Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Định Về Đầu Tư Còn Nhiều Bất Cập mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một số hạn chế, bất cập
Thứ nhất, theo Luật Đầu tư năm 2014, quy định giãn tiến độ đầu tư chỉ áp dụng “Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) hoặc quyết định chủ trương đầu tư,…” và việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh GCNĐKĐT. Do đó, đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT (theo Khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, thì Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư được xem như GCNĐKĐT) theo Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư năm 2005 (được cấp trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành) hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, nay nhà đầu tư có yêu cầu giãn tiến độ đầu tư hoặc điều chỉnh dự án đầu tư thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư lại không có cơ sở pháp lý thực hiện.
Bên cạnh đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư không được hướng dẫn cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn; do đó, thời gian qua, việc áp dụng quy định “Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư” theo Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014 còn vướng mắc, bất cập, không thống nhất. Đó là, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực hiện 01 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà đầu tư thực hiện 02 đến 03 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng. Hơn nữa, thời gian giãn tiến độ 24 tháng đối với một dự án đầu tư là tương đối dài, song thực tiễn trong công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,… của nhiều dự án phải kéo dài đến hơn 24 tháng. Do đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư như trên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giảm hiệu quả dự án đầu tư.
Thứ hai, Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ (Nghị định 118) quy định “Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 33 Nghị định này tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…”. Như vậy, khi được cấp GCNĐKĐT thì “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…” còn giá trị pháp lý hay không? Nếu còn, thì được sử dụng như thế nào? Còn không còn giá trị pháp lý thì có bị thu hồi không? Và cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền thu hồi trong khi hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay hướng cụ thể.
Thứ ba, nhiều quy định về đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 không thống nhất, chồng chéo với Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. 1. Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư dự án; trong khi đó, thủ tục, hồ sơ yêu cầu quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014 lại không yêu cầu cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì sự không thống nhất này, thời gian qua có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau:
Ý kiến thứ nhất, xét về quy định thủ tục hành chính, luật chuyên ngành về đầu tư, thì việc cấp GCNĐKĐT theo Luật Đầu tư năm 2014 tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiệt hại, rủi ro về tài chính cho nhà đầu tư vì nếu thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền thì nhà đầu tư phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để có báo cáo tác động môi trường, song không phải nhà đầu tư nào cũng nhận được quyết định chủ trương đầu tư (chấp thuận đầu tư). Với ý kiến này, việc yêu cầu phê duyệt báo cáo tác động môi trường trước khi quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là không hợp lý.
Ý kiến thứ hai, tuy việc bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT gây bất lợi cho nhà đầu tư khi dự án không được chấp thuận, song nhiều dự án đầu tư hiện nay gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy để lường trước tác động của dự án đầu tư với môi trường cần thiết phải bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT và để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Với ý kiến này, Luật Đầu tư năm 2014 không phù hợp, thiếu tính thống nhất với quy định tại Khoản 2 Điều Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
2. Hiện nay, vị trí đặt các dự án hầu hết do nhà đầu tư đề xuất; do vậy, nếu các dự án đặt ở vị trí đúng với vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đó thì việc chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất phù hợp với Điều 52 Luật Đất đai năm 2013. Song, đối với các dự án đặt ở vị trí không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý về đất đai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư do phải cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Theo Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118 thì đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh (như Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp cấp tỉnh) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng để điều chỉnh GCNĐKĐT hoặc trình UBND cấp tỉnh đối với trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo Điều 50, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ thì đối với dự án bất động sản (đô thị mới, phát triển nhà ở), Sở Xây dựng là cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển nhượng. Đây là một bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý về đầu tư.
Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện:
Một là, quy định về giãn tiến độ đầu tư là một quy định mới, việc áp dụng thời gian qua còn nhiều bất cập cần được hướng dẫn cụ thể; do đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về giãn tiến độ đầu tư, trong đó bổ sung các trường hợp không cần cấp GCNĐKĐT vẫn được thực hiện giãn tiến độ; quy định cụ thể số lần giãn tiến độ và tổng thời gian tối đa giãn tiến độ cho phù hợp với từng loại dự án cụ thể. Bên cạnh đó, hướng dẫn cụ thể cách điều chỉnh dự án đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT.
Hai là, đối với các trường hợp cấp GCNĐKĐT theo Khoản 1 Điều 62 Nghị định 118, khi cấp GCNĐKĐT, cơ quan đăng ký đầu tư cấp cần thu hồi “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…” để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý về đầu tư, trách việc tồn tại nhiều loại giấy tờ trong một dự án đầu tư cùng phát sinh giá trị pháp lý khi giao dịch (chuyển nhượng). Ba là, rà soát các quy định về đầu tư được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo. Đặc biệt, trước hết bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014); quy định các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất theo pháp luật về đất đai; sửa đổi, bổ sung chủ thể tiếp nhận, thực hiện hoặc tham mưu thực hiện việc cấp GCNĐKĐT, quyết định chủ trương đầu tư tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ phù hợp với Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118.
