Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Dạy Đọc Hiểu Văn Bản mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
GV cần hướng dẫn HS đọc chứ không phải là người đọc hộ. Trong ảnh là một tiết học văn tại Trường THPT Nguyễn Huệ (TP.HCM). Ảnh: N.Quang
Dạy đọc hiểu văn bản hoàn toàn khác với giảng văn, nhất là khi đối tượng của giảng văn lại chỉ là các văn bản (VB) văn học.
Về khái niệm, dạy đọc hiểu là việc giáo viên (GV) hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu VB thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó. Đọc hiểu VB đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của HS trong hoạt động đọc. Song điều quan trọng là chúng ta cần thay đổi quan điểm về việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) ngữ văn nói chung và PPDH đọc hiểu nói riêng, nghĩa là không có một PPDH đọc hiểu duy nhất nào cả. Tùy thuộc vào loại VB, mục đích đọc và đối tượng HS, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.
Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp và phương tiện nào thì GV cũng cần thiết kế các hoạt động sao cho có thể giúp HS tự đọc VB và biết vận dụng các kỹ năng phân tích, suy luận để đưa ra được các dẫn chứng trong VB làm cơ sở cho các nhận định, phân tích của mình. Đồng thời có lúc phải để cho mỗi HS có quyền đọc hiểu theo kinh nghiệm cảm xúc của mình. Từ đó hình thành cho các em khả năng phân tích và tổng hợp VB. Ngoài ra, GV cũng nên tạo thật nhiều cơ hội cho HS nghiên cứu, thử sức mình qua các bài tập lớn về VB được đọc. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng làm được như vậy. Cụ thể, với những HS yếu hơn, GV có thể gợi ý hoặc đưa ra các yêu cầu đơn giản hơn. Và dù sử dụng phương pháp gì, dạy đọc hiểu VB nào trong môn ngữ văn cũng cần tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS sử dụng các kỹ năng thao tác để đọc chính xác và đọc có tính đánh giá về các yếu tố hình thức, nội dung và ý nghĩa của VB. Từ đó ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã đọc vào thực tiễn đời sống.
3. Đối với các môn học khác, người tiến hành đọc hiểu VB chính là GV của các môn học đó. Nhưng cần lưu ý, nhiệm vụ chính của GV là hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực môn học mà họ phụ trách chứ không phải hướng dẫn HS đọc hiểu như trong môn ngữ văn. Tuy nhiên, GV sẽ là người có vai trò quan trọng trong sự phát triển năng lực đọc của HS, giúp các em vận dụng những kỹ năng đã học vào thực tiễn.
Tùy thuộc vào loại văn bản, mục đích đọc và đối tượng học sinh, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.
Phương Pháp Dạy Học Văn Bản Nhật Dụng Lớp 8
phần một: đặt vấn đề Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy mới như đảm bảo nguyên tắc tính tích hợp, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tình huống tự bộc lộ ... Vai trò của người thầy trong phương pháp mới này sẽ là sức hút kỳ diệu biến giờ học văn đơn điệu trước đây trở nên thi vị hứng thú, phong phú, sâu sắc hơn, khép lại cánh cửa chán học văn của học sinh ngày nay. Trong môn Ngữ văn phần văn bản luôn chiếm số tiết nhiều hơn cả (2 tiết một tuần). Phần văn bản thường là những tiết học đầu tiên của mỗi tuần nên thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở cung cấp ngôn ngữ mới cho phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp: nghe, nói, đọc, viết. Từ năm 2002 - 2003 đến nay trong nội dung thay sách đã đưa vào loại văn bản mới có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong việc giáo dục học sinh đó là văn bản nhật dụng. Vậy có cần phương pháp dạy kiểu văn bản mới như thế nào (đặc biệt là phần văn bản nhật dụng lớp 8) để đạt hiệu quả cao là vấn đề nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn đề tài "Phương pháp giảng dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8" làm vấn đề để các đồng nghiệp nghiên cứu trao đổi. phần hai: giải quyết vấn đề I- Cơ sở lý luận: Nghị quyết số 02/NQ-HNTW khoá VIII của Đảng đã nêu bật yêu cầu: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học". Luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu rõ: "phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tạo tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên". Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Như thế một giáo án giờ văn bản kiểu mới không chỉ là bản đề cương nội dung chi tiết về cái hay, cái đẹp của áng văn thấy tâm đắc mà còn là bản thiết kế việc làm của học sinh. Để có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trước hết phải nói đến cấu trúc nội dung văn bản của sách giáo khoa. Qua các văn bản các em không chỉ cảm thụ nội dung nghệ thuật của những hình ảnh cao đẹp, của con người, cuộc sống mà còn giúp các em đến với những vấn đề vừa hiển nhiên vừa bức thiết trong thực tiễn đời sống. Kiểu văn bản nhật dụng lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn 6, 7, 8 đã thực hiện được sứ mệnh của nó trong con đường tiếp nhận tri thức của học sinh. Không chỉ khoán vấn đề giáo dục môi trường cho môn sinh học, giáo dục truyền thống cho môn lịch sử, giáo dục pháp luật cho môn giáo dục công dân ... môn Ngữ văn không thể đứng ngoài cuộc. II- Cơ sở thực tiễn. Trong chuẩn học môn tiếng Anh nghệ thuật của bang Niu Óc (Mỹ) công bố tháng 3 năm 1996, người ta có nêu một hồi ký viết về vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam. ở Anh trong "Quy định mới" của chương trình quốc gia công bố năm 1995 có ghi rõ: "yêu cầu cho học sinh tiếp xúc với các kiểu văn bản gần gũi với thực tế cuộc sống. ở Pháp chương trình Ngữ văn chủ trương dạy văn bản thuộc thể loại báo chí, các loại văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng. ở Trung Quốc, trong văn thơ cổ, có mặt cả những bài nặng màu sắc khoa học tự nhiên của Thẩm Quát (đời Tống); trong văn thơ hi ện đại có mặt cả những bài đề cập đến phương pháp toán học của Hoa La Canh. Trong phần cuối của cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" xuất bản trước năm 1945, giáo sư Dương Quảng Hàm cũng đã dựa vào trên mười văn bản giống như văn bản nhật dụng theo như quan niệm hiện nay. Nêu những dẫn chứng trên để thấy được việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lý không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước ta mà còn đối với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Trở lại với thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, nhiều giáo viên chỉ khai thác các văn bản ở giá trị nội dung, nghệ thuật còn các giá trị về liên hệ thực tế cuộc sống thì hạn chế, hoặc bị bỏ qua. Một số còn vận dụng phương pháp giảng dạy mới một cách máy móc, hoặc chưa được thường xuyên, hoặc trở lại với thói quen dạy học cũ: thầy nói, trò nghe, ghi chép. Về phía học sinh: vẫn còn thói quen thụ động quen nghe chép ghi nhớ những gì giáo viên nói chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Đa số học sinh chưa chủ động v ận dụng kiến thức kỹ năng của văn học vào thực tế cuộc sống, ít biết liên hệ giữa thực tế cuộc sống với văn học. Từ đó dẫn đến việc học sinh ít nắm bắt, quan tâm hoặc thờ ơ với những vấn đề nóng hổi bức thiết của đời sống xã hội trong và ngoài nước. Từ thực tiễn trên có thể nói rằng việc tìm ra phương pháp tốt nhất để dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8 nói riêng và kiểu văn bản khác nói chung là một việc làm cần thiết trong xu thế phát triển ở môn Ngữ văn và trong nền giáo dục Việt Nam. III- Phương pháp nghiên cứu đề tài. 1. Thống kê, phân loại. Với phương pháp này tôi chia phần văn bản Ngữ văn lớp 8 thành kiểu bài tự sự, biểu cảm nghị luận, nhật dụng từ đó có cái nhìn toàn diện về kiến thức phần văn lớp 8 và xác định được vị trí nhiệm vụ kiểu văn bản nhật dụng căn cứ vào đó nghiên cứu vấn đề cụ thể của đề tài. 2. Miêu tả và phân tích. Dùng phương pháp này để chỉ rõ những phương pháp cơ bản, cấu trúc tiến hành dạy kiểu văn bản nhật dụng lớp 8. Trên cơ sở miêu tả nội dung của một bài văn bản nhật dụng lớp 8, đề xuất những nhiệm vụ, yêu cầu cùng với biện pháp thực hiện cho phù hợp. IV- Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài này, tôi dựa trên phương pháp dạy văn bản nói chung để nghiên cứu phương pháp dạy kiểu văn bản nhật dụng lớp 8. Minh hoạ cụ thể qua bài 10; tiết 39 "thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000". V- Nội dung đề tài. A. Cấu trúc chương trình Ngữ văn lớp 8. - Văn bản tự sự: 8 bài - Văn bản nhật dụng: 3 bài * Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 * Ôn dịch, thuốc lá * Bài toán dân số - Văn bản biểu cảm: 11 bài - Văn bản nghị luận: 6 bài Nhìn chung hệ thống văn bản Ngữ văn lớp 8 rất phong phú, nhiều thể loại, nhiều bài với nội dung sâu sắc rất có ý nghĩa cho việc giảng dạy hiện nay. Từ sự kế thừa và phát triển nâng cao hơn so với hệ thống văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7 phần văn bản nhật dụng lớp 8 đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa rộng hơn, thiết thực hơn trong cuộc sống. Mặc dù chỉ có 3 tiết, không nhiều so với các kiểu văn bản biểu cảm, tự sự, nghị luận song nó lại có vị trí quan trọng thiết yếu trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. * Sách giáo khoa và sách giáo viên. - Sách giáo viên: Giáo viên dạy phải hiểu rằng, sách giáo viên không thể áp dụng máy móc cho bất kỳ đối tượng nào. Giáo viên sử dụng như một tài liệu tham khảo, hướng dẫn, cần cân nhắc, chọn lọc kiến thức cho phù hợp với học sinh của lớp mình dạy. B. Phương pháp dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8. 1. