Đề Xuất 3/2023 # Quản Lý Và Lập Kế Hoạch Các Hoạt Động Y Tế # Top 4 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Quản Lý Và Lập Kế Hoạch Các Hoạt Động Y Tế # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quản Lý Và Lập Kế Hoạch Các Hoạt Động Y Tế mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quản lý và lập kế hoạch các hoạt động y tế

CHU TRÌNH QUẢN LÝ

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Khái niệm về kế hoạch

Xây dựng kế hoạch là một trong các chức năng cơ bản của quản lý, nhằm vạch ra những công việc (các hoạt động) sẽ thực hiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Lập kế hoạch trả lời câu hỏi sau:

Mục tiêu cần đạt là gì?

Nên làm những việc gì, làm như thế nào để có thể đạt được mục tiêu. – Làm khi nào?

Cần các nguồn lực như thế nào? Bao nhiêu?

Ai làm?

Làm ở đâu?

Xây dựng kế hoạch là quá trình bao gồm việc nghiên cứu đề xuất kế hoạch hoạt động với mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch đó dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính.

Mục đích của việc xây dựng kế hoạch là triển khai các chủ trương chính sách, kế hoạch dài hạn của nhà nước về y tế vào thực tiễn.

Phân loại kế hoạch

Có nhiều cách phân loại kế hoạch. Nhìn chung, kế hoạch có thể được phân loại theo các hình thức sau:

Theo thời gian

Kế hoạch dài hạn: thường được xây dựng cho 10 – 15 năm.

Kế hoạch trung hạn: thường được xây dựng cho 3 – 7 năm (phổ biến là 5 năm).

Kế hoạch ngắn hạn: dưới 3 năm, thường là 1 năm.

Theo cấp độ

Kế hoạch vĩ mô: là kế hoạch định cho thời kỳ dài, mang tính chiến lược cao.

Ví dụ: Quyết định 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến 2010.

Kế hoạch vi mô: là kế hoạch mang tính chiến thuật, dùng để triển khai kế hoạch vĩ mô, chiến lược, giải pháp thường do các nhà quản lý của các đơn vị xây dựng.

Ví dụ: Kế hoạch đào tạo cán bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện A.

Theo phương pháp xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch từ trên xuống (top down). Đây là quá trình chuyển các kế hoạch vĩ mô thành kế hoạch hoạt động của cơ sở, hiện thực hoá các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực y tế thông qua các hoạt động cụ thể tại cơ sở ( thường được đảm bảo bằng các nguồn lực của nhà nước ). Quá trình hiện thực hoá này có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu được phân bổ từ trên xuống, từ trung ương xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã. Dựa trên các chỉ tiêu được phân bổ, các đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt được các chỉ tiêu đó. Như vậy, phương pháp này không dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương nên tính hiệu quả thường không cao.

Xây dựng kế hoạch từ dưới lên ( bottom up ). Đây là quá trình xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu thực tế tại cơ sở, được xây dựng không chỉ những nhà lãnh đạo mà còn có sự tham gia của cả cộng đồng. Phương pháp này có ưu điểm là xác định được các vấn đề một cách cụ thể, thiết thực, ngoài ra còn trao trách nhiệm và quyền chủ động giải quyết cho tuyến dưới, cấp dưới, huy động được nguồn lực và sáng kiến của cán bộ và nhân dân. Ví dụ xây dựng kế hoạch của các chương trình, dự án …

Các bước lập kế hoạch

Thu thập thông tin

Phân tích thực trạng, xác định vấn đề

Xác định mục tiêu

Lựa chọn giải pháp

Xây dựng kế hoạch hoạt động.

Thu thập thông tin

Khái niệm về thông tin y tế

Thu thập thông tin có vai trò quan trọng trong quản lý và lập kế hoạch;  Để đánh giá được thực trạng, chúng ta cần phải xác định rõ những thông tin cần thu thập, thu thập từ nguồn nào, bằng phương pháp nào.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có bao nhiêu xã đã đạt “Chuẩn Quốc gia về y tế xã”.

Lý do các xã chưa đạt chuẩn

Nguồn thu thập thông tin

Có thể thu thập thông tin từ các nguồn sau:

Các nguồn sẵn có

Đó là thông tin thu được qua sổ sách, báo cáo thống kê, tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng … Đó là các thông tin chính thức, đã được công bố.

Ví dụ:

Báo cáo của trạm y tế, của chính quyền xã, trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện, phòng y tế huyện …

Sổ sách, báo cáo của các chương trình, dự án y tế …

Các văn bản, tài liệu của cấp trên

Tuy nhiên, thông tin, tài liệu sẵn có có thể không cung cấp đầy đủ, chi tiết, toàn diện một số vấn đề cụ thể mà ta cần, vì vậy khi sử dụng cần cân nhắc và phối hợp với các số liệu từ các nguồn khác.

