Đề Xuất 5/2023 # Mttq Tỉnh Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết 42/Nq # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Mttq Tỉnh Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết 42/Nq # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mttq Tỉnh Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết 42/Nq mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 11-5, Đoàn công tác MTTQ tỉnh do Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lã Thị Thu Hương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Bù Đăng, để giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid -19 theoNghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ trên địa bàn huyện; đồng thời đoàn tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế một số đối tượng được hỗ trợ chính sách tại thị trấn Đức Phong và xã Phú Sơn.

Thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ, huyện Bù Đăng có 10.914 người bị ảnh hưởng do đại dịch covid-19 được hỗ trợ khó khăn, trong đó có 433 người thuộc đối tượng chính sách, người có công; 2.230 người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; 4.847 người thuộc hộ nghèo; 3.163 người thuộc hộ cận nghèo; 241 người bán vé số. Tổng kinh phí chi trả 10 tỷ 261,1 triệu đồng; tính đến ngày 10/5, huyện đã chỉ trả được 7 tỷ 011,5 triệu đồng; hiện đang tiếp tục chi trả theo kế hoạch.

Qua giám sát và khảo sát thực tế, đoàn giám sát kiến nghị địa phương cần rà soát, khảo sát kỹ lại danh sách các đối tượng thuộc nhóm đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, bị mất việc làm và nhóm hỗ trợ kinh doanh, vì qua khảo sát thực tế còn có sựsai sót, nhầm lẫn đối đối tượng thụ hưởng trong danh sách đề nghị hỗ trợ.

Kết luận buổi làm việc, phó chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lã Thị Thu Hương, trưởng đoàn giám sát biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Bù Đăng trong việc thực hiện chi trả chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid -19 thời gian qua; ghi nhận những kiến nghị của địa phương để tổng hợp đề nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo huyện Bù Đăng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa và giá trị nhân văn của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, từ đó tạo sự lan tỏa những hành động đẹp và sự chia sẻ trong cộng đồng; UBND huyện cần chỉ đạo các phòng ban chuyên môn bám sát những quy định, hướng dẫn của tỉnh và trung ương trong việc lựa chọn, bình xét lập danh sách đối tượng thụ hưởng đúng quy định, tránh để sai sót và lợi dụng chính sách để trục lợi. MTTQ các cấp phải phát huy được vai trò giám sát ngay tại địa bàn khu dân cư, đảm bảo việc chi tiền hỗ trợ cho người dân kịp thời, đúng đối tượng.

Trọng Phước

Hướng Dẫn Giám Sát Thực Hiện Nq 42 Của Cp

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT THỰC HIỆN NQ 42 CỦA CP

Thứ hai – 11/05/2020 06:16

 

 

 

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BAN THƯỜNG TRỰC Số 02/HD-MTTQ-BTT                                                            Đông Hà, ngày 06 tháng 5 năm 2020

