Cập nhật nội dung chi tiết về Năm 2022, Tăng Phụ Cấp Cho Người Hoạt Động Không Chuyên Trách mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, mức phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được tính theo hình thức khoán quỹ phụ cấp. Theo đó, hàng tháng, ngân sách Nhà nước sẽ dành một khoản tiền cố định để chi trả cho tất cả những người hoạt động không chuyên trách của xã, thôn, tổ dân phố.
Tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định:
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau:
Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở;
Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở;
Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở.
– Với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, khoản 6 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định:
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa qua đã chính thức thông qua Nghị quyết số 86 năm 2019 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020. Một trong những nội dung nổi bật của Nghị quyết này là việc tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức khoán quỹ phụ cấp năm 2020 của những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố được chia thành 02 giai đoạn:
– Từ nay đến 30/6/2020: Căn cứ vào mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;
– Từ 01/7/2020 trở đi: Căn cứ vào mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng.
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
PHA LÊ
Hđnd Tỉnh Thông Qua Số Lượng, Mức Phụ Cấp Đối Với Người Hoạt Động Không Chuyên Trách
Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII đã thông qua Nghị quyết về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo đó, Nghị quyết quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của xóm, khối, bản. Đồng thời quy định cụ thể, mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách không tiếp tục bố trí công tác do giảm chức danh khi thực hiện Nghị quyết này. Các đối tượng áp dụng bao gồm: Người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn; Người hoạt động không chuyên trách ở xóm, khối, bản; Phó công an xã, Công an viên thường trực ở những xã chưa bố trí công an chính quy; Thôn đội trưởng; Công an viên; Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố; Tổ viên tổ bảo vệ dân phố; y tế xóm, bản và người trực tiếp tham gia công việc của xóm, khối, bản.
Đại biểu Đinh Thị An Phong – Nghi Lộc đề nghị nâng mức phụ cấp cho chức danh trưởng ban công tác mặt trận nhóm 1 là xóm, bản có từ 350 hộ gia đình trở lên; xóm, bản thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; xóm, bản thuộc xã biên giới hoặc hải đảo từ 1,4 lên 1,5, nhóm 2 là các xóm, bản có từ 350 hộ gia đình trở xuống từ 0.85 nâng lên 1.0. Đại biểu An Phong lý giải sau khi sáp nhập xóm 3 chức danh gồm bí thư, xóm trưởng và trưởng ban công tác mặt trận hầu như không kiêm nhiệm. Trên thực tế, chức năng, nhiệm vụ trưởng ban công tác MTTQ rất quan trọng trong khi địa bàn rộng, dân cư đông, vì vậy đề nghị HĐND tỉnh cân nhắc mức phụ cấp cho chức danh này.
Ông Tô Văn Thu – ĐB Quỳ Hợp nêu: tại Điều 6 mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở xóm, khối, bản, nếu kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 75% mức phụ cấp của chức danh không chuyên trách kiêm nhiệm thì mâu thuẫn tiêu đề. Vì vậy, đề nghị điều chỉnh thành mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh không chuyên trách xã, phường, thị trấn, xóm, khối bản.
Giải trình ý kiến của đại biểu Đinh Thị An Phong, Giám đốc Sở Nội vụ Lê Đình Lý cho biết thêm: Mức phụ cấp 3 chức danh: Bí thư chi bộ, trưởng xóm,Trưởng ban mặt trận đã được quy định rất rõ theo Nghị định 34. Cơ quan soạn thảo từ khi xây dựng dự thảo đến khi trình hội đồng đã đưa ra 5 phương án khác nhau. Sau khi xin ý kiến các cấp và khảo sát thực tế mới đưa ra dự thảo cuối cùng để trình HĐND tỉnh. Chênh lệch giữa 3 nhóm chức danh do Quy định của Chính phủ về mức phụ cấp các chức danh. Vì vậy, nếu điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chủ trương chung. Giám đốc sở Nội vụ cũng khẳng định mức phụ cấp này không thấp hơn mức phụ cấp đã quy định trước đó.