Quan sát, tiếp xúc tại cộng đồng

Điều tra, nghiên cứu

Phương pháp này đòi hỏi người thu thập thông tin phải có kinh nghiệm thiết kế nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học của nghiên cứu. Thông tin từ nguồn này thường chính xác, có độ tin cậy, đầy đủ cho vấn đề quan tâm nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin

Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin như xem xét số liệu thống kê, các điều tra trên quy mô nhỏ, phỏng vấn, quan sát để thu thập những thông tin cần thiết.

Phân tích thực trạng, xác định vấn đề

Phân tích, xác định vấn đề giúp chúng ta có thể:

Xác định được những nguyên nhân và tác động của vấn đề;

Phát hiện nguyên nhân nào là nguyên nhân gốc rễ để tìm giải pháp can thiệp.

Giúp cho việc xác định được ưu tiên và đầu tư có trọng điểm.

Ví dụ: Sử dụng “cây vấn đề” (problem tree) để phân tích vấn đề, tìm nguyên nhân gốc rễ.

Xác định mục tiêu

Khái niệm

Mục tiêu là điểm mà chúng ta mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hoạt động với các nguồn lực cho phép.

Nếu rõ ràng: triển khai kế hoạch, theo dõi, giám sát, đánh giá sẽ thuận lợi.

Nếu không rõ: lập kế hoạch không tốt, không thực thi, gây lãng phí, kém hiệu quả.

Phương pháp xác định mục tiêu

Trước hết, để xây dựng được mục tiêu đúng, phải nêu được vấn đề một cách rõ ràng và cụ thể, vấn đề phải có đầy đủ các thông tin và trả lời được các câu hỏi sau:

Vấn đề gì?

Đối tượng nào?

Ở đâu?

Bao nhiêu ? – Khi nào ?

Ví dụ: Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia y tế xã ở huyện A năm 2007 là 30%, thấp hơn mức trung bình của tỉnh.

Vấn đề gì?: Tỷ lệ đạt chuển quốc gia y tế xã thấp

Đối tượng nào ? : Y tế xã

Ở đâu ? : huyện A

Bao nhiêu ? : 30%

Khi nào ? : năm 2010

Nêu được vấn đề rõ ràng và cụ thể là điều rất quan trọng vì nếu không nêu được vấn đề rõ ràng thì không thể đưa ra được mục tiêu rõ ràng. Điều này sẽ dẫn đến các hoạt động trong bản kế hoạch không rõ ràng, khó thực hiện.

Ví dụ: Tăng tỷ lệ đạt chuẩn y tế xã ở huyện A lên 40% vào năm 2011.

Nhận xét: Như vậy, mục tiêu nêu trên được viết đúng, rõ ràng.

Lựa chọn giải pháp

Khái niệm

Giải pháp là cách làm để đạt được mục tiêu đề ra. Người lập kế hoạch có thể đề xuất nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên nếu với nguồn lực hạn chế, thì từ những giải pháp đó, chúng ta phải lựa chọn các giải pháp tối ưu để thực hiện.

Đây là một khâu quan trọng trong quá trình lập kế hoạch để giải quyết hay hạn chế nguyên nhân gốc rễ.

Tìm giải pháp

Tìm giải pháp giúp chúng ta trả lời câu hỏi: “ Chúng ta phải làm như thế nào ”

Nguyên tắc tìm giải pháp: Nguyên nhân gốc rễ nào thì giải pháp đó.

Mỗi nguyên nhân gốc rễ có thể có một hay nhiều giải pháp tương ứng để giải quyết, song ta chỉ chọn những giải pháp tối ưu.

Ví dụ:

Vấn đề

Nguyên nhân gốc rễ

Giải pháp

Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia y tế xã ở huyện A năm 2010 là 30% , thấp hơn mức trung bình của tỉnh

Chưa đạt chuẩn về nhân lực( chưa có cán bộ y học cổ truyền ).

Cử cán bộ đi học, bổ túc về y học cổ truyền.

Cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn.

Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ.

Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa đạt chuẩn

Tăng cường cung cấp kiến thức cho cộng đồng

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về truyền thông cho cán bộ trạm y tế xã, và nhân viên y tế thôn bản . …..

Từ các giải pháp, chúng ta xác định các phương pháp thực hiện. Mỗi giải pháp có thể có nhiều phương pháp thực hiện.

Ví dụ:

Vấn đề

Nguyên nhân gốc rễ

Giải pháp

Phương pháp thực hiện

Tỷ lệ đạt chuẩn quốcgia y tế xã ở huyện Anăm 2007 là 30% , thấp hơn mức trung bình của tỉnh

Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa đạt chuẩn

Cung cấp kiến thức cho cộng đồng

Truyền thông đại chúng (qua hệ thống loa truyền thanh xã).

