Đề Xuất 6/2023 # Quy Chế Lương, Thưởng, Phụ Cấp Cho Người Lao Động # Top 10 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Quy Chế Lương, Thưởng, Phụ Cấp Cho Người Lao Động # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Chế Lương, Thưởng, Phụ Cấp Cho Người Lao Động mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CÔNG TY ABC                                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                                                           Hà Nội, Ngày ……….tháng ………. năm

QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Ban hành quy chế lương thưởng, chế độ cho cán bộ, CNV)

– Căn cứ chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… ;

– Căn cứ vào điều lệ hoạt động của Cty …… …

– Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của Công ty;

QUYẾT ĐỊNH

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích

– Việc trả lương, trả thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Đảm bảo đời sống cho CNV Công ty yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của CNV Công ty. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động.

Điều 2: Căn cứ theo:

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp – Luật số 68/2014/QH13;

– Căn cứ Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13.

– Căn cứ Nghị định số 122/2015/NĐ-CP.

– Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty ABC.

– Căn cứ vào biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 01/01/2016 về việc thông qua quy chế trả lương, thưởng của công ty.

– Căn cứ vào chức năng, quyền hạn của Giám đốc công ty.

Điều 3: Những nguyên tắc trả lương

3.1: Nguyên tắc chung

1. Quy chế trả lương, thưởng phải được sự thống nhất của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và giám sát thực hiện.

2. Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động – Thương binh xã hội TP Hà Nội thừa nhận, bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy chế này.

3. Công ty vận dụng Nghị định Số 122/2015/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng để xếp lương cơ bản cho người lao động.

4. Trong mọi trường hợp chưa quy định trong quy chế này sẽ thực hiện quy định của Nhà nước về chính sách tiền lương, tiền công.

3.2. Nguyên tắc phân phối :

1. Việc phân phối tiền lương, gắn liền với năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và các cá nhân người lao động theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Việc trả lương cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của đơn vị và mức độ đóng góp của người lao động theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo  công việc đó, chức vụ đó. Khi thay đổi công việc , thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới.

3. Khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì tiền lương của người lao động tăng theo hiệu quả thực tế phù hợp với Quỹ tiền lương thực hiện được giám đốc phê duyệt.

Điều 4: Đối tượng áp dụng

– Quy chế này được áp dụng cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng tại công ty ABC.

CHƯƠNG II : HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:

1. Phân loại:

-  Trả lương theo THỜI GIAN: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ ngày làm việc thực tế của tháng.  Lương thời gian áp dụng cho nhân viên văn phòng và CNV làm việc hành chánh tại các bộ phận khác.

– Trả lương SẢN PHẨM: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.

–  Trả lương KHOÁN: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng  công việc phải hoàn thành.  Mức lương khoán áp dụng cho các cấp quản lý của công ty.

-  Mức lương THỬ VIỆC: 85% lương tối thiểu của công ty.

2. Cách tính lương của các hình thức trả lương:

2.1. Tính lương sản phẩm : 

– Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng sản phẩm đạt chất lượng và đơn giá sản phẩm của người lao động.

–  Đơn giá sản phẩm do Trưởng bộ phận sản xuất duyệt. Trường hợp sản xuất mã hàng mới thì đơn giá sản phẩm được nhân thêm 20 %.

– Số công đọan dùng để xác định lương được tính trên cơ sở phiếu báo công đoạn của CNV, có xác nhận của Trưởng bộ phận trực tiếp. Tổng số lượng của các CNV làm trong cùng một công đoạn không được vượt quá tổng số công đoạn theo quy trình sản xuất.

– Ngoài ra người lao động còn được hưởng mức hỗ trợ những sản phẩm / công đoạnkhông xác định được người làm.

– Mức hỗ trợ được tính bằng tổng tiền hỗ trợ chia cho tổng công và nhân với số công tương ứng của mỗi CNV.

– Tổng tiền hỗ trợ bằng tổng sản phẩm / công đoạn không xác định người làm nhân với đơn giá sản phẩm / công đoạn.

