm. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng tôi chưa thể chấm dứt hoạt động của các cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn trước cuối năm nay.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự chậm trễ này là những khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục. Theo bà Nguyễn Thị Thắm, GĐ Cty TNHH Dịch vụ An Hạ, công ty đã ký hợp đồng NK máy móc, thiết bị giết mổ hiện đại, đến quý 1 năm sau sẽ về đến Việt Nam. Nhưng việc xây dựng nhà máy đang được triển khai rất chậm do vướng quá nhiều thủ tục. Bà Thắm cho biết: “Đầu tiên là phải chờ bảng thiết kế chi tiết 1/500; bản vẽ xây dựng, đánh giá tác động môi trường, thủ tục pháp lý đất đai, chờ duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi… Công ty đã chạy đi chạy lại các cơ quan chức năng nhiều năm nay rồi. Hiện đã là giai đoạn nước rút nhưng mọi thứ vẫn không thể đẩy nhanh hơn được”. Ngay cả khoản vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà máy giết mổ, Cty An Hạ đã được TP chấp nhận cho vay 100 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư 300 tỷ, nhưng đến nay vẫn chưa vay được đồng nào.
Có dự án đã xong được “cửa ải” thủ tục thì lại… chưa có đường vào. Đó là Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Hiệp, do HTX Tân Hiệp làm chủ đầu tư. Ông Bạch Đăng Quang, GĐ HTX Tân Hiệp, cho hay, theo cam kết giữa TP với HTX, con đường vào nhà máy sẽ được đầu tư từ ngân sách nhà nước (đã được HĐND TP HCM thông qua). Nhưng đến nay, việc làm đường vẫn chưa được TP triển khai thực hiện, trong khi HTX đã thu xếp xong khoản vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị.
Không chỉ vướng mắc về thủ tục từ các cơ quan chức năng địa phương, các dự án nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp ở chúng tôi còn đang đối mặt với những khó khăn bởi những quy định trong Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y (trong đó có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung), nhất là những yêu cầu về địa điểm.
Cụ thể: Cơ sở giết mổ động vật tập trung phải nằm trong quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; phải cách biệt tối thiểu 500 m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt; phải cách biệt tối thiểu 1 km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại.
Sở dĩ nói các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp đang được xây dựng ở chúng tôi gặp khó khăn với Thông tư 13, là vì địa điểm xây dựng những nhà máy này đều đã được chúng tôi quy hoạch từ lâu, do đó, có nhiều điều kiện không phù hợp với quy định trong Thông tư 13 về địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung. Chẳng hạn nếu so với Thông tư 13, nhà máy giết mổ gia súc tại ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Chủ Chi, do Cty TNHH Dịch vụ An Hạ làm chủ đầu tư, sẽ không đảm bảo nhiều yêu cầu về địa điểm do khoảng cách từ nhà máy tới bệnh viện Xuyên Á, khu dân cư không đạt tiêu chuẩn tối thiểu 500 mét như quy định… Một số nhà máy khác cũng ở vào tình trạng tương tự.
Sơn Trang Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Trước tình hình đó, Cty An Hạ đã buộc phải điều chỉnh thiết kế như ngưng triển khai xây dựng hệ thống pha lóc và kho lạnh trên phần đất hơn 2 ha giáp với bệnh viện Xuyên Á. Phần đất này chuyển sang trồng cây xanh tạo hàng rào cách ly với bệnh viện cho đủ 500 mét. Công ty cũng trừ một phần lớn diện tích giáp với khu dân cư để trồng cây nhằm đảm bảo khoảng cách… Như vậy, nhà máy giết mổ gia súc tập trung của An Hạ, với thiết kế ban đầu gồm nhà máy giết mổ, hệ thống pha lóc, kho lạnh…, giờ chỉ còn phần nhà máy giết mổ. Theo bà Nguyễn Thị Thắm, đây là sự thay đổi bất đắc dĩ, để tránh bị xử phạt, yêu cầu tháo dỡ sau này.
Quy Định, Thủ Tục Cấp Phép Xây Dựng Công Trình Tín Ngưỡng Chi Tiết
Tín ngưỡng và tôn giáo theo quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 như sau:
– “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” (khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016).
