Đề Xuất 4/2023 # Ngân Hàng Bối Rối Vì ‘Hộ Gia Đình Không Được Vay Tiền’ # Top 11 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Ngân Hàng Bối Rối Vì ‘Hộ Gia Đình Không Được Vay Tiền’ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ngân Hàng Bối Rối Vì ‘Hộ Gia Đình Không Được Vay Tiền’ mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hôm qua (27-2), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh chúng tôi đã tổ chức hội nghị triển khai Thông tư 39/2016 và Thông tư 43/2016. Hai thông tư này có hiệu lực từ ngày 15-3-2017.

Không đủ tư cách chủ thể vay vốn

Đại diện NHNN lý giải Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân. Để thực hiện nội dung mới này, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2016 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng phải là pháp nhân, cá nhân.

Cụ thể, từ ngày 15-3, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Họ chỉ có thể vay vốn với tư cách là doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Trước quy định này, nhiều ngân hàng cho biết họ đang gặp lúng túng. Đại diện một ngân hàng thương mại thắc mắc: Theo BLDS 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân nhưng vẫn có giấy đỏ của hộ gia đình (ví dụ trên giấy đỏ ghi là “hộ gia đình” thì đất đó có khi không phải là tài sản riêng của một người mà chia làm nhiều phần). Vậy trong trường hợp này các ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng với tư cách gì?

Hộ kinh doanh ở các chợ sỉ, chợ đầu mối cần lượng vốn lớn để lấy hàng. Ảnh: QUỲNH NHƯ

Vẫn có trường hợp ngoại lệ

Trả lời thắc mắc trên, ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN, cho biết đây đúng là trường hợp ngoại lệ. Ngay cả trong BLDS 2015 cũng xem đây là đối tượng được ngoại trừ. Theo đó, tất cả chủ thể theo bộ luật trên là cá nhân hoặc pháp nhân, trừ trường hợp hộ gia đình sử dụng đất thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

Ông Sơn giải thích thêm: “Vì không muốn xáo trộn quan hệ đất đai trong rất nhiều thời kỳ trước đây đã cấp giấy đỏ theo hộ gia đình, cho nên việc sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình để làm tài sản bảo đảm thì vẫn ký kết hợp đồng theo đúng như giấy đỏ, tức là hộ gia đình. Đây là ngoại lệ”.

Đại diện Ngân hàng Á Châu đặt vấn đề: “Đối với trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng theo hạn mức trước ngày 15-3 nhưng giải ngân sau thời điểm trên thì hình thức vay nợ này được ký với tư cách là cá nhân hay tư nhân?”.

Đáp lời, Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN Đoàn Thái Sơn khẳng định: Đối với các hợp đồng thỏa thuận cho vay đã ký kết và có hiệu lực trước ngày Thông tư 39 có hiệu lực (ngày 15-3) thì tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã ký. Chỉ khi nào bổ sung hợp đồng đã có hiệu lực đó thì trong nội dung sửa đổi bắt buộc phải phù hợp với quy định tại Thông tư 39.

Chẳng hạn trong trường hợp tất cả điều khoản cấp hạn mức tín dụng ban đầu đã có những nội dung bắt buộc theo quy định tại Thông tư 39 thì khi ký giấy nhận nợ nữa, tổ chức tín dụng không phải bổ sung hợp đồng. Nghĩa là vẫn ký nhận nợ với khách hàng doanh nghiệp hoặc tư nhân bình thường theo hướng quy định trước đây.

Bất cập nhưng vẫn phải tuân thủ

Một số ngân hàng cho rằng khi người đứng tên vay và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân thì đương nhiên họ sẽ phải chịu điều chỉnh lãi suất theo cá nhân thông thường.

Tức là họ sẽ không còn được hưởng một số lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích hộ sản xuất, kinh doanh như trước đây nữa. Trong khi hiện nay có hàng triệu hộ kinh doanh cá thể được hưởng chính sách riêng để khuyến khích đối tượng này phát triển.

Đề cập đến nội dung trên, đại diện Ngân hàng An Bình hỏi: “Một số đối tượng lâu nay được hỗ trợ vay từ các chính sách ưu tiên của Nhà nước. Sau ngày 15-3, họ có được tiếp tục ưu tiên theo những chính sách của Chính phủ cũng như NHNN hay không?”.