2.2.  Tính lương thời gian, khoán :

– Lương thời gian bằng mức lương cơ bản chia cho số ngày hành chánh trong tháng nhân với thời gian làm việc (tăng ca bình thường x 1.5, tăng ca chủ nhật x 2.0…).

– Tính lương khoán :  Hưởng nguyên mức lương khoán trường hợp người hưởng lương khoán nghỉ trên 3 ngày/tháng thì thời gian vượt quá không được tính lương.

3.  Ngạch, bậc lương:

– Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng cho công nhân viên toàn công ty là mức lương 3.100.000 VNĐ/tháng, trong trường hợp công nhân viên làm đủ số ngày công trong tháng.

– Công ty chia làm 02 ngạch là ngạch quản lý và ngạch nhân viên,

– Ngạch quản lý gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng 1, Trưởng phòng 2 , Phó phòng 1, Phó phòng 2, Tổ trưởng – Tổ phó – Cửa hàng trưởng.

– Ngạch nhân viên gồm 5 mức nhân viên khác nhau.

– Trưởng phòng loại 1 là Trưởng phòng bán hàng

– Trợ lý Giám đốc, Trưởng phòng loại 2 là Trưởng phòng nhân sự, tài chính kế toán.

– Nhân viên loại 1 là: Thư ký Giám đốc, kế toán tổng hợp. Gồm 10 bậc lương.

– Nhân viên loại 2 là: nhân viên kế toán, nhân viên nhân sự, nhân viên kinh doanh.

– Đối với nhân viên kinh doanh, trong trường hợp hưởng theo % doanh thu thì chỉ áp dụng mức 50 % lương theo bậc. Gồm 10 bậc lương.

– Nhân viên loại 3 là: Thư ký hành chánh, tiếp tân, gồm 10 bậc lương.

– Nhân viên loại 4 là: nhân viên giao nhận, nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng, chỉ có 7 bậc lương.

– Đối với nhân viên bán hàng, trong trường hợp hưởng theo % doanh thu thì chỉ áp dụng mức 50 % lương theo bậc.

– Nhân viên loại 5 là: nhân viên tạp vụ, chỉ có 7 bậc lương.

– Công ty chia bậc lương làm 12 loại, tương ứng khoảng 12 năm công tác. Định kỳ tăng lương của công ty mỗi năm 1 lần, mỗi lần tương ứng khoảng 10 %. Việc tăng lương ngoài khung do Ban giám đốc quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

– Nhân viên mới sẽ áp dụng bậc lương do Giám đốc quyết định tuỳ theo kết quả tuyển dụng, tuy nhiên thông thường, mức thử việc sẽ lấy tương ứng với bậc kinh nghiệm của ứng viên trừ đi 1 bậc.

Cụ thể áp dụng theo thang lương trong bảng sau: (Ví dụ nhé)

Đơn vị tính: Nghìn đồng

CHỨC DANHCÔNG VIỆC

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

01. Giám đốc- Mức lương

5.900

6.195

6.505

6.830

7.172

7.531

7.908

8.303

02. Phó Giám đốc - Mức lương

5.200

5.460

5.733

6.020

6.321

6.637

6.969

7.317

03. Kế toán trưởng- Mức lương

5.000

5.250

5.513

5.789

6.078

6.382

6.701

7.036

04. NV Kinh Doanh– Mức lương

3.500

3.700

3.900

4.200

4.500

4.800

5.200

5.600

CHƯƠNG III :  CÁCH TÍNH LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG

– Việc tính toán lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc trên thẻ chấm công, được đối chiếu với bảng chấm công khi cần thiết.

– Việc tính toán lương dựa trên nguyên tắc chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động đúng theo quy định.

– Người lao động được nhận phiếu lương chi tiết hàng tháng, được quyền đối chiếu với bảng lương tổng do Trưởng bộ phận trực tiếp giữ (bản copy).

– Tiền lương trả cho người lao động. Mỗi tháng một lần, vào ngày 05 đến ngày 10 của tháng. Đối với  lương sản phẩm, được trả làm hai lần (mỗi lần trả sau khi kết toán số lượng vào ngày 15, ngày 30 của tháng, lương sản phẩm được trả chấm nhất không quá 7 ngày sau ngày kết toán.

