Đề Xuất 5/2023 # Nhiệm Vụ Trọng Tâm Công Tác Dân Tộc Giai Đoạn 2022 # Top 10 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Nhiệm Vụ Trọng Tâm Công Tác Dân Tộc Giai Đoạn 2022 # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhiệm Vụ Trọng Tâm Công Tác Dân Tộc Giai Đoạn 2022 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 23/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XX về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ban Dân tộc tỉnh với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc được giao đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2025 nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội (KTXH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) với phương châm hành động “Tập trung cao độ trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định…,về lĩnh vực công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở kế thừa những kết quả quan trọng đã đạt được giai đoạn 2016-2020, phát huy sức mạnh tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021-2025.

Đồng bào dân tộc Mông xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai phát triển chăn nuôi trâu, bò

 Cụ thể giai đoạn 2021 – 2025 nhiệm vụ phát triển KTXH vùng DTTS&MN gồm 9 nhiệm vụ trọng tâm sau:

2. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” theo Nghị quyết số 120/2020/QH14, gồm các dự án sau:

(1) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

(2) Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết;

(3) Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị;

(4) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc;

(5) Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

(6) Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch;

(7) Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em;

(8) Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;

(9) Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn đặc thù;

(10) Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

3. Tiếp tục công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách dân tộc còn hiệu lực trong giai đoạn 2021-2025. Tổ chức sơ kết, tổng kết các chính sách, chương trình, dự án hết hiệu lực năm 2020; Báo cáo tổng kết Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 theo hướng dẫn, chỉ đạo của trung ương; Xây dựng Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030 sau khi trung ương ban hành, hướng dẫn, chỉ đạo.

4. Tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn vùng DTTS&MN: Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS; phối hợp nắm bắt, khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh xảy ra ở vùng DTTS; chủ động nắm bắt tình hình các địa bàn nhạy cảm về an ninh trật tự không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp. Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, kết hợp nắm tình hình; chủ động phát hiện những vi phạm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện CSDT. Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới ban hành; đảm bảo chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề lớn vừa cấp bách, vừa lâu dài về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc.

5. Tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc cấp huyện theo hướng dẫn, chỉ đạo của trung ương, tỉnh. Chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 – 2025”.

6. Công tác cải cách hành chính

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh tới cơ sở tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ Luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ công chức trong triển khai thực hiện công vụ. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên, các nhiệm vụ giao cho Ban Dân tộc quản lý;

– Tiếp tục rà soát, sửa đổi quy chế hoạt động của cơ quan; áp dụng hiệu quả đề án vị trí việc làm; thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức;

– Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ban Dân tộc, gắn với việc đổi mới phương thức điều hành tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nước; sử dụng, khai thác hiệu quả phần mềm quản lý, điều hành của Ban Dân tộc;

– Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân.

8. Công tác đối ngoại và thu hút đầu tư: Tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” kéo dài thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp tổ chức triển khai công tác chuẩn bị Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số – CRIEM”, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc”.

9. Nâng cao chất lượng công tác thống kê: Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin thống kê, chế độ báo cáo thống kê của ngành, thực hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp, phổ biến thông tin trong công tác thống kê; thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin tình hình chính trị, xã hội trên thế giới, khu vực và trong nước, nhất là những thông tin có tác động ảnh hưởng đến vùng DTTS&MN.

Đồng Tâm: ‘Vụ Án Để Lại Nỗi Đau Cho Dân Tộc Việt Nam’

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

Phiên tòa xử vụ án Đồng Tâm gây chấn động dư luận dự kiến sẽ diễn ra vào 7/9 và được thông báo là một phiên xử mở. Thế nhưng người dân và gia đình các bị cáo sẽ không được tham gia, theo trao đổi của một số luật sư với BBC.

Trong số này, 25 người bị cáo buộc giết người. Bốn người còn lại bị cáo buộc chống người thi hành công vụ.

Tòa ‘kín’ hay ‘mở’?

Từ Hà Nội, luật sư Lê Văn Hòa nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông đang hỗ trợ pháp lý cho bốn người dân Đồng Tâm gồm ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, và bà Trần Thị La.

