Đề Xuất 5/2023 # Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Của Chủ Sở Hữu, Thành Viên, Cổ Đông Là Tổ Chức Theo Quy Định Luật Doanh Nghiệp 2014 # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Của Chủ Sở Hữu, Thành Viên, Cổ Đông Là Tổ Chức Theo Quy Định Luật Doanh Nghiệp 2014 # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Của Chủ Sở Hữu, Thành Viên, Cổ Đông Là Tổ Chức Theo Quy Định Luật Doanh Nghiệp 2014 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Quy định về người đại diện theo ủy quyền được thực hiện theo Điều 15 Luật doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Về số lượng người đại diện theo ủy quyền: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau: Tổ chức là thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện; Tổ chức là cổ đông Công ty Cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.

2. Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện. Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.

3. Việc cử người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông; b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền; c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền; d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền. Điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền

Luật sư Đỗ Xuân Đăng – Văn phòng luật sư An Đức

Điều 14 Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Của Chủ Sở Hữu, Thành Viên, Cổ Đông Công Ty Là Tổ Chức

Điều 14. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức

1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;

b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.

4. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Quyền Của Cổ Đông Theo Luật Doanh Nghiệp Năm 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng có lợi cho các cổ đông, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là cổ đông, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cổ đông.

Khi các quy định của pháp luật doanh nghiệp càng rõ ràng, minh bạch, nhà đầu tư càng có động lực lớn đầu tư vốn vào doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần. Các công ty cổ phần sẽ thuận lợi hơn rất khi huy động. Nhà đầu tư yên tâm rằng, phần vốn đầu tư của họ được bảo toàn, phát triển, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 116 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết như sau: “1- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. 2- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây: (a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này; (b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3-. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”

Do vậy, cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền đầy đủ trong các quyền trên. Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đã hoàn lại đều không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), không có quyền biểu quyết và cũng không có quyền để cử người vào Hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát (BKS) (Điều 117, Điều 118). Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm:

Thứ nhất, quyền của cổ đông trong chuyển nhượng cổ phần.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “3- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó” ( Khoản 3 Điều 119 ). Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần được xem xét ở hai khía cạnh là quyền chuyển nhượng cho bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào và không cần thủ tục phê chuẩn của công ty.

Thứ hai, quyền của cổ đông trong tiếp cận thông tin.

Quyền được nắm bắt thông tin về công ty một cách đầy đủ là cở để cổ đông thực hiện các quyền cơ bản khác như quyền biểu quyết tại cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), quyền bầu và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và cả quyền chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cổ đông được xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác, xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Thứ ba, quyền của cổ đông dự họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.

ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng: “Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Thông qua định hướng phát triển của công ty; b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty” (Khoản 2 Điều 135).

Thứ tư, quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT).

Thứ năm, quyền của cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông. 1- Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.2- Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng” ( Điều 129 ).

Luật Doanh nghiệp năm 2014 được xem là một trong những điều khoản tiêu biểu nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số. Theo điều này, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần cho mình theo giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Có ý kiến cho rằng, quy định trên tạo ra nguy cơ là công ty phải dùng mọi khoản tiền hiện có để mua lại cổ phần, có thể dẫn đến phá sản nếu cổ đông đồng loạt phản đối công ty theo kiểu này. Tuy nhiên, việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần vẫn là một giải pháp an toàn cho các cổ đông khi muốn rút khỏi công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông: “Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: 1- Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này; 2- Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty” ( Điều 147 ).

Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ có quyền khởi kiện tòa án yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết của ĐHĐCĐ trong hai trường hợp: (i) trình trự và thủ tục triệu tập cuộc họp không theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ công ty; (ii) Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Luật doanh nghiệp quy định quyền lợi cho các cổ đông khá đầy đủ. Ngoài ra, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến – Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn đối với vấn đề của quý Vị, Quý vị vui lòng liên hệ với các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198.

Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Người Đại Diện Theo Pháp Luật Theo Quy Định Luật Doanh Nghiệp 2014

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Quy định mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 2014

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của PHAMLAW. Về thắc mắc của Quý khách, luật sư xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội Khóa XIII thông qua vào kì họp thứ 8. Kể từ khi được đưa vào thực hiện, Luật doanh nghiệp 2014 đã thể hiện được sự tích cực, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp so với Luật doanh nghiệp 2005. Một trong những điểm được đánh giá cao đó là những quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Khác với Luật doanh nghiệp 2005 giới hạn người đại diện theo pháp luật của công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần chỉ có một người, Luật doanh nghiệp 2014 đã mở rộng hơn đó là cho phép người đại diện của hai loại hình doanh nghiệp này có thể là một hoặc nhiều người. Điều lệ công ty quy định cụ thể về số lượng, về chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người này phải cư trú ở Việt Nam, khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diên theo pháp luật chưa trở về Việt Nam thì áp dụng các quy định sau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi đã được ủy quyền đến khi người đại diện theo pháp luật quay trở lại làm việc tại Việt Nam.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn/cổ phần/hợp danh: Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi chủ sở hữu công ty/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên quyết định cử người khác làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không thực hiện ủy quyền hay bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nếu có cá nhân làm người đại diện rơi vào trường hợp như đã nói trên hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của hội đồng thành viên.

Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Bên cạnh đó Luật doanh nghiệp 2014 cũng bỏ đi quy đinh “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác” đối với công ty cổ phần của Luật doanh nghiệp 2005 (trừ quy định tại khoản 8 Điều 100 Luật doanh nghiệp 2014). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cũng như không hạn chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân.

Luật doanh nghiệp 2014 được đánh giá là đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Luật doanh nghiệp 2005. Nhiều điểm tiến bộ, tích cực hơn góp phần giúp cho các doanh nghiệp tham gia thị trường cũng như phát triển hơn hoạt động kinh doanh của mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Của Chủ Sở Hữu, Thành Viên, Cổ Đông Là Tổ Chức Theo Quy Định Luật Doanh Nghiệp 2014 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!