CHƯƠNG IV: CHẾ ĐỘ VÀ THỦ TỤC XÉT NÂNG LƯƠNG

1. Về chế độ xét nâng lương : Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương cho CNV một lần vào tháng thứ 04 của năm.

2. Niên hạn và đối tượng được trong diện xét nâng lương: Cán bộ CNV đã có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương( kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới ) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm Nội qui lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng vănm bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện  xét. Năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.

3. Việc nâng lương đột xuất thực hiện đối với CNV làm việc tốt, xuất sắc nhiệm vụ được giao, do Trưởng bộ phận đề xuất.

4. Thủ tục xét nâng lương : Đến, ký xét duyệt nâng lương. Phòng HCNS ra soát và tổng hợp danh sách Cán bộ CNV đã đủ niên hạn nâng lương. Gởi danh sách xuống các đơn vị, để tham khảo ý kiến của Lãnh đạo cơ sở. Sau đó, phòng HCNS lập biểu, trình Ban lãnh đạo Công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, phòng HCNS thảo Quyết định trình Giám đốc ký chính thức, và mời CNV có tên được nâng lương để trao Quyết định. Đối với CNV chưa đuợc xét nâng lương thì giải thích để CNV yên tâm.

5. Mức nâng của mỗi bậc lương từ 10 % – 20 % mức lương hiện tại tuỳ theo kết quả kinh doanh của công ty trong năm.

 CHƯƠNG V : CÁC KHOẢN TIỀN PHỤ CẤP VÀ TRỢ CẤP

1.  PHỤ CẤP :

- Phụ cấp trách nhiệm:  Cấp quản lý được thưởng tiền trách nhiệm hàng tháng, mức thưởng là 10 % lương cơ bản.

–  Tiền công tác phí:

– CNV thường xuyên công tác ở ngoài thì được thưởng là: 200 000 đồng/tháng.

-  Đối với CNV không thường xuyên đi công tác thì được hưởng Công tác phí theo bảng công tác phí của Công ty. Cụ thể là:

– Đối với CNV đi công tác ngoài không thường xuyên thì  được phụ cấp (không áp dụng công tác nội bộ trong công ty):

+ 15000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều

+ 25 000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiềutừ 10 đến 20 km

+ 35 000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều từ 20 đến 30 km

+ 50 000 đồng/lần công tác tính trên quãng đưỡng 1 chiều từ 30km trở lên.

2. TRỢ CẤP :

1. Trợ cấp điện thoại: cấp cho CNV thường xuyên công tác ngoài để phục vụ cho công việc.

2. Tiền trợ cấp nghỉ việc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp 50% tiền  tháng lương theo tiền lương cơ bản tháng gần nhất.

3 Tiền trợ cấp nghỉ chờ việc:

– Trường hợp phải ngừng chờ việc không do lỗi của người lao động, Giám đốc Công Ty sẽ trợ cấp cho người Lao Động bằng 100 % mức lương quy định .

-  Nếu do lỗi của người lao động thì lúc đó người lao động không được trả lương .

4. Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:

–  Nghỉ lễ.

–  Bản thân kết hôn:   nghỉ  03 ngày .

– Con kết hôn :   nghỉ  01 ngày  .

– Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng ,vợ ), vợ hoặc chồng , con chết được  nghỉ  03 ngày .

-  Nghỉ phép. Người lao động thôi việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa được nghỉ hết số ngày phép năm thì sẽ được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ này . Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký HĐLĐ thì chưa được hưởng các chế độ của nhà nước quy định .

5. Các phúc lợi khác :

-         Bản thân người lao động kết hôn được mừng 200.000 đồng .

-         Cha mẹ hai bên, con, chồng, vợ chết được viếng 200.000 đồng .

-         Thiên tai, hỏa hoạn được trợ cấp: 300.000 đồng .

-         Trợ cấp khó khăn  (tùy hoàn cảnh từng người) Ban Giám Đốc trợ cấp từ 200.000 đến 500.000 đồng / người .

