Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Định Về Quản Lý Văn Bản Điện Tử Của Các Cơ Quan Nhà Nước mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại Mục 2 Chương 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, có quy định về quản lý văn bản điện tử như sau:
Điều 35. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
1. Văn bản điện tử phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước.
2. Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử nếu văn bản đó có thông tin về người gửi, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản.
Điều 36. Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử
1. Thời điểm gửi một văn bản điện tử tới cơ quan nhà nước là thời điểm văn bản điện tử này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.
2. Cơ quan nhà nước được Chính phủ giao trách nhiệm có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin bảo đảm xác định thời điểm nhận và gửi văn bản điện tử. Thời điểm nhận là thời điểm văn bản điện tử nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định.
Điều 37. Thông báo nhận được văn bản điện tử
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay bằng phương tiện điện tử cho người gửi về việc đã nhận văn bản điện tử sau khi xác nhận được tính hợp lệ của văn bản đó.
Điều 38. Tiếp nhận văn bản điện tử và lập hồ sơ lưu trữ
1. Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước phải được sao lưu trong hệ thống lưu trữ điện tử.
2. Việc sao lưu hoặc biện pháp tiếp nhận khác phải chỉ ra được thời gian gửi và kiểm tra được tính toàn vẹn của văn bản điện tử.
3. Văn bản điện tử của cơ quan nhà nước phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ theo cách bảo đảm chính xác thực, an toàn và khả năng truy nhập văn bản điện tử đó.
Điều 39. Xử lý văn bản điện tử
Cơ quan nhà nước có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật đối với văn bản điện tử nếu thấy cần thiết để làm cho văn bản điện tử đó dễ đọc, dễ lưu trữ và để phân loại nhưng bảo đảm không thay đổi nội dung văn bản điện tử đó.
Điều 40. Sử dụng chữ ký điện tử
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm sử dụng chữ ký điện tử để xác nhận văn bản điện tử cuối cùng.
2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quy Định Mới Về Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước
Theo đó, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành được quy định tại Quyết định có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Việc gửi, nhận văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính, hướng đến hiện thực hóa nền hành chính không giấy.
Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước phải được gửi, nhận qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quyết định.
Các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước không phát hành văn bản giấy đến bên nhận khi đã gửi văn bản điện tử, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quyết định.
Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện tử, nếu văn bản điện tử đó không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó. Đồng thời, bên nhận cũng phản hồi cho bên gửi được biết thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành hoặc thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia để xử lý theo quy định.
Về yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử, Quyết định quy định rõ, văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý, lưu trữ và phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy.
Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận. Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; phải bảo đảm yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Bộ Nội vụ và về định dạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin và giải pháp kết nối, liên thông hệ thống Quản lý văn bản và điều hành.
Bên cạnh đó, Quyết định còn quy định cụ thể về các loại văn bản điện tử và đầu mối gửi, nhận văn bản điện tử; quy trình gửi, nhận văn bản điện tử; hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện các quy định mới về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước.
Quyết định không áp dụng đối với việc gửi, nhận văn bản điện tử có nội dung thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 06/9/2018.
Việc ban hành Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất cho việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; tổ chức triển khai đồng bộ hoạt động kết nối liên thông văn bản điện tử giữa Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính, hướng đến hiện thực hóa nền hành chính không giấy.
Cơ Quan Nhà Nước Phải Tăng Cường Dùng Văn Bản Điện Tử
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu các cơ quan nhà nước tăng cường phương thức sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy trong công tác hành chính.
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; sử dụng văn bản điện tử như một hoạt động cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử, chuyển phương thức làm việc chủ yếu dựa trên giấy sang làm việc qua mạng với văn bản điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu các cơ quan nhà nước từ cấp đơn vị trực thuộc tại các Bộ, từ cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên phải sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi các loại văn bản sau đây trong nội bộ mỗi cơ quan: Giấy mời họp nội bộ; tài liệu phục vụ họp; văn bản để biết, để báo cáo; thông báo chung của cơ quan; các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc; từng bước ứng dụng rộng rãi hệ thống thư điện tử đến cấp xã, phường tại các địa phương.
Các cơ quan nhà nước từ cấp đơn vị trực thuộc tại các Bộ, từ cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên đã được trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành phải sử dụng hệ thống này để trao đổi các thông tin: Thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; lịch công tác cơ quan; các chương trình, kế hoạch của cơ quan; công văn; từng bước ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã, phường tại các địa phương.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu triển khai việc số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin của cán bộ, công chức, viên chức qua mạng…
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành từng bước triển khai ứng dụng chữ ký số trong các hệ thống thông tin theo nhu cầu thực tế nhằm thay thế dần việc bắt buộc gửi văn bản giấy có chữ ký và dấu qua đường bưu điện bằng việc gửi văn bản điện tử có chữ ký số qua mạng. Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ bắt buộc gửi kèm văn bản điện tử song song cùng văn bản giấy trong năm 2012; tiến tới xử lý, trao đổi công việc chủ yếu qua môi trường mạng.
Đẩy Mạnh Việc Thực Hiện Gửi Nhận Văn Bản Điện Tử Trong Các Cơ Quan Nhà Nước
PhuthoPortal – Thời gian qua, thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử 4 cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Đây là một trong những bước đi mạnh mẽ nhằm từng bước xây dựng thành công Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NP-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử, góp phần thúc đẩy đổi mới lề lối, cách thức làm việc và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong các cơ quan nhà nước.
