Đề Xuất 3/2023 # Nghệ Thuật Ý Nghĩa Các Văn Bản Đã Học Ở Lớp 9 Bàn Về Đọc Sách # Top 4 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Nghệ Thuật Ý Nghĩa Các Văn Bản Đã Học Ở Lớp 9 Bàn Về Đọc Sách # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nghệ Thuật Ý Nghĩa Các Văn Bản Đã Học Ở Lớp 9 Bàn Về Đọc Sách mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

-dẫn dắt tự nhiên xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tình thuyết phục của văn bản.

-lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể giàu hình ảnh

Ý nghĩa văn bản:

Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chon sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THÊ KỈ MỚI

1. Nghệ thuật

– sử dụng nhiều thành ngữ , tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh đông , cụ thể , lại vừa ý vị , sâu sắc mà vẫn ngắn gọn .

-Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị , trực tiếp , dể hiểu : lâp luận chặt chẽ , dẫn chứng tiêu biểu , thuyết phục .

2. Ý nghĩa văn bản

Những điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam : từ đó cần phát huy những điểm mạnh , khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới

MÙA XUÂN NHO NHỎ

*. Nghệ thuật: Viết theo thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.-Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ẩnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát

-Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sang, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô

*.Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên thiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời

NGHỆ THUẬT Ý NGHĨA CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC Ở LỚP 9 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH *. Nghệ thuật: Bố cục chặt che, hợp lí -dẫn dắt tự nhiên xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tình thuyết phục của văn bản. -lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể giàu hình ảnh… Ý nghĩa văn bản: Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chon sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THÊ KỈ MỚI 1. Nghệ thuật – sử dụng nhiều thành ngữ , tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh đông , cụ thể , lại vừa ý vị , sâu sắc mà vẫn ngắn gọn . -Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị , trực tiếp , dể hiểu : lâp luận chặt chẽ , dẫn chứng tiêu biểu , thuyết phục . 2. Ý nghĩa văn bản Những điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam : từ đó cần phát huy những điểm mạnh , khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới MÙA XUÂN NHO NHỎ *. Nghệ thuật: Viết theo thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.-Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ẩnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát -Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sang, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô… *.Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên thiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời VIẾNG LĂNG BÁC *. Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lăng, vừa tha thiết, đau xót tự hòa, phù hợp với nội dung cảm xúc. -Viết theo thể thơ tám chữ, có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh họat -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá dtrị biểu cảm cao -Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật. *. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm long thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả kh vào viếng lăng bác. SANG THU *.Nghệ thuật -Khắc hoạ được hình ảnh thơ đẹp ,gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. -Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( bỗng , phả , hình như,…)phép nhân hoá (sương chùng chình , song được lúc dềnh dàng,…) phép ẩn dụ (sấm , hàng cây đứng tuổi). *.Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. NÓI VỚI CON *.Nghệ thuật -Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, triều mến. -Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát , mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. -Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhien. *Ý nghĩa văn bản Bìa thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương , đất nước ĐỒNG CHÍ *… Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm được chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. Sử dụg bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng. * Ý nghĩa văn bản : Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM Nghệ thuật: Lựa cionj chi tiết độc đáo, có chi tiết phát hiện, hình ảnh mang đậm chất hiện thực -sử dụng ngôn ngữ đời sống, tạo nhịp điệu linh họat, thể hiện giọng ngang tàng trẻ trung, tinh nghịch * Ý nghĩa văn bản : Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đấy niềm tin chiến tha81ngtrong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. ÁNH TRĂNG *.TÁC GIẢ và TÁC PHẨM::nguyễn Duy tên khai sinh là nguyễn duy nhuệ sinh năm 1948 quê ở tỉnh Thanh Hoá. Bài thơ Ánh trăng được sang tác năm 1978 không bao lâu sau khi đất nước thốngn nhất. bài thơ được in trong tập thơ ánh trăng. * Ý nghĩa văn bản : Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng tình nghĩa, chung thủy sau trước. LÀNG Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp LẶNG LẼ SA PA Ý nghĩa văn bản: ” Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc CHIẾC LƯỢC NGÀ * Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. MÂY VÀ SÓNG *.Nghệ thuật -Bố cục bài thơ thành 2 phần giống nhau ( thụât lại lời rủ rê – thuật lại lời từ chối và lí do từ chối – trò chơi do em bé sáng tạo ) – sự giống nhau nhưng không trùng lập về ý và lời. -Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực và gợi nhiều lien tưởng. *.Ý nghĩa văn bản Bài thơ ca ngợi ý nghãi thiêng liêng của tình mẫu tử CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG *Nghệ thuật: Khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố kì ảo…kết thúc có hậu. Y nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam CHỊ EM THUÝ KIỀU * Ý nghĩa văn bản: Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng con người của tác giả Nguyễn Du. CẢNH NGÀY XUÂN *Nghệ thuật:sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật Miêu tả theo trình tự du xuân của hai chị em Thúy Kiều * Ý nghĩa văn bản : Cảnh ngày xuaa6n là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của ND. KIÊÙ Ở LẦU NGƯNG BÍCH *…Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình. -lựa chon từ ngữ và các biệp pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy. *… Ý nghiã văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đon, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của TK LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 3. Tổng kết: *…Nghệ Thuật: miêu ta nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hàh động, lời nói. Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói thông thường, mamg màu sắc Năm Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện. * Ý nghĩa văn bản :Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. LỤC VÂN TIÊN GẠP NẠN * Ý nghĩa văn bản :Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ *Nghệ thuật : Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so snhs nhân hóa, phóng đại * Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. BẾP LỬA * Nghệ thuật :xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng tưởng tượng, mamg ý nghĩa biểu tượng. Viết theo thể thơ tám chữphối hợp với giọng điẹu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả , tự sự nghị luận và biểu cảm. Ý nghĩa văn bản : Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. Giáo viên :Ngô Thị Thủy-ĐT :0919.167.997

