Đề Xuất 4/2023 # Nhân Quả Có Vay Có Trả # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Nhân Quả Có Vay Có Trả # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhân Quả Có Vay Có Trả mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, tu thành chính quả, trở thành La Hán. Còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh. Người anh thường xuyên đến khích lệ người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt.

Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa. Em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa!”

Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành súc vật, trở thành một con trâu. Hàng ngày nó đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Một hôm, người anh từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải. Con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng.

Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc nói cái gì mà khiến con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”

Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.

Trong “Tam thế nhân quả văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Thiếu nợ một đồng tiền muối mà phải trả một cái giá đắt như thế, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả?

2. Nợ ba nghìn lượng bạc trắng, cuối cùng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi

Trong thôn Ngõa Gia Điếm cách Bắc Kinh khoảng hơn mười dặm có một gia đình rất giàu, mọi người thường gọi là “Tiền viên ngoại”. Ở cách nhà họ khoảng hai dặm có một gia đình nông dân họ Lý, mọi người thường gọi là “Lý lão nhị”.

Lý lão nhị là người biết làm một chút công việc xây dựng, cho nên ông thường xuyên đến nhà Tiền viên ngoại để làm việc cho gia đình này. Mỗi lần Lý lão nhị đến làm việc nhà Tiền viên ngoại, Tiền gia đều trả cho ông không ít tiền công. Bởi vì hai nhà thường xuyên qua lại nên Tiền gia coi Lý lão nhị là Lý đệ, còn Lý lão nhị gọi Tiền gia là Tiền đại ca.

Một năm nọ, cả nhà Tiền viên ngoại đều phải đến phía Nam làm việc trong thời gian mấy tháng mới trở về. Tiền viên ngoại cho gọi Lý lão nhị đến nói chuyện: “Lý đệ! Hai gia đình chúng ta có mối quan hệ tốt đẹp, ta nay gọi đệ đến là có chút việc muốn nhờ, không biết là Lý đệ có giúp được không?”

Lý đệ nói: “Tiền đại ca, đại ca có việc gì cứ việc nói, nếu là việc đệ có thể xử lý được thì nhất định sẽ cố gắng làm”.

Tiền viên ngoại nói: “Ta có một lượng lớn rượu quý. Chỉ sợ người ngoài lấy trộm mất. Muốn chuyển đến nhà đệ để đệ trông coi giúp, không biết ý đệ thế nào?”

Lý đệ nói: “Đại ca à, đệ còn tưởng việc gì to tát, đại ca cứ yên tâm đi đi, khi nào đại ca trở về đệ sẽ trả lại nguyên vẹn”.

Thế là, Tiền viên ngoại cho người làm đưa đến nhà Lý lão nhị ba mươi vò rượu quý, Lý lão nhị đem chúng cất giữ trong một phòng trống ở phía Tây rồi khóa chặt cửa lại. Loáng một cái mà đã hai tháng trôi qua, gia đình nhà Tiền viên ngoại đi mà không thấy có tin tức gì về báo về.

Một hôm, Lý lão nhị nhớ ra Tiền viên ngoại có gửi ba chục vò rượu quý liền mở cửa phòng để xem xem một chút. Khi ông mở cửa phòng ra xem, thấy ba mươi vò rượu đều dùng một loại giấy đặc biệt dán miệng, trên thân vò rượu còn dán giấy màu hồng, trên đó đều ghi một chữ rất đậm “Rượu”.

Lý lão nhị dùng hai tay nhấc một vò rượu lên rồi lắc qua lắc lại nhưng lại thấy không có mùi gì. Ông ta thầm nghĩ: “Vò rượu này dù dán kín miệng rồi thì vẫn có thể ngửi thấy mùi rượu chứ”.

Hai tay ông ta lại lắc lắc nhưng cũng không nghe thấy âm thanh của rượu, cuối cùng ông ta quyết định mở một vò rượu ra xem. Nhưng thứ mà được đổ ra lại khiến ông ta vô cùng kinh ngạc, bởi trong đó không phải rượu, mà toàn là bạc trắng. Ông ta bắt đầu mở hết cả 30 vò rượu ra, và đếm được đúng ba nghìn lượng bạc trắng.

Lão nhị nghĩ: “Đây đúng là tiền trên trời rơi xuống…!”. Nhìn thấy số bạc này, Lý lão nhị nổi lòng tham, ông ta nghĩ hết cách để số bạc này biến thành của mình. Cuối cùng, Lão nhị nghĩ ra một chiêu thâm hiểm là đi ra ngoài mua rất nhiều rượu ngon về rồi rót đầy vào các vò rượu kia, sau đó dán kín lại như lúc ban đầu, còn số bạc đó ông ta đem chôn hết xuống phần đất trong nhà.

