Đề Xuất 3/2023 # Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắn Gọn Nhất # Top 5 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắn Gọn Nhất # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắn Gọn Nhất mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Thạch Lam (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác: Thạch Lam đã từng có những ngày tháng sống ở phố huyện Cẩm Giàng, vốn là một con người nhạy cảm, ông nhanh chóng đồng cảm và xót thương với cuộc sống của người dân nơi đây nên đã viết truyện ngắn này.

* Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng giống như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

* Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 3: còn lại : Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian:

Thời gian: Buổi chiều tàn cho tới lúc đoàn tàu đi qua phố huyện đêm.

Không gian: nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Xung quanh là cánh đồng làng xóm, gần bờ sông, có đường sắt chạy qua, có một ga tàu. Chiều mùa hè, tiếng ếch nhái kêu râm ran. Đêm xuống, phố vắng, rất ít đèn, trời tối im lìm.

Ngoài ra, tác phẩm còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên, đó là không gian khi gia đình của hai chị em còn ở Hà Nội. Bên cạnh đó là không gian mơ tưởng, mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, tấp nập, huyên náo, sáng rực và hạnh phúc.

Câu 2:

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

* Cuộc sống:

Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve,… bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

Cảnh chợ tàn: thật tẻ nhạt, lúc này chỉ còn lại rác, mấy đứa trẻ đang nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc bốc lên,…

Bóng tối bao trùm khắp phố huyện: phố tối, đường ra sông tối… một vài ngọn đèn leo lét…

Câu 3:

Tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

Chị em Liên cảm nhận được buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn lại vừa gắn bó. Liên cảm thấy “buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn” và cảm nhận được “cái mùi riêng của đất của quê hương này”.

Khi đêm xuống trên phố chuyện, hai chị em Liên lặng lẽ ngắm bầu trời lúc về đêm. Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm: “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

* Hai chị em Liên và An lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện, cô xót xa, cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, nghèo đói, tù đọng trong chính bóng tối của họ.

Mặc dù nỗi buồn cùng với bóng tối của màn đêm ngập tràn trong đôi mắt Liên, nhưng tâm hồn của cô bé vẫn dành cho một mong ước, một sự chờ đợi trong đêm, đó chính là chuyến tàu chạy qua phố huyện.

Câu 4:

* Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả: được lặp lại tới 10 lần.

Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng “đèn ghi xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”

Làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ, xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.

Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua

Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

* Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện là vì:

Để bán hàng theo lời mẹ dặn

Được nhìn thấy một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại, khác hoàn toàn với cuộc sống của chị em Liên hiện tại.

Con tàu như mang đến một kỉ niệm, đánh thức những hồi ức về những kỉ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

Câu 5:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của tác giả:

Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: Thạch Lam thành công trong việc miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.

Giọng văn của tác giả: nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. thấm đượm chất thơ trữ tình. Lời văn bình dị nhưng vẫn luôn ẩn chứa một niềm xót thương đối với những con người nghèo khổ, sống lam lũ, quẩn quanh.

Câu 6:

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng: đó là thể hiện niềm xót thương đối  với những kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc, họ phải sống cuộc sống cơ cực nơi phố huyện nghèo trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Qua đó, tác giả cũng biểu hiện niềm ao ước, mong muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những con người đó.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Vào tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó đã bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Nhưng khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ và bị giải lui tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm rưỡi. Trong thời gian này, Người đã viết tập Nhật kí trong tù  bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn đều là thơ tứ tuyệt. Tập thơ này là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Văn bản Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

* Thể thơ: Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Về phần dịch thơ vẫn chưa sát nghĩa với phần phiên âm. Câu thơ thứ hai trong phần phiên âm có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”, nhưng trong phần dịch thơ thì lại là “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đã làm mất đi cái bối rối, cái xốn xang của nhân vật trữ tình.

Hơn thế nữa, trong hai câu thơ cuối, bản dịch thơ cũng kém phần đăng đối so với phần phiên âm, đặc biệt là hai động từ “nhòm” và “ngắm” vốn là hai từ đồng nghĩa đã khiến cho lời dịch không đảm bảo được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

* Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Thông thường, người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Chính hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt này đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp của một người thi sĩ.

* Bác nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” không có nghĩa là Bác đang than thở, cũng không phải đó là một lời phê phán. Câu thơ này có nghĩa là đứng trước một đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn (thi nhân xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, khi đó, tâm hồn sẽ trở nên thảnh thơi, thư thái) và thấy thật đáng tiếc khi không có rượu và hoa.

* Như vậy, qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác là một người tù nhưng không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu đựng. Bác vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vào thiên nhiên tuyệt đẹp.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán có thể nói là đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Những từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng ( nguyệt) ở hai đầu, còn ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hòa với nhau. Chính nhờ cấu trúc đối này,  tình cảm giữa người và trăng được thể hiện mãnh liệt hơn, càng làm nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ mà từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác và trăng).

Câu 4:

Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, về đói rét, về những gian nan, vất vả, hiểm nguy mà mình đang phải trải qua hằng ngày. Mà trước những khó khăn đó, Người vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Những bài thơ của Bác Hồ viết về trăng mà em biết là: Ngắm trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,…

Cuộc ngắm trăng của Bác trong bài Ngắm trăng và trong những bài thơ khác mang những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa đất trời bao la tự do, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên giống như một người bạn tri âm, tri kỉ của Người.