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc dạy và học văn bản nhật dụng. - Trước hết phải hiểu được thế nào là văn bản nhật dụng; Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, dân số v.v... - Mục đích dạy văn bản này là tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, quan tâm đến những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày, gắn kết với đời sống thực tế (vấn đề môi trường, dân số, tệ nạn xã hội). Mỗi văn bản nhật dụng là một cánh cửa mở ra giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức của các em. Ví dụ: ở văn bản "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000". Từ việc giúp các em nhận rõ tác hại của bao bì nilông giúp các em có hành động và ý thức bảo vệ môi trường, có suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. - ở văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" từ việc giúp các em nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân, cộng đồng đến việc tạo ra cho các em có ý thức quyết tâm phòng chống thuốc lá ở mọi nơi, mọi lúc. 2. Mục giới thiệu bài. Khi dạy bài "Ôn dịch, thuốc lá" giáo viên có thể trích dẫn câu "Thuốc lá còn đe doạ tính mạng, sức khoẻ con người còn mạnh hơn cả AIDS" vậy vì sao lại có thông tin đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu tác hại của việc hút thuốc lá trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá". 3. Mục đọc hiểu văn bản. Trong dạy và học văn, đọc là một khâu rất quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn bản, bao gồm nhiều cách đọc khác nhau: đọc đúng, đọc thần, đọc thành tiếng, cơ bản là đọc diễn cảm. Trong chương trình Ngữ văn mới đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh phải tương đối thành thạo, cần hướng dẫn cho học sinh đọc có vận dụng của tư duy, tình cảm, góp phần tái hiện nội dung văn bản. Điều cốt tử với mọi giờ học văn là từ đọc văn bản giúp học sinh hiểu - cảm thụ đúng văn bản thấm thía mối liên hệ khăng khít giữa văn bản với cuộc sống. Từ khâu đọc cũng có thể hình thành cho học sinh các kỹ năng phân tích, bình giá, cảm thụ và nghe tốt, nói tốt, viết tốt. Với văn bản nhật dụng khi đọc không cần nhiều ngữ điều như các văn bản tự sự, biểu cảm, yêu cầu đọc rõ ràng mạch lạc chính xác chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chuẩn xác. Nhấn mạnh, dừng lại lâu hơn ở những cấu tạo hình thức đặc biệt ví dụ như là dòng chữ in đậm trong "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000": Một ngày không sử dụng bao bì nilông hay ở bài "Ôn dịch, thuốc lá" "nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" những câu cảm có dấu chấm than cần đọc với giọng phù hợp. Có thể nêu các câu hỏi đểư học sinh tự tìm ra yêu cầu của mỗi văn bản. Ví dụ: Theo em văn bản "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000" chúng ta cần phải đọc với giọng như thế nào ? Hãy nêu yêu cầu đọc của văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" ? ở phần chú thích, bên cạnh việc giải nghĩa, ở đây còn có những thông tin khác về lịch sử, xã hội, chính trị ... cần lưu ý học sinh đọc kỹ cả những phần chú thích đó mới hiểu một cách đầy đủ sâu sắc, ý nghĩa của văn bản. Ngoài các từ trong phần chú thích sách giáo khoa giáo viên cần giảng thêm các từ ngữ khó khác. - Ví dụ trong văn bản "Bài toán dân số": giải thích "chàng Ađam và nàng Eva" theo kinh thánh của đạo Thiên chúa, đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người. - Tồn tại hay không tồn tại: là câu nói nổi tiếng của nhà văn HămLet trong vở kịch "HămLet" của U.Sêcxpia (Anh). Trong bài "Ôn dịch, thuốc lá" giải thích: - Vi trùng: vi khuẩn gây bệnh - Ký sinh trùng: động vật bậc thấp sống bám vào, nhờ vào một sinh vật chủ nào đó. 4. Mục phân tích. Theo tôi ở phần này cần chú ý những điểm chính sau: a- Đảm bảo nguyên tắc tích hợp. Ngay từ khâu viết sách các nhà biên soạn đã có sự tích hợp, đó là việc thiết kế bài và hệ thống tiết dạy theo hướng đồng quy. ở lớp 6 nội dung chính của các văn bản nhật dụng viết về các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và thiên nhiên môi trường. ở lớp 7 nội dung chính là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hoá, giáo dục. ở lớp 8 tập trung vào các nội dung cơ bản như vấn đề dân số, môi truờng tệ nạn xã hội. Nguyên tắc tích hợp thể hiện cụ thể ở nội dung từng bài. Ví dụ: ở văn bản "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000" thực chất là một văn bản thuyết minh về một vấn đề khoa học hiểu được nó một cách cặn kẽ lại không phải đơn giản muốn dạy đạt kết quả cần tích hợp với những kiến thức đang và sẽ học về văn bản thuyết minh ở phần tập làm văn, tích hợp với một số kiến thức khoa học tự nhiên đang và sẽ học như: hoá học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân. Ví dụ: nhận xét về cách trình bày bố cục của văn bản ? (Bố cục theo 3 phần: nêu vấn đề, phân tích trình bày cho vấn đề sáng tỏ, kêu gọi mọi người hành động theo vấn đề đã nêu ị cách trình bày rõ ràng chặt chẽ hợp lý, logíc khoa học: tích hợp với bố cục đặc điểm của kiểu văn bản thuyết minh. - Em hiểu gì về đặc điểm tính chất của plastic ? (là chất dẻo nhựa, vật liệu gồm phân tử pôlime, không tự phân