Mấy tháng sau, gia đình Tiền viên ngoại trở về, Lý lão nhị liền mang ba mươi vò rượu kia trả lại. Khi Lý lão nhị vừa đi khỏi, Tiền viên ngoại mở các vò rượu ra xem xét, nào ngờ tất cả bạc trắng đã biến thành rượu trắng.

Tiền viên ngoại hiểu rõ: “Vậy là toàn bộ số tiền tích góp cả đời mình đã bị Lý lão nhị chiếm hết”. Ông cũng có ý định đến cửa quan để tố cáo Lý lão nhị nhưng lại nghĩ: “Ta lúc trước đã nói với Lý lão nhị toàn bộ các vò này là rượu, nên việc ông ta trả lại rượu thì không kiện gì được”.

Việc này quả thực khiến ông đành phải ngậm bồ hòn mà im lặng, có nỗi khổ mà không nói được ra. Tiền viên ngoại từ đó vừa nén giận vừa nén uất ức trong lòng, không quá nửa năm sau thì chết.

Lý lão nhị thấy Tiền viên ngoại đã chết, không có người tìm ông ta đòi lại nên liền dùng số tiền đó chi tiêu cho gia đình. Ông ta mua một ngôi nhà rất lớn, lại cưới thêm mấy bà vợ bé, quả thật là: “Khi xưa nghèo hèn thì vắng vẻ, hôm nay thì đông đúc như trảy hội”.

Một hôm, Lý nhị đang nằm ngủ thì mơ thấy cảnh tượng: Ông đang ở trong phòng uống trà, đột nhiên cánh cửa mở ra, một người từ bên ngoài đi vào, ông ta nhìn kỹ thì ra là Tiền viên ngoại. Tiền viên ngoại trên vai có mang một cái bao rồi nhìn ông ta cười ha hả nói: “Ta đến để đòi nợ đây!” Lý lão nhị đột nhiên tỉnh giấc, toàn thân toát mồ hôi.

Đúng lúc ấy, một nữ hầu đến nói với ông ta: “Xin chúc mừng lão gia, phu nhân đã sinh cho ngài một công tử rất bụ bẫm ạ!”.

Đến tuổi tới trường, Lý nhị nhờ thầy giáo dạy học cho cậu, đứa trẻ này cái gì cũng học rất nhanh, thứ gì đã học qua là dường như không quên. Lão nhị cũng từng khoe với mọi người con trai ông là một đứa bé kỳ tài, tương lai có thể thi đỗ làm quan. Sau một thời gian dài, giấc mộng kia cũng dần dần đi vào quên lãng.

Năm đó con trai của Lý nhị gia tròn mười tám tuổi, đi vào kinh dự thi. Quả nhiên, cậu ta thi đỗ, làm quan thất phẩm. Gia đình Lão nhị treo đèn đỏ khắp nơi, ai nấy đều vui mừng khôn xiết, bạn bè người thân đều đến chúc mừng.

Trong bữa tiệc có một người nói: “Thời buổi này nhiều người dùng tiền mua quan, ta thấy nhà Lý huynh cũng không thiếu tiền, chi bằng tốn chút tiền mua cho con trai chức quan to hơn một chút, nếu như huynh bằng lòng, ta có thể dẫn huynh đến gặp một người giúp huynh”.

Tất cả mọi người đang ngồi dự tiệc đều cho đó là ý kiến hay. Lý nhị nghĩ: “Đứa con trai duy nhất của mình tài hoa hơn người, làm quan thất phẩm thì quá là uổng phí, mua một chức quan to hơn cũng được”. Thế là, Lý nhị bỏ ra một số tiền rất lớn để mua một chức quan cho con trai mình.

Mấy tháng sau, Tể tướng quả thực đã phong cho con trai Lý nhị làm quan tứ phẩm. Đây cũng là một việc vui, Lý gia lại tổ chức một buổi tiệc chúc mừng. Nhiều quan lại và bà mai đều có lời ngỏ ý, nhưng cậu ta không đồng ý một ai mà chỉ chọn thiên kim tiểu thư của một vị quan lớn trong triều đình.

Thế là Lý nhị đành phải bỏ ra một số tiền lớn để nhờ bà mối làm mai giúp, sau khi bỏ ra rất nhiều tiền thì nhà gái cũng đồng ý, nhưng họ lại yêu cầu một lễ hỏi thật lớn. Không có cách nào khác, Lão nhị đành phải thuận theo, cuối cùng thì mọi việc cũng xong xuôi.

Ngày đón dâu cũng đã định xong, chỉ còn vài ngày nữa là tới, Lý nhị trong lòng vô cùng vui mừng phấn khởi. Buổi tối hôm đó, ông ta sau khi uống mấy chén rượu rồi đi ngủ thì giấc mơ của mười tám năm trước lại hiện ra trước mắt ông: Tiền viên ngoại cười ha hả nói với ông ta: “Ngươi thiếu ta một khoản nợ, ta lấy lại trong 18 năm, cuối cùng cũng phải trở về rồi, còn mang theo một chút tiền lãi nữa!”.