                                             HƯỚNG DẪN

Giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đông Hà – Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; – Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQ Việt Nam, ngày 15/6/2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; – Căn cứ Quyết định số 217/QĐ-TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về ban hành quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; – Căn cứ Nghị quyết 42-NQ/CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; – Căn cứ Hướng dẫn số 14/HD-MTTQ-BTT, ngày 05/5/2020 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị về giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; – Căn cứ Kế hoạch số 774/KH-UBND, ngày 06/5/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hà về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đông Hà; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong giám sát, nhằm kịp thời đưa chủ trương của Đảng, chính sách, giải pháp của Nhà nước, đặc biệt là thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ đảm bảo thực hiện hiệu quả, đúng đối tượng, công bằng, chính xác và kịp thời, góp phần an sinh xã hội; đồng thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi trục lợi, vi phạm trong thực hiện chính sách. 2. Yêu cầu – Thực hiện công tác giám sát đi đôi với đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ cho các cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng Covid-19 theo Nghị quyết 42-NQ/CP của Chính phủ. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh với cấp ủy, chính quyền. – Phát huy vai trò giám sát trực tiếp của người dân ở địa bàn khu dân cư; nêu cao trách nhiệm của Ban công tác Mặt trận, phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên để triển khai hiệu quả công tác giám sát. – Công tác giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên phải bảo đảm tính khách quan, công tâm, trách nhiệm; đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, không công khai minh bạch và các biểu hiện lợi dụng, trục lợi chính sách. II. NỘI DUNG GIÁM SÁT 1. Giám sát việc hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương – Nội dung giám sát: Giám sát việc lập danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Bảng tổng hợp danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do người sử dụng lao động lập theo mẫu, có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận. – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành phố, nòng cốt là Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố giám sát. 2. Giám sát việc hỗ trợ hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu/năm (được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020), tạm ngừng kinh doanh từ 01/4/2020 – Nội dung giám sát: Việc lập danh sách các hộ kinh doanh đề nghị hỗ trợ do UBND phường lập được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp phường theo quy định và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Danh sách các hộ kinh doanh đề nghị hỗ trợ do UBND phường lập; đơn đề nghị hỗ trợ của hộ kinh doanh theo mẫu; bản sao đăng ký kinh doanh (nếu có). – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phường phối hợp công chức phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát. 3. Giám sát việc hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp – Nội dung giám sát: Giám sát việc lập danh sách người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước thời điểm 01/4/2020; danh sách người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ 01/4/2020 đến ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định do UBND phường lập và giám sát chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Bản tổng hợp danh sách do UBND phường lập đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước ngày 01/4/2020; đơn đề nghị của người lao động theo mẫu. – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phường phối hợp công chức phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát. 4. Giám sát việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm – Nội dung giám sát: Giám sát việc rà soát, lập danh sách người lao động bị mất việc làm đủ điều kiện hưởng hỗ trợ được niêm yết công khai tại các Nhà văn hóa khu phố và trụ sở UBND phường theo quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Đơn đề nghị trợ cấp (theo mẫu) của người lao động; danh sách người lao động bị mất việc làm đủ điều kiện hưởng hỗ trợ do Trưởng khu phố lập, có xác nhận của UBND phường; giấy chứng nhận tạm vắng do công an xã, phường, thị trấn nơi cá nhân tạm trú cấp (trong trường hợp là người địa phương đi làm việc ở các địa phương khác). – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phường phối hợp công chức phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát. 5. Giám sát việc hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng) trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4 năm 2020 (gọi tắt là người có công và gia đình chính sách) – Nội dung giám sát: Giám sát việc lập danh sách người có công và gia đình chính sách đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Danh sách người có công và gia đình chính sách do Phòng Lao động,Thương binh & Xã hội thành phố lập. – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành phố giám sát. 6. Đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; đối với các địa phương có ban hành chuẩn nghèo riêng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn nghèo của địa phương – Nội dung giám sát: Giám sát việc rà soát và lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31/12/2019 được niêm yết công khai tại các Nhà văn hóa khu phố và trụ sở UBND phường theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31/12/2020 đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận do UBND phường lập. – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phường phối hợp công chức phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát. 7. Giám sát việc hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội tháng 4 năm 2020 – Nội dung giám sát: Giám sát việc rà soát và lập danh sách đối tượng Bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP và việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng. – Hồ sơ giám sát gồm: Danh sách đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang sinh sống tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường lập và được niêm yết tại trụ sở UBND phường theo quy định. – Trách nhiệm giám sát: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành phố phối hợp Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát. III. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN GIÁM SÁT 1. Giám sát tại thời điểm: Lập danh sách các đối tượng được hưởng chính sau khi hoàn tất việc chi trả kinh phí để nắm bắt tâm tư, dư luận của nhân dân về chính sách hỗ trợ. 2. Thời gian giám sát: Giám sát các nội dung (việc lập danh sách, niêm yết danh sách, chi trả hỗ trợ) trong suốt thời gian theo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm tra của Mặt trận thành phố đối với công tác giám sát của Mặt trận cấp dưới không quá 02 ngày, không làm ảnh hưởng đến thời gian phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. IV. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT 1. Giám sát của người dân ở khu dân cư trong việc rà soát, lập danh sách và niêm yết danh sách các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 42-NQ/CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ tại Nhà văn hóa khu phố, trụ sở UBND phường theo quy định. Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư phản ánh ngay những vướng mắc, bất cập (nếu có) với Chủ tịch UBND và Chủ tịch UBMT phường. 2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường chọn các nội dung và quyết định thành lập đoàn giám sát theo các nhóm đối tượng được hỗ trợ tại phần II. – Thành phần đoàn giám sát gồm: MTTQ Việt Nam, lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội phường. Mời công chức phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội cùng cấp tham gia. – Số lượng thành viên Đoàn giám sát: Không quá 7 người. – Trưởng đoàn giám sát là Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp. – Sau giám sát, trong vòng 03 ngày làm việc, đại diện đoàn giám sát cấp phường có báo cáo kết quả giám sát gửi cấp ủy, chính quyền cùng cấp và MTTQ thành phố. Trong trường hợp không thành lập đoàn giám sát, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận phường có trách nhiệm nắm bắt việc lập danh sách và chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng, đồng thời Ủy ban MTTQ Việt Nam báo cáo bằng văn bản cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Mặt trận thành phố về kết quả giám sát việc thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng. 3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả giám sát cấp phường. – Thành phần tham gia đoàn kiểm tra: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, đại diện lãnh đạo một số tổ chức chính trị – xã hội thành phố. Mời đại diện Thường trực HĐND thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố. – Số lượng: Không quá 10 người. – Nội dung kiểm tra: + Kế hoạch thực hiện giám sát. + Phân công nhiệm vụ giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên. + Nội dung và kết quả giám sát cụ thể. + Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức giám sát; những kiến nghị và đề xuất (nếu có). V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí báo cáo Thường trực Đảng ủy, thống nhất với UBND cùng cấp đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ này; để kịp thời triển khai nhiệm vụ, đề nghị chủ động kinh phí giám sát trong dự toán kinh phí được giao. 2. Đề nghị các tổ chức chính trị – xã hội thành phố hướng dẫn hệ thống tổ chức của mình chủ động kinh phí giám sát theo nhiệm vụ được phân công. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố – Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cấp phường triển khai các nội dung giám sát tại Mục II Hướng dẫn này. – Xây dựng kế hoạch, báo cáo Thường trực Thành ủy, phối hợp giám sát và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 42-NQ/CP tại các phường. 2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN các phường – Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội để thống nhất phân công nội dung giám sát theo mục II phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức. – Phát huy trách nhiệm của Ban công tác Mặt trận khu dân cư, phối hợp chặt chẽ với Trưởng khu phố trong công tác quản lý địa bàn và vận động nhân dân tham gia giám sát tại địa bàn. – Kết thúc đợt giám sát hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các phường báo cáo kết quả về Ban Thường trực UBMT thành phố (qua Ban Phong trào, Ban Dân chủ – Pháp luật, đồng thời gửi bản điện tử qua gmail: ubmtdh@gmail.com) chậm nhất 05 ngày sau khi kết thúc hỗ trợ theo Nghị quyết 42-NQ/CP của Chính phủ. 3. Đề nghị các tổ chức chính trị – xã hội thành phố có văn bản hướng dẫn các cấp trong hệ thống phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để triển khai nhiệm vụ. 4. Đề nghị Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo công chức phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội các phường phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời về việc triển khai chính sách hỗ trợ để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp thực hiện nhiệm vụ giám sát. Nơi nhận: – BTT UBMT tỉnh (B/c); – Thường trực Thành ủy (B/c);               TM. BAN THƯỜNG TRỰC – TT HĐND, UBND TP (P/h);                            CHỦ TỊCH – Ban Dận vận Thành ủy (P/h); – Phòng LĐ-TB&XH TP (P/h);                       (Đã ký) – Các đoàn thể CT-XH TP (P/h); – Đảng ủy, UBND 9 phường (P/h);                 Phạm Thị Thu Hà – UBMT 9 phường (T/h); – Lưu VP.

