Đề Xuất 3/2023 # Ngân Hàng Nhà Nước Lưu Ý Việc Cấp Tín Dụng Tại Các Khu Vực Sốt Đất # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Ngân Hàng Nhà Nước Lưu Ý Việc Cấp Tín Dụng Tại Các Khu Vực Sốt Đất # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngân Hàng Nhà Nước Lưu Ý Việc Cấp Tín Dụng Tại Các Khu Vực Sốt Đất mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc vừa có văn bản số yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố triển khai công tác tín dụng năm 2019.

Theo đó, các ngân hàng được yêu cầu tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng năm 2019 phù hợp với giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN; tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đồng thời phải thường xuyên đánh giá về tình hình tín dụng theo ngành, lĩnh vực để điều chỉnh kế hoạch tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, diễn biến tình hình thực tế. Mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Cùng với việc thực hiện các chương trình tín dụng đối với ngành lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nhà ở và nhà ở xã hội…, các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tín dụng tiêu dùng, tín dụng đối với khách hàng/nhóm khách hàng có dư nợ lớn theo các yêu cầu được đề ra cụ thể tại văn bản này.

Thống đốc NHNN cũng yêu cầu, các ngân hàng đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Thống đốc NHNN yêu cầu NHNN các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng tín dụng đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Đồng thời, theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường bất động sản và việc cấp tín dụng của các TCTD đối với lĩnh vực này trên địa bàn, đăc biệt tại các tỉnh, thành phố, các khu vực có hiện tượng sốt đất. Trường hợp cần thiết, tình hình có biến động bất thường, chủ động thực hiện khảo sát, đánh giá và kịp thời báo cáo, đề xuất với Thống đốc NHNN biện pháp xử lý.

Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, cho vay phục vụ đời sống/tiêu dùng của các TCTD, công ty tài chính đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị – xã hội địa phương trong việc tuyên truyền, đề xuất các biện pháp hạn chế tín dụng đen; kiến nghị với cấp Ủy, chính quyền, địa phương, Thống đốc NHNN các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho TCTD, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ.

Ngân Hàng Nhà Nước Yêu Cầu Chặn Giao Dịch Khống Qua Thẻ Tín Dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản số 6410/NHNN-TT về việc tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình, quy định nội bộ, thủ tục, hồ sơ đăng ký phát hành vàsử dụng thẻ ngân hàng, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Cụ thể, đối với thẻ tín dụng, phải có quy định rõ về phạm vi sử dụng thẻ tín dụng theo quy định như thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại POS được lắp đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ thẻ cũng được yêu cầu triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn (từ chối giao dịch, từ chối thanh toán thẻ, chấm dứt hợp đồng thanh toán), không cho phép lợi dụng thẻ tín dụng để sử dụng vào các mục đích không đúng quy định như sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước của khách hàng hoặc bên thứ ba (không phải đơn vị chấp nhận thẻ); rút tiền mặt tại POS của đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định pháp luật.

Đối với giao dịch thẻ, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về tăng cường giám sát, kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng.

Tổ chức thanh toán thẻ cũng được yêu cầu xây dựng tiêu chí lựa chọn đơn vị chấp nhận thẻ. Ngoài ra, cần ngăn ngừa trường hợp ngân hàng này ngừng ký hợp đồng do có hành vi vi phạm pháp luật thì chuyển sang ký hợp đồng với ngân hàng khác.

Đối với tổ chức thẻ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường công tác trao đổi, chia sẻ thông tin và cảnh báo đến các tổ chức thanh toán thẻ danh sách các đơn vị có dấu hiệu thanh toán khống, thực hiện các giao dịch thẻ không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật Các Tổ Chức Tín Dụng: 9 Điểm Cần Lưu Ý

Theo quy định tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng bao gồm 04 loại sau:

– Ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

– Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đều là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và tiền tệ. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác nhau như sau:

– Về nguồn vốn: Vốn của ngân hàng thương mại là các khoản tiền nhận gửi, các khoản tiền vay, khoản tiền tự có còn nguồn vốn của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là vốn tự góp, các quỹ trợ cấp, tiền thu được khi phát hành cổ phiếu trái khoản…

– Về hoạt động: Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi, đi vay các khoản nhỏ và cho vay các khoản lớn còn các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì không được nhận tiền gửi và phải đi vay các khoản lớn và cho vay các khoản nhỏ.

– Về vấn đề quản lý của Nhà nước: Ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Nhà nước và ràng buộc về tiền gửi dựng trữ, bảo hiểm khoản vay… không được tham gia vào thị trường chứng khoán; các tổ chức tín dụng phi thương mại không bị ràng buộc nhiều như ngân hàng thương mại, hoạt động chủ yếu là đầu tư cổ phiếu, thương phiếu, bất động sản…

– Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng, không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý/năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn;

– Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội như: Triển khai các dự án, phương án ý nghĩa kinh tế – xã hội quan trọng, các chương trình, dự án Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư…

– Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (Khoản 1 Điều 3)

Ngoài ra, để vay vượt giới hạn, các tổ chức tín dụng cũng cần đáp ứng một số điều kiện về cấp tín dụng hợp vốn; giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động; việc thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ trong hồ sơ…

Theo quy định tại Điều 108 và Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi với các hình thức sau:

– Nhận tiền gửi của tổ chức.

– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, để huy động vốn của tổ chức

Quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi dưới các hình thức:

– Nhận tiền gửi của thành viên.

– Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước…

Khoản 2, khoản 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có nêu, tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay theo quy định.

Như vậy, lãi suất cho vay sẽ được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.

Theo đó, lãi suất cho vay được thỏa thuận dựa trên cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

– Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,5%/năm.

Như vậy, các đối tượng không phải là pháp nhân như: Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không đủ tư cách chủ thể để vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nợ xấu là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn theo quy định của các tổ chức tín dụng. Những khoản vay quá hạn trên 10 ngày sẽ được ngân hàng liệt vào nhóm dư nợ cần chú ý. Như vậy, nợ xấu là khoản nợ các tổ chức tín dụng đã đến thời hạn trả nhưng không trả hoặc trả chậm trên 10 ngày.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. (Điều 5)

Ngoài ra, các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng một số điều kiện như: Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm không phải là tài sản đang tranh chấp…

Theo Điều 34 Luật các Tổ chức tín dụng, những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ gồm:

– Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)… của doanh nghiệp khác.

– Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD…

Như vậy, lãnh đạo ngân hàng không được kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp khác.

Theo khoản 1 Điều 146 Luật các Tổ chức tín dụng, kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

– Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

– Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;

– Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

– Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

– Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới 2 hình thức: Giám sát đặc biệt; Kiểm soát toàn diện.

LuatVietnam

Văn Bản Chấp Thuận Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Thay Đổi Tại Một Số Ngân Hàng Tmcp

Văn bản số 10307/NHNN-TTGSNH về đề nghị tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2019 của Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB)

Theo đó, NHNN chấp thuận việc NAB thực hiện tăng vốn điều lệ từ 3.890.053.280.000 đồng (Ba nghìn tám trăm chín mươi tỷ, không trăm năm mươi ba triệu, hai trăm tám mươi nghìn đồng) lên 5.000.000.000.000 đồng (Năm nghìn tỷ đồng) theo đề nghị của NAB tại công văn số 516/2019/CVQT-NHNA ngày 2/12/2019.

Đối với Phương án xử lý cổ phiếu lẻ và cổ phiếu cổ đông hiện hữu không mua hết: NHNN sẽ xem xét, có ý kiến sau khi NAB trình NHNN phương án xử lý cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ dẫn đến việc hình thành cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn trở thành cổ đông thường, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau: tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi NAB tăng vốn điều lệ.

Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, NAB thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.

Quyết định số 2670/QĐ-NHNN về việc sửa đổi Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Bản Việt

Theo đó, NHNN sửa đổi Điểm 4 Giấy phép hoạt động số 0025/NH-GP ngày 22/8/1992 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Bản Việt và khoản c, Điều 1 Quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 22/8/1992 của Thống đốc NHNN về việc cấp Giấy phép hoạt động cho Ngân hàng TMCP Bản Việt thành: “Vốn điều lệ: 3.171.000.000.000 đồng (Ba nghìn một trăm bảy mươi mốt tỷ đồng)”.

Ngân hàng TMCP Bản Việt có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 4, Điều 29 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với nội dung sửa đổi nêu trên.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép hoạt động số 0025/NH-GP ngày 22/8/1992 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Bản Việt và Quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 22/8/1992 của Thống đốc NHNN về việc cấp Giấy phép hoạt động cho Ngân hàng TMCP Bản Việt.

Ngày 3/1/2020, Văn bản số 40/NHNN-TTGSNH về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của SCB từ số 927 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh về địa chỉ mới tại: Tầng trệt, tầng lửng, tầng 1 đến tầng 8 của tòa nhà tại địa chỉ số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.

Văn bản số 10338/NHNN-TTGSNH về việc thành lập phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB)

Theo đó, NHNN chấp thuận đề nghị thành lập 17 phòng giao dịch trong nước của LPB, cụ thể:

Tại địa bàn tỉnh Hưng Yên, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hưng Yên của LPB được chấp thuận thành lập bao gồm: Phòng giao dịch Khoái Châu và phòng giao dịch Văn Giang.

Tại địa bàn tỉnh Sơn La, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Sơn La của LPB được chấp thuận thành lập bao gồm: Phòng giao dịch Mộc Châu, phòng giao dịch Sông Mã và phòng giao dịch Thuận Châu.

Tại địa bàn tỉnh Tây Ninh, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Tây Ninh của LPB được chấp thuận thành lập bao gồm: Phòng giao dịch Hòa Thành, phòng giao dịch Tân Châu và phòng giao dịch Gò Dầu.

Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hà Tĩnh của LPB được chấp thuận thành lập bao gồm: Phòng giao dịch Đức Thọ, phòng giao dịch Hương Khê và phòng giao dịch Kỳ Anh.

Tại địa bàn tỉnh Bình Định, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Bình định của LPB được chấp thuận thành lập bao gồm: Phòng giao dịch An Nhơn, phòng giao dịch Phú Tài và phòng giao dịch Hoài Nhơn.

Tại địa bàn tỉnh Phú Yên, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Phú Yên của LPB được chấp thuận thành lập bao gồm: Phòng giao dịch Đông Hòa, phòng giao dịch Sông Cầu và phòng giao dịch Sông Hinh.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký văn bản này, LPB phải khai trương hoạt động các phòng giao dịch đã được chấp thuận thành lập nêu trên. Quá thời hạn này, văn bản chấp thuận của NHNN không còn hiệu lực.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngân Hàng Nhà Nước Lưu Ý Việc Cấp Tín Dụng Tại Các Khu Vực Sốt Đất trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!