Cán bộ xã Võ Lao tích cực triển khai thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử qua hệ thống QLVB&ĐH, dần thay thế việc sử dụng văn bản giấy
Mỗi ngày, UBND xã Võ Lao, huyện Thanh Ba tiếp nhận, lưu trữ hàng chục văn bản từ cấp trên gửi về. Chị Đỗ Thị Thu Huyền – Cán bộ Văn phòng thống kê xã Võ Lao cho biết: Trước đây, bằng cách làm thông thường, để xử lý một văn bản chỉ đạo, chúng tôi phải mất nhiều thời gian với những công đoạn như: Nhập sổ theo dõi, chuyển bộ phận văn phòng thống kê, trình lãnh đạo, chuyển bộ phận chuyên môn… Nếu hôm nào lãnh đạo xã đi vắng thì phải đợi về mới xử lý được. Cách làm thủ công ấy không chỉ mất nhiều thời gian trong việc phân loại, lưu trữ, mà còn tốn kém văn phòng phẩm, đôi khi không tránh khỏi việc thất lạc, sai lệch thông tin. Kể từ khi UBND huyện triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành (Ioffice) đã giúp việc xử lý văn bản đi, đến trong thời gian ngắn, thuận tiện, khoa học hơn rất nhiều. Cán bộ xã có thể nắm bắt được quy trình xử lý công việc một cách nhanh chóng, có thêm điều kiện để nghiên cứu văn bản và giải quyết công việc chuyên môn hằng ngày.
Năm 2018 và những tháng đầu của năm 2019, Trục liên thông văn bản Quốc gia đã hoàn thành, bước đầu đi vào hoạt động, thử nghiệm thông suốt. Thủ tướng đã ký Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước nhằm tạo lập nền tảng cho bước phát triển mới của Chính phủ điện tử, hướng tới nền hành chính hiện đại, không giấy tờ.
Với tinh thần quyết tâm mạnh mẽ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị tăng cường sử dụng hệ thống một cửa điện tử, gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số. Điểm nhấn là Quyết định số 580/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế gửi, nhận, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Thọ, trong đó quy định rõ quy trình gửi, nhận, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử; trách nhiệm của từng sở, ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý, duy trì, sử dụng hệ thống quản lý văn bản để giải quyết công việc nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ.
Sở cũng tích cực phối hợp với Viễn thông Phú Thọ xây dựng phần quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) Ioffice thống nhất, dùng chung cho toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã và hoàn thành kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia từ tháng 4/2019; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành thị trong việc thực hiện thí điểm gửi, nhận văn bản điện tử. Việc kết nối, liên thông phần mềm QLVB&ĐH điện tử tỉnh Phú Thọ với hệ thống Trục liên thông văn bản Quốc gia là điều kiện quan trọng bước đầu để triển khai thành công Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, Văn phòng UBND tỉnh đã triển khai thực hiện thí điểm ký số các văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia (trừ văn bản mật) giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện ký số các văn bản điện tử giữa Văn phòng UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị (trừ văn bản mật). 100% đơn vị cấp sở, cấp huyện đã triển khai đồng bộ hệ thống phần mềm QLVB&ĐH, đảm bảo kết nối liên thông văn bản 4 cấp từ trung ương đến tỉnh, xã, bước đầu triển khai gửi, nhận văn bản điện tử có ký số của các Bộ, ngành và thực hiện các giao dịch điện tử như: Kê khai thuế, kê khai BHXH…
Tính đến tháng 6/2019, toàn tỉnh đã thực hiện gửi, nhận 10.239 văn bản trên Trục liên thông văn bản Quốc gia; trên 90.500 văn bản được thực hiện gửi, nhận, xử lý trên hệ thống QLVB&ĐH. Hiện có 96% cán bộ công chức cấp sở và trên 88% cán bộ công chức cấp huyện được cấp tài khoản sử dụng phần mềm. Tỷ lệ văn bản đi, đến được số hóa trên phần mềm đạt 85%; 76,85% văn bản đi, đến được lãnh đạo đơn vị xét duyệt, chỉ đạo, giao việc trên phần mềm.
Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số cho 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 80% UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tính pháp lý của văn bản điện tử khi gửi, nhận. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý, tra cứu văn bản đi đến, tiết kiệm thời gian và chi phí giấy tờ, giảm thời gian xử lý công việc, mà còn giúp lãnh đạo kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công việc của cán bộ công chức, viên chức một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.
Tuy nhiên hiện nay tình trạng sử dụng văn bản giấy tờ vẫn còn; một bộ phận cán bộ công chức nhìn chung chưa chủ động khai thác sử dụng văn bản điện tử để nâng cao năng suất lao động.
Trong thời gian tới, để đảm bảo triển khai thành công Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, việc đẩy mạnh việc gửi, nhận văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục là bước triển khai quan trọng nhằm từng bước thay đổi phương thức làm việc truyền thống sang môi trường làm việc điện tử hiện đại, công khai, minh bạch, giảm giấy tờ, tiết kiệm chi phí, thời gian.
Ông Lê Quang Thắng – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Thời gian tới, Sở sẽ tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, duy trì, vận hành hệ thống QLVB&ĐH đảm bảo hoạt động ổn định, duy trì kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia, phục vụ tốt việc gửi, nhận văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sử dụng văn bản điện tử trong giải quyết công việc. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin cốt lõi, đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu của tỉnh với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ liên thông gửi, nhận văn bản điện tử.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Định Về Quản Lý Văn Bản Điện Tử Của Các Cơ Quan Nhà Nước trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!