Đối với chế độ hỗ trợ cho các chức danh đoàn thể như bí thư chi đoàn, chi hội trưởng các chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi, theo Nghị định 34 của Chính phủ thì không có cơ sở để thực hiện. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng mức tăng như thế là hợp lí: tăng từ 0,3 lên 1,1 thuộc nhóm 1 và từ 0,3 tăng 0,9 thuộc nhóm 2. Như vậy, Nghị định 34 đã tạo điều kiện tốt, mức tăng đáng kể đối với các chức danh, trong đó có trưởng ban mặt trận.
Giải trình thêm về vấn đề này, ông Hoàng Quốc Hào – Giám đốc sở Tư pháp lý giải nếu cào bằng mức hỗ trợ của 3 chức danh này là không phù hợp. Căn cứ vào tình thực tiễn của địa phương, điều chỉnh khung đó cũng đã hợp lí, vì vậy về phía cơ quan thẩm định đề xuất nên giữ mức trình hội đồng.
Làm rõ hơn về đề xuất của các đại biểu, ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc sở Tài chính so sánh Nghị quyết 117 và Nghị quyết 151 với Nghị quyết 34 thì hiện nay đã có những chênh lệch đáng kể. Theo NQ34 các chức danh được hưởng cao hơn so với các NQ trước đây. Ý kiến các đại biểu cho rằng nếu đưa mức hỗ trợ trưởng ban mặt trận ở nhóm 1 đưa lên 1,5 là quá khung và không phù hợp. Mặc dù chênh lệch so với các chức danh bí thư, xóm trưởng, tuy nhiên mức hỗ trợ cho chức danh trưởng ban MT cũng đã được nâng lên so với trước. Nếu tăng mức hỗ trợ lên 0,9 sẽ phải tăng kinh phí hỗ trợ từ 2-2,1 tỷ/năm.
Đối với xóm, bản trên 350 hộ xóm, bản mức hỗ trợ lần lượt cho 3 chức danh là: 1,7; 1,7 và 1,4.
Đối với nhóm 2 gồm các xóm, bản dưới 350 hộ, mức hỗ trợ lần lượt là 1,1; 1,1 và 0,8.
CHI TIẾT SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH VÀ MỨC PHỤ CẤP THEO NGHỊ QUYẾT I. Số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn 1, Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:
– Xã, phường, thị trấn loại 1 tối đa 12 người;
– Xã, phường, thị trấn loại 2 tối đa 11 người;
– Xã, phường, thị trấn loại 3 tối đa 10 người.
2, Chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn gồm các chức danh: Chỉ huy phó Quân sự; Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Trưởng ban Bảo vệ dân phố, Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố (đối với phường).
II. Mức phụ cấp cho các chức danh ở cấp xã, xóm: 1. Mức phụ cấp của mỗi chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (hệ số phụ cấp so với mức lương cơ sở):
– Chức danh: Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng; Chỉ huy phó Quân sự; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Công an xã (ở những xã chưa bố trí Công an chính quy) được hưởng các mức: 1,4 (xã loại 1); 1,3% (xã loại 2); 1,2 (xã loại 3)
– Chức danh: Trưởng ban Bảo vệ dân phố (đối với phường); Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Công an viên thường trực (ở những xã chưa bố trí Công an chính quy) được hưởng: 1,25 (xã loại 1); 1,2 (xã loại 2); 1,1 (xã loại 3)
– Chức danh Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố (đối với phường được hưởng 1,0 (xã loại 1); 0,9 (xã loại 2); 0,8 (xã loại 3)
2. Mức phụ cấp của mỗi chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xóm, khối, bản:
– Xóm, bản thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; xóm, bản thuộc xã biên giới hoặc hải đảo có mức phụ cấp cho 3 chức danh: bí thư chi bộ là 1,75; trưởng xóm, bản 1,75; trưởng ban công tác mặt trận là 1,5 so với mức lương cơ sở.