Đây là vụ án để lại nỗi đau cho dân tộc Việt Nam.

Luật sư Hòa nói rằng về mặt luật pháp, đây là vụ án xét xử công khai. Nghĩa là bất cứ công dân nào quan tâm cũng có quyền tham dự. Nhưng theo ông thì trong phiên tòa tới đây sẽ chỉ những người được triệu tập mới được tham dự, trong đó chưa chắc bao gồm thân nhân các bị cáo.

“Tôi cho rằng các cơ quan chức năng sẽ chuẩn bị rất công phu về công tác an ninh trật tự cho phiên tòa này. Đặc biệt khu vực xung quanh tòa án Hà Nội chắn chắn sẽ có kiểm soát người qua lại rất chặt chẽ, ai có chức năng mới được đi vào khu vực xét xử,” luật sư Hòa nói với BBC.

Ông Hòa đánh giá rằng do tính chất vụ án này đặc biệt quan trọng và nghiêm trọng nên công tác an ninh thậm chí còn được nâng cao và thắt chặt hơn các vụ khác.

“Với những thực tiễn mà tôi trải qua, tham gia một số phiên tòa có tính chất nhạy cảm, đặc biệt là các vụ án xét xử tội xâm phạm an ninh quốc gia, việc luật sư được tham gia ở các phòng xét xử thường bị hạn chế rất nhiều.

“Ví dụ như không được phép mang điện thoại, máy ghi âm, máy vi tính vào phòng xử. Việc đi vào phòng xét xử phải trải qua kiểm soát an ninh rất chặt, soi chiếu người đi qua và các phương tiện, túi xách, tài liệu mang vào.”

Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội, người bào chữa cho ông Lê Đình Quang, Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến, cũng cho BBC News Tiếng Việt hay rằng sẽ không có người nhà của các bị cáo tham dự phiên tòa ‘mở’ này.

Vợ và con dâu ông Lê Đình Kình – ‘nhân chứng quan trọng’

Để bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ, luật sư Lê Văn Hòa nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông sẽ kiến nghị Hội đồng xét xử cho mời hai nhân chứng quan trọng của vụ án là bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình – người đã thiệt mạng trong vụ xô xát với công an hôm 9/1, và con dâu là Nguyễn Thị Duyên – vợ bị cáo Lê Đình Uy (con trai ông Lê Đình Công và là cháu nội ông Lê Đình Kình).

“Cụ Dư thị Thành là một những chứng rất quan trọng cần phải được triệu tập đến tòa để làm rõ tình tiết cơ quan công an có mặt tại nhà cụ trong rạng sáng 9/1/2020.

“Còn chị Nguyễn Thị Duyên là người có đơn tố cao lực lượng chức năng khi đến khám xét nhà đã thu một số tài sản của chị như ô tô. Chị cũng khai báo mất tư trang như dây chuyền và tiền. Chị Duyên đã gửi đơn tới cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội về việc này.

“Ngoài ra, chị Duyên cùng con mới sinh cũng từng bị đưa đi ccùng một số người dân khác đến một địa điểm cơ quan chức năng lấy lời khai, sau đó được thả về, sau khi xảy ra sự kiện rạng sáng ngày 9/1. Do đó đây là hai nhân chứng rất quan trọng của vụ án,” luật sư Hòa nói.

‘Chỉ mới được tiếp cận hồ sơ vụ án’

Tới khi được cho tiếp xúc với thân chủ, luật sư Hòa cũng chỉ được gặp ông Công, Chức, Huy, còn bị cáo La thì ‘chưa gặp được’, dù đã đề nghị trại giam nhiều lần.

Cuộc gặp đầu tiên với ông Công, Uy và Chức diễn ra hồi tháng Năm. Cuộc gặp mới đây nhất là với ông Chức diễn ra hồi tháng Bảy.

Dù phiên tòa sắp diễn ra, các luật sư cũng mới chỉ được tiếp cận hồ sơ vụ án cách đây khoảng hai mươi ngày.

“Tôi cùng hai ba luật sư nữa đã phải liên tục đến Viện Kiểm sát TP Hà Nội đưa đơn kiến nghị đến lần thứ ba thì họ mới cho tiếp cận, sao chụp hồ sơ,” luật sư Hòa nói.