Thiếu đồng bộ

thừa nhận “đây là sự không đồng bộ của văn bản pháp luật” nhưng ông Sơn nhấn mạnh: “Về góc độ ngân hàng thì chúng ta là một bên tham gia vào quan hệ này mà BLDS có hiệu lực rồi, do vậy không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì rủi ro sẽ rơi vào phía các tổ chức tín dụng”.

Bối Rối Khi Vận Dụng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Trong Chăn Nuôi

Để ban hành quyết định xử phạt 18 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp đúng quy định pháp luật hiện hành, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc họp nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được quan điểm giải quyết. Theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì những hành vi vi phạm về xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công (có đầu tư xây dựng công trình) thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10-10-2013 (về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7-12-2007 (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng năm 2003 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị) và Luật Xây dựng năm 2014. Trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì UBND quận, huyện, thị xã áp dụng biện pháp xử lý cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật…

Thế nhưng, trong các cuộc họp của huyện Chương Mỹ có 2 quan điểm về cách thức xử lý.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, những hành vi xây dựng trên đất nông nghiệp cần áp dụng Nghị định số 121/2013/NĐ-CP là phù hợp với hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Hơn nữa, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Khi áp dụng hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, việc xử lý vi phạm sẽ nhanh hơn, bảo đảm ngăn chặn kịp thời…

Quan điểm thứ hai lập luận rằng, việc xử lý 18 trường hợp vi phạm trên cần áp dụng Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Những người theo quan điểm này cho rằng phạm vi áp dụng của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng xử lý vi phạm hành chính đối với những công trình xây dựng trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà, công sở và chỉ áp dụng đối với những vi phạm xảy ra trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Nghị định số 121/2013/ NĐ-CP không áp dụng những vi phạm xảy ra ở nông thôn, trên đất nông nghiệp được giao…

Kim Nhuệ

Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, do các ngành của huyện chưa thống nhất áp dụng quy định nào để ban hành quyết định xử phạt nên chưa thể đưa ra phương án xử lý 18 công trình xây dựng trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn huyện. Rõ ràng, để tháo gỡ vướng mắc, xử lý dứt điểm các vụ việc, cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của các sở, ngành chức năng để có cách vận dụng đúng, thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở: 121-nd

Nghị định 180/2007/NĐ-CP, ngày 07 tháng 12 năm 2007: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị: 21261

Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: 102-ND.signed

Luật Phá Sản Ngân Hàng Là Gì? Xử Lý Tài Sản Khi Ngân Hàng Phá Sản

>> Phá sản doanh nghiệp là thủ tục như thế nào? >> Phá sản và giải thể doanh nghiệp có giống nhau?

Ngân hàng bị phá sản là như thế nào?

Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán và có quyết định tuyên bố phá sản từ tòa án nhân dân có thẩm quyền. Mất khả năng thanh toán được hiểu là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Yêu cầu mở thủ tục phá sản

Pháp luật quy định chi tiết các chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến tòa án nhân dân có thẩm quyền. 

Khi nào được nộp đơn yêu cầu 

Thông qua hướng dẫn tại Điều 98 Luật Phá sản 2014, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán, các chủ thể sau có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở 

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng

Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo luật phá sản ngân hàng

Theo quy định tại Điều 99 Luật Phá sản 2014: “Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.”

Xử lý tài sản của ngân hàng khi bị phá sản

Nguyên tắc xử lý tài sản khi ngân hàng phá sản

Theo luật phá sản ngân hàng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản.

Thứ tự phân chia tài sản

Điều 101 Luật Phá sản 2014 có hướng dẫn chi tiết về việc chia tài sản khi phá sản của ngân hàng như sau:

“1. Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự như sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;

b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ

Ngoài việc hoàn trả các khoản vay đặc biệt và thanh lý tài sản theo quy định, ngân hàng phải trả lại những tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố phá sản cho chủ sở hữu tài sản ủy thác.

PHAN LAW VIETNAM Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn Liên hệ Văn phòng Luật Sư

Chia sẻ:

Pinterest

Linkedin

Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Tải về 1232/QĐ-TTg 13/08/2020 – Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 13/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội 1656/QĐ-TTg 19/11/2019 – Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên 15/QĐ-HĐQT 05/03/2013 Về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn 242/QĐ-HĐQT 26/08/2004 Về việc công nhận mẫu biểu trưng Logo của Ngân hàng Chính sách xã hội 229/QĐ-HĐQT 27/07/2004 Về việc thành lập Trang tin điện tử – Website Ngân hàng Chính sách xã hội

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngân Hàng Bối Rối Vì ‘Hộ Gia Đình Không Được Vay Tiền’ trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!