Tổ chức các buổi họpcộng đồng tại thôn, bản để tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về truyền thông cho cán bộ trạm y tế xã, và nhân viên y tế thôn bản

Mở các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông cho các cán bộ trạmy tế xã và nhân viên y tế thôn bản.

Lựa chọn giải pháp, phương pháp tối ưu

Chấm điểm hiệu quả

Chấm điểm hiệu quả của các phương pháp thông qua việc tính điểm để đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp thực hiện.

Cách tính điểm như sau:

Điểm 1: không hiệu quả

Điểm 2: hiệu quả kém

Điểm 3: hiệu quả trung bình

Điểm 4: hiệu quả khá

Điểm 5: hiệu quả tốt

Dựa vào ý kiến của các thành viên trong nhóm để chọn điểm cho các phương pháp thực hiện, có thể tính như sau:

Cách 2: Mỗi người trong nhóm đưa ra điểm của mình, sau đó cộng tất cả điểm của nhóm rồi chia trung bình để có điểm chung của nhóm. Cách này giúp cho việc đưa ra ý kiến chung một cách nhanh chóng.

Cách tính điểm khả thi

Dựa vào các yếu tố như thời gian, chi phí, sự chấp nhận công việc …

Phương pháp thực hiện nào có tính khả thi cao hơn thì cho điểm cao hơn. Mức độ khả thi và cách chấm điểm cũng tương tự như cách chấm điểm hiệu quả.

Tính tích số của điểm hiệu quả và điểm khả thi

Tích số của điểm hiệu quả và điểm khả thi sẽ được sử dụng làm căn cứ để lựa chọn những phương pháp thực hiện mà chúng ta thấy phù hợp.

Chọn phương pháp thực hiện

Chọn phương pháp thực hiện có số điểm cao hơn điểm mốc do nhóm quy định. Nếu có đủ nguồn lực thì có thể triển khai nhiều phương pháp thực hiện cùng một lúc để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nếu nguồn lực hạn chế thì nên tập trung triển khai các phương pháp tối ưu. Trình tự thực hiện có thể dựa vào tích số, điểm cao là trước, điểm thấp làm sau.

Vấn đề

Nguyênnhân gốc rễ

Giải pháp

Phương pháp thực hiện

Điểmhiệuquả

Điểmkhảthi

Tíchsố

Thựchiện

Tỷ lệ đạt chuẩnquốc gia y tếxã ở huyện Anăm 2010 là30% , thấp hơnmức trung bìnhcủa tỉnh

Công táctruyền thông giáo dục sức khoẻ chưađạt chuẩn

(1) Cung cấp kiến thức cho cộng đồng

Truyền thông đại chúng (qua hệ thống loa truyền thanh xã)

4

5

20

C

(2) Bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng về truyềnthông cho cán bộ trạm y tế xã, và nhân viên y tế thôn bản

Tổ chức các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản để tuyên truyền giáo dục sứckhoẻ

4

4

16

K

Mở các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông cho các cán bộ trạmy tế xã và nhân viên y tế thôn bản

50

4

20

C

Ví dụ: Bảng lựa chọn giải pháp

Viết kế hoạch

Viết kế hoạch là bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch để cụ thể hoá các giải pháp và phương pháp thực hiện đã lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Dựa vào bản kế hoạch, chúng ta có thể biết được từng nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, người thực hiện, thời gian, địa điểm thực hiện, người phối hợp, giám sát kinh phí, nguồn lực cần thiết và dự kiến kết quả.

Ngoài ra, kế hoạch còn là cơ sở để xem xét, đánh giá lại kết quả đạt được sau khi thực hiện, hoạt động nào đã thực hiện, hoạt động nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt, lý do tại sao, để từ đó kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra.

Nguyên tắc viết

Trước khi viết kế hoạch, cần kiểm tra lại tất cả các dữ liệu, thông tin, kết quả phân tích, các nguyên nhân gốc rễ, các mục tiêu, giải pháp và phương pháp thực hiện.

Viết kế hoạch là dựa trên mục tiêu, giải pháp và phương pháp thực hiện đã được lựa chọn. Bên cạnh đó, cần xem xét lại các nguồn lực sẵn có và sẽ huy động được.

Các bước viết kế hoạch

Liệt kê tất cả các hoạt động, công việc sẽ phải tiến hành, các phương pháp để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ. Sắp xếp các công việc theo trật tự hợp lý.

