Cập nhật nội dung chi tiết về Nghị Quyết Của Đảng Về Phòng Chống Tham Nhũng Lãng Phí mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sách Luật phòng chống tham nhũng các quy định mới về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Ngày 20 tháng 11-năm 2018, tại kỳ họp thứ 6 khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2019).
Khái Niệm Tham Nhũng, Tài Liệu Phòng Chống Tham Nhũng
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của . Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng…
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi . Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.
Xuất phát từ yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 về việc phê duyệt đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021″, đề án được triển khai ở tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và chính quyền, đoàn thể địa phương các cấp cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; học sinh, sinh viên và người dân trên các địa bàn dân cư. Để triển khai hướng dẫn hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các bộ, ngành, địa phương, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách đẹp, khổ 19×27 cm, dày hơn 400 trang, Giá: 395.000đ. Xuất bản quý III/2019.
Nội dung cuốn sách gồm những phần sau:
Chương I. Khái niệm, đặc điểm và các hành vi của tham nhũng
Chương II. Những lĩnh vực thường xảy ra tham nhũng và tác hại của tham nhũng
Chương III. Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng
Chương IV. Quan điểm của đảng và nhà nước về phòng, chống tham nhũng
Chương V. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính
Chương VI. Kết quả thực hiện, nguyên nhân và nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới
Chương VII. Biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Chương VIII. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng
Chương IX. Chỉ số cảm nhận tham nhũng (cpi) và kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng
Chương X. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử việt nam
Chương XI. Chủ trương, chính sách và chương trình hành động của đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Chương XII. Công ước của liên hợp quốc về chống tham nhũng
Chương XIII. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành
Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
Chạy chức, chạy quyền” là tình trạng bổ nhiệm chức vụ, quyền hạn cho những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện được giấu dưới vỏ bọc “đúng quy trình”, “đúng quy định”. Vấn nạn này ngày càng trở nên phổ biến không chỉ gây nhiều hệ lụy trong công tác cán bộ, gây bức xúc trong dư luận xã hội mà còn làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Để phòng và chống “chạy chức, chạy quyền, khẳng định quyết tâm cao độ của Đảng về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, ngày 23/9/2019 Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số 205- QÐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Theo đó, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ. Để thực thi giải pháp kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền, chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng… trong công tác cán bộ, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách:
Sách những quy định mới về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, s ách dày 450 trang, Bìa mềm, khổ 19×27, Giá bìa: 395.000 đ/1cuốn. Xuất bản quý IV/2019.
Nội dung cuốn sách gồm các phần như sau:
Phần thứ nhất. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền;
Phần thứ hai. Công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và đại hội XIII của Đảng;
Phần thứ ba. Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cấp cao; cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;
Phần thứ bốn. Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức;
Phần thứ năm. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm;
Phần thứ sáu. Quy trình thực hiện việc kiểm tra, giải quyết khiếu nại và thi hành kỷ luật Đảng;
Phần thứ bảy. Quy định về tiếp nhận xử lý đơn thư, tiếp Đảng viên và công dân;
Phần thứ tám. Biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và xử lý các hành vi tham nhũng
Học và làm theo phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhằm hướng về Bác với tất cả lòng thành kính và biết ơn công lao to lớn của Bác, góp phần thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn số 74/HD-BTGTW ngày 20/11/2018 về học tập chuyên đề năm 2019: “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản và phát hành cuốn Sách được in với hình thức đẹp, khổ 19 x 27cm, dày 400 trang, giá bìa: 395.000đồng/cuốn. Vậy, trân trọng giới thiệu đến quý cơ quan, đơn vị, cá nhân được biết để đặt mua kịp thời./.
Phần I: Một số ảnh tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Phần II: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng;
Phần III: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, trọn đời hy sinh cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân;
Phần IV: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – Tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam;
Phần V: Học và làm theo phong cách lãnh đạo gần dân, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Phần VI: Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân.
các quy định mới về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
Ngày 20 tháng 11-năm 2018, tại kỳ họp thứ 6 khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2019).
