Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Vấn Đề Về Ngữ Pháp Văn Bản Tiếng Việt (Tóm Tắt) mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lê Đình Tư
1. Tổng quan
1.1 Ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ học văn bản và văn bản học
Ngữ pháp văn bản ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của ngữ pháp trong phạm vi câu. Tuy nhiên, cách gọi tên bộ môn ngôn ngữ học này trong tiếng Việt có phần không chính xác, không phản ánh đúng quan niệm được chấp nhận trong ngôn ngữ học Âu châu, bởi vì thuật ngữ văn bản (text) của các ngôn ngữ Âu châu có thể gây ra sự hiểu nhầm trong tiếng Việt, nơi mà thuật ngữ này vẫn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn: ‘sản phẩm ngôn ngữ viết’ hay ‘ngôn phẩm viết’. Do vậy, cần phải hiểu từ ‘văn bản’ theo nghĩa rộng hơn. Ở đây thuật ngữ ‘ngữ pháp văn bản’ bao hàm việc nghiên cứu văn bản không chỉ với tư cách là loại ngôn phẩm viết, mà còn cả với tư cách là những ngôn phẩm nói có cấu trúc của những chỉnh thể trên câu. Như vậy, với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, ‘văn bản’ trong tiếng Việt từ nay cũng bao gồm cả những ngôn phẩm nói.
Ngữ pháp văn bản thường được dùng như là một thuật ngữ đồng nghĩa với ngôn ngữ học văn bản, tuy rằng ngôn ngữ học văn bản có phạm vi nghiên cứu rộng hơn, ví dụ như nó nghiên cứu cả những vấn đề siêu văn bản (hipertekst). Bên cạnh hai thuật ngữ tương đương này còn có một thuật ngữ khác dùng để chỉ một bộ môn khoa học khác nhưng đôi khi lại được dùng theo nghĩa giống như ngữ pháp văn bản, đó là văn bản học (tekstologia) (ví dụ: J. Bartmiński ). Tuy nhiên, theo cách hiểu của phần lớn các nhà ngôn ngữ học thì ‘ngữ pháp văn bản’ và ‘văn bản học’ là hai lĩnh vực khoa học khác nhau, vì quan tâm đến những vấn đề khác nhau: ‘văn bản học’ thường được dùng với nghĩa là ngành khoa học nghiên cứu các văn bản (chủ yếu là văn học) dưới góc độ so sánh nhằm tìm ra những thay đổi trong những văn bản đó. Mục đích chủ yếu của ‘văn bản học’ là phát hiện những chỗ sai sót hay khác biệt của các văn bản để xác định văn bản gốc và các dị bản, những chỗ sáng tạo trong văn bản, lai lịch của văn bản hoặc để phục vụ cho công việc biên tập.
1.2. Nghiên cứu ngữ pháp văn bản trên thế giới và ở Việt Nam Ngữ pháp văn bản phát triển thành một bộ môn nghiên cứu độc lập trải qua 4 giai đoạn:
(ii) Giai đoạn sơ khai: những năm 30 – 40 của thế kỷ XX. Đó là giai đoạn xuất hiện những công trình nghiên cứu văn bản ít nhiều có dịnh hướng ngôn ngữ học (ví dụ như của nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc Mathesius).
(iii) Giai đoạn tự khẳng định: những năm 50 – 60 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn hình thành và bổ sung các khái niệm cơ bản của ngữ pháp văn bản, xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu của nó. Trong giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các tung tâm nghiên cứu ở Tiệp Khắc hay ở Liên Xô (cũ). Ngoài ra, các ý kiến chuyên môn của những tên tuổi lớn trong ngôn ngữ học như L. Hjemslev hay H. Weinrich cũng đã góp phần làm cho ngữ pháp văn bản trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập.
(iv) Giai đoạn phát triển mạnh mẽ: từ những năm 70 đến nay. Ở giai đoạn này, ngữ pháp văn bản đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Người ta đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống khái niệm cơ bản, khẳng định văn bản là đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, ngữ pháp văn bản trong giai đoạn hiện tại không còn bị giới hạn trong việc nghiên cứu cấu trúc nội tại của văn bản mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu tới những đặc trưng hướng ngoại của nó. Xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các kiểu ứng xử và những đặc trưng xã hội hoặc văn hóa của con người, ví dụ: Trường phái Anh-Mỹ (Halliday, Hymes), các công trình nghiên cứu về ngữ dụng (Grice), hay phân tích hội thoại (Goffman, Jefferson).
Ở Việt Nam, nghiên cứu về ngữ pháp văn bản còn chưa có nhiều, tuy rằng cũng đã thu được những kết quả nhất định, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về tính liên kết (Kohezja) của văn bản (ví dụ: Trần Ngọc Thêm) và tính mạch lạc (Koherencja) văn bản (ví dụ: Diệp Quang Ban). Cũng đã có một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Đỗ Hữu Châu) bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu cấu trúc hướng ngoại của văn bản. Ngoài ra, có một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú) vẫn tiếp tục đường hướng nghiên cứu về phong cách của văn bản.