Dự kiến thời gian bắt đầu tiến hành và thời gian kết thúc cho từng hoạt động. – Phân bổ nguồn lực: Từng hoạt động, công việc cần phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, đúng người, đúng việc. Ngoài nhân lực, cần phải dự trù các nguồn lực khác như tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Xác định rõ địa điểm tiến hành

Dự kiến kết quả

Ví dụ:

Mẫu 1: Kế hoạch hoạt động tổng thể

T

T

Tên hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Người thực hiện

Người phối hợp

Người giám

sát

Kinh phí

Dự kiến kết quả

1

2

3                                                                                                                          

4                                                                                                                          

5                                                                                                                          

Mẫu 2: Kế hoạch theo mục tiêu / giải pháp

Tên kế hoạch:  ………………………………………………………………………………. 

Mục tiêu:………………………………………………………………………………………

Giải pháp 1: ………………………………………………………………………………….. 

TT

Tên hoạtđộng

Thờigian

Địađiểm

Ngườithựchiện

Ngườiphốihợp

Ngườigiámsát

Kinhphí

Dự kiếnkết quả

1

2

3

4

5

Giải pháp 2: ………………………………………………………………………………….. 

TT

Tên hoạtđộng

Thờigian

Địađiểm

Ngườithựchiện

Ngườiphốihợp

Ngườigiámsát

Kinhphí

Dự kiếnkết quả

1

2

3

4

5

Giải pháp 3: ………………………………………………………………………………….. 

TT

Tên hoạtđộng

Thờigian

Địađiểm

Ngườithựchiện

Ngườiphốihợp

Ngườigiámsát

Kinhphí

Dự kiếnkết quả

1

2

3

4

5

Mẫu 3: Kế hoạch theo thời gian

Các nguyên tắc trong lập kế hoạch

Tính mục tiêu

Trên cơ sở xác định đúng và rõ mục tiêu cần đạt, người quản lý ở các cấp khác nhau sẽ có khả năng lựa chọn các giải pháp, phương pháp thực hiện cũng như các điều kiện hỗ trợ một cách phù hợp và xác định vị thế ưu tiên cho từng mục tiêu ( trong những chương trình/kế hoạch có nhiều mục tiêu ). Tính mục tiêu trong lập kế hoạch giúp đảm bảo được hiệu quả hoạt động, tránh lãng phí hoặc sử dụng nguồn lực không phù hợp, làm cơ sở cho theo dõi, giám sát và đánh giá.

Tính khoa học

Mọi sản phẩm của quá trình lập kế hoạch (các văn bản, kế hoạch hoạt động …) chỉ có hiệu quả nếu nó đạt đến những mức độ nhất định về căn cứ khoa học. Tính khoa học chính là yếu tố đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của các kế hoạch được thảo ra.

Tính cân đối

Tính cân đối là một nguyên tắc xuyên suốt quá trình lập kế hoạch để đảm bảo kế hoạch đạt được các mục tiêu đề ra. Cân đối ở đây không chỉ cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong lập kế  hoạch mà còn là sự cân đối giữa các yếu tố, các bộ phận, các lĩnh vực và quá trình trong hệ thống tổ chức để đảm bảo thuận lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu đã lựa chọn.

Tính chấp nhận

Kế hoạch được lập ra phải được sự chấp nhận của không chỉ chính quyền, các cấp lãnh đạo, những người lập kế hoạch mà cả những người trực tiếp thực hiện và đối tượng can thiệp (cộng đồng). Chấp nhận ở đây bao gồm cả chấp nhận về chính trị, văn hoá, đạo đức v.v.. giúp đảm bảo các kế hoạch thảo ra là hiệu quả, khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Thực hiện các vấn đề/nội dung gì; ai thực hiện; thực hiện như thế nào; thực hiện bằng nguồn lực nào; cơ chế phối hợp; kiểm tra, giám sát.

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, chúng ta cần tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Quá trình triển khai thực hiện thường có những công việc sau:

Phân công, thông báo công việc, trách nhiệm

Phân công, thông báo công việc, trách nhiệm  một cách rõ ràng cho từng người thực hiện, tránh trường hợp người làm thì không biết cụ thể việc mình phải làm gì. Khi đó, kế hoạch dù có được lập tốt đến đâu, nhưng khi triển khai cũng không có hiệu quả.

Điều phối, chỉ đạo hoạt động

Đây chính là việc phối hợp các hoạt động của các cá nhân, đơn vị một cách có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động này rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, bởi vì điều phối sẽ giúp nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động thông qua việc phát huy tối đa khả năng, điểm mạnh của các cá nhân, tập thể và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Để nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

Xây dựng các quy định và phân bổ các nguồn lực phù hợp để thực hiện kế hoạch đề ra.

Xây dựng hệ thống báo cáo, sổ sách ghi chép thống nhất, đầy đủ, chính xác.

