Cập nhật nội dung chi tiết về Nd_42_2010_Nd_Cp 9 (Quy Định Mức Thưởng Cho Gv) Huong Dan Bo Sung Luat Thi Dua Khen Thuong mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnhNghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 (sau đây gọi tắt là Luật Thi đua, Khen thưởng), bao gồm: nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; hành vi vi phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Nguyên tắc thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
1. Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
Điều 5. Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Lập quỹ thi đua, khen thưởng để tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ ngân sách nhà nước, từ quỹ khen thưởng của các doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nghiêm cấm sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng vào mục đích khác.
Chương II THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục 1HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUAĐiều 6. Hình thức tổ chức thi đua
Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua 1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi. 2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp
Quyết Định Ban Hành Quy Chế Thi Đua Khen Thưởng 68 Quy Che Thi Dua Khen Thuong La Ngau Doc
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LA NGÂU Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU
Căn cứ chức năng và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học được quy định tại Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ Luật số 13/2013/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh h Bình Thuận về việc ban hành quy chế thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế chi Thi đua, Khen thưởng năm học 2015-2016 ” .
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
HIỆU TRƯỞNG
Cao Thống Suý
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LA NGÂU Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Về công tác thi đua, khen thưởng
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-THLN ngày 18 / 11 /201 5 của hiệu trưởng Trường Tiểu học La Ngâu)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường bao gồm: Tổ chức phát động phong trào thi đua; hình thức và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng
Quy chế này áp dụng đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ khối trong nhà trường.
1. Nguyên tắc thi đua : Tự nguyện, tự giác, công khai; đ ảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng phát triển; việc x ét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả phong trào thi đua;
Không bình xét thi đua các cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua hoặc đăng ký thi đua không đúng thủ tục, thời hạn.
Điều 4. Quyền hạn và t rách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Hiệu trưởng tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn trường, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn trường.
2. Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn về công tác thi đua, khen thưởng để tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; tổ chức và kiểm tra các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến, đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, tập thể được khen thưởng
1. Tập thể và cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng được cấp giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận và tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định.
2. Cá nhân, tập thể được công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có trách nhiệm phát huy thành tích đạt được, tiếp tục phấn đấu để đạt danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao hơn.
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tập thể, cá nhân trong năm để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của nhà trường. Đối tượng của thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong nhà trường.
2. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế của nhà trường và có tính khả thi.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong trong nhà trường.
4. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua; kết thúc đợt thi đua phải tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn và công khai khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 8. Các danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm :
a) Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
b) Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh;
c) Chiến sỹ thi đua cơ sở;
d) Lao động tiên tiến.
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm :
a) Cờ thi đua của Chính phủ;
b) Cờ thi đua của UBND tỉnh;
c) Tập thể lao động tiên tiến (Trường, tổ);
d) Tập thể lao động xuất sắc (Trường);
Điều 9. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
1. Tiêu chuẩn chung :
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; tinh thần đoàn kết, tương trợ; tích cực tham gia các phong trào thi đua, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, được mọi người tín nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể :
a) Đối với nhân viên : Ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn tại Khoản 1, Điều 9 của Quy chế này cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công theo Quy chế làm việc của nhà trường; có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xếp loại “Tốt” theo Quy định nội dung, biểu điểm đánh giá thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên.
b) Đối với giáo viên : Ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 của Quy chế này phải thực hiện nghiêm túc quy định về soạn bài, kiểm tra đánh giá học sinh, lên lớp, quản lý hồ sơ sổ sách; tổ chức quản lý tốt học sinh, quan tâm giáo dục học sinh cá biệt, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; có học sinh giỏi, học sinh viết chữ đẹp cấp trường trở lên; được đánh giá loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
c) Đối với cán bộ quản lý (Cấp trưởng hoặc cấp phó) : Ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 của Quy chế này phải đạt loại khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng.
3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm.
4. Không xét tặng danh hiệu này cho các trường hợp : không đăng ký thi đua, mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; bị xử phạt hành chính; bị kỷ luật từ khiển trách trở lê n.
Điều 10. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
1. Tiêu chuẩn chung :
a) Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, có các giải pháp công tác để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng xét sàng kiến cấp cơ sở đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận. Hội đồng xét sáng kiến cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở quyết định thành lập.
Ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Quy chế này cần phải đạt các tiêu chuẩn sau :
a) Có sáng kiến, cải tiến được Hội đồng khoa học, sáng kiến ngành giáo dục huyện đánh giá, xếp loại C trở lên;
b) Đối với giáo viên phải đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
d) Đối với cán bộ quản lý là cấp trưởng hoặc cấp phó thì ngoài việc đạt các tiêu chuẩn tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 của Quy chế này thì tại năm xét nhà trường phải đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Tiên tiến” trở lên.
3. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm.
1. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét công nhận hàng năm cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau :
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc lựa chọn trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
b) S áng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu trong thời gian 3 năm liên tục (tính đến năm xét khen) của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng trong phạm vi toàn tỉnh và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xem xét công nhận.
1. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau :
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc lựa chọn trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó trong thời gian 6 năm (tính đến năm xét khen) có phạm vi ảnh hưởng đối với toàn quốc.
2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xem xét công nhận.
Điều 13. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” (Xét cho tập thể tổ và trường)
1. Tiêu chuẩn chung :
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn cụ thể :
b) Đối với tập thể trường : Ngoài các quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Quy chế này thì tập thể trường phải có ít nhất 25% tập thể tổ đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Tiên tiến”.
3. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm.
Điều 14. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” (Xét cho tập thể trường)
1. Tiêu chuẩn chung :
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn cụ thể :
3. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 15. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng
1. Các đối tượng đề nghị tặng thưởng Huân, Huy chương các hạng, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định theo Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” thực hiện theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BGD&ĐT và 27/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và Quy chế xét tặng;
4. Giấy khen của Hiệu trưởng
Giấy khen của hiệu trưởng là hình thức khen thưởng thường xuyên đối với tập thể, cá nhân vào dịp tổng kết công tác hàng năm hoặc khen theo chuyên đề, khen đột xuất.
a. Tiêu chuẩn khen thưởng thường xuyên đối với tập thể :
Giấy khen của hiệu trưởng tặng cho các tập thể đạt tiêu chuẩn sau :
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
– Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua;
– Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm;
– Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
b. Tiêu chuẩn khen thưởng thường xuyên đối với cá nhân :
Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tặng cho các cá nhân đạt tiêu chuẩn sau :
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân;
– Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Hiệu trưởng xem xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc sau khi kết thúc một cuộc vận động, một phong trào thi đua do nhà trường phát động hoặc được bình xét là người tốt, việc tốt có tác dụng nêu gương trong phạm vi hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc có thành tích đột xuất.
Điều 16. Quy định về việc bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Tập thể, cá nhân có đăng ký thi đua, đạt thành tích và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đều được xét danh hiệu thi đua và khen thưởng. Việc bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng khi kết thúc năm học được tiến hành theo trình tự sau : Bình xét danh hiệu thi đua trước, hình thức khen thưởng sau; bình xét cá nhân trước, tập thể sau; bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thứ tự từ thấp đến cao (danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chiến sỹ thi đua toàn quốc đối với cá nhân; Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cờ thi đua của Chính phủ đối với tập thể; hình thức khen thưởng Giấy khen, Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương, Huy chương).
3. Các danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở phải được bỏ phiếu tín nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm.
Hiệu trưởng quyết định tặng thưởng Giấy khen tập thể, cá nhân vào dịp tổng kết công tác hàng năm hoặc khen theo chuyên đề, khen đột xuất.
Đề nghị Chủ tịch UBND huyện công nhận danh hiệu Lao động Tiên tiến, Tập thể Lao động Tiên tiến, Chiến sĩ Thi đua cơ sở.
Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen, Cờ thi đua của UBND tỉnh, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Tập thể lao động xuất sắc.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng Huân chương, Huy chương các hạng, danh hiệu vinh dự nhà nước.
Điều 18. Mức chi tiền thưởng
1. Tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen của hiệu trưởng được kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen, Bằng khen… các cấp được thực hiện theo Quy chế thi đua, khen thưởng của cấp ra quyết định khen thưởng.
Điều 19. Cá nhân, tập thể được công nhận các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, khung, bằng, cờ, hiện vật, tiền thưởng hoặc vật phẩm lưu niệm kèm theo của cấp khen thưởng.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các tập thể, cá nhân thực hiện Quy chế này.