 

Tăng Cường Vai Trò Giám Sát Của Mttq Trong Thực Hiện Nghị Quyết 42 Của Chính Phủ

Ngày 9-5, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức đoàn giám sát thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung.

Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế tình hình rà soát, niêm yết danh sách và chi trả chính sách tại thôn 4, xã Quang Trung và phố 4, phường Phú Sơn (thị xã Bỉm Sơn); làng Trang Các, tiểu khu 6 thị trấn Hà Trung và thôn Ngọc Sương, xã Hà Bình (huyện Hà Trung).

Theo kết quả rà soát bước đầu, thị xã Bỉm Sơn có 3.596 người thuộc đối tượng có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo; huyện Hà Trung có 10.927 người có công với cách mạng, người bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo. Bắt đầu từ ngày 8-5, các địa phương đã tiến hành chi trả cho nhóm đối tượng này.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ, MTTQ thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời triển khai việc giám sát nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Hiện nay các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình rà soát đối tượng lao động tự do; đồng thời đề xuất Nhà nước có hỗ trợ cho đối tượng thanh niên xung phong, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm như nhóm đối tượng làm nghề cắt tóc, gội đầu, xây dựng, xe 4 bánh ngừng hoạt động.

Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của MTTQ thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung trong quá trình triển khai, cụ thể hóa các nội dung, chủ trương, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên trong thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ; đồng thời đề nghị MTTQ tiếp tục phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, động viên, phân tích để nhân dân chia sẻ khó khăn với Nhà nước, với tỉnh để những người dân không bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 tự nguyện nhường phần hỗ trợ này cho các đối tượng khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Các nội dung công việc tiếp theo, đề nghị MTTQ các địa phương xúc tiến theo kế hoạch, bảo đảm tiến độ, trong đó chú trọng dành thời gian cao điểm cho công tác chi trả. Trước mắt, thời gian từ nay đến ngày 14-5, tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình tại cơ sở để giải đáp, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của người dân; từ ngày 15-5 sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện tại các địa phương, đơn vị, bảo đảm để việc thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ bảo đảm công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời, đúng đối tượng.

Phan Nga

Ủy Ban Mttq Hà Tĩnh Thành Lập 2 Đoàn Giám Sát Thực Hiện Nghị Quyết 42 Của Chính Phủ

Chiều 27/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh đồng chủ trì hội nghị.

Theo đó, nguyên tắc thực hiện là hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, không đảm bảo mức sống tối thiểu; Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong đảm bảo đời sống cho người lao động.

Việc hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách; ưu tiên nguồn lực ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách đã được quy định tại nghị quyết.

Đại biểu các tỉnh, thành tham gia hội nghị trực tuyến bày tỏ băn khoăn trong việc xác định một số đối tượng hưởng trợ cấp. Khó khăn lớn nhất mà hầu hết các địa phương đang gặp phải trong vấn đề này là khó xác định, thống kê đối tượng người lao động theo các nhóm đã được quy định trong nghị quyết.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa chặt chẽ, kịp thời, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Đại biểu đề xuất trung ương có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để tạo thuận lợi cho địa phương trong quá trình triển khai, tránh việc trùng lặp, bỏ sót đối tượng thụ hưởng chính sách.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ lần này của Chính phủ là chưa từng có tiền lệ, thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người dân trong giai đoạn khó khăn. Do đó, cần được triển khai minh bạch, đúng đối tượng và kiên quyết xử lý những sai phạm trong quá trình thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phát huy vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên

Để góp phần thực hiện hiệu quả, kịp thời chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo an sinh xã hội, các ý kiến của đại biểu tại hội nghị đều thống nhất phải tăng cường vai trò giám sát của MTTQ và các thành viên.

Nội dung giám sát được chia thành 8 nhóm đối tượng sau: người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020; người lao động bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm; người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; hộ nghèo, cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động.

Để thực hiện được các nội dung giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp sẽ thành lập đoàn giám sát theo các nhóm đối tượng đã được quy định. Việc giám sát sẽ được thực hiện theo phương thức phát huy vai trò giám sát của người dân và trách nhiệm của ban công tác mặt trận khu dân cư; phối hợp chặt chẽ với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố trong quản lý địa bàn và vận động người dân tham gia công tác giám sát trên địa bàn.

Sau giám sát, đoàn giám sát các cấp phải báo cáo kết quả cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp và MTTQ cấp trên trực tiếp. Quá trình giám sát cần sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời của ngành LĐ-TB&XH.

Đồng thời, phát huy tối đa vai trò của đội ngũ cán bộ mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người dân nhưng tránh thất thoát, trục lợi chính sách.

Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Văn Hùng yêu cầu mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền việc thực hiện chính sách; chủ tịch ủy ban MTTQ các cấp chủ động đề xuất chính quyền địa phương tham gia giám sát ngay từ khâu lập danh sách để đảm bảo hiệu quả công tác giám sát.

Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ thành lập 2 đoàn giám sát theo 2 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội và người lao động với sự tham gia của cán bộ mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội.

Kiều Minh

Các tin đã đưa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mttq Tỉnh Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết 42/Nq trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!