Tiền viên ngoại vừa nói xong còn đưa tay vỗ vỗ vào chiếc bao khoác trên vai, quả thật cái bao khi ông ta mang đến trong giấc mơ trước là rỗng mà bây giờ đã phồng to rồi. Tiền viên ngoại còn nói tiếp: “Khoản nợ đã lấy xong rồi, ta cũng nên đi thôi!”. Lý nhị giật mình bừng tỉnh. Đúng lúc ấy, một người hầu hớt hải chạy vào: “Lão gia, không hay rồi, công tử bị bệnh rồi, ông mau đi xem đi!”.

Lý nhị vội vàng đến phòng con trai xem xét, không ngờ con trai của ông ta đã bị chết rồi. Lý lão nhị ngồi phịch xuống đất, mọi chuyện ông đều hiểu rõ: “Hóa ra Tiền viên ngoại đầu thai làm con trai mình để đến đòi nợ”.

Ông hồi tưởng lại mọi chuyện, từ khi con trai sinh ra, đi học, đi thi, mua quan, đính hôn… thì cũng tiêu hết không kém ba nghìn hai trăm lượng bạc, gia đình đã khánh kiệt của cải, ông ngẫm: “Thảo nào Tiền viên ngoại trước khi đi còn nói là mang theo chút tiền lãi”.

Từ đó về sau, Lý nhị không còn gì cả, hàng ngày ngồi bên lề đường ăn xin và kể lại chuyện mình lừa gạt hại người nhằm khuyên bảo mọi người đừng làm việc thất đức, trái lương tâm. Nhưng mọi người đều cho rằng Lý lão nhị đã bị điên rồi…

Mời các bạn theo dõi câu chuyện khác cũng vì hành vi vay tiền không trả mà phải gánh hậu quả.

3. Quỵt nợ không trả, đầu thai làm con la

Ở một thôn nọ, có một người làm ăn buôn bán họ Hồ. Bởi vì người này là con thứ tư trong gia đình nên được gọi là Hồ Tứ. Lúc Hồ Tứ thiếu vốn làm ăn buôn bán thường đến nhà Lý viên ngoại để vay tiền. Trong nhiều năm, hai người một bên cho vay, một bên hoàn trả sòng phẳng, cho nên quan hệ của họ rất tốt đẹp.

Có một năm, Hồ Tứ mượn của Lý viên ngoại một trăm lượng bạc, kết quả là làm ăn lại bị thua lỗ. Thế nên, một trăm lượng bạc này Hồ Tứ không có khả năng để hoàn trả nên ông ta đã nảy sinh ra ý định muốn quỵt nợ. Trong tháng Chạp năm đó, Hồ Tứ đến nhà Lý viên ngoại chơi. Lý viên ngoại đã mang sổ sách ghi chép nợ ra và nói: “Hồ Tứ, mùa xuân năm nay anh có vay của tôi một trăm lượng bạc.”

Hồ Tứ lập tức nói lại: “Lý viên ngoại, có phải là anh đã nhầm lẫn rồi không? Tôi năm nay không có vay tiền của anh đâu.”

Không ngờ, Lý viên ngoại không hỏi thêm và nói luôn: “Vậy là tôi nhớ nhầm rồi!” Ông vừa nói vừa đem sổ ghi nợ một trăm lượng bạc mà Hồ Tứ vay ra gạch bỏ. Hơn nữa, ông còn giữ vẻ mặt rất bình thản và tươi cười tiếp chuyện Hồ Tứ.

Vào một đêm mùa xuân năm sau, Lý viên ngoại đang nằm ngủ thì mơ thấy Hồ Tứ với nét mặt cực kỳ khốn khổ đứng trước mặt mình nói: “Lý viên ngoại, hôm nay tôi đến đây trả nợ cho anh.” Lý viên ngoại tỉnh dậy trong lòng thấy hoang mang bối rối, nhưng không hiểu ý là gì liền nằm ngủ tiếp. Nhưng có điều kỳ lạ là ông cứ chìm vào giấc ngủ thì lại mơ thấy giấc mơ y như lần đầu và cuối cùng nó khiến ông không thể tiếp tục ngủ được nữa.

Đang lúc ông còn không hiểu thế nào về giấc mơ này thì đột nhiên có tiếng gõ cửa. Người hầu trong nhà ông bước vào và vui mừng nói: “Ông chủ, con lừa cái của nhà chúng ta vừa sinh ra một con la con. Con la này rất to, cũng rất quấn quýt với người”.

Lý viên ngoại nghe xong thấy liền hiểu rõ ngay giấc mơ của mình, thế là ông vội vã nói với người ở: “Hãy nhanh đi đập chết con la này đi!”.