huỷ được). - Các chất NH2, CH4 (mêtan), H2S (sunphurơ) là những chất như thế nào? Trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá", "Dân số thế giới", tích hợp với môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, phương pháp cách làm của văn bản thuyết minh nghị luận, tích hợp với phân môn tiếng Việt ở các yếu tố nghệ thuật. Ví dụ: - Khi nêu tác hại của thuốc lá đối với con người tác giả sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? (liệt kê, phân tích, giải thích). - Ngoài ra còn sử dụng phương thức biểu đạt nào khác ? (biểu đạt trực tiếp, gián tiếp). - Tác dụng của các phương thức biểu đạt đó ? - Trong văn bản "Bài toán dân số" có mấy luận điểm chính ? - Vấn đề nghị luận được đặt ra trong văn bản này là gì ? - Em rút ra kinh nghiệm gì về cách viết văn thuyết minh sau khi học văn bản này ? Dù có đề cập vấn đề thời sự bức thiết đến đâu, văn bản nhật dụng đưa vào sách giáo khoa phải đạt đến giá trị nghệ thuật nhất định. Bởi vậy, hoàn toàn có thể dạy văn bản ấy như một văn bản văn học (xét về phương diện phân tích từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật). Một văn bản nhật dụng có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Giáo viên có thể căn cứ vào các nội dung đang học, đã học và sẽ học ở hai phần Tiếng Việt, Tập làm văn để xác định trọng điểm phân tích về mặt giá trị nghệ thuật cho phù hợp. Ví dụ: Trong văn bản "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000". - Để trình bày tác hại của việc sử dụng bao bì nilông tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? (liệt kê) - Dùng biện pháp liệt kê đó có tác dụng gì ? (nêu được tác hại về mọi mặt của việc sử dụng bao bì nilông). - Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của văn bản trên ? (ngắn gọn, rõ ràng, khoa học, chính xác, dễ nhớ dễ hiểu) ị Đặc điểm từ ngữ của kiểu văn bản thuyết minh. - Các trình bày câu, trừ ở đoạn cuối của văn bản có gì đặc biệt ? (chữ in to, sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ). - Có tác dụng gì ? (nhằm khuyên bảo, yêu cầu đề nghị mọi người hạn chế sử dụng bao bì nilông giữ gìn sự trong sạch của môi trường trái đất). Trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá". - Cách trình bày ở tiêu đề văn bản có gì đặc biệt ? (Dấu phẩy được dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm - thái độ của tác giả: rất căm ghét thuốc lá, gây được sự chú ý với người đọc thấy được nghiện thuốc lá là một bệnh nguy hiểm). - Nhận xét về cách trình bày và nghệ thuật của câu: "Ôn dịch, thuốc lá đe doạ tính mạng, sức khoẻ con người còn mạnh hơn cả AIDS ?" (dòng chữ in nghiêng, biện pháp nghệ thuật so sánh). - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ? (nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của việc hút thuốc lá). b- Sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Muốn phát triển trí sáng tạo của học sinh phải chú ý đặc biệt đến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Tốt nhất là tổ chức những tình huống có vấn đề, đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược nhau, đưa học sinh vào tình huống tự bộc lộ. Ví dụ trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" có thể sử dụng một số câu hỏi như: - Trước thông tin: "Ôn dịch, thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS" em có thái độ như thế nào ? (Ngạc nhiên, bất ngờ hay không ngạc nhiên? ) - Trong số những thông tin về chiến dịch chống thuốc lá, em chú ý nhất thông tin nào ? Vì sao ? (Học sinh tự bộc lộ theo nhận thức của từng cá nhân). - Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay? Để phát huy tính tích cực của học sinh theo tôi giáo viên nên sử dụng cả những câu trắc nghiệm trong giờ học. Ngoài những câu hỏi quen thuộc như phát hiện, gợi tìm, suy luận ... việc đưa những câu hỏi trắc nghiệm trong khi giảng dạy là cần thiết (không nhất thiết cứ phải giờ kiểm tra, đánh giá mới sử dụng). Câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng theo các dạng câu hỏi lựa chọn đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn (thường là 4 lựa chọn) câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đối chiếu, cặp đôi ... Những câu hỏi này sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, năng lực đọc hiểu văn bản, nắm vững và sử dụng các kiến thức kỹ năng từ ngữ ngữ pháp cho học sinh; hạn chế được thói quen học tư học lệch của học sinh, học sinh phải bỏ nhiều thời gian đọc và suy nghĩ trước khi trả lời. Ví dụ: ở bài "Bài toán dân số" - Theo em nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số là gì ? A. Do khả năng sinh con trong thực tế của người phụ nữ rất lớn B. Do kinh tế thấp kém C. Do không có biện pháp kế hoạch hoá gia đình D. Do con người, nhất là phụ nữ chưa được hưởng quyền lợi giáo dục. - Theo em trong thực tế đâu là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ? A. Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của quốc gia châu lục B. Đẩy mạnh sự phát triển giáo dục đối với phụ nữ C. Tạo nên sự ổn định về chính trị của quốc gia, châu lục ... D. Đẩy mạnh sự phát triển văn hoá, xã hội của quốc gia châu lục ... Tóm lại: có rất nhiều phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh, song giờ dạy chỉ dừng lại ở những câu hỏi gợi tìm, suy luận, khái quát đánh giá thì chưa đủ. Để có không khí học tập sôi nổi, huy động được nhiều học sinh tham gia theo tôi giáo viên cần đặc biệt chú ý đến cách đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để học sinh tự bộc lộc. Ví dụ: Em dự định sẽ làm gì để "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000" đi vào đời sống biến thành hành động cụ thể ?. - Chỉ sử dụng bao bì nilông khi thật cần thiết - Đề nghị mọi người trong gia đình hãy hạn chế sử dụng bao bì nilông - Gom nhặt bao bì nilông vào nơi quy định - Vẽ những bức tranh thể hiện tác hại của việc sử dụng bao bì nlông Đứng trước thực trạng môi trường đang bị huỷ hoại dần em có suy nghĩ như thế nào ? ở văn bản "Bài toán dân số" có thể liên hệ: Em có hiểu biết gì về sự gia tăng dân số ở địa phương em ? Nó có tác động gì tới đời sống kinh tế xã hội ? (Vẫn còn nhiều gia đình sinh con thứ ba, có gia đình sinh con thứ năm đời sống vật chất khó khăn, nhiều người trong họ trong khu đân cư phải trợ giúp, đến nhà trường phải miễn giảm học phí, không có điều kiện cho con ăn ngon mặc đẹp, nuôi dạy chúng trưởng thành cũng rất khó khăn). Theo em tại sao ở địa phương em vẫn có người sinh con thứ ba ? (Vì muốn có con trai có nhiều con cháu mới có nhiều phúc, tư tưởng thích đông con nhiều cháu ...) - Giả sử gia đình em bố mẹ chỉ sinh được 2 con gái, bây giờ có ý định sinh con thứ ba em sẽ làm gì để khuyên bố mẹ đừng sinh đẻ nữa ? Ví dụ: Trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá". - Em sẽ làm gì nếu trong gia đình em có người nghiện hút thuốc lá ? (Dẫn chứng những tác hại của thuốc lá mà em biết sau khi học xong văn bản, khuyên người đó bỏ thuốc bằng nhiều cách, có thể hút ít dần rồi bỏ hẳn, dùng kẹo cai nghiện ...) - Giải thích tại sao trên bao bì thuốc lá lại ghi: "Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ"? Có rất nhiều cách đưa ra những câu hỏi giúp học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống, có thể đưa ra những tình huống giả định hoặc những câu hỏi chứa đựng những thông tin nhận thức về thực tế cuộc sống của các em. Có liên hệ với thực tế có đưa học sinh trở về với những vấn đề bức thiết của cuộc sống, khẳng định vai trò vị trí của các em trong hiện tại, tương lai mới thể hiện được giá trị của văn bản nhật dụng. c. Sử dụng tr
Đọc Hiểu Văn Bản: “Uy
Đọc – hiểu văn bản: “Uy-lit-xơ Trở về” (trích SỬ THI “Ô ĐI XÊ”)
I. ĐỌC – HIỂU TIỂU DẪN.
1. SỬ THI “Ô ĐI XÊ”.
– Là 1 trong hai sử thi nổi tiếng của văn học Hi Lạp cổ đại (TK IX-VIIITCN)
– Tương truyền là do Hô me rơ (nhà thơ mù) sáng tác dựa theo truyền thuyết về cuộc chiến thành Tơ roa (xảy ra trước đó 3 thế kỉ)
– Tác phẩm gồm 12 110 câu thơ chia thành 24 khúc ca
* Tóm tắt: sgk (nhân vật chính là người anh hùng Uy-lit-xơ và hành trình trở về quê hương I tác đoàn tụ cùng gia đình)
* Chủ đề: Khát vọng chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu giữa các nền văn minh văn hoá; đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình.Qua đó thể hiện sức mạnh trí tuệ, ý chí của con người.
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Nhân vật Uy lít xơ:
– Tài năng: như một vị thần ( thắng trong cuộc thi bắn cung; tiêu diệt những tên cầu hôn đầu sỏ; trừng phạt lũ đầy tớ phản bội..) với trí tuệ mẫn tiệp ( bảo gia nhân bày tiệc, tìm cách đối phó với gia đình những kẻ cầu hôn vừa bị mình trừng trị..)
– Ngoại hình: đẹp như một vị thần
⇒ Uy-lit-xơ là hiện thân cho vẻ đẹp của người anh hùng chiến trận thời cổ đại
– Tính cách:
+ Nhẫn nại đợi vợ công nhận mình trong sự tin tưởng (thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy )
+ Trách Pê-nê-lốp vì có trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối … có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới về xứ sở
+ Hờn dỗi: đòi nhũ mẫu kê giường để ngủ một mình
+ Giật mình vì tưởng tình cảm vợ chồng không còn nguyên vẹn (qua bí mật về chiếc giường của hai vợ chồng )
+ khi vợ nhận ra chồng: ôm lấy vợ và khóc dầm dề
⇒ Diễn biến tâm lí phức tạp nhằm khắc họa tính cách trần tục của Uy-lit-xơ. Uy-lit-xơ vừa là người anh hùng muôn vàn trí xảo vừa là con người trần thế nhất mực thủy chung với gia đình
2. Nhân vật Pê-nê-lốp:
* Khi chưa gặp Uy-lit-xơ:
– Nàng thận trọng nói với nhũ mẫu về mối hồ nghi của mình: Chính chàng đã chết rồi; Chỉ có thần linh mới có thể tiêu diệt được bọn cầu hôn
– Nhũ mẫu đưa bằng chứng vết sẹo: Pê-nê-lốp không tin;
* Khi gặp Uy-lit-xơ:
– Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân: vừa bàng hoàng xúc động vừa thận trọng dò xét.
– Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt: đăm đăm âu yếm nhìn chồng; lúc lại không nhận ra chồng; gọi chồng là “ngài” xưng “tôi”.
– Bị con trai và cả Uy-lit-xơ trách móc, Pê-nê-lốp vẫn thận trọng đưa ra phép thử đối với Uy-lit-xơ dựa vào bí mật chỉ có hai người biết
+ Cách thử bí mật chiếc giường trong đoạn này vừa cho thấy phẩm chất trí tuệ của Pê-nê-lốp ( trọng danh dự, thận trọng, tỉnh táo) vừa cho thấy sự thủy chung, kiên trinh của nàng
* Khi Uy-lit-xơ nói ra bí mật chiếc giường:
– Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng, giãi bày tâm sự. Niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.
⇒ Pê-nê-lốp là người phụ nữ khôn ngoan, tỉnh táo, thủy chung
3. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ kể chuyện trang trọng, chậm rãi, sử dụng nhiều định ngữ ( Pê-nê-lốp thận trọng, Uy-lit-xơ muôn vàn trí xảo,..)
– Lời nói của nhân vật được chau chuốt (vừa có hình ảnh vừa có chiều sâu trí tuệ ); tâm lí nhân vật được khắc họa rõ nét
– Sử dụng nghệ thuật so sánh mở rộng
Đọc Hiểu Văn Bản Cha Tôi
Đọc hiểu văn bản Cha tôi
Gợi dẫn 1. Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) hiệu là Tỉnh Trai và Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, người làng Thanh Lương, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 1843, Đặng Huy Trứ đỗ cử nhân, năm 1848 đỗ tiến sĩ nhưng vì phạm huý ông đã bị đánh trượt và bị tước luôn học vị cử nhân.
Ông đã dâng nhiều thư điều trần đề xuất nhiều tư tưởng tân tiến nhưng đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được thực hiện.
2. Đặng Dịch Trai ngôn hành lục thuộc thể kí, là tác phẩm khá thành công của Đặng Huy Trứ. Tác phẩm là những trang hồi tưởng của tác giả về người cha đáng kính của mình, ông Đặng Văn Trọng (tên hiệu là Dịch Trai). Tác phẩm ghi lại chi tiết lời nói và việc làm của Đặng Văn Trọng cùng nhiều chi tiết quan trọng về cuộc đời, qua đó thể hiện những quan niệm về cuộc sống của tác giả và tình cảm kính trọng của ông đối với người cha đáng kính.
3. Đoạn trích có nhiều từ cổ, cần đọc kĩ chú thích. Lưu ý thể hiện rõ giọng đọc các lời thoại.
Đoạn tríchlần lượt thuật lại ba sự kiện tiêu biểu, ba khúc ngoặt trên đường thi cử của nhân vật “tôi” (tức Đặng Huy Trứ). Sự kiện là việc thi cử đỗ trượt của “tôi” nhưng vấn đề tác giả muốn thể hiện ở đây lại nằm ở hành động, lời nói của người cha. Những phản ứng của người cha trước việc đỗ trượt của con trai đã thể hiện rõ nhân cách và cái nhìn sâu sắc của ông về con người.