Công việc này rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch.

Là công việc quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

Là cơ sở để thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch đề ra.

Là cơ sở để kiểm tra, đối chứng lại quá trình lập kế hoạch để đảm bảo rằng kế hoạch lập ra đã xem xét tới tất cả các điều kiện thực tế, các nguồn lực sẵn có, các khó khăn, thuận lợi có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch thời gian một cách chi tiết, rõ ràng.

Thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới thành công hay thất bại của việc thực hiện kế hoạch. Nhiều hoạt động thực thi không đúng với kế hoạch do không có kế hoạch thời gian cụ thể và rõ ràng. Sự chậm trễ trong việc thực hiện công việc sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực, đặc biệt, với những hoạt động có tính chất dây chuyền, sự chậm trễ của hoạt động này sẽ dẫn tới sự chậm trễ của các hoạt động khác.

Gắn kết chặt chẽ công tác lập kế hoạch với công tác quản lý, bởi vì công tác lập kế hoạch là một trong các chức năng, đồng thời là một công cụ của quản lý. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác lập kế hoạch cần phải gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý, bao gồm công tác theo dõi, giám sát và đánh giá. Trong nhiều trường hợp, bên cạnh kế hoạch thực hiện, cần xây dựng kế hoạch theo dõi, giám sát để giúp cho công tác quản lý, phân bổ nguồn lực và có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu cần, nhằm nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện kế hoạch.

Theo dõi, giám sát

Khái niệm

Theo dõi, giám sát là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý nhằm thu thập và cung cấp các thông tin phản hồi về tiến độ, các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị và biện pháp khắc phục. Giám sát tốt sẽ dự báo tốt, lập kế hoạch tốt và thu được hiệu quả cao.

Hình thức giám sát

Giám sát trực tiếp từ bên ngoài

Giám sát nội bộ

Cơ sở, đơn vị tự giám sát ( do lãnh đạo hoặc cán bộ được phân công giám sát). Phương pháp này mang tính bền vững, thường xuyên, phát huy được nội lực, giải quyết kịp thời những phát sinh trong thực tế, có hiệu quả. Bản thân cán bộ cũng có thể dựa vào bảng kiểm để tự giám sát khả năng thực hiện chuyên môn của mình.

Giám sát chuyên biệt ( chuyên sâu )

Giám sát lồng ghép

Là loại giám sát nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại của cơ sở từ công tác quản lý đến công tác chuyên môn và thu thập ý kiến để lập kế hoạch giải quyết.

Phương pháp giám sát

Quan sát

Là sự nhìn nhận chủ yếu bằng mắt để đánh giá được toàn cảnh hoặc từng phần hoạt động đang diễn ra, như quan sát cơ sở làm việc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, sổ sách, báo cáo thống kê, bệnh án, hoạt động của cán bộ y tế trong lúc họ đang làm việc.

Giao tiếp

Là sự tiếp xúc giữa giám sát viên và người được giám sát, giao tiếp trong giám sát dịch vụ y tế.

Huấn luyện (cầm tay chỉ việc)

Là hình thức hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện kỹ năng thực hành bằng cách cùng làm việc với người được giám sát, giúp cho họ làm đúng và tốt hơn theo quy trình công việc.

Làm việc nhóm

Quy trình giám sát

Bước 1: Chuẩn bị giám sát

Chuẩn bị nguồn lực, chọn giám sát viên

Giám sát viên phải có kỹ năng, thành thạo về chuyên môn trong lĩnh vực giám sát; có kiến thức và kỹ năng giám sát; sắp xếp được thời gian thích hợp để đi giám sát; có khả năng lãnh đạo để tổ chức tốt cuộc giám sát và ra quyết định sau khi giám sát.

Lập kế hoạch giám sát gồm các nội dung sau:

Các vấn đề cần giám sát

Mục tiêu của đợt giám sát

Thành phần đoàn giám sát

Đơn vị/cơ sở được giám sát

Công cụ giám sát

Thời gian giám sát

Nguồn lực thực hiện giám sát

Chuẩn bị công cụ giám sát

Bước 2: Triển khai giám sát

Có nhiều công việc phải làm, tuỳ theo mục đích và phương pháp để chọn công việc thích hợp khi thực hiện giám sát. Chúng tôi xin giới thiệu một số bước cơ bản sau đây, các bước có thể được điều chỉnh linh hoạt theo thực tế khi triển khai thực hiện:

Gặp gỡ, tiếp xúc với cán bộ, cơ sở được giám sát: nói rõ mục đích và nội dung giám sát, giới thiệu và thông báo thời gian làm việc …

Sử dụng bảng kiểm để giám sát

Xem xét kế hoạch can thiệp ( nếu có )

Bước 3: Các công việc sau giám sát.