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng phản ánh việc bị gây khó khăn từ khi làm thủ tục đăng ký bào chữa, hạn chế trong việc tiếp xúc bị can trong trại tạm giam, đến việc bị gây khó trong việc tiếp cận, sao chụp hồ sơ.

Lluật sư Hòa cho biết thêm rằng ông Chức bị thương rất nặng, bị vạt một nửa hộp sọ bên phải, không thể tự đi mà phải có người dìu từ buồng giam ra phòng lấy cung để gặp luật sư. Nhưng lần gặp gần đây nhất sức khỏe ông Chức đã khá lên nhiều, ông đã có thể tự đi.

Ông Lê Đình Công bị cơ quan công an Hà Nội xác định là người cầm đầu vụ án, trong khi ông Lê Đình Chức, Lê Đình Uy bị cáo buộc là cùng Lê Đình Danh đổ xăng giết hại ba công an.

‘Vụ án khó khăn cho tất cả các bên’

Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng đây sẽ là một vụ án khó khăn cho tất cả các bên và ông không đưa ra dự đoán nào cho kết quả của phiên tòa sắp tới.

Đây sẽ là một vụ án khó khăn cho tất cả các bên

Trong khi đó, luật sư Lê Văn Hòa nói theo nhìn nhận của cá nhân ông, “đây là một vụ án để lại một nỗi đau cho dân tộc Việt Nam, xuất phát từ việc tranh chấp đất đai”.

“Đáng lẽ cơ quan chức năng không phải đẩy nó đến một kết cục đáng buồn, với bốn người chết, trong đó một người dân và ba công an, để lại hậu quả rất nặng nề.

“Tôi hi vọng những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan chức năng nếu có sự cầu thị đặc biệt thì có thể hé mở một kết quả nào đó để góp phần hàn gắn, xoa dịu tình hình. Nhưng tôi không biết điều đó có xảy ra được không,” luật sư Hòa nói.

Các luật sư dự kiến sẽ gặp một số bị cáo ít nhất một lần nữa trước phiên xử ngày 7/9.

Nhiệm Vụ Trọng Tâm Phát Triển Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Cao Bằng Năm 2022

Năm 2019, mặc dù tình hình kinh tế – xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ KH&CN; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cùng với tinh thần chủ động, quyết tâm, trách nhiệm và tích cực của tập thể công chức, viên chức và người lao động, hoạt động KH&CN năm 2019 đã hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu theo kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, các chương trình trọng tâm và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cao Bằng đã đề ra.

Trong công tác tham mưu: Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh quy định một số mức chi cho hoạt động tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh Cao Bằng về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng.

Công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN: Thực hiện quản lý, theo dõi tình hình triển khai Dự án KH&CN cấp quốc gia “Hoàn thiện công nghệ sản xuất sắt xốp và nghiên cứu sử dụng sắt xốp để luyện một số thép hợp kim phục vụ kinh tế và quốc phòng” do Công ty Cổ phần Khoáng sản và luyện kim Việt Nam (Mirex) chủ trì thực hiện. Trong năm, đã tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước đối với 08 đề tài (đề tài số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 09, 10) và 01 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Dự án. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ KH&CN theo dõi, quản lý và tổ chức kiểm tra 03 lượt đối với 02 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Quản lý 28 dự án, đề tài KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước chuyển tiếp và 06 nhiệm vụ mới thực hiện năm 2019 đã được ký hợp đồng. Trong đó, đã tổ chức nghiệm thu 14 đề tài, dự án; tổ chức kiểm tra 19 lượt đề tài, dự án; cấp 09 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN;

Công tác quản lý công nghệ, sở hữu tri tuệ: Xem xét, thẩm định công nghệ đối với 02 dự án đầu tư; tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2017-2020; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Kế hoạch thực hiện Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tiếp tục quản lý, theo dõi và phối hợp triển khai 04 dự án về sở hữu trí tuệ. Trong năm 2019, nhãn hiệu tập thể “Nếp Hương Bảo Lạc” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho Hội Nếp Hương Bảo Lạc quản lý, sử dụng theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cấp tại Quyết định số 96279/QĐ-SHTT ngày 31/10/2019.

Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, ban hành Kế hoạch phòng ngừa và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân giai đoạn 2019-2025; thực hiện tốt công tác theo dõi, đôn đốc các cơ sở bức xạ hoạt động theo đúng quy định, trong năm 2019 đã tiến hành xem xét giải quyết 15 hồ sơ trong lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân.

Công tác thanh tra KH&CN: Hoạt động kiểm tra, thanh tra tiếp tục được thực hiện tốt, góp phần tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong năm đã thực hiện 08 cuộc thanh tra đối với 29 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tiến hành công việc bức xạ. Qua thanh tra đã phát hiện và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 đơn vị với số tiền xử phạt là 61.000.000 đồng.

Hoạt động tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng: Xem xét, thẩm định và quyết định hỗ trợ hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cho 02 doanh nghiệp theo cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh và Nghị quyết số 12/2019/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại 25 cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; Tích cực triển khai thực hiện việc chuyển đổi phiên bản ISO 9001:2008 sang phiên bản ISO 9001:2015.

Hoạt động ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được nhà nước giao, đặt hàng, gắn với việc tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho bà con nông dân tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh; Tham gia các chương trình kết nối cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ, giới thiệu sản phẩm KH&CN trong và ngoài tỉnh; Theo dõi, chăm sóc các giống cây trồng và tiến hành nuôi cấy mô tế bào đối với các loài lan kim tuyến, chuối, mía; Duy trì sản xuất các giống nấm hương, nấm sò, trà giảo cổ lam, bột nghệ để tiêu thụ trên thị trường; tổ chức 04 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm sò trên rơm cho bà con nông dân tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động thông tin và thống kê KH&CN: Công tác thông tin và truyền thông KH&CN được thực hiện tốt với số lượng, chất lượng các tin, bài, phóng sự ngày càng được nâng cao góp phần đưa KH&CN đến gần với đời sống; xuất bản 2.000 cuốn lịch KH&CN năm 2020; 2.000 cuốn tài liệu thông tin KH&CN; 200 cuốn tài liệu cảnh báo trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; thực hiện 12 chương trình KHCN và đời sống và 03 tin về hoạt động KH&CN phát trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cao Bằng; cập nhật và viết được 324 tin, bài lên trang thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ khcncaobang.gov.vn.

Công tác cải cách hành hính: Triển khai hiệu quả Kế hoạch CCHC; công tác kiểm soát TTHC luôn đảm bảo chất lượng và kịp tiến độ yêu cầu; thường xuyên rà soát, đánh giá các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; triển khai thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, trả kết quả TTHC theo cơ chế một cửa, áp dụng hệ thống phần mềm một cửa điện tử hiện đại (iGate); tích cực tham mưu triển khai việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; khai thác và áp dụng hiệu quả phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice). Tiếp nhận và giải quyết 23 hồ sơ đúng hạn.

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác năm 2020, Sở KH&CN đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai công tác năm 2020, như sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình hành động của Chính phủ, Chỉ thị của Tỉnh uỷ Cao Bằng và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Tham mưu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về KH&CN để thúc đẩy hoạt động KH&CN. Quan tâm, triển khai thực hiện tốt công tác CCHC và kiểm soát TTHC; duy trì ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là việc sử dụng thư điện tử công vụ và sử dụng chữ ký số cá nhân, chữ ký số cơ quan trong quá trình phát hành văn bản đi. Kịp thời đề xuất, tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách về KH&CN trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở KH&CN;

Tập trung xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tăng cường theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các cơ sở bức xạ hoạt động theo đúng quy định, đảm bảo an toàn; thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho các cơ sở X-quang y tế;

Tổ chức thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ, hoạt động KH&CN, sở hữu trí tuệ và thanh tra chuyên đề theo sự chỉ đạo đột xuất của Bộ KH&CN, UBND tỉnh; Tăng cường công tác tham mưu việc triển khai chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO phiên bản 9001:2015 thay thế phiên bản 9001:2008 vào hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh;

Tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học vào sản xuất, đời sống; tiếp tục áp dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ KH&CN;

Tăng cường chất lượng các tài liệu KH&CN và xuất bản Lịch KH&CN hàng năm; tiếp tục nâng cấp và nâng cao số lượng, chất lượng tin, bài về KH&CN lên trang thông tin điện tử của Sở KH&CN; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động KH&CN trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Cao Bằng./.

