Cập nhật nội dung chi tiết về Những Hạn Chế, Bất Cập Và Giải Pháp Để Xây Dựng Văn Bản Quy Phạp Pháp Luật Thời Gian Đến Đạt Hiệu Quả Cao mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong những năm qua, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã từng bước đi vào kế hoạch hoá khi thực hiện Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh và Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đồng thời tạo sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc soạn thảo, thẩm định, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND các cấp. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, cán bộ làm công tác văn bản các cấp thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo, kiểm tra VBQPPL. Một số ngành, địa phương cũng rất quan tâm công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra văn bản đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc ban hành VBQPPL ở ngành, địa phương vẫn còn những hạn chế sau:
– Một số sở, ngành chưa chủ mà mình quản lý, mà chỉ thực hiện đề nghị ban hành VBQPPL khi phát sinh yêu cầu hoặc văn bản của trưng ương; đồng thời các sở, ngành khi đăng ký dự kiến xây dựng VBQPPL thì lại không đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định, chưa sát với yêu cầu quản lý nhà nước. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều văn bản ban hành không đảm bảo về tiến độ, phải chuyển sang năm sau hoặc không được ban hành.
– Trong quá trình dự thảo VBQPPL một số sở, ngành chưa tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục xây dựng VBQPPL (theo Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 về ban hành Quy trình xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp trên địa bàn tỉnh), như: chưa tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trước khi xây dựng dự thảo văn bản (kể cả đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính); chưa lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản hoặc có lấy ý kiến góp ý nhưng chưa đảm bảo thời gian theo quy định, đối tượng lấy ý kiến hẹp, chất lượng ý kiến góp ý không cao. Kết quả là chất lượng của một số dự thảo VBQPPL không cao, chưa đảm bảo về thể thức, kỹ thuật trình bày, nội dung đơn giản, sơ sài, thậm chí có văn bản chỉ sao chép các VBQPPL ở Trung ương… cho nên nhìn chung tính khả thi của VBQPPL ở các cấp sau khi ban hành không cao.
– Dự thảo văn bản gửi thẩm định không đúng quy định làm ảnh hưởng đến thời gian thẩm định và bị động cho cơ quan thực hiện chức năng thẩm định. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, chưa đi sâu phân tích nội dung và các quy định cụ thể của văn bản.
– Mặc dù nội dung thẩm định chủ yếu phát hiện các lỗi về hình thức, kỹ thuật trình bày nhưng hầu hết các văn bản ban hành vẫn chưa đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục và thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật.
– Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể xã hội khi tham gia phản biện xã hội đối với các VBQPPL còn nhiều hạn chế; hoặc chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện theo đúng quy định.
– Ở một số địa phương việc niêm yết VBQPPL sau khi ban hành chưa được thực hiện; VBQPPL sau khi ban hành chưa gửi Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để kiểm tra theo thẩm quyền và gửi cho các cơ quan
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL như đã nêu trên, nhưng theo tôi có lẽ do các nguyên nhân sau:
- Các cơ quan chuyên môn chưa thống nhất cách hiểu về khái niệm VBQPPL, từ đó chưa phân biệt được VBQPPL với văn bản áp dụng pháp luật nên đã xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành mà không đảm bảo yêu cầu về trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật.
– Một số đơn vị, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành VBQPPL, những tác động mà VBQPPL mang lại cho đời sống, nên chưa chủ động đăng ký việc xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý; chưa đầu tư nhiều về thời gian, con người cho công tác xây dựng, ban hành văn bản; chưa thể hiện trách nhiệm cao đối với các dự thảo VBQPPL được phân công phụ trách soạn thảo .
– Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong soạn thảo, ban hành chưa chặt chẽ, hiệu quả, có nhiều cơ quan, đơn vị chỉ phối hợp mang tính hình thức.
– Cán bộ tham mưu thực hiện công tác soạn thảo, xây dựng VBQPPL còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thụ động, chưa chịu khó nghiên cứu. Đội ngũ cán bộ pháp chế tại các sở, ngành chưa phát huy được vai trò của mình trong công tác tham mưu thực hiện nghiệp vụ pháp chế. Hầu hết cán bộ pháp chế đều bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác hoặc còn trẻ, chưa có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp chế.
Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL trên địa bàn tỉnhtrong thời gian đến cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
– Nâng cao trách nhiệm của HĐND, UBND các cấp trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. HĐND, UBND các cấp cần nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng và ban hành VBQPPL, phải xem công tác này là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó, cần tập trung và tổ chức thực hiện đúng các quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL, nhất là các khâu thẩm định tính pháp lý, trình tự xem xét thông qua VBQPPL. Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản, bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động này.
