Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Chế Tiếp Nhận, Xử Lý, Phát Hành Và Quản Lý Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan, Tổ Chức Thuộc Thành Phố Hà Nội mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày 12-6-2020 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố Hà Nội. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Theo quy chế, văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy; chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật…
Việc tiếp nhận, phát hành văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ. Tất cả văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố được phát hành, tiếp nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành, trừ các trường hợp bên gửi và bên nhận chưa đáp ứng các yêu cầu vể hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để nhận, gửi văn bản điện tử.
Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện tử nếu văn bản điện tử đó không đảm bảo nguyên tắc, yên cầu về phát hành, tiếp nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó, đồng thời bên nhận phản hổi cho bên gửi được biết thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành hoặc hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử Thành phố.
Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử là văn bản điện tử phải được đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình phát hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ. Văn bản điện tử phải được phát hành ngày trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
Các loại văn bản điện tử không gửi kèm bản giấy gồm: Văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết của HĐND thành phố, cấp huyện, cấp xã; quyết định của UBND thành phố, cấp huyện, cấp xã); văn bản hành chính (nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự thảo, báo cáo, tờ trình, công văn, công điện, giấy ủy quyền, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo…)
Đơn vị quản lý hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử Thành phố, các đơn vị quản lý hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố phải xác định, phê duyệt cấp độ và tổ chức phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật.
Trang Nhung
Tin Bài
Quy Chế Tiếp Nhận, Xử Lý, Phát Hành Và Quản Lý Văn Bản Điện Tử Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 15/01/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 04/2020 về Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Quy chế này quy định về việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử thông qua kết nối, liên thông trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Không áp dụng quy chế này đối với việc gửi, nhận văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật và trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản phải sử dụng văn bản giấy để thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
Tất cả văn bản đến cơ quan, tổ chức phải được đăng ký vào hệ thống. Số đến của một văn bản đến là duy nhất trong hệ thống quản lý văn bản đến của cơ quan, tổ chức. Xác nhận văn bản đến đúng địa chỉ. Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết văn bản đến của cơ quan, tổ chức tiếp nhận văn bản. Giải quyết văn bản đến kịp thời, đúng thời hạn quy định.
Việc tiếp nhận văn bản điện tử đến phải kiểm tra chữ ký số theo quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận văn bản điện tử có trách nhiệm phản hồi theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 28/2018 ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Tất cả văn bản đi của cơ quan, tổ chức phải được đăng ký vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Số của một văn bản đi là duy nhất trong hệ thống quản lý văn bản đi của cơ quan, tổ chức. Xác nhận văn bản đi được gửi đến đúng địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng và thẩm quyền giải quyết. Văn bản đi thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và hướng dẫn của Bộ chủ quản. Bảo đảm văn bản được chuyển giao toàn vẹn, an toàn trong môi trường mạng.
Ban hành văn bản điện tử, người có thẩm quyền ký ban hành văn bản ký số trên văn bản điện tử theo quy định và chuyển văn thư cơ quan để làm thủ tục phát hành văn bản. Văn thư cơ quan cấp số, ngày, tháng, năm vào dự thảo văn bản bằng chức năng của hệ thống; in và đóng dấu của cơ quan để lưu tại văn thư 01 bản và số lượng bản giấy phải phát hành đến các đối tượng, ký số của cơ quan, phát hành văn bản điện tử và cập nhật các trường thông tin vào hệ thống theo quy định
Trường hợp cơ quan, tổ chức ban hành văn bản giấy, văn thư cơ quan thực hiện số hóa văn bản giấy theo quy định, thực hiện ký số của cơ quan và phát hành văn bản số hóa.
Tất cả văn bản điện tử đi, đến đã được ký số theo quy định của pháp luật, được gửi, nhận thông qua phần mềm quản lý văn bản phải có nội dung trùng khớp với văn bản giấy đã được ký đóng dấu ban hành của các cơ quan gửi văn bản. Trường hợp có quy định của Chính phủ về công tác văn thư, lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu điện tử mà không cần lưu trữ văn bản giấy thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nội dung thông tin của văn bản điện tử được gửi, nhận trên phần mềm quản lý văn bản bao gồm nội dung của văn bản điện tử đó và toàn bộ nội dung hồ sơ, tài liệu được gửi kèm theo. Phần mềm quản lý văn bản phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định của văn bản điện tử.
Việc tổng hợp, trích xuất thông tin, dữ liệu về tình hình, kết quả gửi, nhận văn bản điện tử của các cơ quan nhà nước được thực hiện tự động trên phần mềm quản lý văn bản.
Hồ sơ điện tử được tạo lập phải đảm bảo yêu cầu chung của việc lập và quản lý hồ sơ; bảo đảm tính xác thực của văn bản, tài liệu trong hồ sơ và bảo đảm an toàn trong hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Việc nộp lưu, quản lý hồ sơ điện tử tại Lưu trữ cơ quan và hủy tài liệu điện tử hết giá trị được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ.
Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, đưa hồ sơ về chế độ quản lý “Hồ sơ lưu trữ điện tử” trong hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25/01/2020.
Cổng Giao Tiếp Điện Tử Thành Phố Hà Nội
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội bị khiển trách vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp (00:00 07/07/2004)
Theo luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, chiều 6-7, Đoàn Luật sư Hà Nội đã quyết định áp dụng hình thức khiển trách đối với luật sư Nguyễn Văn Chiến – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội do đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Phong, bị Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đưa ra xét xử ngày 27-5-2004 về tội đánh bạc.
Trước ngày xét xử, Nguyễn Minh Phong (SN 1973, trú tại 14 Thi Sách, quận Hai Bà Trưng) đã có đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng để tố cáo luật sư Chiến đã “gợi ý” Phong chi 5000 USD để luật sư “chạy” cho Phong được hưởng án treo, nếu không nộp tiền chạy án, Phong sẽ bị xử với mức án nặng. Bằng chứng mà Phong đưa ra là một đĩa CD ghi âm nội dung cuộc nói chuyện giữa Phong và luật sư Chiến ngày 20-5. Tuy nhiên, khi Đoàn Luật sư Hà Nội yêu cầu bị cáo xuất trình bản gốc của cuốn băng trên thì bị cáo không xuất trình mà giải thích là đã nộp cho cơ quan điều tra Công an quận Hoàn Kiếm. Trước lời cáo buộc của thân chủ, luật sư Chiến đã khẳng định: đơn tố cáo của Phong là hoàn toàn sai sự thật. Ông Chiến giải thích, ông có nói chuyện với thẩm phán trực tiếp xét xử vụ án trên nhưng chỉ ở góc độ công việc và ông cũng không chủ động yêu cầu đòi hỏi lợi ích vật chất nào khác từ phía thân chủ của mình. Ngay khi sự việc xảy ra, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội đã yêu cầu ông Chiến viết đơn giải trình toàn bộ sự việc. Sau khi xem xét, xác minh, đánh giá, Đoàn Luật sư Hà Nội đã kết luận: không có đủ căn cứ để tin rằng luật sư Chiến đã đòi hỏi Phong đưa tiền để “chạy án” như Phong đã tố cáo. Luật sư Chiến đã thực hiện đầy đủ hợp đồng dịch vụ bào chữa cho Phong. Tuy nhiên, luật sư Chiến cũng tự nhận mình có thiếu sót khi không kiểm tra, đôn đốc nhân viên đến Viện kiểm sát làm việc, đọc hồ sơ… Do vậy, Đoàn luật sư Hà Nội đã thống nhất áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với luật sư Chiến do vi phạm Quy tắc 5, chương II, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
Quy Định Về Quản Lý Văn Bản Điện Tử Của Các Cơ Quan Nhà Nước
Tại Mục 2 Chương 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, có quy định về quản lý văn bản điện tử như sau:
Điều 35. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
1. Văn bản điện tử phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước.
2. Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử nếu văn bản đó có thông tin về người gửi, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản.
Điều 36. Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử
1. Thời điểm gửi một văn bản điện tử tới cơ quan nhà nước là thời điểm văn bản điện tử này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.
2. Cơ quan nhà nước được Chính phủ giao trách nhiệm có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin bảo đảm xác định thời điểm nhận và gửi văn bản điện tử. Thời điểm nhận là thời điểm văn bản điện tử nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định.
Điều 37. Thông báo nhận được văn bản điện tử
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay bằng phương tiện điện tử cho người gửi về việc đã nhận văn bản điện tử sau khi xác nhận được tính hợp lệ của văn bản đó.
Điều 38. Tiếp nhận văn bản điện tử và lập hồ sơ lưu trữ
1. Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước phải được sao lưu trong hệ thống lưu trữ điện tử.
2. Việc sao lưu hoặc biện pháp tiếp nhận khác phải chỉ ra được thời gian gửi và kiểm tra được tính toàn vẹn của văn bản điện tử.
3. Văn bản điện tử của cơ quan nhà nước phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ theo cách bảo đảm chính xác thực, an toàn và khả năng truy nhập văn bản điện tử đó.
Điều 39. Xử lý văn bản điện tử
Cơ quan nhà nước có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật đối với văn bản điện tử nếu thấy cần thiết để làm cho văn bản điện tử đó dễ đọc, dễ lưu trữ và để phân loại nhưng bảo đảm không thay đổi nội dung văn bản điện tử đó.
Điều 40. Sử dụng chữ ký điện tử
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm sử dụng chữ ký điện tử để xác nhận văn bản điện tử cuối cùng.
2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Chế Tiếp Nhận, Xử Lý, Phát Hành Và Quản Lý Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan, Tổ Chức Thuộc Thành Phố Hà Nội trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!