Sự kiện thứ nhất xảy ra vào mùa thu năm Quý Mão (1843), “tôi theo cha cùng người anh con bác trưởng là Đặng Huy Sĩ đến trường Phú Xuân để thi”. Nhân vật “tôi” đi thi với mục đích “quen với tiếng trống trường thi”. Khi người ta xướng danh, yết bảng thì “tôi” đi xem hát. Cũng chỉ định đi chơi về rồi ngó bảng tú tài. Tất nhiên, đây chỉ là cách nói khiêm tốn của người thuật chuyện, song nó cũng thể hiện được thái độ đi thi của ông. Sự kiện đầy bất ngờ đã xảy ra, khi xướng danh họ Đặng, mọi người đều nghĩ là Đặng Văn Trọng. Thế nhưng người đỗ thứ ba lại chính là “tôi”. Đỗ thứ ba trong kì thi này là một vinh dự rất lớn, là hi vọng và mong đợi của mọi sĩ tử, kể cả của thân phụ Đặng Huy Trứ, tức Đặng Văn Trọng, một người tài giỏi mà ai cũng nghĩ là xứng đáng. Thế nhưng, thái độ của hai cha con lại hoàn toàn bất ngờ. Con thì không quan tâm, vẫn mải đi chơi và khiêm tốn với “ý định” “để đến tối sẽ đi coi bảng tú tài xem có tên mình hay không”. Còn người cha, nghe tin con đỗ, một tin vui đối với cả gia tộc, dòng họ thì lại có phản ứng thật lạ : “cha tôi dựa vào cây xoài, nước mắt ướt áo” như là “gặp việc chẳng lành”. Không phải ông buồn vì con thi đỗ mà ông lại trượt. Những giọt nước mắt của người cha ấy thể hiện tấm lòng cao cả, nỗi lo lắng của một người cha, một người từng trải, người vốn đã rất hiểu lẽ đời. Câu trả lời của ông hợp tình hợp lí : “Có gì đáng vui đâu. Đỗ đạt cao là để dành cho người có phúc đức. Con tôi tính tình chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì… Cổ nhân đã nói “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã !””. Đó là nỗi băn khoăn của một người cha luôn lo lắng cho con. Câu trả lời của ông vừa rất khiêm tốn lại rất chân thành. Những câu nói ấy đã có ngầm ý rằng : mục đích của việc thi cử không nhất thiết phải đỗ đạt để làm quan ngay. Sự đời cái gì dễ kiếm thì không được trân trọng dù nó rất quý giá. Dù là người có tài năng thực sự nhưng nếu đỗ đạt quá sớm sẽ sinh ra kiêu ngạo và tự mãn. Phản ứng của người cha là phản ứng của người hiểu sâu xa câu chuyện “Tái ông thất mã”. Kể lại sự kiện này, tác giả đã chọn chi tiết, ngôn ngữ rất khéo léo để thể hiện nhân cách và suy nghĩ sâu xa của người cha. Ngôn ngữ và cách nói của người cha thể hiện ông là một nhà nho mẫu mực. Những lí lẽ ông đưa ra đều thật trọn vẹn, có trên có dưới. Không tự ti nhưng cũng không kiêu căng tự mãn: “Nào ngờ, mới một lần đi thi lại trúng thứ ba. Đó là do triều đình nuôi dưỡng, tổ tông tích đức, gia đình giáo dục mà được thế… Nhìn lên, tôi đội ơn tác thành của thiên tử, lại cảm kích công vun trồng của tổ tiên, chỉ sợ con tôi không báo đáp được nghĩa nặng ơn dày nên không cầm nổi nước mắt”. Tác giả đã dùng lời đáp ấy và mượn lời nhận xét của mọi người để tỏ lòng kính trọng và niềm tự hào về người cha của mình.
Sự kiện thứ hai được thuật lại trong đoạn trích vẫn lại là chuyện thi cử. Lần thứ hai, người con đỗ đạt và người cha cũng có phản ứng tương tự. Đó là”Khoa thi Hội mùa xuân năm Đinh Mùi nhân tứ tuần đại khánh của đức Hiến tổ Chương Hoàng đế Thiệu Trị, vua cho mở Ân khoa”.
Người cha nghe tin con đỗ đạt không hồ hởi vui mừng mà lo lắng : “Bậc đỗ đại khoa ắt phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng”. Không phải người cha không tin vào khả năng của con mình. Đây là cách phản ứng của một người cha có suy nghĩ sâu sắc, chín chắn. Ông đã thể hiện quan niệm của mình về người quân tử. Người đỗ đạt phải là người có tài và có đức. Đó là quan niệm của một chính nhân quân tử, một con người hiểu đời, hiểu người, hiểu lẽ sống và hiểu chính con trai mình.
Sự kiện thứ ba được tác giả thuật lại trong đoạn trích có khác với hai sự kiện trên. Tác giả đã chọn kể hai sự việc đồng thời xảy ra trong gia đình để ngợi ca tấm lòng và nhân cách của người cha. “Kì thi Đình năm ấy vào ngày 26 tháng 4. Đúng hôm đó, từ cuối nhà bên trái điện Cần Chánh báo tin dữ : bác ngự y Đặng Văn Chức mất […]. Tôi thì vừa bị đánh hỏng trong kì thi Đình… Cả nhà lại càng buồn cho tôi”. Trước hai tin dữ ấy, Đặng Văn Trọng đau đớn trước cái chết của người anh và coi việc con trai bị đánh hỏng là “không có chuyện gì đáng kể”. Với phản ứng của người cha như trên, có thể suy đoán dường như người cha không muốn con trai mình đỗ đạt. Một nhà nho theo nghiệp sách đèn khoa cử không lẽ lại coi thường chuyện đỗ đạt như vậy. Xem lại thì không phải vậy. Tấm lòng của người cha ấy được thể hiện rõ ở lời nói của ông trong phần kết đoạn trích. Khi việc tang người anh trai đã hơi thư, ông mời quay sang khuyên nhủ con trai. Lời khuyên nhủ này là tâm sự giấu kín từ nơi sâu thẳm tấm lòng người cha : “Đã vào thi Đình thì không còn đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thế đã lâu mà nay con lại bị đánh trượt”. Ông đã phân tích cho con trai thấy sai lầm nghiêm trọng của mình để người con nhận rõ điều trái phải. Việc để bị đánh trượt trong kì thi Đình là một lỗi lầm rất lớn. Nhưng ông không dừng lại ở việc chỉ ra sai lầm của con, mà quan trọng hơn, ông đã khuyên nhủ con trai những lời thấu tình đạt lí. Lời khuyên của người cha chứa đựng những triết lí về cuộc sống. Nó đã giúp cho người con nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng không bị rơi vào sự tuyệt vọng, bi quan hay phẫn uất. Bài học ông dạy con có thể thu gọn trong câu “Thất bại là mẹ thành công”. Những lí lẽ người cha đưa ra thật thấu tình đạt lí, nó buộc người con phải suy nghĩ mà quyết tâm tiến thủ. “… tước cả khoa danh của con là để rèn luyện cho con nên người. Ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc… Tài học, phẩm hạnh của con còn kém các ông ấy muôn lần. Người ta ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quý là ở chỗ biết sửa chữa”.
