Đề Xuất 5/2023 # Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện Để Có Tư Cách Pháp Nhân # Top 11 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện Để Có Tư Cách Pháp Nhân # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện Để Có Tư Cách Pháp Nhân mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Pháp nhân là gì ?

Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ về pháp nhân: Các cơ quan nhà nước (như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, các trường đại học,..) là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

1. Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

Như vậy, một doanh nghiệp có thể được coi là có tư cách pháp nhân tại thời điểm doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là được pháp luật công nhận việc khai sinh ra doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng là pháp nhân (ví dụ doanh nghiệp tư nhân) vì nó chưa hội đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Mỗi một người khi sinh ra đều có tên gọi (do cha mẹ đặt) nên việc khai sinh ra pháp nhân thì cũng phải có tên gọi. Việc đặt tên cho cá nhân thì không có quy định (tùy theo sở thích của cha mẹ) nhưng việc đặt tên cho pháp nhân thì pháp luật đã có quy định: pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt thể hiện rõ loại hình tổ chức và có thể phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ cho nên pháp nhân bắt buộc phải sử dụng tên gọi đó trong các giao dịch dân sự. Đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì việc đặt tên doanh nghiệp là rất quan trọng, vì vậy luật pháp các nước đều có quy định riêng về tên doanh nghiệp.

2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Ngoài tên riêng được đăng ký để gọi và sử dụng trong các giao dịch, pháp nhân phải có điều lệ hoạt động rõ ràng, có cơ cấu tổ chức cụ thể, có người đại diện theo pháp luật để nhân danh (thay mặt, đại diện) cho pháp nhân thực hiện các giao dịch:

Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thống nhất thông qua. Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập chuẩn y.

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.

Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

3. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó

Theo quy định của pháp luật thì pháp nhân phải sở hữu một lượng tài sản nhất định để sử dụng trong các giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các tài sản đó. Tài sản này được pháp luật công nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, tức là pháp nhân có toàn quyền sử dụng mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản đó phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành viên nên các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào tổ chức. Đây là sự khác biệt rất lớn để phân biệt giữa pháp nhân với thể nhân (cá nhân).

Để làm rõ hơn cho sự khác biệt này chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Ba người A,B,C rủ nhau thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng (A góp một ngôi nhà trị giá 1 tỷ, B góp ô tô trị giá 500 triệu còn C góp tiền mặt 500 triệu) – lấy tên là công ty TNHH ABC.

Sau 3 năm hoạt động thì số vốn sở hữu đã tăng lên 6 tỷ đồng. Để tiếp tục phát triển kinh doanh thì công ty ABC vay ngân hàng 10 tỷ và nhập một lô sữa từ Nhật về Việt Nam nhưng do bảo quản không tốt nên toàn bộ số sữa đều hỏng. Công ty TNHH ABC bị tòa án tuyên bố phá sản.

Công ty có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh… nhưng nếu xét về trách nhiệm tài sản của người chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ có hai loại:

Hoặc là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp;

Hoặc là chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.

Do đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình)

4. Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động (có nghĩa là pháp nhân không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào).

Các quy định về pháp nhân

Pháp nhân được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, nội dung chi tiết như sau:

Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

Pháp nhân phi thương mại

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Điều lệ của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;

c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;

h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;

i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Trụ sở của pháp nhân

1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.

Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Quốc tịch của pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Tài sản của pháp nhân

Thành lập, đăng ký pháp nhân

1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Hợp nhất pháp nhân

1. Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Sáp nhập pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Chia pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Tách pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Giải thể pháp nhân

1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Chi phí giải thể pháp nhân;

b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Phá sản pháp nhân

Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Chấm dứt tồn tại pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật dân sự 2015;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: info@congtyluatthienminh.vn

Trân trọng !

Tư Cách Pháp Nhân Là Gì?

Khi tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nhiều người thắc mắc là vì sao loại hình doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân? Trước tiên, bạn phải hiểu thế nào là pháp nhân?