Sau giám sát có nhiều công việc quan trọng, nếu không thực hiện thì sẽ không phát huy được hiệu quả của công tác giám sát.

Phản hồi nhanh cho cán bộ, cơ sở được giám sát. Phản hồi nhanh ( bằng miệng ) ngay sau khi giám sát, chỉ ra các mặt tích cực và những bất cập cần khắc phục, cam kết sẽ tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của đơn vị được giám sát và tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới …

ĐÁNH GIÁ

Khái niệm

Đánh giá tập trung phân tích vào các kết quả của hoạt động ( đầu ra ) trong mối quan hệ với đầu vào, so sánh kết quả đạt được với chi phí, quá trình triển khai hoạt động để đạt được thực hiện, tính tổng thể, tác động và tính bền vững của kế hoạch/chương trình/dự án đó; so sánh kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.

Đánh giá là một trong những công cụ của quản lý để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định.

Phân loại

Phân loại theo thời gian thực hiện

Đánh giá ban đầu

Là việc thu thập các số liệu cần thiết để xây dựng mục tiêu của kế hoạch/chương trình/dự án. Những chỉ số đó là cơ sở cho tổ chức triển khai kế hoạch và sẽ được sử dụng trong đánh giá để so sánh, đối chiếu với kết quả đạt được cuối chu kỳ hoạt động hoặc khi kết thúc chương trình kế hoạch, dự án.

Đánh giá tiến độ thực hiện

Là đánh giá được tiến hành trong quá trình thực hiện kế hoạch theo chu kỳ có thể là một quý, 6 tháng, 9 tháng … nhằm xem xét việc triển khai kế hoạch có đúng mục tiêu không, giúp cho quá trình điều hành kế hoạch đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các hoạt động.

Đánh giá kết thúc

Là đánh giá kết quả cuối cùng của kế hoạch/chương trình/dự án so với mục tiêu đề ra.

Đánh giá tác động

Là đánh giá về tính duy trì của chương trình dự án và các tác động lâu dài của kế hoạch/chương trình/dự án đối với sức khoẻ của cộng đồng, kinh tế – xã hội, hoặc tác động của nó đối với việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển của ngành … Loại đánh giá này thường được tiến hành sau khi kế hoạch/chương trình/dự án kết thúc nhiều năm.

Phân loại theo phương pháp đánh giá

Đánh giá đối chiếu với mục tiêu.

Đánh giá đối chiếu kết quả thu được khi kết thúc kế hoạch/chương trình/dự án với mục tiêu đề ra trong bản kế hoạch.

Đánh giá so sánh trước sau khi thực hiện kế hoạch/chương trình/dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thuật ngữ hành chính, Học viện Hành chính quốc gia, 2002

Mười công việc chuyên viên trong quản lý hành chính nhà nước, 2004

Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2006.

Giáo trình Tổ chức, quản lý và chính sách y tế, Trường Đại học Y tế công cộng, năm 2005

Kế Hoạch Hoạt Động Chi Bộ Năm 2022

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI BỘ TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH II NĂM 2020

ĐẢNG BỘ XÃ BÌNH MINH CHI BỘ MẦM NON BÌNH MINH II

Số /CTCT-CB

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bình Minh, ngày tháng 3 năm 2020

Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động năm 2020 của Đảng ủy xã Bình Minh, Nghị quyết Đại hội chi bộ trường Mầm non Bình Minh II nhiệm kỳ 2020-2022. Chi bộ trường Mầm non Bình Minh II xây dựng chương trình công tác trọng tâm năm 2020 như sau:

1. Tiếp tục thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Thực hiện Chỉ thị của Ngành về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Quan tâm công tác phát triển đoàn viên Công đoàn hàng năm. Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”, phong trào “Hai tốt “; tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy. Thúc đẩy các cá nhân, tập thể giáo viên xây dựng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp hữu ích trong giảng dạy học sinh.

– Tăng cường tuyên truyền, tổ chức học tập và làm theo lời Bác, xây dựng các gương điển hình tiên tiến của đoàn viên về “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

– Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 4, khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện ”tự diễn biến”, ”tự chuyển hóa” trong nội bộ;

– Giám sát việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

– Kiểm tra việc chấp hành điều lệ đảng và những điều đảng viên không được làm.