– “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” (Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016).
Như thế nào là công trình tôn giáo? Công trình tín ngưỡng là gì? Công trình phụ trợ tôn giáo và tín ngưỡng là gì?
Hình ảnh một số các công trình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, khái niệm công trình tôn giáo là gì và các công trình phụ trợ được giải thích cụ thể tại Điều 2 Tín ngưỡng tôn giáo 2016 và Điều 3 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
Công trình tín ngưỡng là công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng, trong đó, cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác (khoản 4 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo).
Công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo. Theo quy định khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo thì cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Công trình phụ trợ là công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.
Như vậy, xây dựng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm các công trình sử dụng làm cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng công trình phụ trợ tôn giáo.
Áp dụng pháp luật quy định về xây dựng công trình tín ngưỡng
Hiện nay, việc xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam bao gồm xây mới, cải tạo,nâng cấp sẽ thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng 2014 đang có hiệu lực thi hành.
Cụ thể Điều 58 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định về việc: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo thực hiện như sau:
Đối với việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và sửa chữa công trình tôn giáo, tín ngưỡng được thực hiện theo hệ thống các quy định của pháp luật xây dựng.
Đối với việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình công trình phụ trợ tôn giáo mới áp dụng các quy định của pháp luật xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.
Đối với các hoạt động tu bổ, phục hồi các công trình tôn giáo thuộc nhóm công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng thì tuân thủ theo các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.
Theo quy định về áp dụng pháp luật khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng mới thì tùy từng trường hợp sẽ áp dụng luật xây dựng hay luật xây dựng và luật Di sản văn hóa cùng các văn bản pháp luật dưới luật hướng dẫn thi hành khác. Căn cứ vào quy định về áp dụng pháp luật này thì việc xây dựng các công trình tôn giáo Việt Nam sẽ chia thành 2 nhóm phải xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
Nhóm 1: Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Theo quy định các công trình xây dựng tôn giáo, tín ngưỡng thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Vì vậy, cho dù công trình tôn giáo tín ngưỡng này được xây dựng ở khu vực nông thôn chưa thuộc diện quy hoạch công trình tôn giáo, phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng thì không được miễn xin giấy phép xây dựng. Nếu xây dựng công trình tôn giáo trái phép (không có giấy phép) sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Các quy định xin cấp giấy phép xây dựng phụ trợ, công trình tôn giáo, tín ngưỡng hiện hành Nhóm 2: Các công trình phụ trợ tôn giáo tín ngưỡng
Đối với các hoạt động cải tạo, nâng cấp và xây dựng công trình phụ trợ tôn giáo, tín ngưỡng mới sẽ phải xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng. Bởi xây dựng công trình phụ trợ cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo sẽ áp dụng theo các quy định về xây dựng các công trình, nhà ở riêng lẻ xây trong đô thị, trung tâm cụm xã, các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng, mà đây là các nhóm công trình phải xin giấy phép xây dựng.
Vì vậy đối với việc xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo và các công trình phụ trợ thì đều cần phải thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng công trình tôn giáo trước khi tiến hành xây dựng và sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
Mặt khác cũng cần lưu ý các quy định của luật xây dựng công trình tôn giáo bắt buộc phải được xây trên đất tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ mục đích sử dụng. Pháp luật cũng quy định xây dựng công trình tôn giáo trái phép trên đất không dùng cho tôn giáo thì phải chịu hình thức xử phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP xử phạt VPHC về đất đai.
3. Quy trình thủ tục xây dựng công trình tôn giáo
Để có thể xây dựng công trình tôn giáo, sửa chữa công trình tôn giáo tín ngưỡng đúng với các quy định của pháp luật, chủ đầu tư công trình cần nắm rõ các quy định cấp phép xây dựng công trình tôn giáo như:
Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo
Thủ tục xin phép xây dựng công trình tôn giáo
Thời gian cấp giấy phép xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo.
Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng
Theo quy định tại Điều 103 Luật xây dựng xác định vấn đề thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:
Bộ Xây dựng cấp giấy phép: Công trình cấp đặc biệt
UBND tỉnh cấp phép: Công trình cấp I, II, công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng…
UBND huyện cấp phép: Các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn huyện quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, bộ.
Đồng thời, việc điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng thuộc về thẩm quyền của cơ quan cấp. Mặt khác nếu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng và các công trình khác không thu hồi giấy phép cấp sai quy định thì UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền là đơn vị ra quyết định thu hồi.
Như vậy, nếu cá nhân tổ chức có nhu cầu xây dựng, sửa chữa có quyền và nghĩa vụ chuẩn bị hồ sơ, làm đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo và tín ngưỡng tới các cơ quan có thẩm quyền trên để được cấp phép và khởi công công trình đúng quy định.
Bên cạnh đó, bạn có thể đề nghị người cấp phép xây dựng thực hiện việc: giải thích hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về GPXD hoặc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo nếu có sai phạm trong việc cấp phép.
Theo quy định giấy phép xây dựng gồm có 3 loại đó là:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình.
Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu xây mới, di dời hay cải tạo sửa chữa công trình tôn giáo, tín ngưỡng mà chủ đầu tư sẽ chuẩn bị hồ sơ và nộp lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng theo yêu cầu tại Sở xây dựng.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng mới
Khoản 4 Điều 95 Luật xây dựng 2014 và khoản 2 Điều 41 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo mới bao gồm:
“a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật xây dựng; b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo”.
Cụ thể bao gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu sử dụng mẫu đơn của công trình không theo tuyến).
Mời bạn đọc tải mẫu đơn xin sửa chữa, xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng Tại đây và hướng dẫn ghi đơn.
2. Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao công chứng hoặc chứng thực)
3. Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
4. Bản vẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Bao gồm 2 loại bản vẽ sau:
– Bản vẽ tỷ lệ 1/100 – 1/500 mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, kèm sơ đồ vị trí công trình;
– Bản vẽ tỷ lệ 1/50 – 1/200 các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình;
5. Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, cá nhân chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng.
6. Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tôn giáo theo phân cấp.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp GPXD công trình tôn giáo tín ngưỡng
Hồ sơ xin cải tạo sửa chữa công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Theo quy định tại điều 96 Luật xây dựng thì hồ sơ xin giấy phép sửa chữa cải tại công trình tín ngưỡng, tôn giáo cần có bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Nếu là công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã xếp hạng và công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa hoặc xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình phụ trợ thì:
1. Người làm đơn/ chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến: UBND cấp tỉnh hoặc Bộ xây dựng nếu là công trình cấp đặc.
2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ và ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ hoặc nếu chưa đúng quy định thị hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện.
Tiếp đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định công trình tôn giáo, tín ngưỡng sẽ phải kiểm tra hồ sơ, thực địa nếu cần và xác định các tài liệu cần bổ sung, chưa đúng để thông báo 1 lần tới chủ đầu tư bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Nếu bổ sung chưa đạt yêu cầu thi phải có văn bản hướng dẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho chủ đầu tư.
– Nếu hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo đủ điều kiện cấp pháp thì sẽ được sở xây dựng cấp phép và kèm theo hồ sơ thiết kế được đóng dấu và trả kết quả tại nơi tiếp nhận.
– Nếu không đủ điều kiện cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Hiện nay, mật độ xây dựng công trình tôn giáo rất đa dạng từ những công trình kiến trúc thiên chúa giáo, đạo giáo, đền, miếu đến các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam (chùa) hay các kiểu xây dựng như các công trình kiến trúc phật giáo ở Ấn Độ… đang được nhiều chủ đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương.
Vì vậy, để hoạt động của các cơ sở tôn giáo có sự quản lý, vận hành đúng, không biến tướng thì bắt buộc các cơ quan quản lý quy hoạch công trình tôn giáo nói riêng và kiến trúc xây dựng nói chung phải có kiểm soát nhằm đảm bảo không phá vỡ kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, lịch sử hiện tại và trong tương lai.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình, Thủ Tục Môi Trường, Xây Dựng Cơ Sở Giết Mổ Gia Súc Gia Cầm trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!