Pháp nhân là thuật ngữ pháp lý chỉ một thực thể mang tính hội đoàn. Có rất nhiều quan điểm và học thuyết giải thích cho khái niệm pháp nhân như: có thuyết cho pháp nhân là một chủ thể giả tạo, có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự…vv Song theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức (khác với thể nhân – chỉ con người) có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như kinh tế, xã hội.

Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Được thành lập hợp pháp tức là phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó tức pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc.

Như vậy, tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp tức là nếu có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó (chịu trách nhiệm hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này (chịu trách nhiệm vô hạn).

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp phá sản thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn mà mình bỏ vào doanh nghiệp. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân ngoài khoản tiền đầu tư kinh doanh thì chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đây là lý do vì sao doanh nghiệp tư nhân không có pháp nhân và cũng là loại hình doanh nghiệp dễ gặp rủi ro nhất.

Hợp Tác Xã Là Gì? Hợp Tác Xã Có Tư Cách Pháp Nhân Không?

Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? Hợp tác xã hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng.

Hợp tác xã là một trong những mô hình kinh tế hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiện nay, bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân…. Mặc dù có thể hiểu, hợp tác xã là một hình thức thể hiện cho thành phần kinh tế tập thể, nhưng không phải ai cũng hiểu về khái niệm cũng như bản chất của hình thức “hợp tác xã” này. Hợp tác xã là? Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? – Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến khái niệm hợp tác xã và xác định về tư cách pháp nhân của loại hình kinh tế này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Về vấn đề này, hiện nay pháp luật hiện hành đang có quy định cụ thể tại Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

Về khái niệm hợp tác xã, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012, được hiểu là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, đồng sở hữu,có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên cơ sở nguyện vọng và nhu cầu chung của các thành viên và do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập, tương trợ lẫn nhau, tạo điều kiện về việc làm, và phối hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã được xác định là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế tập thể, hoạt động trên cơ sở tự chủ, có tính chất tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý cơ cấu và hoạt động của hợp tác xã.

Trong đó, nhu cầu chung của các thành viên trong hợp tác xã, được hiểu là nhu cầu giống nhau của các thành viên trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ một cách thường xuyên, ổn định từ kết quả của hoạt động sản xuất sinh doanh chung của các thành viên, trong đó bao gồm cả nhu cầu về việc làm cho các thành viên trong hợp tác xã mà hợp tác xã tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh ấy (căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật hợp tác xã năm 2012).

Khi những hợp tác xã riêng lẻ, liên kết với nhau với ít nhất từ 04 hợp tác xã trở lên tự nguyện thành lập và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tất cả các hợp tác xã thành viên thì liên hiệp hợp tác xã sẽ được thành lập. Cũng giống như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng được xác định là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tính chất đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân và được hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong quá trình quản lý hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.

Trên cơ sở khái niệm hợp tác xã được xác định theo Luật hợp tác xã năm 2012 ở trên, có thể khái quát, “hợp tác xã” có các đặc điểm cơ bản sau:

Một là, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh như một loại hình doanh nghiệp nhưng mang tính xã hội cao, và là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế tập thể.

Hai là, hợp tác xã có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên. Thành viên tham gia hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình nhưng cũng có thể là pháp nhân khi đáp ứng được các điều kiện được quy định trong Điều 13 Luật hợp tác xã năm 2012, và Điều 3, 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

Thứ hai, về xác định về tư cách pháp nhân của hợp tác xã.

Bốn là, các thành viên của hợp tác xã tự nguyện tham gia và cùng nhau làm việc, hợp tác tương trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ, được hưởng lợi nhuận và phân phối thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã theo nguyên tắc quy định trong điều lệ của hợp tác xã và Luật hợp tác xã.

Căn cứ theo khái niệm “hợp tác xã” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 được trích dẫn ở trên, có thể khẳng định, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.