– Xóm, khối, bản có từ 350 hộ trở lên: bí thư chi bộ là 1,7; trưởng khối, bản là 1,7; trưởng ban công tác mặt trận là 1,4 so với mức lương cơ sở
– Xóm, khối, bản còn lại: bí thư chi bộ là 1,1; trưởng, khối, xóm, bản là 1,1 và trưởng ban công tác mặt trận là 0,8% so với mức lương cơ sở.
3. Mức phụ cấp đối với Thôn đội trưởng; Công an viên
– Chức danh công an viên thuộc xóm, bản có từ 350 hộ gia đình trở lên; xóm, bản thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; xóm, bản thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được hưởng 0,9 và các khối, xóm, bản còn lại là 0,8 mức lương cơ sở.
– Chức danh Thôn đội trưởng thuộc xóm, bản có từ 350 hộ gia đình trở lên; xóm, bản thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; xóm, bản thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được hưởng 0,65 và các khối, xóm, bản còn lại hưởng 0,6% mức lương cơ sở.
4. Mức phụ cấp đối với Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố; Tổ viên tổ bảo vệ dân phố:
– Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố: 0,6 mức lương cơ sở;
– Tổ viên tổ bảo vệ dân phố: 0,35 mức lương cơ sở.
5. Mức phụ cấp đối với y tế xóm, bản:
– Y tế xóm, bản tại các xã khó khăn (theo quy định của nhà nước): 0,55 mức lương cơ sở;
– Y tế xóm, bản ở các xã còn lại: 0,35 mức lương cơ sở.
6. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở xóm, khối, bản
Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở xóm, khối, bản nếu kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 75% mức phụ cấp của chức danh không chuyên trách kiêm nhiệm.
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và mỗi người được giữ tối đa 02 chức danh (kể cả chức danh kiêm nhiệm).
7, Mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của xóm, khối, bản
Ngoài nguồn kinh phí từ đoàn phí, hội phí của các đoàn thể và các nguồn quỹ khác (nếu có), ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm để chi trả tiền bồi dưỡng đối với những người tham gia trực tiếp công việc của xóm, khối, bản như sau:
– Xóm, bản có từ 350 hộ gia đình trở lên; xóm, bản thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; xóm, bản thuộc xã biên giới hoặc hải đảo: 25.000.000 đồng/năm;
– Các xóm, khối, bản còn lại: 23.000.000 đồng/năm.
(Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của xóm, khối, bản).
8. Hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách không tiếp tục bố trí công tác do giảm chức danh khi thực hiện Nghị quyết này
– Các chức danh người hoạt động không chuyên trách quy định tại Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghỉ việc do giảm chức danh quy định tại Nghị quyết này ngoài chế độ, chính sách được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, được hỗ trợ mỗi năm công tác bằng 01 tháng phụ cấp hiện hưởng (hỗ trợ tối đa không quá 15 tháng và thời gian công tác để tính hỗ trợ là thời gian liên tục, không ngắt quãng).
– Những người không tiếp tục bố trí công tác đã được hưởng chính sách tại Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND ngày 11/11/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2021 thì không được hưởng chính sách tại Nghị quyết này.
Hưng Yên: Tinh Giản Người Hoạt Động Không Chuyên Trách
Tại kỳ họp thứ Mười một vừa qua, HĐND tỉnh Hưng Yên đã biểu quyết đồng thuận thông qua Nghị quyết về việc quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở thôn, tổ dân phố.
Quyết sách này nhằm góp phần thực hiện tinh giản, tinh gọn bộ máy, khuyến khích việc bố trí kiêm nhiệm chức danh, bảo đảm không bỏ trống nhiệm vụ và tăng thu nhập cho người tham gia trực tiếp kiêm nhiệm nhiều công việc…
Chức danh nhiều, cán bộ đông
Hưng Yên có 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn. Theo phân loại cấp xã thì có 9 đơn vị cấp xã loại I, 83 đơn vị cấp xã loại II, 69 đơn vị cấp xã loại III, trong đó có 12 xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
Toàn tỉnh có 741 thôn và 91 tổ dân phố; trong đó có 323 thôn, tổ dân phố dưới 350 hộ gia đình; 509 thôn, tổ dân phố có trên 350 hộ gia đình và thôn thuộc xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự. Có 829 thôn, tổ dân phố có 1 chi bộ Đảng, 3 thôn có 2 chi bộ.