– Các cơ quan soạn thảo, ban hành VBQPPL cần tuân thủ đúng trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành VBQPPL bao gồm: Lập Chương trình ban hành VBQPPL của HĐND, UBND hàng năm; thành lập Tổ soạn thảo; khảo sát các quan hệ xã hội mà văn bản điều chỉnh, kể cả vấn đề đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính; tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý; xem xét, thông qua; hoàn chỉnh, ký phát hành; công bố văn bản; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; đồng thời xem việc ban hành VBQPPL là nguồn lực góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
– Sớm xây dựng, kiện toàn về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản. UBND các cấp cần quan tâm bố trí đủ biên chế làm công tác văn bản tại cơ quan Tư pháp, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã; có kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng Đề án thành lập Phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế, giúp Thủ trưởng các sở, ban ngành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản.
– Tăng cường và nâng dựng, kiểm tra và xử lý VBQPPL; đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất và kinh phí cho công tác xây dựng, kiểm tra VBQPPL theo quy định./.
Đặng Văn
Hiệu Lực Theo Thời Gian Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Phân tích hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó được tính từ khi văn bản phát sinh hiệu lực cho đến khi nó hết hiệu lực.
2 – Cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
Muốn xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định được hai thời điểm là thời điểm phát sinh (có) hiệu lực và thời điểm hết hiệu lực của văn bản.
a – Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL
Thời điểm có hiệu lực của văn bản có thể được xác định bằng cách sau:
Thứ nhất, xác định theo thời điểm đã ghi trong văn bản nếu trong văn bản đã quy định rõ.
Chẳng hạn, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 22/6/2015 quy định: ”Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 nám 2016″ (khoản 1 Điều 172). Theo quy định này thì ngày 01 tháng 7 năm 2016 là ngày phát sinh hay ngày có hiệu lực của Luật này.
Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:
“1 – Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kế từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày kỷ ban hành đối với vãn bản quy phạm phảp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2 – Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc kỷ ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành ” (Điều 151).
Thứ hai, nếu trong văn bản không quy định rõ thì có thể xác định theo quy định của một văn bản khác – Chẳng hạn, xác định thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp năm 2013 bằng cách dựa vào Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc hội.
b – Thời điểm hết hiệu lực của VBQPPL
Thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có thể xác định theo cách sau:
– Một là, xác định theo thời điểm đã ghi trong văn bản nếu trong văn bản đã quy định rõ (tức là hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản).
– Hai là, nếu trong văn bản không quy định rõ thì văn bản sẽ hết hiệu lực một phần khi nó được sửa đổi, bổ sung bằng một văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan ban hành nó; hoặc bị bãi bỏ hoặc huỷ bỏ một phần bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 1992 hết hiệu lực một phần khi Nghị quyết đó có hiệu lực). Văn bản sẽ hết hiệu lực toàn bộ khi nó được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Ví dụ, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hết hiệu lực toàn bộ khi nó được thay thế bằng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
c – Trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Có trường hợp văn bản không hết hiệu lực mà chỉ ngưng hiệu lực trong một thời gian. Văn bản ngưng hiệu lực trong hai trường hợp sau:
Một là, khi văn bản bị đình chỉ thi hành; sau đó, văn bản hoặc là tiếp tục có hiệu lực nếu nó không bị bãi bỏ hoặc huỷ bỏ, hoặc là hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ nếu nó bị bãi bỏ hoặc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ. Trong những trường hợp này, thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết vấn đề kinh tế – xã hội phát sinh. Ví dụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư quy định ngưng hiệu lực thi hành việc ghi tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất vào sổ đỏ từ ngày 05/12/2017 (Thông tư số 53/2017/TT-BTNMT).
d – Hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước) của văn bản quy phạm pháp luật
Thông thường, văn bản chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra kể từ khi nó có hiệu lực – Song có những trường hợp đặc biệt, vì nguyên tắc nhân đạo, văn bản được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã xảy ra từ trước khi nó có hiệu lực – Đó là trường hợp văn bản có hiệu lực hồi tố hay hiệu lực trở về trước.
Ví dụ, khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm ví áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khỉ điều luật đó có hiệu lực thỉ hành “.
Tuy nhiên, ở nước ta chỉ có các cơ quan nhà nước ở trung ương mới có thể ban hành văn bản có hiệu lực hồi tố, bởi vì, khoản 3 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Cần Sửa Đổi Những Bất Cập Của Luật Xây Dựng
Nhìn chung, tôi cho rằng hệ thống pháp luật nước ta có một số vấn đề tồn tại cần phải xem xét: Hệ thống pháp luật chưa thật sự đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ; phương thức xây dựng các luật còn theo kiểu “luật khung”, “luật ống” dẫn đến tình trạng khó đấu tranh với các lợi ích cục bộ ngay từ bản thân các bộ, ngành đề xuất xây dựng luật; khâu yếu kém nhất chính là công tác thực thi pháp luật (trong đó bao gồm quy định về các điều kiện, cơ chế của một số văn bản dưới luật); thủ tục hành chính nhìn chung còn rườm rà, bất cập; trách nhiệm và năng lực thi hành công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước còn hạn chế; tệ nạn nhũng nhiễu chưa được khắc phục triệt để.
