Đề Xuất 3/2023 # Pháp Luật Trong Hoạt Động Kinh Tế Đối Ngoại # Top 3 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Pháp Luật Trong Hoạt Động Kinh Tế Đối Ngoại # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Pháp Luật Trong Hoạt Động Kinh Tế Đối Ngoại mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mô tả

Đây là giáo trình của một trong các môn học chủ yếu thuộc nội dung chương trình đào tạo của trường Đại học Ngoại thương. Đối tượng nghiên cứu của giáo trình là những vấn đề pháp lý cơ bản nhất của hoạt động kinh tế đối ngoại như: chủ thể của các hoạt động kinh tế đối ngoại, các loại hợp đồng được sử dụng trong lĩnh vực hoạt động này như hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK, hợp đồng liên doanh… Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN, việc giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương… Đây là một tài liệu học tập, nghiên cứu bổ ích cho các sinh viên, các cán bộ đang công tác trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng. 

Điểm Chuẩn Ngoại Thương 2022 Ngành Kinh Tế Đối Ngoại Lấy Bao Nhiêu?

25 Tháng 08, 2020

Dự đoán xu hướng chung điểm chuẩn ngoại thương 2020

Dù chưa có phổ điểm chính thức nhưng dựa trên độ khó của đề thi năm nay. Nhiều Thầy cô dự đoán điểm chuẩn các khối ngành trường Đại học Ngoại thương có thể sẽ tăng nhẹ (0.5 cho đến 1 điểm) so với điểm chuẩn ngoại thương 2019

Trong đó, khối ngành có thể tăng nhiều nhất là ngành Kinh tế. Đây là ngành được nhiều thí sinh có học lực tốt đăng kí. Và dự kiến phổ điểm sẽ tăng do đề Toán và Vật Lý năm nay không quá khó.

Còn lại, các ngành Ngôn ngữ thương mại (Anh, Trung, Pháp, Nhật) sẽ ít có sự thay đổi về điểm chuẩn. Thậm chí có thể giảm nhẹ một chút so với điểm chuẩn ngoại thương 2019

Tư vấn chọn ngành theo điểm chuẩn ngoại thương 2019

Trường Đại học Ngoại thương có những ngành chính bao gồm: Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Luật, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán. Cuối cùng là nhóm ngành Ngôn ngữ thương mại, bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Luật (mã NTH01)

Với chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại, ngành Kinh tế (mã ngành NTH01) là nhóm ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao nhất của trường Đại học Ngoại thương. Trong mã ngành NTH01 ngoài Kinh tế còn có ngành Kinh tế Quốc tế và ngành Luật.

Do đó, nếu như thực sự tự tin với điểm số của mình, thí sinh mới nên đăng ký vào nhóm ngành NTH01.

Đặc biệt, nếu như thí sinh không có nguyện vọng với ngành Luật hoặc Kinh tế Quốc tế, nên cân nhắc đến nhóm ngành khác để đẩm bảo được học đúng với chuyên ngành mà mình mong muốn

Nhóm ngành Kinh doanh quốc tế (mã NTH02)

Kinh doanh Quốc tế là một ngành học đang thu hút rất thí sinh. Với chương trình đào tạo được cập nhật nhiều môn học hiện đại, bắt kịp giáo trình các trường Đại học lớn trên Thế giới

Có thể kể đến như các môn Quản lý chuỗi cung ứng. Sở hữu trí tuệ. Thương mại điện tử. Các lý thuyết và mô hình truyền thông quốc tế,…

Do đó, trong một số tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn ngoại thương 2019 của ngành Kinh doanh Quốc tế còn “nhỉnh” hơn so với nhóm ngành NTH01 vốn luôn là ngành cao điểm nhất.

Dự đoán, trong năm tới, Ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ tiếp tục thu hút nhiều thí sinh hơn nữa. Do đó điểm chuẩn sẽ có nhiều biến động.

Nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng; Kế toán (mã NTH03)

Điểm chuẩn của nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng cũng cao không kém gì khối ngành Kinh tế. Đặc biệt, khoa TCNH còn có n hững chương trình chất lượng cao định hướng chứng chỉ quốc tế chuẩn mực. Một trong số đó chính là chương trình Kế toán kiểm toán định hướng ACCA

Bộ chứng chỉ ACCA được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chức Anh Quốc. Đây là chứng chỉ Kế toán – Kiểm toán có giá trị nhất, là yêu cầu bắt buộc khi thi vào Big4 (top 4 công ty Kiểm toán lớn nhất thế giới).

Ngoài ra, giáo trình 100% tiếng Anh và cập nhật những môn học tài chính hiện đại sẽ giúp sinh viên có một nền tảng kiến thức vững vàng. Từ đó bắt nhịp nhanh chóng với yêu cầu của Nhà tuyển dụng.

Quy Định Pháp Luật Về Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy định.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

– Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm; mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh; theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau:

Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;

Thông qua đấu thầu;

Thông qua giao dịch điện tử;

Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

– Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu; phải tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

3. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm

– Bộ Tài chính ban hành các quy tắc; điều khoản bảo hiểm; mức phí bảo hiểm; số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.

– Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.

– Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.

– Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.

Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

– Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải bảo đảm:

Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;

Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.

Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi; và các rủi ro được bảo hiểm; quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,…

Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép chi trả hoa hồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hay nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty; quý khách liên LawKey để được tư vấn hỗ trợ thêm.

Pháp Luật Tổ Chức Và Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm

Theo pháp luật hiện hành thì khái niệm “Doanh nghiệp bảo hiểm” được hiểu như sau:

Với tư cách là doanh nghiệp, nó có đầy đủ các đặc điểm của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên doanh nghiệp bảo hiểm còn có đặc điểm đặc thù giúp chúng ta nhận biết nó với các loại doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác.

Chu trình kinh doanh bảo hiểm là chu trình đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ra trước, doanh thu được thực hiện, sau đó mới phát sinh chi phí. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhận phí bảo hiểm trước của người tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thực tế. Đặc tính này tạo ra tính nhàn rỗi của nguồn vốn bảo hiểm trong những thời gian nhất định, nó cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng chúng để đầu tư sinh lời nhằm tăng khả năng tài chính cho bồi thường và trả tiền bảo hiểm và tăng thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong thời gian bảo hiểm nếu không có rủi ro xảy ra, thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hay trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Ngược lại, xảy ra rủi ro, đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại thì bên mua bảo hiểm sẽ được bồi thường hay được trả tiền bảo hiểm. Như vậy quan hệ giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn. Đặc điểm này đã tạo ra tiền đề khách quan cho tính thương mại của hoạt động bảo hiểm. Nghĩa là, khi không xảy ra rủi ro bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi hoàn và phí bảo hiểm sẽ tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khác với khả năng bồi hoàn của các khâu tài chính khác, bồi hoàn trong kinh doanh bảo hiểm có tính bất ngờ cả về thời gian, không gian cũng như quy mô. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng các quỹ dự phòng để bảo đảm các cam kết của mình trước những người tham gia bảo hiểm khi có các sự cố bảo hiểm xảy ra. Các quỹ này là nguồn quan trọng để tham gia đầu tư nhằm tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tính an toàn, tính sinh lời, và tính thanh khoản của các khoản vốn đầu tư. Thông thường thì tính bồi thường tổn thất thực tế cho người được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm thường rất lớn, lớn gấp nhiều lần so với số phí bảo hiểm đã đóng. Vì thế, để đảm bảo và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thất, trong hoạt động bảo hiểm phải áp dụng nguyên tắc lấy số đông bù số ít, tức là phải cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm cho nhiều loại khách hàng, trên nhiều vùng thị trường khác nhau… để lấy phí bảo hiểm đóng góp từ nhiều người nhằm bù đắp cho một số ít người gặp rủi ro. Trên thực tế, đối với những hợp đồng có giá trị lớn hoặc trường hợp có khả năng doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho nhiều người được bảo hiểm trong cùng một sự cố, để giảm bớt trách nhiệm tài chính đối với rủi ro bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm thường phải thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm. Mặt khác, để giảm bớt chi phí bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng cường giám sát các biện pháp phòng ngừa hạn chế tổn thất bảo hiểm.

Thứ hai, Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức thành lập và hoạt động theo các qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định khác của pháp luật. Xuất phát từ tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được coi là một tổ chức kinh doanh ngành nghề đặc biệt, nên pháp luật phải có những qui định riêng áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm, đó là Luật kinh doanh bảo hiểm. Trong việc tổ chức thành lập và hoạt động của mình doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân theo Luật kinh doanh bảo hiểm.

Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng các quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam – nếu như vấn đề nào đó Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định, không điều chỉnh trực tiếp …Chẳng hạn doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước thì việc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo các qui định trong Luật kinh doanh bảo hiểm đồng thời còn phải tuân thủ các quy định dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản như Luật doanh nghiệp nhà nước …

Thứ ba, Doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính. Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao cho một cơ quan quản lý nhà nước nhất định. Một số nước ở Châu á như Singapore, Philipin, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tên gọi là Ủy ban giám sát bảo hiểm. Các nước khác như Anh, Nhật Bản, cơ quan này là một phòng trực thuộc vụ quản lý các ngân hàng.

Ở Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về hoạt động bảo hiểm được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thống nhất lãnh đạo và quản lý công tác bảo hiểm. Trước đây do tính độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm, lúc đó Bộ tài chính đã giao cho Bảo Việt thực hiện hai chức năng quản lý và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm. Sau khi đất nước ta chuyển đổi sang kinh tế thị trường thì để đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế kinh tế này, ngày 15 tháng 5 năm 1992 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ra quyết định số 223TC/ QĐ- BTC thành lập phòng quản lý bảo hiểm trực thuộc vụ tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, Như vậy, bằng qui định trên Bộ Tài Chính đã tách chức năng quản lý và chức năng kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt. Từ thời điểm đó cho đến nay Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều này đã được Luật kinh doanh bảo hiểm qui định cụ thể: “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm “(Khoản 2, Điều 121)

Đây là đặc điểm giúp ta phân biệt doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Bởi vì, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề khác chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước khác như các tổ chức tín dụng chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Ngân hàng nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban chứng khoán nhà nước …

Bạn đang đọc nội dung bài viết Pháp Luật Trong Hoạt Động Kinh Tế Đối Ngoại trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!