Người hầu này nghe xong lấy làm sửng sốt nghĩ: “Ông chủ đã xảy ra chuyện gì vậy nhỉ? Có phải là thần kinh không bình thường?”.

Lý viên ngoại nhìn thấy người hầu đứng đấy không nhúc nhích gì liền quát to hơn: “Người có nghe thấy ta nói không? Hãy mau chóng đem con la đó đập chết đi, nhanh lên!”.

Người hầu vì bị ông chủ thúc giục nên vội vàng chạy đi cầm cái cuốc, rồi đập vào đầu con la, con la lăn ra đất và chết.

Cũng tại đêm hôm đó, Hồ Tứ tự nhiên bị bệnh cấp tính chết “bất đắc kỳ tử” nhưng ngay sau đó lại lập tức sống lại. Hồ Tứ nhớ rõ sự tình mình đã chuyển sinh thành con la, nên vừa sợ hãi vừa thấy cảm kích ơn cứu mạng của Lý viên ngoại. Hồ Tứ lập tức bán hết tài sản để lấy tiền hoàn trả lại món nợ cho Lý viên ngoại.

Mấy ngày sau, Hồ Tứ cầm một trăm lượng bạc đến nhà Lý viên ngoại trả nợ, nhưng Lý viên ngoại biết rõ Hồ Tứ khốn khó nên kiên quyết không nhận mà nói rằng: “Tháng chạp năm trước tôi nói là anh nợ tôi một trăm lượng là nói đùa vậy thôi, anh đừng nên tưởng thật”. Hai bên giằng co rất lâu, Hồ Tứ một mực muốn trả nhưng Lý viên ngoại vẫn kiên quyết không nhận. Cuối cùng Hồ Tứ nói: “Nếu mà anh không nhận, tôi sẽ đi kiện anh!”.

Lý viên ngoại nghe vậy liền nói: “Anh có kiện tôi cũng không nhận!”.

Sau đó không ngờ Hồ Tứ đã thực sự kiện lên huyện lệnh. Vị huyện lệnh cảm thấy vụ án này quá khác thường nên đã truy hỏi đến tận cùng. Hồ Tứ lúc này mới nói rõ đầu đuôi sự việc cho vị huyện lệnh nghe. Huyện lệnh liền sai người mời Lý viên ngoại đến nha môn và khích lệ ông nhận tiền. Lý viên ngoại vẫn nói rằng ông không cho Hồ Tứ vay số tiền đó, nên không thể nhận.

Cuối cùng vị huyện lệnh nói: “Nếu như ông không nhận thì ông phải giao nộp cho huyện 100 lượng bạc.”

Không ngờ, Lý viên ngoại lập tức vui vẻ đồng ý. Vị huyện lệnh thấy vô cùng cảm kích trước tấm lòng bao dung, rộng lượng của Lý viên ngoại nên cũng tình nguyện bỏ ra một trăm lượng. Sau đó ba người họ dùng ba trăm lượng tiền này xây một ngôi chùa tại địa phương và đặt tên là chùa “Hiện thế báo miếu.”

Hồ Tứ từ sau sự việc đó đều một lòng hướng thiện, không còn ý nghĩ làm điều sai trái và cũng luôn biết ơn Lý viên ngoại đã cứu mạng mình. Còn Lý viên ngoại cả đời làm người tốt nên đến tận đời con cháu của ông cũng nhận được phúc báo. Người dân địa phương từ đó đều ghi nhớ câu chuyện này để làm gương noi theo, đến tận sau này vẫn còn có người nhớ câu chuyện này.

Qua các câu truyện trên, có thể thấy không nên mắc nợ ai bất cứ điều gì, không chỉ tiền mà cả về tình cảm. Bởi vì tất cả những món nợ trên đời đều phải hoàn trả không những chỉ vốn mà có khi cả lãi dù chúng ta không muốn. Nhân quả có vay có trả, chớ coi thường mà phải gánh hậu quả.

Vay Tiền Không Trả Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Không?

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho người vay. Cụ thể:

– Nếu tài sản vay mượn là tiền thì người đi vay phải trả đúng và đủ số tiền đã vay.

– Nếu tài sản là vật thì người đi vay phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng. Nếu không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Ngoài ra, nếu đến thời hạn trả nợ mà người đi vay không trả hoặc không trả đủ số tiền đã vay thì người cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.

Ngoài việc phải trả lãi trên số nợ quá hạn theo Bộ luật Dân sự quy định thì trong nhiều trường hợp người đi vay mà không trả có thể bị xử phạt hình sự.

Tùy vào mức độ, tính chất cũng như giá trị của khoản vay mà người đi vay có thể bị xử phạt hình sự với tội danh Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, người nào thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách vay, mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà:

– Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó

– Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

– Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Hình phạt cao nhất bị áp dụng với tội danh này lên đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đòi nợ không đúng luật, dễ vướng 3 tội này

Mẫu Giấy vay tiền mới nhất đơn giản, ngắn gọn

Luật Nhân Quả Có Công Bằng Không?