Ý Nghĩa Nhân Đề Các Văn Bản 9

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨMVăn bản 1: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – NGÔ GIA VĂN PHÁI– Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.Văn bản 2: ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU– Đồng chí: Những người có cùng chí hướng, lí tưởng – đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.– Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã gúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù.Văn bản 3: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN DUẬT– Nhan đề dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc xe không kính.– Vẻ khác lạ còn ở hai chữ ” Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.Văn bản 4: MÙA XUÂN NHO NHỎ – THANH HẢI – Nhan đề bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.Văn bản 5: LÀNG – KIM LÂNTại sao Kim Lân lại đặt tên cho văn bản của mình là Làng chứ không phải là Làng chợ Dầu ?– Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

Văn bản 6: LẶNG LẼ SA PA- NGUYỄN THÀNH LONG– Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.Văn bản 7: ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY– Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng – ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.Văn bản 8: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ– Nhan đề Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hôn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phng trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định – Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.Văn bản 9: CHIẾC LƯỢC NGÀ- NGUYỄN QUANG SÁNG– Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ

Các Dạng Đề Tác Phẩm: Bàn Về Đọc Sách

1. Tác giả

– Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Trong những bài viết của mình ông đã nhiều lần bàn về chuyện đọc sách. Riêng bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn đầy tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.

2. Tác phẩm

a. Nội dung

– Bàn về đọc sách là bài viết vừa có lí lẽ xác đáng vừa giàu kinh nghiệm thực tế. Văn bản được trích có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. Tiếp đó bài viết nêu ra các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Phần chính của bài viết dành để bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả).

– Bằng sự phân tích ngắn gọn rõ ràng bài viết đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại. Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại, trở thành kho tàng của cải tinh thần quý báu. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Vì sách có ý nghĩa quan trọng như thế nên đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức rất cơ bản của mỗi người.

– Trong bối cảnh hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc càng phải có phương pháp. Chu Quang Tiềm đã bàn luận, phân tích một cách có lí lẽ, có thực tế rằng cần biết lựa chọn sách để đọc, kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách không thể tuỳ hứng mà phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.

b) Nghệ thuật

– Bàn về đọc sách là tác phẩm nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách trình bày vừa đạt lí vừa thấu tình, bởi lời văn giàu hình ảnh nhiều chỗ tác giả dùng cách nói ví von thật cụ thể và thú vị.

– Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí dẫn dắt tự nhiên.

c) Chủ đề

Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách không thể tuỳ hứng mà phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.

II. Luyện tập

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm

Đề 1: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ?

Trả lời:

– Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách

– Luận điểm :

+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách

→ Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

→ Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

→ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

→ Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng

+ Bàn về phương pháp đọc sách

→ Cách chọn sách

→ Cách đọc sách

Đề 2: Tóm tắt nội dung chính bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm trong khoảng 2 đến 3 câu ?

Trả lời:

Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Đề 3: Phân tích lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách để đọc và cách đọc).

Trả lời:

Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân tích theo các ý chính sau :

– Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?

– Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm

Đề 1: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? Việc đọc sách có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

Học sinh phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của việc đọc sách trên con đường phát triển của nhân loại viết thành bài văn ngắn đảm bảo các ý chính sau:

– Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại.

– Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

– Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.

– Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đường tích luỹ nâng cao tri thức.

Đề 2: Nhận xét về cách lập luận, trình bày của tác giả bài viết. Phát biểu thu hoạch của em về cách khẳng định, triển khai vấn đề nghị luận sau khi đọc – hiểu văn bản Bàn về đọc sách ?

Trả lời:

HS viết thành bài văn đảm bảo được các ý chính sau :

– Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý vừa thấu tình

– Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý.

– Sự kết hợp giữa lí lẽ, nhận định với kinh nghiệm, dẫn chứng thực tế.

– Giọng điệu của tác giả cùng cách viết giàu hình ảnh (đặc biệt là lối ví von thật cụ thể và thú vị).

⇒ Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao.

– Trình bày thu hoạch của mình về cách khẳng định, triển khai luận điểm trong một bài văn nghị luận (làm thế nào để luận điểm được nổi bật, được giải thích, chứng minh rõ ràng và giàu tính thuyết phục hấp dẫn).

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Soạn Bài Bàn Về Đọc Sách

Soạn bài Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu… thế giới mới): vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách

– Phần 2 (tiếp… tiêu hao lực lượng): những sai lầm mắc phải khi đọc sách

– Phần 3 (đoạn còn lại) phương pháp đọc sách đúng và hiệu quả

Câu 1 (trang 6 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Bàn về đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả triển khai vấn đề:

– Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

– Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

– Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả

Câu 2 ( trang 6 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn, với cuộc sống của con người nói riêng và xã hội nói chung

– Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, thành tựu

– Sách là kho tàng kinh nghiệm, di sản tinh thần của mọi người

– Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng, xã hội nói chung

– Con người muốn phát triển phải tiếp thu, kế thừa, sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, thành tựu. Đối với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống

– Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến trên con đường học vấn, tích lũy tri thức và chinh phục thế giới

Câu 3 (trang 6 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Thế giới đang bùng nổ thông tin, lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lí thông tin, khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ

– Nó khiến người ra không chuyên sâu, dễ “ăn tươi nuốt sống” không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm

– Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không thật có ích

∗ Cần lựa chọn sách đọc:

– Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển thực sự có giá trị, có ích cho mình

– Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thưởng thức, gần gũi với chuyên môn của mình

– Tác giả khẳng định: trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ nào kế cận, cần biết rộng rồi mới nắm chắc

– Cần đọc các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu

Câu 4 (trang 7 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách sâu sắc mà gần gũi, dễ hiểu

– Không nên đọc lướt, vừa đọc vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích lũy, nhất là những cuốn sách có giá trị

– Không đọc tràn lan, bừa bãi mà cần đọc có kế hoạch, hệ thống. Coi việc đọc là công việc rèn luyện, âm thầm và gian khổ

Cũng theo tác giả đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức, là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người

Câu 5 (trang 7 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Sức thuyết phục của bài văn dược tạo nên bởi các yếu tố cơ bản

+ Nội dung bài viết tới cách trình bày của tác giả đều thấu tình, đạt lý. Ý kiến đưa ra xác đáng, có lý, chặt chẽ, sinh động, dễ hiểu

+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt tự nhiên

– Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von cụ thể, thú vị là yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài

Luyện tập

Điều thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn về đọc sách:

+ Nhận ra bản thân chưa thực sự có kế hoạch và sự kiên trì khi đọc sách

+ Việc đọc sách chủ yếu là cảm tính, chưa có sự chọn lọc kĩ càng, sự đầu tư nghiên cứu về nội dung

+ Chưa đa dạng các loại sách, mới chỉ đọc sách thiên về văn học

+ Việc đọc chuyên sâu còn hạn chế cho chưa có cái nhìn mang tính bao quát.

Ý nghĩa – Giá trị

Sau bài học này, học sinh:

– Nhận ra ý nghĩa, giá trị của việc đọc sách trong quá trình tích lũy và nâng cao học vấn của con người.

– Nhìn nhận lại cách đọc sách của mình và phát huy cách đọc đúng, hiệu quả cao.

– Học hỏi cách trình bày, lập luận, chọn lý lẽ sắc bén của tác giả.

Bài giảng: Bàn về đọc sách – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghệ Thuật Ý Nghĩa Các Văn Bản Đã Học Ở Lớp 9 Bàn Về Đọc Sách trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!