CHƯƠNG VI:  CHẾ ĐỘ THƯỞNG

1. Thưởng cuối năm:

-Hàng năm nếu Công Ty kinh doanh có lãi Công Ty sẽ trích từ lợi nhuận đễ thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.

-  Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.

– Được tính = tỷ lệ % * [tổng lương thực tế trong năm / 12 tháng].  Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình về tỷ lệ %, dự toán tổng tiền thưởng tháng lương 13 trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết.

2. Thưởng tuần: 

– Hàng tuần dựa trên việc đánh giá thực hiện công việc  của CNV Trưởng bộ phận sản xuất lập bảng đánh giá thực hiện công việc. Bảng đánh giá chuyển về Phòng HCNS xem xét, sau đó chuyển Giám đốc công ty duyệt làm căn cứ thưởng cho người lao động.

3. Thưởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày quốc khách, Tết Dương lịch:

–  Số tiền thưởng từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty.

– Phòng HCNS có trách nhiệm lập tở trình BGĐ về số tiền thưởng, dự toán tiền thưởng trình BGĐ trước 15 ngày so với ngày lễ tương ứng, lập danh sách CBCNV được thưởng trước 3 ngày so với ngày lễ tương ứng.

4. Thưởng thâm niên:

– Thâm niên được tính chi tiết tới từng tháng (nếu từ 15 ngày trở lên thì tính đủ tháng, nếu dưới 15 ngày thì không được tính đủ tháng.

–  Tiền thâm niên = số tháng thâm niên * số tiền thâm niên 1 tháng.

– Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình về số tiền thâm niên của 1 tháng, dự toán tổng tiền thâm niên trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết.

– Thưởng thâm niên được trả vào cuối năm ( Âm lịch).

5. Thưởng đạt doanh thu:

Phòng Kinh doanh đạt doanh thu do BGĐ giao được thuởng phần trăm doanh thu hàng tháng, trường hợp vượt doanh thu thì Phòng Kinh doanh làm tờ trình về việc đạt doanh thu, mức được hưởng cho từng CNV trình BGĐ duyệt và chuyển cho Phòng Kế toán trả cùng với lương tháng.

CHƯƠNG VII:  Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…../…/….

 Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

CHƯƠNG VIII: Các phòng, ban và toàn thể công nhân viên trong Công Ty ABC căn cứ Quyết định thi hành./.

Nơi nhận:                                                                                                                           Giám đốc

– Như điều 3 “để thi hành”

– Các TV HĐQT

– Lưu VT

Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh trong doanh nghiệp

bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh trong doanh nghiệp

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và các khóa học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khóa học này, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp.

Những Loại Phụ Cấp Lương Cho Người Lao Động Mới Nhất Hiện Nay

Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không? Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo? Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương?

Hiện nay để bảo vệ quyền lợi người lao động tham gia lao động pháp luật có đưa ra các quy định về mức phụ cấp trong công việc của từng nghành về, bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt làm việc. Vậy hiện nay có những loại phụ cấp nào cho người lao động?

Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.

Luật sư tư vấn các quy định về phụ cấp, trợ cấp cho người lao động: 1900.6568

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

+ Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.

+ Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.

+ Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.

+ Công ty rà soát, đánh giá tính chất lưu động đối với công việc để xác định mức phụ cấp lưu động, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.

+ Phụ cấp thu hút được áp dụng đối với người lao động đến làm ở vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, công trình cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà Nhà nước quy định có phụ cấp thu hút; nghề, công việc công ty cần thu hút lao động.

+ Công ty rà soát địa bàn, công trình, nghề, công việc cụ thể để xác định mức độ thu hút đối với người lao động và thiết kế mức phụ cấp, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 35% mức lương của chức danh hoặc công việc trong thang lương, bảng lương.

+ Phụ cấp thu hút được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Thời gian thực hiện từ 3 đến 5 năm, tùy thuộc vào điều kiện của địa bàn làm việc hoặc nghề, công việc được áp dụng.

+ Phụ cấp khu vực được xác định theo nơi làm việc của người lao động và tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp khu vực.

+ Phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) trong trường hợp công ty quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) hưởng lương chuyên môn, cộng phụ cấp chức vụ.

+ Công ty đánh giá yếu tố phức tạp công việc của chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này, so sánh tương quan với công việc chuyên môn, nghiệp vụ để xác định mức phụ cấp, bảo đảm cao nhất không vượt quá 15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương của lao động chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi thôi không giữ chức vụ từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ.

Như vậy, có 6 phụ cấp chính cho người lao động, mức phụ cấp cụ thể có sự thay đổi giữa các lĩnh vực khác nhau.

Thứ nhất, đối với mỗi đơn vị đều có quy chế riêng trong xây dựng thang bảng lương tuân theo những quy định chung của pháp luật. Việc lương của chị được xếp vào ngạch nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có vị trí công tác.

2. Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo

Tôi làm công ty được 2 năm được hưởng những chế độ như là tiền chuyên cần tiền đi lại và tiền phụ cấp ca 3. Đến cuối tháng 4 thì các khoản phụ cấp đó bị cắt mà không có thông báo gì về phía công ty. Vậy tôi xin hỏi luận sư về phía công ty tôi làm như vậy có đúng không .còn về phía lao động có quyền gì và phải làm sao ?

Thứ nhất, Điều 23 Bộ Luật lao động quy định nội dung hợp đồng lao động

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Theo đó, những chế độ như là tiền chuyên cần, tiền đi lại và tiền phụ cấp ca 3 được thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty.

Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể bao gồm:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Tóm lại, bạn phải căn cứ vào thỏa thuận trên hợp đồng lao động để đảm bảo được quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ lao động.

Thứ hai, nếu như hợp đồng có thỏa thuận về phụ cấp và công ty muốn cắt tiền phụ cấp thì phải thực hiện theo trình tự tại Điều 35 của Bộ Luật lao động thì Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được quy định như sau:

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp công ty có hành vi cắt giảm phụ cấp mà không thông báo thì bạn có thể hỏi lại cơ quan công đoàn cơ sở tại công ty để được giải đáp rõ ràng về quyền lợi. Nếu công ty có hành vi vi phạm hợp đồng thì bạn và những người lao động khác có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý của công ty.

Còn trong trường hợp bạn tăng ca thì công ty sẽ phải áp dụng quy định về làm thêm giờ như sau:

Bạn có thể tham khảo các quy định trên để bảo vệ quyền lợi của mình theo đúng quy định pháp luật.

3. Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương

Em xin chào luật sư, em xin hỏi tư vấn thêm câu nữa là: Hiện nay công ty em đang rà soát lại ngạch lương của công nhân. Công ty em vẫn đang áp dụng thang bảng lương theo nghị định 205 của chính phủ nhưng đến nay nghị định đó đã hết hiệu lực và Phòng nội vụ của huyện có hướng dẫn công ty xét lại ngạch công nhân theo nghị định 204. Vậy em muốn hỏi khi chuyển xếp ngạch lương lại cho công nhân thì dựa trên thông tư nào hướng dẫn ạ!

VD1: anh A năm 2014 được hưởng hệ số là 2,31. Theo lộ trình thì năm 2018 anh A mới được nâng lên hệ số 2,71. Nhưng khi chuyển xếp lại lương theo nghị định 204 thì cứ 2 năm được nâng hệ số. Vậy ngày 1/1/2017 chuyển xếp lại ngạch lương thì anh A sẽ được hưởng hệ số là bao nhiêu và mốc xét nâng lương được tính thời điểm nào ạ. VD2: Anh B đang hưởng hệ số cuối của bậc 7 công nhân là 4,4 theo nghị định 205, nhưng đến 1/1/2017 xếp lại theo nghị định 204 thì bậc cuối cùng là 3,63. Vậy e hỏi anh B sẽ chuyển xếp lương cũ thể như thế nào ạ? E kính mong luật sư tư vấn cụ thể cho em để em làm lại hệ số lương cho cán bộ công nhân viên không bị thiệt thòi và đúng pháp luật ạ! Em xin cảm ơn luật sư nhiều ạ.

Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013. Nghị định 49/2013/NĐ-CP có quy định hiệu lực thay thế Nghị định 205/2004/NĐ-CP, do đó, Nghị định 49/2013/NĐ-CP là nghị định thay thế cho Nghị định 205/2004/NĐ-CP chứ không sử dụng Nghị định 204/2004/NĐ-CP vì nghị định này quy định Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó Nghị định 49/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ các công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.

đ) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.”

Như vậy, các công ty nhà nước dựa theo sự bảo đảm hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty mà xây dựng thang bảng lương phù hợp dựa theo hướng dẫn của Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

Quy Định Về Tiền Lương Cho Người Lao Động Mới Nhất

Một trong những vấn đề người lao động quan tâm đó là tiền lương thực tế mà mình nhận được. Bộ luật lao động 2012 có đưa ra một số quy định về tiền lương cho người lao động mới nhất.

Khái niệm về tiền lương được quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012, được xác định là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

Việc quy định về tiền lương chi trả cho người lao động phải lưu ý đến một số vấn đề rút ra được từ các quy định của Bộ luật lao động 2012 như sau:

Thứ nhất, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Ở thời điểm hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2020 khi Nghị định 90/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thì mức lương tối thiểu vùng có sự thay đổi nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ hai, việc trả lương phải đầy đủ và đúng hạn

Người lao động được người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

– Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

– Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương hoặc tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất.

Thứ ba, căn cứ trả tiền lương trả cho người lao động

Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân.

Chi Lương Bổ Sung Cho Người Lao Động

– Ông Nguyễn Đức Hưng, trưởng phòng tổ chức – hành chính xí nghiệp, trả lời: Sau khi nhận được phản ánh của chị Liên, xét thấy yêu cầu được nhận lương bổ sung của chị Liên là hợp lý nên ban giám đốc xí nghiệp quyết định sẽ chi bổ sung khoản lương này cho chị Liên trong tháng 12-2014.

Không phải bồi thường chi phí đào tạo * Tôi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. Trong thời gian làm việc, tôi được cử đi đào tạo tại nước ngoài và có cam kết sẽ làm việc cho công ty ít nhất 4 năm. Nay tôi đã làm việc cho công ty được 3 năm nhưng sắp tới tôi phải chuyển về quê sinh sống nên không thể tiếp tục làm việc tại công ty. Tôi đã làm đơn xin nghỉ việc, báo trước 45 ngày nhưng công ty yêu cầu phải bồi thường chi phí đào tạo thì mới cho nghỉ việc… Lê Ngọc Thạch (Công ty TNHH Lâm Anh Phát; quận 7, TP HCM)

– Ông Trần Khánh Trọng, phó giám đốc công ty, trả lời: Qua trao đổi với cơ quan chức năng, công ty nhận thấy việc yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo chỉ được thực hiện khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Việc chấm dứt HĐLĐ của anh Thạch là đúng pháp luật nên công ty sẽ rút lại yêu cầu đòi bồi thường và sẽ giải quyết cho anh nghỉ việc.

Thanh toán tiền lương cho nhân viên * Tôi vào làm việc từ tháng 9-2013. Đầu tháng 11-2014, tôi xin thôi việc và được công ty đồng ý. Thế nhưng, công ty lấy lý do tôi chưa nộp lại hóa đơn bán hàng nên không thanh toán tiền lương tháng 10-2014 cho tôi, trong khi hóa đơn do nhân viên kinh doanh giữ chứ không phải tôi… Nguyễn Văn Nhân (Công ty TNHH Tấn Tiến, TP HCM)

– Bà Lê Thục Nhi, trưởng phòng kinh doanh, trả lời: Sau khi nhận được phản ánh, công ty đã kiểm tra, đối chiếu lại thông tin và nhận thấy phản ánh của anh Nhân là đúng sự thật. Do vậy, công ty sẽ thanh toán tiền lương tháng 10 cho anh Nhân vào ngày 15-12-2014.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Chế Lương, Thưởng, Phụ Cấp Cho Người Lao Động trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!