Đề Xuất 5/2023 # Ngày Pháp Luật Việt Nam Có Ý Nghĩa Gì? # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Ngày Pháp Luật Việt Nam Có Ý Nghĩa Gì? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngày Pháp Luật Việt Nam Có Ý Nghĩa Gì? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013, những tư tưởng lập hiến, những giá trị của Hiến pháp năm 1946 luôn là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 – Ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 – đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước ta được xác định là Ngày pháp luật Việt Nam;

– Ngày này đã được chính thức luật hóa tại Điều 8 Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012.

Vai trò, ý nghĩa của “Ngày Pháp luật”

Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội.

Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa;

Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:

Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý, lối sống pháp luật, tạo lập thói quen ứng xử theo pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời.

Tổ chức Ngày pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam được triển khai tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhằm đưa pháp luật trở nên gần gũi, thiết thực với các cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân

Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:

Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;

Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;

Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;

Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức: Mít tinh; hội thảo; tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; Các hình thức khác.

Như vậy Ngày pháp luật Việt Nam là một ngày quan trọng trong công tác giáo dục, thực hiện pháp luật. Ngày này là dịp để nhắc nhở chúng ta rằng mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quý khách hàng liên hệ ngay tới dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân để được tư vấn và hỗ trợ!

Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật 024 6258 7666

Nguồn Gốc Ra Đời Và Ý Nghĩa Ngày Pháp Luật Việt Nam 9/11

Nhân kỷ niệm 8 năm ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử cũng như ý nghĩa của sự kiện đặc biệt này.

Lịch sử ra đời ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Theo lịch sử nguồn gốc ra đời, năm 2012, ngày 09/11 được chọn làm ngày Pháp luật Việt Nam bởi đây là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua (9/11/1946).

Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 ra đời từ năm 2012 dựa trên ý nghĩa của ngày khai sinh bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam 1946

Cụ thể, từ năm 1946 đến hiện tại, Việt Nam đã có 05 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, ý nghĩa của ngày “khai sinh” ra bản Hiến pháp đầu tiên vẫn rất được trân trọng (1946). Đó cũng chính là lý do luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (điều 8) quy định ngày 09/11 hàng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên…về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Quà tặng tri ân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Là một ngày đặc biệt để xã hội tuyền truyền các vấn đề pháp luật cũng như dành sự quan tâm đến những người đang công tác trong ngành pháp luật tại Việt Nam như luật sư, thẩm phán, viện kiểm soát… Đây là những con người đang ngày đêm lao động, cố gắng đấu tranh và đem lại sự công bằng, kỷ cương cho phép tắc xã hội, đem đến sự bình an cho cuộc sống.

Vì vậy, nếu đối tác khách hàng của bạn hay bạn có người thân, bạn bè đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực pháp luật thì bạn đừng quên gửi lời chúc mừng cùng những món quà mang ý nghĩa về pháp luật hoặc là món quà là sở thích, đam mê của người được tặng quà thì cũng phù hợp để bạn thể hiện tấm lòng của mình.

(tượng nàng Lady Justice) là món quà ý nghĩa và sang trọng nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Golden Gift Việt Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tác quà tặng mạ vàng cao cấp, sẽ là địa chỉ vàng để bạn có thể lựa chọn hơn 200+ mẫu chế tác mạ vàng tinh xảo và hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân Hà Nội.

Để được tư vấn chú đáo nhất, khách hàng vui lòng liên hệ về hotline: 0903.68.1551 để đội ngũ tư vấn sẽ đem đến cho quý khách những thông tin bổ ích về quà tặng ngày pháp luật Việt Nam 9/11.

Thống kê ngày Pháp luật Việt Nam qua các năm gần đây

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018 rơi vào thứ 6, ngày 9/11/2018

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019 rơi vào thứ 7, ngày 9/11/2019

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 rơi vào thứ 3, ngày 9/11/2021

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 rơi vào thứ 4, ngày 9/11/2022

Nguồn: https://quavang.vn/blogs/tin-thi-truong/nguon-goc-ra-doi-va-y-nghia-ngay-phap-luat-viet-nam-9-11

→ Nên mua quà gì tặng thầy giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

→ Bạn nên mua tượng khỉ phong thủy mạ vàng 24K ở đâu uy tín?

