Cập nhật nội dung chi tiết về Pháp Luật Về Thành Lập Doanh Nghiệp mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi có ý định mở công ty, mọi người thường quan tâm nhiều nhất đến việc pháp luật quy định như thế nào về vấn đề mở công ty. Bài viết hôm nay xin giới thiệu một số quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung các công việc cần thực hiện đối với thủ tục này.
Quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Điều 18 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo đó tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18.
Quy định về loại hình doanh nghiệp
Một nội dung của pháp luật về thành lập doanh nghiệp cũng rất quan trọng đó là quy định về loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Trong Luật đã quy định rõ cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật và các thành viên trong công ty. Chủ thể thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước các loại hình, tùy vào tình hình thực tế về nguồn vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho mình.
Quy định về tên doanh nghiệp
Pháp luật về thành lập doanh nghiệp còn quy định về tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là thành phần quan trọng để định danh cũng như phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Pháp luật doanh nghiệp quy định không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ngoài ra tên doanh nghiệp không được trái với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
Quy định về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quy trình và hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành. Theo đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ cơ bản sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định trong Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách cổ đông công ty cổ phần;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;
Một số giấy tờ khác tùy thuộc loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Sau đó, doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong vòng 3 ngày làm việc.
Như vậy, pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiện nay đã được quy định ở các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, tạo điều kiện tốt nhất để các chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, cơ quan nhà nước luôn hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Phan Law chúng tôi, các chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM Hotline: 1900.599.995 – 0974.80.8888Email: info@phan.vn
Chia sẻ:
Các Văn Bản Quy Định Của Pháp Luật Về Thành Lập Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp
Các văn bản quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Nhà nước đưa ra những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải thực hiện và đáp ứng được, mới được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Việc thành lập một doanh nghiệp chưa bao giờ là một điều dễ dàng đối với các cá nhân, tổ chức, nhất là trong tình hình hiện nay , khi càng có nhiều những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, vốn pháp định, đăng kí thuế, đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp…
Tuy nhiên, nếu chọn lựa được một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín, chuyên nghiệp, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng để hiểu được những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiện hành. Khi đó, việc hoàn thành các thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
1. Luật Doanh nghiệp năm 2005;
2. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
3. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số Điều của Luật Doanh nghiệp;
4. Thông tư số 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP;
5. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
6. Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với Saigon ACC – một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu TPHCM để được tư vấn và hỗ trợ một cách cụ thể nhất những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp một cách chính xác, tối ưu nhất.
Thành Lập Doanh Nghiệp Kinh Doanh Rượu
Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu
Đối với điều kiện về sản xuất rượu công nghiệp
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quymô dự kiến sản xuất.
Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại
Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Điều kiện phân phối rượu
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên.
Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều kiện bán buôn rượu
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phập luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên.
Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều kiện bán lẻ rượu
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Hồ sơ cấp giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu
Hồ sơ cấp giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sẽ được thực hiện theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Thẩm quyền cấp giấy và thủ tục cấp giấy phép
Thẩm quyền cấp
Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu
Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn
Thủ tục cấp giấy phép
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu
Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm
Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.
Quý khách quan tâm đến thành lập doanh nghiệp kinh doanh rượu vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ cụ thể.
Sơ Lược Về Luật Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp
Từ sau giai đoạn đổi mới đất nước, pháp luật về kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, tiếp đó Quốc hội đã lần lượt ban hành hai đạo luật là Luật công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990. Tiếp đó, nước ta ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 và Luật Hợp tác xã 1996.
Năm 1999, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp 1999 thay cho hai đạo luật 1990 trước đó. Tuy nhiên để bắt kịp xu thế cũng như điều chỉnh được cụ thể từng lĩnh vực cụ thể mà bên cạnh luật thành lập doanh nghiệp hay Luật doanh nghiệp 2005 thì một số đạo luật chuyên ngành khác cũng được ra đời như Luật Thương mại 2005, Luật đầu tư 2005, Luật hợp tác xã 2012 ( thay thế Luật hợp tác xã 2003),…
Luật thành lập doanh nghiệp hiện hành
Hiện nay Luật doanh nghiệp 2014 là đạo luật cơ bản nhất điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong những văn bản luật thành lập doanh nghiệp thì đây là đạo luật quy định chung nhất về tất cả các mô hình công ty và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù thì còn phải chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản luật chuyên ngành khác như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật luật sư,…
Về nguyên tắc, trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định của Luật doanh nghiệp và những luật doanh nghiệp khác về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể,… thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành đó. Nhưng nhìn chung những văn bản quy phạm pháp luật này đều nhằm mục đích chung là tạo điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam.
Để tìm hiểu kỹ hơn quy định trong những văn bản luật thành lập doanh nghiệp tại VIệt Nam. Bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn cụ thể và hướng dẫn thi hành chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Chia sẻ:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Pháp Luật Về Thành Lập Doanh Nghiệp trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!