Lí lẽ và quan niệm về chuyện thi cử, về thành công và thất bại của người cha đều rất sâu sắc. Đó cũng chính là một bài học nhân sinh quý giá cho người đời sau.
Người cha hiện lên trong lời tự thuật của nhân vật “tôi” thật đáng kính trọng. Ông là điển hình mẫu mực của một nhà nho chân chính. Qua câu chuyện của bản thân mình, tác giả đã đưa ra một triết lí sống rất thực tế và sâu sắc : ở đời, điều quan trọng không phải là thành công hay thất bại. Điều quan trọng là ta phải biết vì sao mình thất bại, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Thành công không kiêu ngạo tự mãn, thất bại không bi quan tuyệt vọng. Phải biết mình biết ta, biết sống cho đúng mực và phải biết đứng lên sau khi ngã.
Cách kể chuyện trong đoạn trích rất tiêu biểu cho nghệ thuật viết kí. Tác giả rất trung thành với sự thực nhưng không dừng lại ở việc thuật lại sự việc. Trong khi thuật lại các sự kiện, người viết đã lựa chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu để từ đó thể hiện thái độ của bản thân hoặc những quan niệm, tư tưởng có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Đặng Huy Trứ để lại nhiều sách về giáo dục, sử, binh thư, riêng về văn, có Đặng Hoàng Trung văn sao(Bản sao tập văn của Đặng Hoàng Trung), Đặng Hoàng Trung thi sao (Bản sao tập thơ của Đặng Hoàng Trung), Đặng Dịch Trai ngôn hành lục (Sao lục châm ngôn và hành trạng của Đặng Dịch Trai), Tứ giới thi(Thơ về bốn điều răn)…, trong đó đáng kể nhất là Đặng Hoàng Trung thi sao và Đặng Dịch Trai ngôn hành lục. Thi sao gồm 12 quyển, 1250 bài thơ làm trong thời gian 1840 – 1860. Thơ ông bày tỏ tấm lòng quan tâm đến đời sống người dân thường ở nông thôn, chung niềm vui nỗi buồn với họ, từ bác thợ cày, phụ nữ nuôi tằm, chị vú nuôi trẻ, bà đỡ hộ sản đến người chạy chợ, nhà nho nghèo… Qua nhiều bài thơ, tác giả đã khắc hoạ nhiều mặt đời sống phong phú ở miền quê, bằng những chi tiết cụ thể, như đống rấm trấu ban đêm, mẹt cau phơi ngày lạnh. Các sản vật địa phương cùng những nghề thủ công như rổ tre Bàu La, gạo gie An Cựu, lò vịt An Xuân, nghề làm đá ở Lục Bảo v.v… cũng đi vào thơ của ông. Sau khi ra làm quan, tác giả dành phần lớn thơ để bộc lộ rõ hơn nữa lòng ưu thời mẫn thế cùng những suy tư về vận mệnh ngả nghiêng của đất nước. Lòng yêu nước đó đã được thể hiện cụ thể bằng hành động chống giặc Pháp đến hơi thở cuối cùng.
Thơ Đặng Huy Trứ tuy chưa sánh được với các nhà thơ cự phách về mặt nghệ thuật nhưng mặt mạnh của ông lại là đưa được những hình ảnh hiện thực sinh động, cá thể, giàu sắc thái địa phương vào thơ. Mặt mạnh này càng thể hiện đầy đủ hơn ở cuốn văn xuôi Đặng Dịch Trai ngôn hành lục. Đây là cuốn hồi kí viết về người cha nhưng đề cập đến cả một gia đình đông đúc của ông, gồm bà, mẹ, các bác, anh em họ, hàng xóm láng giềng…, đặc biệt là phần kể chuyện về thuở ấu thơ, việc học hành, thi cử cùng mối tình thuỷ chung vượt lễ giáo của ông với cô hàng bánh. Những chân dung nhân vật, những tập tục một thời đều được ông kể lại tỉ mỉ, chân thật, do đó rất hấp dẫn người đọc ; là những tư liệu quý giúp bạn đọc đời sau hiểu về đời sống đương thời mà không phải nhà văn đương thời nào cũng để tâm ghi chép. Điều đó hẳn không tách rời với những cởi mở, đổi mới của ông trong việc nhìn ra nước ngoài, góp phần chấn hưng nền kinh tế nước nhà một cách thiết thực.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Dạy Đọc Hiểu Văn Bản trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!