→ Những lời chúc tết dành cho đối tác – khách hàng giúp duy trì mối quan hệ lâu dài

→ Gợi ý quà tặng tết cho thầy cô thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt

→ Gợi ý quà tặng ngày 8/3 ý nghĩa độc đáo cho mẹ, vợ và bạn gái

→ Top những vật phẩm phong thuỷ giúp tuổi Ất Tỵ tài lộc dư giả

→ Tìm hiểu ý nghĩa của Tượng gà mạ vàng 24K trong phong thủy

→ Hướng dẫn bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ địa đúng phong thủy

→ Hướng dẫn bài trí tượng chó phong thủy trong gia đình và nơi làm việc

→ Ngày quốc tế Nam giới 19/11: Lời chúc hay và quà tặng ý nghĩa để tôn vinh các quý ông

→ Đại lễ Phật Đản năm nay là ngày nào theo dương lịch và âm lịch?

Tìm Hiểu Về Ngày Pháp Luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Ngày Pháp Luật Việt Nam – Ngày Tôn Vinh Hiến Pháp, Pháp Luật, Giáo Dục Ý Thức Thượng Tôn Pháp Luật Cho Mọi Người Trong Xã Hội

Theo quy định của luật phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày pháp luật được tổ chức để tôn vinh hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

I. SỰ HÌNH THÀNH NGÀY PHÁP LUẬT

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Ngày Pháp luật thực chất là mô hình bắt nguồn từ sáng kiến của cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các tỉnh Hà Tây (trước đây), Tiền Giang, Long An… đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và sau đó được một số địa phương khác tham khảo, áp dụng. Qua theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp việc thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” tại các địa phương, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương) đã đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc (Công văn số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ). Theo đó, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đa số các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện mô hình này và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế.

Xuất phát từ vai trò của pháp luật và từ những mô hình, sáng kiến về Ngày pháp luật của địa phương, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đề xuất của Chính phủ, Ngày Pháp luật đã chính thức được thể chế hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013. 

Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định:“Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật.

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬT

Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGÀY PHÁP LUẬT

Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tại Chương 2 đã quy định cụ thể, Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung: Khẳng định trí, vai trò của  Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Ngày Pháp luật cũng là ngày biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu  trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Để triển khai các nội dung trên, Ngày Pháp luật được tổ chức dưới các hình thức như mít tinh, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm.

Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong tổ chức triển khai Ngày Pháp luật. Trong đó, quy định Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;  Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên; quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan Trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Nguồn tin: Website Bộ GTVT.

Ngày Pháp Luật Việt Nam Là Ngày Nào?

(ĐSPL) – Trong quá trình xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã quyết định đưa vào Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và chọn ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam.

Lý do chọn ngày 9/11 vì đó là ngày Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua (ngày 9/11/1946).

Phát biểu tại buổi lễ công bố “Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” diễn ra tối 8/11 /2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ( Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Ngày 09/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vào thời điểm lịch sử đó, Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ của một nước Việt Nam dân chủ – cộng hòa, không kém bất kỳ bản Hiến pháp nào trên thế giới.

Mặc dù ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bản Hiến pháp năm 1946 là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp sửa đổi và toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta”.

Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

Việc Quốc hội thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nhằm nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, CBCC trong thực thi pháp luật vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước là vô cùng cần thiết.

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tân Dũng: Để Ngày Pháp luật đem lại hiệu quả, không phô trương, hình thức, cần phải có sự tổ chức thiết thực, phù hợp trong từng ngành, từng cấp để phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ nhu cầu pháp lý của các tổ chức, cá nhân.

Trên cơ sở tìm hiểu, vận dụng pháp luật, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, góp ý, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân…

Đặc biệt, Ngày Pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngày Pháp Luật Việt Nam Có Ý Nghĩa Gì? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!