Chuyển nghiệp cũng có nghĩa là ta chuyển đổi thói quen xấu thành thói quen tốt. Bởi thế nên nói tu là chuyển nghiệp chính là ý nầy vậy. Nếu tu mà không chuyển được nghiệp thì không ai tu hành làm gì.

Đáp: Đọc qua câu hỏi của Phật tử, tôi thấy Phật tử vừa nêu câu hỏi mà cũng vừa tự giải thích. Thật ra, có ba vấn đề mà Phật tử muốn biết. Nhân đây, tôi cũng xin nêu ra từng vấn đề một để tạm trao đổi giải thích đôi điều cho Phật tử hiểu thêm.

1. Phật tử thắc mắc: “Tại sao đời nầy có người làm ác mà họ lại được giàu có”? Câu hỏi nầy rất là hữu lý. Điều thắc mắc nầy, không phải chỉ riêng gì Phật tử, mà tôi thiết nghĩ, cũng có nhiều người thắc mắc như thế. Sở dĩ, đời nầy họ làm ác mà họ được giàu có, là vì theo nhân quả, thì đời trước họ đã có thật hành ít nhiều hạnh bố thí. Tuy họ biết bố thí làm những việc từ thiện giúp người, nhưng họ không biết tu. Vì không biết tu nên những tập khí phiền não quá khứ của họ còn quá nhiều. Do đó, nên đời nay sanh ra họ hưởng cái quả báo bố thí của đời trước mà họ được giàu có. Đó là nói do tập nhiễm xấu ác đời trước của họ.

Gieo cái nhân nào thì phải gặt hái cái quả báo đó.

Giáo lý nhân quả đề cao giá trị con người

Còn đối với cái tập nhân xấu ác của đời nầy là do họ tiếp cận với môi trường sống của xã hội. Như thường giao du với các bạn bè xấu ác, bị ảnh hưởng tập nhiễm lâu ngày, nên họ mới trở thành người bất thiện. Như vậy, tuy hiện đời họ làm ác nhưng họ vẫn giàu có, đó là ta phải xét đến cái nhân quá khứ và cái nhân hiện tại. Giàu có là do cái nhân quá khứ họ biết làm phước giúp người. Phật tử nên nhớ, làm phước giúp người chưa phải là tu. Mà đó chỉ biết làm phước mà thôi. Tu là phải chuyển hóa ở nơi ba nghiệp: “thân, miệng, ý”. Chuyển hóa nghiệp dữ thành nghiệp lành. Nếu làm phước mà trong tâm vẫn còn đầy dẫy tham, sân, si, thì vẫn còn tạo nghiệp ác.

Như có người đang phân phát bố thí tài vật cho những người nghèo khổ hay bệnh tật, nhưng có ai đó lỡ làm trái ý nghịch lòng họ, thì ôi thôi! Tam bành lục tặc của họ nổi lên như sóng cồn. Họ tía tai đỏ mặt, hung hăng bậm trợn la ó om sòm. Thậm chí có người còn nặng lời mắng nhiếc nữa. Như vậy, việc làm phước của họ, không những không được lợi ích mà nó còn gây thêm tội lỗi. Chẳng những người nhận bố thí không mang ơn họ, mà trái lại họ còn bị người ta oán ghét căm thù. Đó là nói nhân và quả hiện tại. Vì vậy, Phật tử nên nhớ, làm phước bố thí là một chuyện, nhưng phải khéo biết tu hành nữa. Nếu không biết tu hành thì cũng vẫn thọ quả báo khổ đau như thường. Tùy theo nghiệp ác nặng nhẹ mà mình đã gây tạo nên phải bị chiêu cảm lãnh lấy quả báo ác. Như có người, họ rất là giàu có, tiền kho bạc đụn, nhà cao cửa rộng, vật chất dồi dào, không thiếu thứ gì, nhưng bản thân của họ thì luôn luôn bị đau yếu bệnh hoạn rề rề trị chữa thuốc thang hoài mà vẫn không hết. Tại sao thế? Tại vì đời trước họ có làm phước bố thí giúp người, nhưng họ vẫn sát sanh hại vật quá nhiều, nên nay tuy họ giàu có, mà nghiệp sát sanh của họ vẫn phải trả. Nhân quả không thể lấy cái nầy bù qua cái kia được. Gieo cái nhân nào thì phải gặt hái cái quả báo đó.

Cái phước báo hơn kém nhau là do ở chỗ gây nhân lành dữ không đồng.