Điều 21. Trường hợp gian dối trong tổ chức phong trào thi đua và kê khai, xác nhận thành tích để được khen thưởng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 80 và 81 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
HIỆU TRƯỞNG
Cao Thống Suý
Tailieu.vn: Sách Luat Ban Hanh Van Ban Quy Pham Phap Luat Nam 2008 Va Nghi Dinh Huong Dan Thi Hanh
Cuốn sách giới thiệu toàn văn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05-3-2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03-6-2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2009.
Ngoài quy định chung, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định cụ thể về nội dung văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc áp dụng, công khai văn bản quy phạm pháp luật; giải thích Luật, Pháp lệnh; giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; điều khoản thi hành Luật này.
Để thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05-03-2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Lập chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, chương trình xây dựng Nghị định; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động của văn bản; thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản quy phạm pháp luật và những quy định khác.
Quy Định Về Khen Thưởng Nghi Dinh So 422010 Ndcp Ve Khen Thuong Doc
Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
1. Nguyên tắc thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
Đi ều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
1. Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
1. Lập quỹ thi đua, khen thưởng để tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ ngân sách nhà nước, từ quỹ khen thưởng của các doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nghiêm cấm sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng vào mục đích khác.
Chương II THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua
Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý, chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình trong hoạt động thực tiễn.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm :
a) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;
c) Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và của Nghị định này.
1. Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng các cấp căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và 5 năm để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, chính quyền về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
2. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương) có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ về nội dung và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 11. Các danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”; ”Thôn văn hóa”, ”Bản văn hóa”, ”Làng văn hóa”, ”Ấp văn hóa”, ”Tổ dân phố văn hóa”.
Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.
Điều 12. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”
1. Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt 4 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Thi đua, Khen thưởng được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Người lao động làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các lĩnh vực khác gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoạt động xã hội và lao động có năng suất cao thì đơn vị trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Điều 13. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
1. Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”;
2. Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có giải pháp công tác, có đề tài ngh iên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Điều 14. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương quyết định thành lập.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định công nhận “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”.
Điều 15. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc.
2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
2. “Cờ thi đua của Chính phủ” tặng cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, bao gồm: những tập thể dẫn đầu trong từng lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc và những tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua toàn quốc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký “Cờ thi đua của Chính phủ” với Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
4. Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc để được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối hoặc cụm thi đua do Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
1. Việc tặng các danh hiệu ”Gia đình văn hóa”, ”Thôn văn hóa”, ”Bản văn hóa”, ”Làng văn hóa”, ”Ấp văn hóa”, ”Tổ dân phố văn hóa” và tương đương được thực hiện theo quy định tại các Điều 29 và 30 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu ”Thôn văn hóa”, ”Bản văn hóa”, ”Làng văn hóa”, ”Ấp văn hóa”, ”Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do cơ quan Trung ương của các tổ chức này hướng dẫn thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Chương III HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 20. “Huân chương Sao vàng”
2. ”Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục, Thường vụ xứ ủy, Bí thư khu ủy, Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhâ n dân;
c) Có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
đ) Có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có tác động sâu rộng, tạo ra sự chuyển biến tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác của đất nước, được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
e) Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.
3. ”Huân chương Sao vàng” để tặng cho tập thể có quy mô lớn: Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (và tương đương) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có bề dày truyền thống, có công lao, cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnh hưởng rộng hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” từ 10 năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 45 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 10 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 5 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc 10 năm trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 5 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh và đã có thời gian 20 năm kể từ khi được tặng thưởng ”Huân chương Sao vàng” lần thứ nhất thì được xét tặng thưởng ”Huân chương Sao vàng” lần thứ 2.
5. Tập thể người nước ngoài có công lao đặc biệt to lớn đối với dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh được xét tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”.
Điều 21. “Huân chương Hồ Chí Minh”
1. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Xứ ủy viên, Khu ủy viên, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các chức vụ tương đương liên tục 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm); hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên;
đ) Có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc có tác động sâu rộng, thúc đẩy sự phát triển một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 35 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lên trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 3 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
3. Tập thể lập được nhiều thành tích xuất sắc 5 năm trước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó, 3 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và đã có thời gian 10 năm kể từ khi được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ nhất thì được xét tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ 2.
4. Tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tôn vinh, được xét tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”.
Điều 22. “Huân chương Độc lập” hạng nhất
1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nd_42_2010_Nd_Cp 9 (Quy Định Mức Thưởng Cho Gv) Huong Dan Bo Sung Luat Thi Dua Khen Thuong trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!