3.2

/

5

(

4

bình chọn

)

Soạn Bài: Xin Lập Khoa Luật – Ngữ Văn 11 Tập 1

Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Xin lập khoa luật của tác giả Nguyễn Trường Tộ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực là: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh (chính sách và luật pháp) của quốc gia.

* Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây: “phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị phiếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”.

Câu 2:

* Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ trước pháp luật là: Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước.

* Ông chủ trương như vậy là bởi vì luật đã bao trùm lên tất cả. Nếu một đất nước không có bộ luật cụ thể thì làm sao giữ được kỉ cương phép nước. Từ quan cho đến thứ dân đều phải hiểu và làm đúng theo luật quy định.

Câu 3:

Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống không có tôn trọng luật pháp. Bởi theo ông: “Biết rằng đạo làm người không gì bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?”.

Hơn thế nữa: “Từ xưa đến nay các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị dân được”.

Câu 4:

Tác giả quan niệm về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp:

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật pháp và đạo đức có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Luật còn là đạo đức, đạo làm người “trái luật là có tội, giữ đúng luật là đạo đức”. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định: “có đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư?”. Theo tác giả, cái đức của pháp luật ấy chính là lẽ công bằng, còn chí công vô tư chính là cái gốc của đức trong luật.

Câu 5:

Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích:

Tăng thêm sức thuyết phục với nhà vua, tác giả đã đưa ra quan niệm của đạo Nho: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”. Không những thế, tác giả cũng lấy ngay lời của Khổng Tử: “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”. Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông”.

Đạo Nho là một thứ luật phong kiến với nội dung: không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa.

Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê, đến Khổng Tử cũng công nhận điều này.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài: Chí Phèo – Phần 2: Tác Phẩm – Ngữ Văn 11 Tập 1

Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ ngay từ khi mới lọt lòng, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí Phèo đến làm canh điền cho nhà bá Kiến.

Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng do bị bá Kiến ghen và hãm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.

Vào một đêm trăng, Chí Phèo say khướt thì gặp thị Nở. Được sự chăm sóc tận tình của thị Nở, Chí Phèo khao khát muốn làm người lương thiện.

Bị bà cô thị Nở ngăn cấm, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng, uất ức. Chí Phèo đến nhà bá Kiến đòi làm người lương thiện, Chí đâm bá Kiến rồi tự vẫn ngay tại chỗ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cách vào truyện của Nam Cao rất độc đáo: đó là tiếng chửi của Chí Phèo, hắn vừa đi vừa chửi, nhưng lạ lùng là không có ai chửi lại hắn và không có ai nghe hắn chửi.

* Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

Tiếng chửi giúp tác giả mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ, đây cũng là cách giới thiệu nhân vật sao cho ấn tượng và thu hút người đọc.

Tiếng chửi ấy đã thể hiện tâm trạng bi phẫn đến cùng cực của Chí Phèo.

Câu 2:

* Việc gặp gỡ Thị Nở giống như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Chí Phèo. Chính tình yêu của Nở đã làm thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí trở lại làm người.

* Những điều đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó:

Chí có sự thay đổi về tâm lý:

Hắn thấy mình già mà vẫn cô độc; đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được, nhưng hắn sợ nhất là cô độc

Chí đã cảm nhận được âm vang cuộc sống xung quanh mình: tiếng chim hót trong lành vào buổi sáng, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông, tiếng người cười nói đi chợ về.

Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng vào tương lai:

Có một thời, hắn mơ ước có một cuộc sống gia đình: “Chồng cày thuê…”

Thị Nở sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện trước đây.

Câu 3:

* Chí Phèo có hành động dữ dội, bất ngờ uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát là bởi:

Trong cơn tuyệt vọng, Chí tìm đến rượu, nhưng càng uống lại càng tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không hề đập phá, cũng không rạch mặt ăn vạ nữa.

Kẻ thù của Chí Phèo không phải là một mình Bá Kiến mà là cả cái xã hội thối nát và độc ác. Vậy ai cho Chí lương thiện?

Có lẽ, dưới con mắt của mọi người, của cái xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ, không bao giờ có thể làm người. Vì một người tập trung tất cả các tật xấu như thị Nở cũng đã phũ phàng cự tuyệt Chí.

Câu 4:

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao:

Nhân vật điển hình: cái chung và cái riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và cái lạ. Tiêu biểu là Chí Phèo và Bá Kiến.

Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân vốn lương thiện bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ

Viết về người nông dân bị lưu manh hóa, tác giả đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo, bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo hiện lên sắc nét, gây ấn tượng với người đọc. Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái tâm lí của nhân vật.

Câu 5:

Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có điểm đặc sắc:

Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, nghệ thuật và rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân

Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau

Cách trần thuật linh hoạt

Khả năng nhập vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc

Giọng điệu đan xen độc đáo

Câu 6:

Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này:

Tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện

Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay trong quá trình tha hóa của họ

Sự đồng cảm với những nỗi khổ của người nông dân, bộc lộ lòng yêu thương đối với nhân vật của mình.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắn Gọn Nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!