Câu chuyện nhân quả

2. Câu hỏi thứ hai, Phật tử thắc mắc: Tại sao họ lại không tiếp tục làm lành bố thí nữa mà họ lại làm toàn những việc xấu ác? Phật tử nên biết, không phải ai giàu có cũng làm lành bố thí tu nhân tích đức hết đâu. Dù đời trước họ có bố thí, nhưng không phải vì thế mà đời nầy sanh ra họ lại tiếp tục làm lành bố thí nữa. Bởi trong kinh có nói: “Bồ tát cách ấm còn mê”. Đời nầy giàu có là do họ hưởng được cái phước báo của đời trước và cũng phải do cái nhân hiện tại nữa. Nhân hiện tại là họ siêng năng chịu khó làm ăn. Song có điều vì họ có phước nên làm đâu được đó. Dụ như có hai cửa hàng cùng buôn bán gần nhau, nhưng một cái, thì lại bán đắt như tôm tươi, khách hàng tới mua nườm nượp bán không kịp, còn một cái, thì lại bán ế ẩm vì vắng khách hàng tới mua. Như vậy, ta tự hỏi: tại sao hai cửa hàng cùng bán hàng hóa và giá cả giống nhau mà cái thì bán đắt, cái thì bán ế? Phải chăng cái cửa hàng bán đắt là do vì họ có phước, còn cái cửa hàng bán ế, là do vì họ kém phước. Do đó, cái phước báo hơn kém nhau là do ở chỗ gây nhân lành dữ không đồng. Đó là nói sự làm ăn tương đối có phần lương thiện. Tuy nhiên, không phải ai làm giàu cũng là lương thiện hết đâu.

Có người làm giàu trên sự đau khổ của kẻ khác. Họ bất chấp mánh mung, gian xảo, thủ đoạn miễn sao có lợi cho họ là được. Ai chết mặc ai, họ không một chút từ tâm thương tiếc. Đó là do lòng tham lam ham muốn làm giàu thúc đẩy họ. Nhưng sự giàu sang nầy thử hỏi họ hưởng được bao lâu? Có biết bao người làm giàu trên mồ hôi nước mắt, xương máu của kẻ khác, cuối cùng, họ cũng bị tiêu tan tán gia bại sản trắng tay không còn gì cả. Chính điều nầy mới là đau khổ ngút ngàn không biết phải than thở cùng ai! Đó cũng là nhân quả của thiên phải hoàn trả cho địa vậy.

Nhân là hạt giống, quả là trái hay kết quả. Như ta gieo hạt cam thì hạt cam là nhân của trái cam.

Không gì vượt ngoài luật nhân quả

3. Đến điều thắc mắc thứ ba, Phật tử kết luận: “Như vậy có trái với luật nhân quả không?” Tôi xin thưa ngay là không có gì chống trái cả. Qua những điều tôi tạm nêu ra trình bày ở trên, thiết nghĩ, Phật tử cũng thấy rõ được điều đó. Nghĩa là không có gì chống trái nhau. Hễ gây nhân nào tất nhiên là phải hưởng cái quả báo đó. Bởi luật nhân quả là một định luật tất yếu và rất công bằng. Không có một vật gì dù lớn như quả địa cầu hay nhỏ như hạt bụi li ti mà thoát ra ngoài luật nhân quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nên hiểu rõ thêm về chữ “luật” nói ở đây. Nói luật nhân quả, tất nhiên là khác với luật pháp ở thế gian. Bởi luật pháp ở thế gian là do con người đặt định ra. Như nói luật lệ giao thông, luật mua bán nhà đất v.v… Ngược lại luật nhân quả không ai tạo ra nó cả. Mà nó là một quy luật tự nhiên của vũ trụ. Nó tiềm tàng chi phối mọi vật thể. Cho nên, người ta gọi nó là thứ chân lý phổ biến bao trùm khắp cả sự vật.

Để Phật tử hiểu rõ hơn, tôi xin được giải thích thêm về lý nhân quả. Nhân là hạt giống, quả là trái hay kết quả. Như ta gieo hạt cam thì hạt cam là nhân của trái cam. Tuy nhiên, từ khi gieo hạt đến kết thành trái cam, nó còn đòi hỏi phải có các duyên, tức những điều kiện phụ thuộc. Cho nên, khi nói đến nhân quả là phải nói đến nhân duyên. Bởi giữa nhân quả và nhân duyên nó có sự quan hệ mật thiết với nhau. Nếu ta đem gieo hạt cam mà không có các trợ duyên phụ thuộc, thì hạt cam đó cũng không có kết quả. Ta có thể nói, hạt cam là chánh nhân là cái nguyên nhân chánh để sinh thành trái cam. Nhưng nếu chỉ có hạt cam không thôi thì làm sao thành trái cam? Do đó, nó còn đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các duyên, tức các điều kiện tốt để cho hạt cam phát triển tốt. Những điều kiện tốt đó như: đất, nước, ánh sáng mặt trời, không khí, phân bón, người chăm sóc v.v…

Nhân bố thí được hưởng quả giàu có.