Ngoài ra, trong cuốn sách này đã cập nhật các Thông tư và Nghị định mới như:
– Thông tư số 05/2018/TT-BKHCN ngày 15-05-2018 Sửa đổi, bổ sung quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ;
– Quy định số 01-QĐi/TW ngày 10-5-2018 Trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng;
– Quyết định số 5097/QĐ-BYT ngày 21-8-2018 Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2021 của Bộ Y tế;
– Quyết định số 1821/QĐ-BTP ngày 17-7-2018 Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Tư pháp; Nhằm giúp Quý Cơ quan, Đơn vị và Quý khách hàng thân thiết nắm bắt những quy định mới nêu trên. Xin trân trọng giới thiệu cuốn phòng chống tham nhũng và công tác thực hiện phòng, chống tham nhũng Sách Luật
Nội dung sách gồm 6 phần sau:
Phần I: Luật Phòng, chống tham nhũng (thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV)
Phần II: Tổng hợp một số bài viết về công tác phòng, chống tham nhũng
Phần III: Tìm hiểu Luật Thanh tra và quy trình, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kết luận, xử lý về thanh tra
Phần IV: Hướng dẫn công tác phòng, chống tham nhũng, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng
Phần V: Hướng dẫn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, ban ngành
Phần VI: Các Quy định mới về công khai, minh bạch tài sản
Cuốn sách được bố cục thành hai phần:
PHẦN I. BÌNH LUẬN LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
PHẦN II. CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ,ĐẤT ĐAI, MÔI TRƯỜNG, AN NINH TRẬT TỰ, XÂY DỰNG, THƯƠNG MẠI (MỚI NHẤT 2018).
Phần I: BÌNH LUẬN KHOA HỌC LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015
Phần 2: CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN (ĐANG CÒN HIỆU LỰC THI HÀNH)
Sách Tư Pháp giúp bạn nắm bắt được thông tin hiệu quả hơn
Liên tục cập nhật nhiều đầu sách hay về lĩnh vực Tư pháp ,pháp luật kinh tế xã hộ,chính trị tài chính có chất lượng nội dung luôn đúng và chính xác với mức giá rẻ hơn thị trường từ 25 – 35%.
Miễn phí giao hàng với đơn hàng 250K trở lên (đối với khách hàng ở tỉnh), miễn phí ship vận chuyển nội thành HN (bất kì đơn giá nào – không phụ thuộc có hóa đơn VAT hay không).
Sản phẩm bán ra có đầy đủ hóa đơn VAT, có thể chiết khấu trên hoặc ngoài hóa đơn (tùy khách hàng lựa chọn).
Hỗ trợ đổi trả miễn phí hoặc hoàn tiền 100% nếu chất lượng sách không đạt yêu cầu như: sai lệch về nội dung, chất lượng sách in không rõ ràng, giấy mỏng, không đúng chuẩn ISO… trong 1 tháng.
Sách Tư Pháp Địa chỉ: Ngõ 379 Đội Cấn – Phường Cống Vị – Quận Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: ĐT 0975 844 665 + ZALO 0909 366 858
Ngày đăng: 14-11-2019
165 lượt xem
TƯ VẤN MUA SÁCH PHÁP LUẬT
Hotline
Mr. Minh
ZALO
0975 844 665
THỐNG KÊ SÁCH PHÁP LUẬT
Tổng truy cập: 179,722
Đang online: 2
Nghị Quyết Của Chính Phủ Về Chương Trình Hành Động Phòng, Chống Tham Nhũng, Lãng Phí
Theo đó, Chính phủ xác định các nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phòng chống tham nhũng là tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện pháp luật và ban hành văn bản hành chính cá biệt, của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, hoàn thiện cơ chế công vụ, công chức; thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội; Hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hõ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Chính phủ đề cao và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, lãng phí. Cũng như phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng,…
Đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ xác định cần tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi cả nước. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo mở chuyên mục trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đồng thời khuyến khích các Bộ, ngành, địa phương mở chuyên mục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên trang (cổng) thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật thông tin về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, ngành, địa phương mình.
Chính phủ xác định nhiệm vụ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; trong quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng; quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đào tạo quản lý sử dụng lao động, thời gian làm việc trong khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp, trong sản xuất và tiêu dung của nhân dân.
Đặc biệt trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Kiên quyết thu hồi, xử lý theo quy định đối với những trường hợp trang bị tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ,…
Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, để làm cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí áp dụng trên phạm vi cả nước.