Tác giả bài viết: BBT

Chú Trọng Công Tác Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

Năm 2019, Ban Dân tộc đã triển khai tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số với nội dung và hình thức ngày một đổi mới.

Ông Nguyễn Phúc Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội, cho biết, cùng với việc tham mưu giúp UBND TP Hà Nội thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, một trong nhiều nhiệm vụ được Ban Dân tộc coi trọng là công tác tuyên truyền chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào. Bởi nhân tố quyết định đến sự phát triển, đi lên ở vùng đồng bào dân tộc là người dân nên người dân phải nắm được chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Qua đó, góp phần bảo đảm sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS huyện Thạch Thất (ảnh: Minh Phong)

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, suốt 10 năm qua, an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS của Thủ đô được giữ vững, ổn định. Đồng bào tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tinh thần trách nhiệm, chung sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được nêu cao. Qua đó, thúc đẩy đồng bào nỗ lực vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng…

Trưởng ban Dân tộc TP Nguyễn Tất Vinh cho rằng, đối với công tác dân tộc, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ phải được coi trọng và tổ chức tốt. “Hai nhiệm vụ trọng tâm Ban Dân tộc tập trung thực hiện trong thời gian tới là đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 – 2021″. Đồng thời, phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy tiếp tục triển khai có hiệu quả Thông tư số 05-TT/TU, từng bước nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm, chung sức xây dựng cộng đồng văn minh, tiến bộ cho đồng bào vùng DTTS của Thủ đô”, ông Nguyễn Tất Vinh cho biết.

Ngày 16-3-2020, Ban Dân tộc TP Hà Nội ban hành Văn bản số 31/BC-BDT, báo cáo về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật.

Theo đó, từ ngày 1-1-2010 đến nay, Ban Dân tộc TP Hà Nội thường xuyên viết bài đăng tin tuyên truyền pháp luật tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc. Phát hành Bản tin Dân tộc Hà Nội số 42/quý 1/2020.

Ban hành các công văn đề nghị UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng bào các xã thuộc dân tộc thiểu số hiểu rõ về nguy cơ, thách thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Trung ương và TP Hà Nội về công tác phòng chống bệnh Covid-19; Ban hành kế hoạch tập huấn công tác dân tộc và tuyên truyền pháp luật năm 2020, thời gian dự kiến tổ chức vào tháng 4-2020.

Tăng cường công tác tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của ban, mạng internet, các phương tiện thông tin như Đài Phát thanh truyền hình, cấp phát tờ rơi tuyên truyền để phòng chống bệnh Covid-19. Tuyên truyền về các chế tài của pháp luật đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch bệnh Covid-19 nói riêng.

Phó Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội cho biết, theo chương trình kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật năm 2020 đã được duyệt, Ban Dân tộc TP Hà Nội có 04 chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hội thi pháp luật có đông người tham dự (khoảng trên 300/lớp). Trước tình hình diễn biến phức tạp, khó lường và sự lây lan nhanh, rộng của dịch bệnh Covid-19, việc tổ chức các hội nghị/lớp học để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sẽ gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, nếu phải tạm dừng các lớp học, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. “Ban Dân tộc TP Hà Nội mong muốn Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật TP cho phép chuyển các mô hình tổ chức các lớp học, hội thi đông người sang biên tập tài liệu/ sách vở/tờ gấp…hoặc chia nhỏ các các hội nghị, lớp học đông người thành những hội nghị, lớp học tập trung ít người hơn (khoảng 100 người/lớp) để tránh việc tụ tập đông người gây khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh của Covid-19”, ông Nguyễn Phúc Hải đề nghị.

Khánh Phong

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhiệm Vụ Trọng Tâm Công Tác Dân Tộc Giai Đoạn 2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!