Các giai đoạn đầu tư nên theo luật chuyên ngành
Không thể phủ nhận Luật Xây dựng 2014 đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng; nâng cao chất lượng phát triển đô thị và các công trình xây dựng, nhà ở. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực thi, luật đã bộc lộ những khiếm khuyết, không còn phù hợp nên cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như, Luật Xây dựng chỉ nên là luật chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng, không nên có nội dung như Chương II với 36 điều (từ Điều 13 đến Điều 48) quy định về “quy hoạch xây dựng” mà nên đưa nội dung ấy vào Luật Quy hoạch đô thị.
Mặt khác, cần tích hợp quy trình cấp giấy phép xây dựng với quy trình thẩm định và thiết kế xây dựng (phân cấp, phân quyền cho các Sở Xây dựng). Thực tế, Sở Xây dựng chúng tôi đã làm khá tốt (tích hợp quy trình thẩm định thiết kế và cấp phép giấy phép xây dựng), rút ngắn được thời gian cấp giấy phép từ 122 ngày xuống chỉ còn 42 ngày. Về lâu dài nên xã hội hóa công tác thẩm định thiết kế cơ sở. Có như vậy, mới nâng cao được vai trò, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Bộ Xây dựng chỉ nên thẩm định thiết kế cơ sở đối với các công trình đặc biệt, có ảnh hưởng lớn về mặt an toàn hoặc lợi ích cộng đồng.
Quy hoạch vùng thiếu điều phối chung
Riêng đối với vấn đề quy hoạch vùng trong xây dựng, mặt tích cực là thể hiện tầm nhìn quốc gia trong trung hạn và dài hạn, thể hiện ý chí của Nhà nước về các định hướng phát triển. Quy hoạch vùng chính là lợi ích của Nhà nước, đại diện cho lợi ích công cộng, đồng thời là công cụ hiệu quả để điều chỉnh các hoạt động kinh tế – xã hội khác theo nguyên tắc định hướng cho sự phát triển chung trên cơ sở tuân thủ quy hoạch. Chính vì vậy, quy hoạch vùng phải phù hợp với mục tiêu kinh tế – xã hội, với lợi ích công cộng có tính đến hiệu quả đầu tư và tính khả thi.
Quy Trinh Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ?
Kính gửi Luật Minh Khuê! Mong luật sư nói ró hơn về quy trình xây dựng VB QPPPL.
Cụ thể là khi cơ quan chủ trì soạn thảo (cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh) dự thảo văn bản, lấy ý kiến tham gia góp ý của các sở ban ngành, đối tượng chịu tác động, khi đó có phải gửi qua văn phòng UBND, sở tư pháp để biết không ? Hay chỉ gửi cho các sở, ban, ngành lấy ý kiến sau đó mới tổng hợp gửi sở tư pháp tỉnh ? Xin quý luật sư trả lời qua email giúp tôi.
Theo Điều 121 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:
“Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định”.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 132 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:
“Điều 132. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp dự thảo quyết định được xem xét, thông qua tại phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình dự thảo quyết định;
b) Đại diện Sở Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
c) Đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình bày ý kiến;
Hoạt động thẩm định là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình ban hành VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh. Nếu các Sở Tư pháp không phát hiện ra những nội dung trái pháp luật này thì hệ thống VBQPPL của HĐND, UBND các tỉnh sẽ đi ngược lại với hệ thống VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Với tư cách là cơ quan tham mưu, các Sở Tư pháp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá cơ bản và trung thực nhất, giúp cơ quan soạn thảo biết được nội dung nào đúng, nội dung nào sai để kịp thời chỉnh sửa trước khi trình HĐND, UBND tỉnh ban hành. Chỉ có thông qua công tác thẩm định thì mới có thể đánh giá được những mặt được và chưa được của dự thảo văn bản. Nếu Sở Tư pháp không thực hiện tốt công tác thẩm định, bỏ lọt văn bản trái thẩm quyền, văn bản có nội dung trái pháp luật hoặc văn bản không bảo đảm tính khả thi, không phù hợp với thực tế, không bảo đảm về hình thức văn bản sẽ làm ảnh hưởng lớn đến niềm tin của tổ chức và công dân đối với tính nghiêm túc của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ thẩm định VBQPPL, Sở Tư pháp phải xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kỹ thuật soạn thảo đối với dự thảo VBQPPL theo trình tự, thủ tục do luật định. Đây là khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL, được vận hành bắt đầu khi Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ theo quy định từ cơ quan soạn thảo dự thảo VBQPPL cho đến khi Sở Tư pháp hoàn thành và ban hành báo cáo thẩm định.
Như vậy, dự thảo văn bản phải gửi qua Sở Tư pháp.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Hạn Chế, Bất Cập Và Giải Pháp Để Xây Dựng Văn Bản Quy Phạp Pháp Luật Thời Gian Đến Đạt Hiệu Quả Cao trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!