Về tư cách pháp nhân, một tổ chức nói chung hoặc tổ chức kinh tế nói riêng sẽ được công nhận là pháp nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Trên cơ sở những điều kiện này, xem xét tư cách pháp nhân của hợp tác xã có thể thấy:

Tư cách pháp nhân của hợp tác xã không chỉ được khẳng định trong khái niệm “hợp tác xã” mà còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp theo quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015, và quy định cụ thể trong Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

Tiếp theo, trước khi chính thức đi vào hoạt động thì hợp tác xã phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đăng ký hợp tác xã được xác định là Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư; hoặc Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện để thành lập hợp tác xã thì hợp tác xã này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức được thành lập một cách chặt chẽ với trình tự, thủ tục đều phải chấp hành theo đúng quy định của pháp luật và được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hai là Cũng giống như các tổ chức được công nhận là pháp nhân khác, hợp tác xã, trong cơ cấu tổ chức cũng có cơ quan điều hành với những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định chung trong điều lệ và quyết định thành lập hợp tác xã. Cụ thể:

Hợp tác xã được tổ chức theo hướng gồm các cơ quan điều hành như đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (hoặc tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Trong đó:

– Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, gồm chủ tịch và thành viên trong đó số lượng thành viên của hội đồng quản trị sẽ do điều lệ quy định cụ thể nhưng tối đa không quá 15 người và tối thiểu ít nhất là 03 người. Hội đồng quản trị do hội nghị thành lập hoặc do đại hội thành viên bầu, với nhiệm kỳ do Điều lệ Hợp tác xã quy định cụ thể, nhưng được giới hạn từ 3 – 5 năm. Hội đồng quản trị được sử dụng con dấu của hợp tác xã để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người trực tiếp điều hành, và quản lý các hoạt động của hợp tác xã.

– Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên là bộ phận hoạt động độc lập, do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên hợp tác xã theo hình thức bỏ phiếu và có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và Luật. Ban kiểm soát có số lượng thành viên không quá 07 người.

Lưu ý: Đối với các hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên thì bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát, còn trường hợp có dưới 30 thành viên trở xuống thì hợp tác xã có thể thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nội dung của Điều lệ hợp tác xã đó.

Quy định về tính độc lập, tự chủ, và tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã không chỉ được khẳng định trong khái niệm “hợp tác xã” mà nó còn thể hiện trong quy định về cơ chế hoạt động, nguyên tắc hoạt động và đặc biệt là tài sản, tài chính của hợp tác xã. Cụ thể:

Căn cứ theo quy định của Luật hợp tác xã thì tài sản của hợp tác xã bao gồm vốn điều lệ, vốn hoạt động, và các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp khác cũng như các tài sản khác, được xác định là những tài sản, độc lập, và có sự phân định rõ ràng với các tài sản khác của thành viên hợp tác xã, được hình thành theo các hình thức góp vốn và huy động vốn nhất định, cũng như có cách thức phân phối lợi nhuận riêng theo quy định của pháp luật và điều lệ của hợp tác xã.

Về vấn đề tài sản, hợp tác xã cũng có quy định riêng về việc xử lý các khoản lỗ, khoản nợ về tài chính cũng như trong việc phân phối lợi nhuận. Căn cứ theo nội dung Điều lệ của hợp tác xã và quy định của luật thì những tài sản của hợp tác xã sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính khác của hợp tác xã khi giải thể, phá sản theo một thứ tự ưu tiên nhất định. Khi các giá trị tài sản còn lại khác của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ ưu tiên thì cũng thực hiện việc chi trả theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ trong cùng một hàng ưu tiên.

Ngoài ra khi hợp tác xã đang còn hoạt động, hợp tác xã cũng có những quy chế riêng trong việc xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã khi kết thúc năm tài chính thông qua việc xử ký giảm lỗ, hay sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, hoặc chuyển lại sang năm sau. Đồng thời, trong quy định tại Điều 15 Luật hợp tác xã năm 2015 thì các thành viên của hợp tác xã cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính khác của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.