Hiện nay, các chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh được thực hiện như sau: Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 26 chức danh; cấp xã loại I không quá 12 người, cấp xã loại II, III không quá 11 người; xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự bố trí thêm 2 công an viên thường trực ở xã.
Tổng phụ cấp hàng tháng hiện nay đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã loại I là 18,5; cấp xã loại II và cấp xã loại III là 16,0 lần mức lương cơ sở/xã. Phụ cấp đối với chức danh kiêm nhiệm được áp dụng cho tất cả các đối tượng là 0,3 mức lương cơ sở cho mỗi chức danh kiêm nhiệm.
Ở thôn, tổ dân phố, bình quân số người hoạt động không chuyên trách hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng là 14,4 người/thôn, tổ dân phố, trong đó đã gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và trưởng ban công tác mặt trận. Trong đó, thôn có 13 chức danh, tổ dân phố có 17 chức danh. Tổng phụ cấp hàng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố loại I là 12,15; cấp xã loại II là 7,05; cấp xã loại III là 6,5 lần mức lương cơ sở/thôn, tổ dân phố, riêng với thôn có nhiều chi bộ cộng thì được cộng thêm…
Về khoán kinh phí hoạt động, ban công tác mặt trận và mỗi tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố được khoán kinh phí hoạt động là 2.000.000 đồng/năm; được bố trí vào định mức chi hoạt động thường xuyên cấp xã…
Giảm số lượng chức danh và số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; thôn, tổ dân phố
Tại kỳ họp thứ Mười một vừa qua, HĐND tỉnh khóa XVI thông qua Nghị quyết về việc quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Trong đó, một số nội dung có hiệu lực ngay khi nghị quyết được thông qua như: Mức phụ cấp, mức bồi dưỡng và tỷ lệ % được hưởng khi thực hiện bố trí, sắp xếp kiêm nhiệm chức danh theo quy định…
Theo đó, ở cấp xã, bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 24 chức danh người hoạt động không chuyên trách, giảm 2 chức danh so với hiện nay là phó trưởng công an và công an viên. Số lượng người hoạt động không chuyên trách được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã. Cụ thể: xã loại I bố trí tối đa 12 người, xã loại II bố trí tối đa 11 người, xã loại III bố trí tối đa 10 người.
Thực hiện khoán kinh phí hoạt động đối với ủy ban MTTQ, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh cấp xã là 500.000 đồng/tổ chức/tháng.
Ở thôn, tổ dân phố có 3 chức danh hoạt động không chuyên trách, gồm: Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không quá 3 người…
Mức phụ cấp hàng tháng của các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được phân theo mức đối với tổ dân phố; thôn có dưới 350 hộ gia đình và thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về ANTT…
Ngân sách nhà nước thực hiện khoản quỹ phụ cấp để chi trả phụ cấp hàng tháng bao gồm cả phần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố theo quy định của luật bảo hiểm xã hội (khi người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân còn trong độ tuổi và có nguyện vọng tham gia đóng bảo hiểm xã hội).
