Đề Xuất 3/2023 # Pháp Luật Về Quốc Tịch Và Đăng Ký Hộ Tịch # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Pháp Luật Về Quốc Tịch Và Đăng Ký Hộ Tịch # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Pháp Luật Về Quốc Tịch Và Đăng Ký Hộ Tịch mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Con người sinh ra và lớn lên luôn có những hoạt động, trong đó, những dấu ấn quan trọng của đời người như khai sinh, kết hôn, tử vong,… Quá trình đó có thể diễn ra ở một hay nhiều quốc gia nhưng chung lại chúng vẫn được bảo hộ dưới một pháp quyền nhất định.

Quốc tịch là gì? Thế nào là quốc tịch Việt Nam

Quốc tịch là một chế định pháp lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập giữa cá nhân với một Nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Quốc tịch là căn cứ duy nhất xác định công dân của một Nhà nước, là “sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó”.

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Thế nào là hộ tịch? Đăng ký hộ tịch là gì?

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.

Mục đích đăng ký quốc tịch hộ tịch

Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Nguyên tắc quản lý và đăng ký quốc tịch hộ tịch

Căn cứ theo Nghị định Chính phủ số 158/2005/NĐ-CP về quản lý và đăng ký quốc tịch – hộ tịch thì quá trình này cần áp dụng dựa trên các nguyên tắc sau:

Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định này.

Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định này.

Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.

Đăng Ký Giữ Quốc Tịch Việt Nam Theo Luật Quốc Tịch 2008

SSDH – Theo Luật quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật có hiệu lực (1/7/2009), phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) trong thời hạn 5 năm (1/7/2009 – 1/7/2014) để giữ quốc tịch Việt Nam theo luật Quốc tịch 2008.

Xin ông cho biết rõ thêm về thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài?

Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng: Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được quy định trong Luật Quốc tịch 2008. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tính đến trước ngày 1/7/2009 mà không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam thì trong 5 năm kể từ thời điểm trên, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam; nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

Quy định đăng ký giữ quốc tịch là chế định mới, quan trọng, với mong muốn làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân. Do vậy, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) và các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai thủ tục này.

Cục Lãnh sự đã phổ biến và hướng dẫn thủ tục này cho các CQĐD Việt Nam ở nước ngoài. Thủ tục được đăng tải trên cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ chúng tôi và trang tin điện tử của các CQĐD. Các CQĐD cũng niêm yết thủ tục này tại phòng tiếp dân, tuyên truyền, phổ biến tại các cuộc gặp mặt, tiếp xúc với bà con kiều bào và thông qua các hội đoàn người Việt.

Đối tượng cần phải đăng ký là những người Việt Nam định cư ở nước ngoài từ trước khi Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực (người Việt Nam ra nước ngoài định cư và nhập quốc tịch nước ngoài sau ngày 1/7/2009 không phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam).

Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch hết sức đơn giản. Người đề nghị chỉ cần nộp Tờ khai, giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam là được cấp Giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam vẫn được cấp giấy xác nhận này nhưng đương sự cần khai lý lịch làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong nước tiến hành xác minh quốc tịch và ghi vào sổ đăng ký.

Tuy nhiên, cho tới nay mới có hơn 4.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam trong đó có trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Số lượng người đăng ký giữ quốc tịch còn thấp có thể do người Việt Nam ở nước ngoài chưa thấy việc đăng ký này mang lại lợi ích thiết thực. Giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ có giá trị chứng minh người này đã thực hiện thủ tục đăng ký chứ không khẳng định về quốc tịch Việt Nam của họ. Do vậy, Giấy xác nhận không có giá trị pháp lý làm cơ sở cho việc cấp phát hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các giấy tờ khác. Ngoài ra, một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài không muốn thực hiện thủ tục này có thể vì lo ngại ảnh hưởng tới quy chế cư trú của họ ở nước ngoài, hoặc một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa hiểu rõ các quy định của việc đăng ký giữ quốc tịch.

Đây có thể là một trong các nguyên nhân lý giải việc đăng ký thủ tục giữ quốc tịch trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn chưa cao.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam đề nghị sớm đăng ký với các CQĐD để được thông tin chi tiết và hướng dẫn hoàn tất thủ tục này, tránh bị mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.

Đông Đức (SSDH) – Theo Bộ Ngoại giao

Đăng Ký Để Giữ Quốc Tịch Việt Nam

Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú). Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự uỷ quyền của Bộ Ngoại giao.

– Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ quốc tịch Việt Nam

Cách thức thực hiện: Người xin đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự uỷ quyền của Bộ Ngoại giao.

Thành phần hồ sơ:

– Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp Tờ khai theo mẫu và bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đó

– Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ, thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch và các giấy tờ sau (nếu có) để phục vụ việc xác minh về quốc tịch của người đó:

+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;

+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Số lượng hồ sơ: không quy định

– Đang có quốc tịch Việt Nam

Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ, thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch và các giấy tờ sau (nếu có) để phục vụ việc xác minh về quốc tịch của người đó:

+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;

+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều khoản chuyển tiếp quốc tịch Việt Nam

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ các việc về quốc tịch đã được tiếp nhận trước đó được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Hiệu lực thi hành luật quốc tịch Việt Nam

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

Luật này thay thế Luật quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998.

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành quốc tịch Việt Nam

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Quý khách có thể liên hệ để được tư vấn dịch vụ làm quốc tịch Việt Nam tại:

VIET GREEN VISA – Green VISA, Happy TRIP

Xin Đăng Ký Quốc Tịch Khi Bị Mất Hết Giấy Tờ

Xin đăng ký quốc tịch khi bị mất hết giấy tờ. Không có giấy tờ tùy thân có được đăng ký quốc tịch không?

Xin đăng ký quốc tịch khi bị mất hết giấy tờ. Không có giấy tờ tùy thân có được đăng ký quốc tịch không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật quốc tịch Việt Nam 2008 Nghị định 78/2009/NĐ-CP

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:

Để có thể nhập quốc tịch Việt Nam thì chị bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 20 Luật quốc tịch Việt Nam 2008:

Bên cạnh đó, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định “Người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

Như vậy, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, chị bạn cần có các giấy tờ sau:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con để chứng minh điều kiện được miễn. Bởi bố mẹ của chị bạn không còn lưu giữ giấy khai sinh vì vậy cần phải có các giấy tờ hợp lệ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con như bản xét nghiệm ADN.

– Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

Giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh, hộ chiếu được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó.

Như vậy, việc chị bạn không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào thì sẽ rất khó để thực hiện việc nhập quốc tịch. Trong tình huống này thì chị bạn nên đi đăng ký khai sinh. Khi đăng ký khai sinh, do bố mẹ của chị bạn là công dân Việt Nam thì chị bạn sẽ được nhận quốc tịch Việt Nam ngay khi hoàn thành thủ tục đăng ký khai sinh theo phương pháp xác định quốc tịch bằng phương pháp huyết thống.

Căn cứ vào Điều 14 Luật quốc tịch Việt Nam 2008:

Và Điều 15 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:

Khi chị bạn hoàn thành được thủ tục đăng ký khai sinh thì khi đó chị bạn sẽ được xác định quốc tịch Việt Nam theo phương pháp xác định huyết thống.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Pháp Luật Về Quốc Tịch Và Đăng Ký Hộ Tịch trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!