Các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý vốn, tài sản, chi phí, giá thành, lao động, thời gian lao động, làm cơ sở đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của tập đoàn, tổng công ty, công ty. Đồng thời các địa phương cũng phải xây dựng các bộ tiêu chí để làm cơ sở theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn.
Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do các Bộ , ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước ban hành phải bảo đảm tính khoc học, đúng quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với tình hình thực tế và phong tục tâp quán địa phương ./.
Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng, Lãng Phí
Ban Chấp hành Trung ương tán thành cơ bản với Tờ trình, Báo cáo của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và kết luận như sau :
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành , nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp…, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
2- Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Không ít cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và thiếu kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí . Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế – xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập; một số quy định thiếu nhất quán, thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng “xin – cho”. Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý.
II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên cần quán triệt, thực hiện có hiệu quả chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này. Tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây :
1- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định thành công của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thật sự coi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Trong các cuộc họp thường kỳ của cấp uỷ, tổ chức đảng, phải có nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bí thư cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền các cấp phải thật sự gương mẫu và dành thời gian thích đáng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Các cấp uỷ quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm; thực hiện việc công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhất là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Cơ quan kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm. Kiểm tra, rà soát, đánh giá vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm và đầu tư công; các khoản chi thường xuyên; các định mức, tiêu chuẩn trong sản xuất, tiêu dùng; việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; việc chi phí hội nghị, lễ hội, tiếp khách, đi công tác nước ngoài. Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập các trung tâm mua sắm công tập trung, theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X).
Hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp; việc kiểm toán và công khai, minh bạch về tài chính. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng, nhất là những hoạt động dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, đầu tư công, đầu tư bất động sản… Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch trong giao dịch, giao tiếp ở các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng.
3- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quy định cụ thể và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương.
Các bộ, ban, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, tổ chức sinh nhật, việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và có mức sống khá trong xã hội.
4- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Khẩn trương hoàn thiện các quy định về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, giám định chất lượng công trình đầu tư xây dựng… để phục vụ kịp thời, có hiệu quả việc xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế khả năng đối phó của đối tượng có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí khi bị thanh tra, kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan chức năng. Sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng tăng hình thức phạt tiền, miễn hoặc giảm hình phạt khác đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả. Có quy định nhằm hạn chế tối đa việc cho bị can được tại ngoại trong quá trình điều tra hành vi tham nhũng và việc áp dụng hình phạt tù, nhưng cho hưởng án treo đối với đối tượng phạm tội tham nhũng.
Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm, như quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản; đầu tư, mua sắm công; thu, chi ngân sách; quản lý tài sản công; tín dụng ngân hàng và công tác cán bộ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động và bảo đảm sự liêm chính trong đội ngũ cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. Xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí.
5- Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là giám sát hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Có biện pháp bảo đảm cho hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có hiệu lực cao hơn.
Phát huy tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, lãng phí. Khẩn trương cụ thể hoá cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí .
Ban hành quy chế về việc nhân dân giám sát tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và có chính sách truyền thông đúng đắn, phát huy vai trò và trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
6- Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng
Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Ở địa phương, không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng. Tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định cụ thể việc lập ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ để tham mưu cho cấp uỷ về công tác nội chính và công tác phòng, chống tham nhũng.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quán triệt Kết luận này đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, phù hợp và thiết thực.
Ðảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách trong quản lý kinh tế – xã hội và trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thường xuyên báo cáo Bộ Chính trị tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và Kết luận này./.
Nghị Quyết Đầu Tiên Năm 2022 Của Chính Phủ: Quyết Liệt Phòng, Chống Tham Nhũng, Lãng Phí, Tiêu Cực
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020.
Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” với 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành như sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2019
Hai là, tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả hơn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
Ba là, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực chất hơn gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bốn là, thực hiện nghiêm việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Năm là, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị thế quốc gia trên trường quốc tế; triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Sáu là, chủ động thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, lan tỏa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp; phát huy tinh thần thi đua yêu nước, đổi mới sáng tạo ở tất cả các ngành, các cấp; tổ chức tốt các sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước.
Nghị quyết đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2020 gồm: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh; củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững;
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn; Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn;
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng lớn, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông, tranh thủ sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghị Quyết Của Đảng Về Phòng Chống Tham Nhũng Lãng Phí trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!