Kế Hoạch Và Quyết Định Y Tế Học Đường Hk Hoat Dong Yte 20222017 Docx

TRƯỜNG TH CAO DƯƠNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Y TẾ NĂM HỌC 2015-2016

Thực hiện Kế hoạch số 156/KH_UBND ngày 22/8/2016 về việc triển khai công tác y tế học đường năm học 2016-2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch số 443/KH-UBND ngày 24/12/2015 của UBND huyện Thanh Oai về triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân huyện Thanh Oai năm 2016;

Ban chỉ đạo Y tế học đường xây dựng Kế hoạch triển khai công tác Y tế học đường năm học 2016 – 2017 với các nội dung sau:

– Nhân viên y tế có trình độ chuyên môn, trẻ, khỏe và nhiệt tình.

– Các em học sinh trong trường luôn có ý thức tự giác trong các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học tập và rèn luyện.

– Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác y tế học đường.

– Trang thiết bị, vật tư để phục vụ cho công tác y tế còn thiếu.

– Nhân viên y tế còn trẻ, mới vào nghề kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.

– Trang thiết bị và đồ dùng thiết yếu cho phòng y tế.

– Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

– Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, tật học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các hoạt động y tế khác về y tế trường học.

– Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.

– Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác y tế trường học theo quy định.

2. Kế hoạch hoạt động cụ thể

a.Trang thiết bị đồ dùng thiết yếu cho phòng y tế:

– Tăng cường trang thiết bị cho phòng y tế

– Bổ sung kịp thời tủ thuốc, trang thiết bị vật tư để phục vụ tốt cho việc chăm sóc sức khỏe trong nhà trường : bông, băng, thuốc sát trùng, thuốc giảm đau,dầu gió, nẹp.. .

– Lập các loại sổ y tế.

– Học hỏi, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thực hiện tăng cường trang thiết bị cho phòng y tế.

b. Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

– Khám sức khỏe định kỳ cho tất cả học sinh 1 lần/năm.

– Thực hiện ghi chép hồ sơ, sổ sách đầy đủ.

– Sơ cứu ban đầu cho học sinh, bán bộ giáo viên nhân viên trong trường.

– Thực hiện 3 nội dung giáo dục về răng miệng. Khám và điều trị răng kết hợp đoàn khám sức khỏe hướng dẫn học sinh điều trị tại các chuyên khoa nha.

– Tổ chức tuyên truyền những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc răng miệng cho học sinh.

– Nhà trường trang bị và bảo quản đầy đủ cốc cho học sinh, chai, xô cho mỗi lớp. Chú ý cách bảo quản thuốc và pha thuốc theo hướng dẫn của ngành chức năng.

– Quản lý và hướng dẫn sử dụng các tài liệu được cấp.

– Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 100% học sinh trong trường. Tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và có kế hoạch thông báo phụ huynh học sinh đưa con em đến cơ sở y tế điều trị.

– Phối hợp với trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh toàn trường.

– Ghi chép hồ sơ sổ sách đầy đủ.

– Thực hiện phân loại bệnh sau khi khám cho học sinh.

– Tổ chức hướng dẫn học sinh chải răng đúng cách, bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và hàm.

– Thường xuyên kiểm tra cốc uống nước của học sinh, kiểm tra nước uống của học sinh.

– Hưỡng dẫn học sinh súc miệng đúng cách bằng flour.

– Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nan thương tích trong trường học.

– Tuyên truyền các bệnh học đường và một số các dịch bệnh khác hay mắc phải như: cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, VSATTP, PCTNTT…

– Đưa ra kế hoạch, thực hiện tuyền truyền cho học sinh và cán bộ giáo viên trong giờ chào cờ, giờ học ngoại khóa, phát thanh măng non…

– Thực hiện kịp thời các công văn của phòng y tế và phòng giáo dục.

4. Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, tật học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các hoạt động y tế khác về y tế trường học.

– kiểm tra vệ sinh trường lớp hàng ngày.

– Thường xuyên kiểm tra nhà vệ sinh của học sinh, xây dựng nhà vệ sinh thân thiện với học sinh.

– Kiểm tra nguồn nước uồng và nước sinh hoạt.

– Phun thuốc diệt muỗi.

– Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Không ăn quà vặt, hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Kiểm tra ánh sáng, bàn ghế của học sinh đã đúng chuẩn.

– Tổ chức cho học sinh toàn trường tổng vệ sinh trương lớp, xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp.

– Phối hợp với tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra vệ sinh trường lớp, giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát…

– Hướng dẫn học sinh quy trình rửa tay.

– Tham mưu với ban giám hiệu kiểm tra nguồn sáng, bàn ghế, bảng theo đúng quy định. Phun thuốc diệt muỗi 2 lần/ năm phòng chống dịch sốt xuất huyết.

– Tham mưu với ban giám hiệu về kiểm tra nước uống tinh khiết và nước sinh hoạt 1 lần/ năm.

5.Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn nghiệp vụ.