Tại sao chúng sinh sợ nhân quả?

Có đầy đủ những yếu tố đó thì mới giúp cho hạt cam sinh trưởng theo chiều thuận. Nếu những trợ duyên nghịch lại, thì chánh nhân không thành. Hoặc giả khi gieo nhân, nếu không chăm sóc kỹ lưỡng thì cái hạt nhân đó cũng không thành quả. Thí như ta gieo hạt cải, nhưng ta không để ý, bị lũ kiến tha hết, vài ngày sau ta thấy toàn là cỏ không. Như vậy, ta liền thắc mắc, tại sao ta gieo hạt cải mà kết quả lại là cỏ? Đó gọi là nghịch duyên. Vì thiếu sự quan tâm chăm sóc của ta. Cũng thế, có người đang làm lành như đi chùa, tụng kinh, niệm Phật v.v… bị một nghịch duyên nào đó xảy đến, thì họ lại bỏ ngang sự tu hành, như thế cái kết quả sẽ không được như ý họ. Hoặc có người làm công quả giúp cho chùa, ta thấy họ rất là tốt, lẽ ra họ sẽ được mọi người kính mến, nhưng vì họ nghĩ họ là người có công lao giúp cho chùa nhiều hơn những người khác, thế là họ sanh cái tâm cống cao ngã mạn khinh thường người khác, họ nặng lời chê bai quở trách mạ nhục những người cùng cộng sự với họ, thay vì họ được người ta kính mến, nhưng họ lại bị người ta oán hận thù ghét. Bởi do họ không khéo giữ ở nơi ý nghiệp và khẩu nghiệp của họ. Đó gọi là nghịch duyên. Chỉ cần một điều kiện nào đó đi ngược lại, thì cái chánh nhân kia sẽ bị thay đổi ngay. Vì thế ta cần phải lưu tâm cẩn thận điều nầy.

Điều ta nên chú ý hơn nữa là nhân quả được đặt định trên chiều thời gian. Nghĩa là từ nhân tới quả cần phải có thời gian. Thời gian là phải xuyên suốt qua ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại và vị lai. Như Phật tử nói, đời nầy có người làm ác mà họ lại được giàu có. Dựa trên lý nhân quả Phật tử lại nói thêm, sở dĩ họ được giàu có là do đời trước họ bố thí. Nhân bố thí được hưởng quả giàu có. Điều nầy không sai. Như vậy, thì có phải nhân nào quả nấy không? Nhân quả như bóng theo hình, như vang theo tiếng. Hình thẳng thì bóng ngay, mà hình cong thì bóng vạy. Bởi thế, nên người ta mới nói nhân quả là luật rất công bằng, không thiên vị một ai. Luật nầy không có thể dùng đồng tiền lo lót chạy chọt hối lộ mà có thể thay đổi được.

Tu là chuyển nghiệp.

Tôi cổ vũ lối sống lương thiện và lòng tin nhân quả

Tuy nhiên, nhân quả cũng không phải cứng ngắc như thế. Ta cũng có thể chuyển đổi được. Ta chuyển ở nơi nhân chớ không phải chuyển ở nơi quả. Như trước kia, ta là kẻ xấu ác hay cờ bạc rượu chè say sưa nghiện ngập, hút chích xì ke ma túy, buôn lậu nha phiến, gây đau khổ cho nhiều người. Nay ta ý thức nhận định được cái hậu quả tai hại của việc làm đó, ta liền mạnh dạn dứt khoát không tiếp tục gây nhân xấu ác đó nữa. Chẳng những ta không gây nhân xấu ác mà ta còn làm những điều lành thi ân bố thí tương tế giúp người. Như thế, ngang đó, là ta sẽ hết khổ ngay. Thế là, từ cái nhân xấu ác ta chuyển thành cái nhân tốt đẹp. Đó là quyền chuyển đổi của ta. Nói cách khác, chuyển nghiệp cũng có nghĩa là ta chuyển đổi thói quen xấu thành thói quen tốt. Bởi thế nên nói tu là chuyển nghiệp chính là ý nầy vậy. Nếu tu mà không chuyển được nghiệp thì không ai tu hành làm gì.

Vay Tiền Ngân Hàng Không Trả Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?