Dịch vụ pháp lý của Luật Dương gia:

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, tài sản, nguồn tài chính của hợp tác xã đều được tạo lập và quản lý bằng những cơ chế chặt chẽ, có sự độc lập n hất định đối với tài sản của riêng các thành viên, đồng thời hợp tác xã thực hiện tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính trong phạm vi tài sản của mình. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng là điều kiện để xác nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân.

Hợp tác xã, trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn toàn có thể nhân danh mình để tự tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Có thể thấy, với những khía cạnh được phân tích nêu trên, Hợp tác xã hoàn toàn đáp ứng điều kiện để được xác nhận là một pháp nhân theo quy định của pháp luật, cụ thể là Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, và tư cách pháp nhân của tổ chức này cũng đã được khẳng định rõ ràng trong khái niệm hợp tác xã theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012.

Như vậy, Hợp tác xã cùng với các hình thức tổ chức kinh tế khác, ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc thể hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của nước ta, đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Việc có tư cách pháp nhân đã giúp cho hợp tác xã có thể phát huy tính độc lập tự chủ của mình và tạo ra lợi thế trong việc tham gia các giao dịch cũng như các hoạt động kinh doanh thương mại.

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 .

– Tư vấn pháp luật về hợp tác xã trực tiếp tại Văn phòng tư vấn.

– Dịch vụ tư vấn về doanh nghiệp qua email có trả phí.

– Dịch vụ soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thành lập hợp tác xã.

Pháp Nhân Là Gì? Những Quy Định Về Pháp Nhân Bạn Cần Biết

Hiểu như thế nào đúng nhất về pháp nhân là gì ?

Pháp nhân được quy định theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó pháp nhân có thể được hiểu như sau:

Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Ví dụ: Tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện để được công nhận là một tổ chức có tư cách pháp nhân như thế nào?

Tư cách pháp nhân là gì? Đây chính là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hoặc một tập thể có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.

Cũng theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức, tạp thể được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đạt đủ 4 điều kiện sau:

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo như định nghĩa pháp nhân là gì, ta thấy rõ ràng pháp nhân không phải một cá nhân mà nhất định phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức sẽ được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và phải đạt được một số điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Tổ chức muốn có tư cách pháp nhân bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập thì mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà tổ chức xác lập.

Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân dù được thành lập hợp pháp là công ty tư nhân. Vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản cá nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân đó vì thế mà không có tư cách pháp nhân. Trong khi công ty TNHH, công ty cổ phần đều có phần tài sản độc lập để chịu trách nhiệm trước pháp luật nên vì thế mà có tư cách pháp nhân.

Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:

1. Pháp nhân sẽ phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân sẽ phải có điều lệ công ty hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành.

Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thống nhất thông qua.

Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.

Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập.

Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bỏ tù, bị bắt giam, bị chết hoặc không còn khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động. Điều đó cho thấy tư cách pháp nhân không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân nào.

Những quy định về pháp nhân trong bộ luật Dân sự

Thành lập, đăng ký pháp nhân

Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo sự ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành như: Luật doanh nghiệp,…

Tài sản độc lập của pháp nhân

Quốc tịch của pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;

Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình;

Không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Những nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Người của pháp nhân sẽ không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Hợp nhất pháp nhân

Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập;

Sáp nhập pháp nhân

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn sáp nhập và mua doanh nghiệp

Chia pháp nhân

Tách pháp nhân

Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

Giải thể pháp nhân

Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

Theo quy định của điều lệ;

Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Phá sản pháp nhân

Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Chấm dứt tồn tại pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, chuyển đổi hình thức, giải thể công ty, sáp nhập, chia, pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật dân sự;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật

Định nghĩa pháp nhân là gì đã được GVLAWYERS nêu rõ ở trên theo quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự. Tất cả những quy định cũng như điều kiện để có tư cách pháp nhân đều được thể hiện cụ thể. Lưu ý rằng chỉ khi nào có đủ cả 4 yếu tốt thì tổ chức đó mới được xem là có tư cách pháp nhân theo quy định.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện Để Có Tư Cách Pháp Nhân trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!