Trước thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế (WTO, TPP,…), các quy định về đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn bộc lộ những bất, hạn chế và chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước là điều tất yếu, song việc nghiên cứu, trao đổi các quy định về đầu tư là trách nhiệm của mỗi công dân để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư./.
Theo Moj.gov.vn
Nhiều Bất Cập Trong Dự Thảo Nghị Định Hướng Dẫn Thi Hành Của Luật Đầu Tư 2022
Theo văn bản góp ý của HoREA, một số quy định trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đang chưa chính xác, dễ gây chồng chéo với các luật khác.
Theo văn bản góp ý của HoREA, một số quy định trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đang chưa chính xác, dễ gây chồng chéo với các luật khác.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Nhiều nội dung dẫn đến chồng chéo
Cụ thể, theo góp ý của HoREA, điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020, quy định: “d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác”.
Nhưng, điểm đ Khoản 1 Điều 23 “Dự thảo Nghị định” lại quy định “đ) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác mà không yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng”.
Hiệp hội nhận thấy, nội dung “mà không yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng” trên là một quy định thêm mới, hoàn toàn khác và không phù hợp với quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nên cần phải được lược bỏ.
Một số quy định cần được lược bỏ để tránh gây chồng chéo, ách tắc các dự án (ảnh:The Arena)
Bởi lẽ, trên thực tế hầu hết các dự án đầu tư sử dụng đất nông nghiệp, sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đều thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thành đất phi nông nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, cũng đều phải thực hiện thủ tục “chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng” từ đất nông nghiệp thành đất ở phù hợp với quy hoạch để thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, điểm b Khoản 2 Điều 29 “Dự thảo Nghị định” quy định các trường hợp dự án đầu tư có đề nghị giao đất, cho thuê đất không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó có trường hợp “nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thuê quyền sử dụng đất; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” chưa phù hợp với nội dung điểm a Khoản 2 Điều 29 “Dự thảo Nghị định”, quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với “Dự án đầu tư có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Bởi, sau khi “nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thuê quyền sử dụng đất; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” để thực hiện dự án đầu tư, thì có 02 trường hợp xảy ra: (i) Dự án tiếp tục sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất cũ; (ii) Dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, nên cần bổ sung thêm cụm từ “mà không yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất” vào nội dung điểm b, để đảm bảo sự phù hợp với nội dung điểm a Khoản 2 Điều 29.
HoREA cũng cho biết, Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư nhưng Dự thảo Nghị định chưa quy định thực hiện bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ và chế định bảo lãnh ngân hàng đã được quy định cụ thể trong Luật các tổ chức tín dụng và văn bản dưới luật.
Doanh nghiệp có vốn ngoại bị hạn chế quyền tiếp cận thị trường
Không những vậy, theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, dự thảo nghị định trên đang khiến “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” bị hạn chế quyền tiếp cận thị trường đối với “hoạt động nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để giải phóng mặt bằng tạo lập quỹ đất dự án đầu tư”. Về bản chất là “hạn chế quyền” của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, phù hợp với yêu cầu đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định “1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Nhưng, Khoản 1 Điều 15 “Dự thảo Nghị định” quy định nguyên tắc áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, tại “Dự thảo Mục A Phụ lục I” quy định “Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài” không quy định “hoạt động nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để giải phóng mặt bằng tạo lập quỹ đất dự án đầu tư” thuộc “ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài”.
Đề nghị bổ sung quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định cụ thể các khu vực đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, mà nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện dự án”.
Ngoài ra, theo ông Lê Hoàng Châu, nên rút ngắn thời hạn thụ lý hồ sơ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo hướng áp dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn (Big Data). Đồng thời, cần quy định trường hợp không chấp thuận điều chỉnh dự án đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền phúc đáp cho nhà đầu tư nêu rõ lý do không chấp thuận.
Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị làm rõ một số nội dung, từ ngữ để thống nhất văn bản, tránh trường hợp gây chồng chéo và khiến cơ quan thực hiện lúng túng như nhiều Nghị định đã mắc phải.
Cập Nhật Quy Định Về Luật Đầu Tư Eb5
Dự luật mới về Khu Vực Chính cho đầu tư EB5 – Không thể chờ giải quyết DACA, Hành Pháp muốn đưa lên Tối Cao Pháp Viện
Sở di trú Hoa Kỳ đã phổ biến biểu đồ thời gian cho hai quy định về luật đầu tư EB5 đang được khai triển.
Chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề thứ nhất vì đây là một phần quan trọng ở giai đọan Luật Sau Cùng. Nếu nó thực sự trở thành Luật Sau Cùng trong tháng 11 năm 2018 thì có thể sẽ có hiệu lực trước cuối năm nay. Ngày hiệu lực thường xảy ra ít nhất là 30 ngày sau khi Luật Sau Cùng được công bố.
Theo bản dự thảo luật kể trên, sau đây là những điểm chính:
Tăng tiền đầu tư tối thiểu: lên 1 triệu 800 ngàn Mỹ kim hoặc 1 triệu 350 ngàn Mỹ kim ở những vùng TEA. Bộ Nội Vụ chứ không phải là các tiểu bang sẽ có trách nhiệm họach định những vùng nào là TEA.
2. Cho phép giữ Ngày Ưu Tiên. Trong một số trường hợp, một nhà đầu tư có đơn đầu tư I-526 từng được chấp thuận có thể chọn việc nộp một đơn đầu tư I-526 mới mà vẫn có thể giữ Ngày Ưu Tiên ban đầu.
Người hôn phối và các con có thể nộp đơn I-829 để xin Thẻ Xanh vĩnh viễn, mặc dù không có tên trong đơn của người đầu tư chính.
Chúng ta không thể biết chắc chắn về những quy định này cho đến khi biết về Luật Sau Cùng trong tháng 11. Nhưng ta có thể biết chắc là các nhà đầu tư nào đã nộp đơn trước khi Luật Sau Cùng được công bố sẽ vẫn được áp dụng luật hiện nay.
Sở Di Trú tin rằng luật đầu tư EB5 sẽ là một thị trường lớn mạnh trong năm 2019 và sau đó.
Trong tài khóa 2015, 240 nhà đầu tư Việt Nam đã nộp đơn cho chương trình đầu tư EB5. Con số đã tăng lên 404 người trong năm 2016 và 523 người trong tài khóa 2017. Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018, các nhà đầu tư Việt Nam đã nhận được 658 chiếu khán (visa) EB5. Các nhà đầu tư chính chiếm 171 chiếu khán trong tổng số chiếu khán kể trên, và số 487 chiếu khán còn lại là của các thành viên trong gia đình của họ. Thông thường một nhà đầu tư có ít nhất 2 hoặc 3 thành viên gia đình.
Các nhà đầu tư Việt Nam phải chờ đợi thủ tục duyệt xét bao lâu?
Câu trả lời đúng và ngắn gọn là không ai có thể nói chắc về việc này. Các luật sư di trú Mỹ và Việt Nam luôn có những tiên đoán khác nhau – từ 2 năm, 2 năm rưỡi đến 6 năm. Trong tháng Tám 2018, hạn chót duyệt đơn xin đầu tư của người Việt Nam là tháng Tám 2014; có nghĩa là Sở Di Trú USCIS sẽ duyệt xét những đơn nộp trước tháng Tám 2014. Nhưng trong tháng Mười 2018, ngày này được đổi sang tháng Giêng năm 2016. Vì thế, chúng ta có thể thấy sự thay đổi rất bất thường.
Lời khuyên căn bản vẫn là nên nộp đơn xin đầu tư càng sớm càng tốt để lấy Ngày Ưu Tiên. Ðừng nên phí công tiên đoán về thời gian phải chờ đợi, vì điều đó lệ thuộc vào chính những người nộp đơn. Ðôi khi nhu cầu chiếu khán bị ảnh hưởng do những người bị từ chối, bỏ cuộc, qua đời hoặc ly hôn.
Sau cùng, nếu quy định thay đổi để cho phép tất cả thành viên gia đình của người đầu tư được gộp chung trong một chiếu khán thì thời gian chờ đợi có thể sẽ được giảm xuống rất nhiều.
Không thể chờ giải quyết DACA, Hành Pháp muốn đưa lên Tối Cao Pháp Viện
Chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người (Ðến Mỹ Bất Hợp Pháp) Từ Thơ Ấu (tức chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals – DACA) đã được thành lập từ sáu năm trước và cho phép những di dân trẻ không có giấy tờ hợp pháp được sống, làm việc và đi học hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Hành Pháp nói rằng tòa phúc thẩm liên bang tại San Francisco đã kéo dài quá lâu để quyết định xem liệu Tổng Thống có quyền ngưng chương trình DACA hay không, theo đó chính phủ có thể chấm dứt việc bảo vệ hợp pháp hàng trăm ngàn thanh thiếu niên di dân không có giấy tờ hợp lệ, từng được gọi là Những Người Mơ Ước (Dreamers).
Nếu Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền 9 không đưa ra quyết định vào ngày 31 tháng 10 thì hành pháp Trump sẽ đi thẳng lên Tối Cao Pháp Viện để xin quyết định.