Theo Nghị quyết, mỗi đối tượng được kiêm nhiệm không quá 2 chức danh và được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp chức danh kiêm nhiệm thứ nhất, và từ 70-100% mức phụ cấp (mức bồi dưỡng) của chức danh kiêm nhiệm thứ hai tùy từng nhóm đối tượng…
Khi triển khai thực hiện Nghị quyết này, số lượng cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đều giảm so với thực tế hiện nay. Từ đó góp phần thực hiện tinh giản, tinh gọn bộ máy, khuyến khích việc bố trí kiêm nhiệm chức danh, bảo đảm không bỏ trống nhiệm vụ và tăng thu nhập cho người tham gia trực tiếp kiêm nhiệm nhiều công việc…
Quy Định Mới Về Chức Danh Ở Cấp Xã; Mức Phụ Cấp Của Từng Chức Danh Đối Với Người Hoạt Động Không Chuyên Trách Ở Cấp Xã, Ở Thôn, Tổ Dân Phố
Ngày 10/12/2020, Kỳ họp thứ 22 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND Quy định chức danh, bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã và mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể:
1. Chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
– Xã, phường, thị trấn loại 1: bố trí tối đa 14 người gồm các chức danh sau: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; Tổ chức – Văn phòng Đảng ủy; Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận; Văn hóa, thể dục, thể thao – Công tác xã hội, dân số, bảo vệ trẻ em; Đài truyền thanh – Quản lý nhà văn hóa; Xây dựng, đô thị, môi trường, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; Giao thông – Thủy lợi – Khuyến nông – Thú y cơ sở; Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ. Riêng chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự, bố trí 02 người.
– Xã, phường, thị trấn loại 2: bố trí tối đa 12 người gồm các chức danh sau: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; Tổ chức – Văn phòng Đảng ủy; Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận; Văn hóa, thể dục, thể thao – Công tác xã hội, dân số, bảo vệ trẻ em; Đài truyền thanh – Quản lý nhà văn hóa; Giao thông – Thủy lợi – Khuyến nông – Thú y cơ sở; Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ. Riêng xã, phường ven biển, bố trí 02 Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; đồng thời, gộp chức danh Tổ chức – Văn phòng Đảng ủy và chức danh Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận thành chức danh Văn phòng Đảng ủy – Tổ chức – Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận.
– Xã, phường, thị trấn loại 3: bố trí tối đa 10 người gồm các chức danh sau: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; Văn phòng Đảng ủy - Tổ chức – Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận; Đài truyền thanh – Quản lý nhà văn hóa; Giao thông – Thủy lợi – Khuyến nông – Thú y cơ sở; Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ.
2. Mức phụ cấp của từng chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,12 lần mức lương cơ sở (bao gồm kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh: Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; Tổ chức – Văn phòng Đảng ủy; Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận; Văn hóa, thể dục, thể thao – Công tác xã hội, dân số, bảo vệ trẻ em; Đài truyền thanh – Quản lý nhà văn hóa; Xây dựng, đô thị, môi trường, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; Giao thông – Thủy lợi – Khuyến nông – Thú y cơ sở; Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ; Văn phòng Đảng ủy – Tổ chức – Kiểm tra – Tuyên giáo – Dân vận được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,15 lần mức lương cơ sở (bao gồm kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
3. Mức phụ cấp của từng chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố gồm: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận, được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,00 lần mức lương cơ sở. Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,66 lần mức lương cơ sở.
4. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
– Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà giảm được một định suất thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh được kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp chức danh cao nhất.
– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố mà giảm được một định suất thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh được kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.
5. Mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố
Người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố gồm: Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chi hội trưởng Hội Nông dân, Bí thư Chi đoàn thanh niên được hưởng mức bồi dưỡng tối đa 500.000 đồng/người/tháng. Nguồn kinh phí chi trả bồi dưỡng từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
6. Mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã
– Mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và mỗi tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã (gồm: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh) theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã: Đối với xã, phường, thị trấn loại 1 là 8 triệu đồng/tổ chức/năm; đối với xã, phường, thị trấn loại 2 là 7,5 triệu đồng/tổ chức/năm; đối với xã, phường, thị trấn loại 3 là 7 triệu đồng/tổ chức/năm.
– Ngoài mức khoán kinh phí hoạt động nêu trên, tùy theo điều kiện khả năng cân đối ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xem xét hỗ trợ bổ sung kinh phí hoạt động cho phù hợp với nhiệm vụ thực tế.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và thay thế Nghị quyết số 06/2014/NQ-HĐND ngày 29/4/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
B.B.T
Bạn đang đọc nội dung bài viết Năm 2022, Tăng Phụ Cấp Cho Người Hoạt Động Không Chuyên Trách trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!