27/08/2020

Luật sư Trần Khánh Thương

Hợp đồng tín dụng giữa cá nhân với ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác là vấn đề phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau, có một số trường hợp không có đủ điều kiện để tiến hành trả nợ? Vậy, khi không thể thanh toán được số tiền đã vay đúng hạn sẽ phải chịu hậu quả pháp lý như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về vi phạm hợp đồng tín dụng

Khi ký kết hợp đồng tín dụng, người vay tiền sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền đã vay kèm theo số tiền lãi của hợp đồng. Việc thanh toán số tiền bao nhiêu, mức lãi suất, các điều khoản phạt hợp đồng được các bên thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng và niêm yết công khai theo thông báo của tổ chức tín dụng. Khi không có khả năng thanh toán, tùy vào từng trường hợp pháp luật có các quy định khác nhau và các bên có quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Nếu bạn đang có thắc mắc về nội dung ký kết các hợp đồng tín dụng cũng như quy định pháp luật về các loại hợp đồng này, bạn có thể gửi thắc mắc của mình về Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn tư vấn.

2. Hỏi về hậu quả pháp lý khi không thể thanh toán hợp đồng tín dụng

Câu hỏi: Xin chào luật sư Tôi có một vấn đề xin hỏi luật sư tư vấn giúp trường hợp Vay tiền ngân hàng không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? mong luật sư giúp đỡ, Trước kia tôi có vay tiêu dùng của ngân hàng cho vay tín chấp số tiền là 15trieu trả góp 24 tháng, với lãi suất 36/1nam, góp hàng tháng là 1012000d

…. Tôi đóng được 7thang thì tôi bị thất nghiệp ko có tiền để đóng, đến bây giờ là 7thang, tôi có nhận được dt từ ngân hàng đòi nợ, tôi có giải thích tình trạng của tôi và tôi đã nói với Ngân hàng là tôi sẽ đóng tiền cho ngân hàng vào ngày 5tay hàng tháng với số tiền trong hợp đồng, là 1012000d nhưng về phía ngân hàng ko chịu, và đòi đưa đơn kiện ra toà Số tiền tôi vay là 15000000d 15trieu tôi đóng được 7 tháng, 1 tháng là 1012000d, nhưng ngân hàng báo là tôi còn nợ trên 17 triệu, bây giờ tôi không biết làm gì nữa, nếu Ngân hàng khởi kiện thì tôi phải làm gì, tôi là trụ cột gia đình, nếu ở tù thì cả nhà tôi chết đói hết, kính mong luật sư chỉ dùm xin cảm ơn

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Ngân hàng báo số tiền của bạn trên 17tr do bạn nợ quá hạn không trả, ngân hàng áp dụng lãi suất quá hạn với bạn. Trường hợp của bạn, khi bạn không thỏa thuận đươc với ngân hàng về thời hạn thanh toán nợ, bạn chưa có khả năng trả nợ nhưng bạn vẫn ở tại nơi cư trú, không bỏ trốn, không dùng thủ đoạn gian dối chối cãi khoản nợ và không dùng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngân hàng chỉ có thể khởi kiện dân sự đòi tiền. Lúc này, nếu bạn có tài sản để thanh toán nợ thì có thể bị phát mại tài sản để thanh toán nợ.

Nếu bạn không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đặc biệt lưu ý hành vi, tránh các trường hợp như liệt kê phía trên. Nếu bạn có một trong các hành vi gian dối, bỏ trốn… bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật Hình sự, bạn có thể tham khảo bài viết chúng tôi đã tư vấn tương tự như sau:

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2 – Khởi kiện đòi tài sản cho vay

Xin chào luật sư. mong luật sư tư vấn giúp tôi. tháng 9/2014 tôi có nhờ 1 người làm bảo hiểm cùng tôi xin vào biên chế ngành giáo dục tiểu học. đến giờ phút này tôi đã đưa số tiền là 62trieu đồng. người đó ở khác huyện với tôi. khi đưa tiền tôi đều có bằng chứng đó là tôi quay video và ghi âm các cuộc gọi. giờ họ trả lời k xin đc việc cho tôi. họ bảo trả tiền lại nhưng đã 3 tuần rồi chưa thấy gì. vậy tôi có nên làm đơn kiện k ạ?

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3 – Khởi kiện đòi tài sản

Cách đây 4 tháng tôi có cho chị bạn mượn số tiền là 150 triệu đồng để làm ăn. Với hình thức là chị lấy số tiền của tôi nhiều lần và cho người khác mượn lại. Sau 4 tháng chị nói với tôi là người ta mượn tiền chị đã trốn đi rồi bây giờ chị không có khả năng trả cho tôi.Hiện chị đang ở trọ tại bình dương và tôi cũng ở tại bình dương. tôi đang giữ của chị 1 cmnd (ở tp hcm), 1 sổ hộ khẩu cũng ở tp hcm và 1 tờ giấy ghi nợ có xác nhận của cả 2 vợ chồng chị hứa sẽ trả nợ cho tôi trong 03 tháng.Xin cho tôi hỏi nếu trong 3 tháng họ không trả hết nợ cho tôi thì tôi có kiện họ được không. Và kiện như thế nào. Ở đâu.Hiện tại tôi rất hoang mang vì lo sợ họ bỏ trốn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhân Quả Có Vay Có Trả trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!