Vào tháng Hai vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã từ chối nghe điều trần kháng cáo của hồ sơ nói trên. Họ nói rằng Tòa Rộng Quyền 9 sẽ “tiến hành nhanh hơn việc quyết định về hồ sơ này”. Nhưng điều đó không xảy ra mặc dù Tòa Phúc Thẩm đã nghe tranh luận của hai bên trong tháng Năm vừa qua.
Tương tự, có tin đồn rằng Tổng thống sẽ để chương trình DACA được tiếp tục nếu Quốc hội Hoa Kỳ cho ông 5 tỉ Mỹ kim xây tường biên giới phía Nam.
LMH
– Hỏi: Trong năm 2018, có 658 chiếu khán đầu tư EB5 được cấp ở Việt Nam, nhưng chỉ có 171 người đầu tư EB5 thôi. Tại sao lại như vậy?
– Đáp: Ðiều này có nghĩa là mỗi người trong số 171 người đầu tư sẽ đến Hoa Kỳ với hai hoặc ba thành viên trong gia đình. Ðiều này cũng có nghĩa là 487 chiếu khán được cấp cho các thành viên trong gia đình của người đầu tư sẽ được trừ vào tổng số 700 chiếu khán EB5 dành cho Việt Nam mỗi năm. Hy vọng rằng trong tương lai luật sẽ thay đổi để một chiếu khán đầu tư EB5 sẽ bao gồm người đầu tư, người hôn phối và con cái của họ.
Đbqh Chỉ Ra Bất Cập Của Luật Quy Hoạch, Bộ Kế Hoạch &Amp; Đầu Tư Nói Gì?
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, Luật Quy hoạch chỉ rõ cách xử lý của các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 1/1/2019 (ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực). Cụ thể, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch; trường hợp nội dung của quy hoạch đó không phù hợp thì điều chỉnh theo Luật Quy hoạch.
Quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đã được quyết định hoặc phê duyệt hết hiệu lực chậm nhất là ngày 31/12/2018. Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được lập, thẩm định trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực mà chưa được quyết định hoặc phê duyệt sẽ làm theo quy định của Luật Quy hoạch. Với các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch đã được công bố trước đó được thực hiện đến hết thời hạn của dự án.
“Nguyên nhân của việc các dự án ách tắc không phải do Luật Quy hoạch mà do hai nguyên nhân. Thứ nhất, là việc chậm ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành luật nên chưa kịp có bản quy hoạch mới thay thế ngay khi luật có hiệu lực. Tiếp theo là do cơ quan chức năng yêu cầu bộ ngành muốn điều chỉnh quy hoạch phải tuân theo quy trình của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, bộ ngành không muốn thực hiện theo quy trình nên cho rằng kéo dài thời gian, gây ách tắc”, ông Các cho biết.
Cần sự vào cuộc của tất cả bộ ngành, địa phương
Theo lãnh đạo Vụ quản lý quy hoạch (Bộ KH&ĐT), đến nay, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch đã được Chính phủ, Bộ KH&ĐT ban hành. Các bộ ngành, địa phương cần bắt tay vào xây dựng, triển khai xây dựng các quy hoạch mới theo luật.
“Đã có nghị định, thông tư, địa phương và bộ ngành nên tập trung vào việc xây dựng các quy hoạch theo quy định của luật để phục vụ cho điều hành phát triển trong thời gian tới”, lãnh đạo Vụ Quy hoạch kiến nghị.
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, với trường hợp ách tắc các dự án đầu tư như kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ đã có văn bản đề nghị Quốc hội cho phép ra nghị quyết về việc kéo dài thời hạn thực hiện. Điều này nhằm phù hợp với những phát sinh trong quá trình điều hành kinh tế xã hội, đảm bảo yêu cầu phát triển từ giờ đến năm 2020.”Có một số trường hợp đặc biệt được chuyển tiếp như quy hoạch sử dụng đất của địa phương… Tuy nhiên, các quy hoạch được chuyển tiếp phải đáp ứng nguyên tắc nhất định để đảm bảo tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển”, ông Nguyễn Quang Các cho biết.
Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng kinh tế Quốc dân (Bộ KH&ĐT) nhìn nhận, việc triển khai Luật Quy hoạch sẽ gặp nhiều thách thức. Bởi đồng loạt cả nước hơn 60 tỉnh thành phố và 30 bộ ngành cùng xây dựng quy hoạch sẽ khiến khối lượng công việc rất lớn.
Đại diện Bộ KH&ĐT cũng cho biết, thực trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm chủ yếu do thủ tục của dự án phức tạp.
Ngọc Linh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Định Về Đầu Tư Còn Nhiều Bất Cập trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!