– Thực hiện kịp thời các công văn chỉ đạo của ngành: tập huần, học hỏi… để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

6. Sơ kết,tổng kết và báo cáo kết quả công tác y tế trường học:

– Thực hiện tổng hợp hồ sơ của học sinh

– Báo cáo tổng kết cuối năm theo quy định.

III. Kế hoạch hoạt động tháng :

TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO DƯƠNG

Số: ……. /QĐ – THCD

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập ban chỉ đạo công tác y tế học đường trong trường học

PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO DƯƠNG

Căn cứ kế hoạch số 156/KH_UBND ngày 22/8/2016 về việc triển khai công tác y tế học đường năm học 2016-2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Căn cứ k ế hoạch số 443/KH-UBND ngày 24/12/2015 của UBND huyện Thanh Oai về triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân huyện Thanh Oai năm 2016;

Căn cứ vào chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Phó hiệu trưởng;

Xét năng lực và phẩm chất cán bộ – giáo viên;

QUYẾT ĐỊNH

TRƯỜNG TH CAO DƯƠNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Thực hiện công văn số 765/LN/PGD&ĐT – TTYT về việc tăng cường công tác vệ sinh môi trường phòng chống

Thực hiện kế hoạch liên ngành Y tế – Giáo dục & Đào tạo số 1781/KHLN/YT-GD&ĐT ngày 17/04/2015 về việc phối hợp triển khai công tác phòng chống dịch và an toàn thực phẩm trong trường học năm 2015; để chủ động phòng chống dịch bệnh cho cán bộ giáo viên, học sinh trong các trường học đặc biệt là thời điểm bắt đầu năm học mới; Trung tâm Y tế Huyện Thanh Oai phối hợp cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đề nghị các trường học trên địa bàn Huyện thực hiện các nội dung sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền trong học sinh các biện pháp phòng bệnh:

Tổ chức tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, vệ sinh lớp học hàng tuần bao gồm:

– Có chế độ thau rửa bể chứa định kỳ 2 lần/năm , đảm bảo an ninh an toàn nguồn nước.

– Đối với nguồn nước giếng khoan phải có chế độ khử khuẩn, đảm bảo hàm lượng Clo dư trong nước từ 0,3-0,5 mg/l theo tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế.

– Làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng nước xà phòng, hóa chất kh ử khuẩn thông thường.

Vậy đề nghị các trường học trên địa bàn huyện triển khai thực hiện tốt các nội dung trên để chủ động phòng chống dịch bệnh

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường Cơ Sở Y Tế Theo Nghị Định 40/2019/Nđ

Bạn đang cần tư vấn về: – Chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở y tế là bao nhiêu? – Căn cứ pháp lý nào để lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế? – Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế như thế nào? – Thời gian lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế bao lâu? – Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế?

Quý khách hàng liên hệ theo thông tin sau để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hoàn toàn miễn phí

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

1. Đối tượng cơ sở phòng khám chữa bệnh phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế

Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định như sau:

a. Dự án đầu tư mới hoặc dự án mở rộng, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Tức là các cơ sở y tế có quy mô từ 20 đến dưới 100 giường bệnh thì lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Như vậy, những đối tượng không thuộc quy định được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ bảo vệ môi trường khác được thực hiện theo quy định của Pháp luật.

b. Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải sau:

– Phát sinh nước thải từ 20 – 500 m3/ngày.

– Phát sinh chất thải rắn từ 1 – 10 tấn/ngày.

– Phát sinh khí thải từ 5.000 – 20.000 m3 khí thải/giờ.

(Trích Nghị định 40/2019/NĐ-CP)

2. Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế:

b. Xác định các nguồn gây ô nhiễm phòng khám như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của phòng khám.

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970 Email: [email protected]

c. Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.

d. Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

e. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.

f. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của phòng khám.

g. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

h. Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

i. Thẩm định và xác nhận phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ cần thiết lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế

a. Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư

b. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất

c. Báo cáo đầu tư/ giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu khả thi

d. Sơ đồ vị trí dự án

e. Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.

Trong một số trường hợp, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970 Email: [email protected]

4. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế

Theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chủ dự án phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 32 xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế

Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế

Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm trong các công trình xử lý, lập hồ sơ tư vấn với phương châm ” Luôn bán giải pháp chứ không chỉ bán các sản phẩm đơn thuần“. Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tư vấn môi trường để khách hàng yên tâm lựa chọn, nhưng với HANA uy tín và trách nhiệm vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đã là sự lựa chọn của nhiều đơn vị lớn nhỏ: bệnh viện, phòng khám, cơ sở chế biến, sản xuất,…

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, kế hoạch bả vệ môi trường cơ sở y tế.tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA

Địa chỉ: 20/6 nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970 Email: [email protected]

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quản Lý Và Lập Kế Hoạch Các Hoạt Động Y Tế trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!