2. Khái niệm về văn bản và văn bản tiếng Việt
2.1 Một vài quan niệm về văn bản Thuật ngữ ‘văn bản’ trong các ngôn ngữ Ấn-Âu đều bắt nguồn từ chữ La-tinh ‘textus’ có nghĩa là ‘dây bện, vải’. Trong ngôn ngữ học, ‘văn bản’ đã được định nghĩa theo những cách khác nhau. Trên địa bàn tiếng Việt chẳng hạn, Đinh Trọng Lạc quan niệm: “Văn bản … là một thể thống nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất định”. Hữu Đạt thì cho rằng: “Văn bản là một tập hợp các câu (hay phát ngôn) được kết hợp với nhau theo một phương thức nhất định đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin có hiệu quả và chính xác.” Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm có phần đơn giản hơn: Văn bản là chỉnh thể thống nhất và trọn vẹn về nội dung và hình thức. Nhưng ông cũng khẳng định thêm: “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu–phần từ, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy.”. Hiện nay, trong tiếng Việt, ‘văn bản’ được quan niệm là đơn vị cao nhất của ngôn ngữ. Đó là một chỉnh thể gồm một hay nhiều đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau để thể hiện một nội dung hoàn chỉnh chung.
2.2 Các bình diện của văn bản Văn bản là một chỉnh thể, trong đó có thể phân biệt ba bình diện:
(i) Bình diện ngữ kết (hay cấu tạo hình thức)
(ii) Bình diện ngữ nghĩa (hay cấu tạo nội dung)
(iii) Bình diện ngữ dụng
(còn nữa) ___________________________________________________
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Trao Đổi Một Số Vấn Đề Về Văn Bản Ủy Quyền
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Khi cá nhân, pháp nhân có yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sư, nếu cá nhân, pháp nhân không tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án thì họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, giữa đương sự với người đại diện theo ủy quyền phải xác lập văn bản ủy quyền. Vậy, văn bản ủy quyền này có được lập tại Tòa án nơi đương sự yêu cầu giải quyết vụ án hay không? Trong phạm vi bài này, người viết xin đề cập một số vấn đề về văn bản ủy quyền và địa điểm xác lập văn bản ủy quyền.
Để giải quyết một vụ án dân sự cần có sự tham gia của các đương sự với tư cách tham gia tố tụng khác nhau. Đương sự hoặc người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính người đó, cũng như việc làm rõ sự thật của vụ án. Trong thực tiễn có những vụ án dân sự do chính đương sự tham gia hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ án dân sự nào, người tham gia tố tụng cũng có quyền ủy quyền cho người khác. Chẳng hạn như đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích là người đại diện.
Văn bản ủy quyền có thể là Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền. Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như Luật Công chứng năm 2006, Luật Công chứng năm 2014 không quy định về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, trên thực tế Giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và cũng được công chức, chứng thực như Hợp đồng ủy quyền. Sự khác biệt giữa hai loại văn bản này như thế nào và cả hai loại văn bản này được xác lập tại đâu? Tại tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân hay xác lập tại Tòa án? Đây là những vấn đề cần bàn luận.
Khi giao kết Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật phải có sự tham gia ký kết của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; ngược lại, Giấy ủy quyền thì không bắt buộc phải có hai bên xác lập Giấy ủy quyền, việc lập Giấy ủy quyền không đòi hỏi người có tên được ủy quyền phải đồng ý và không buộc người đó phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nội dung và hình thức của Giấy ủy quyền có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Như vậy, bản chất của giấy ủy quyền này chính là Hợp đồng ủy quyền. Chính vì lẽ đó, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập xong, người có tên được ủy quyền không thực hiện công việc theo Giấy ủy quyền thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu người có tên được ủy quyền phải thực hiện công việc theo giấy ủy quyền, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
Về thẩm quyền công chứng, chứng thực Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào quy định tập trung về các văn bản ủy quyền phải công chứng, chứng thực, mà các văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực hay không sẽ được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Theo Luật công chứng quy định thì Hợp đồng ủy quyền do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, còn Giấy ủy quyền có thể do Ủy ban nhân dân chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đó. Tuy nhiên, khoản 6 Điều 272 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: “Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm”. Với quy định này, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định đối với trường hợp kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thì văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền được lập tại Tòa án. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu các đương sự có mặt tại Tòa án và có yêu cầu Tòa án xác nhận văn bản ủy quyền thì luật không có quy định; như vậy, người ủy quyền phải đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để lập văn bản ủy quyền, quy định này gây khó khăn và phiền hà về thủ tục hành chính.
Trong thực tiễn, nếu đương sự ủy quyền cho người đại diện ủy quyền kháng cáo quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và văn bản này được lập tại Tòa án thì sau khi Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy việc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng, cấp phúc thẩm hủy quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án về cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung; sau khi hồ sơ vụ án chuyển về cấp sơ thẩm giải quyết lại thì văn bản ủy quyền lập tại Tòa án không còn giá trị pháp lý, vậy đương sự phải tiếp tục đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để lập văn bản ủy quyền cho người đại diện ủy quyền tham gia tố tụng. Như vậy, thủ tục sẽ rườm rà, mất thời gian, chi phí cho đương sự.
Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo quan điểm của người viết cần có quy định theo hướng: văn bản ủy quyền tham gia tố tụng các vụ án dân sự được lập tại Tòa án hoặc ngoài Tòa án. Nếu văn bản ủy quyền tham gia tố tụng lập tại Tòa án phải có xác nhận của Thẩm phán thụ lý vụ án đó hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Để thực hiện được vấn đề này, cần có sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trong thực tiễn.
Một Số Vấn Đề Về Pháp Nhân Trong Tư Pháp Quốc Tế
1. Pháp nhân trong tư pháp quốc tế là gì
Trong thực tiễn tư pháp quốc tế được thành lập teo pháp luật của một nước nhất định, nói cách khác thì việc công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên, thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập thì nó được công nhận ở những nước khác.
Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài
Theo quy định khoản 5 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định cụ Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp nhân nước noài là pháp nhân được thành lập theo quy định theo pháp luật nước ngoài.
Quốc tịch của pháp nhân thể hiện môi quan hệ giữa pháp nhân và nhà nước là mối quan hệ pháp lý đặc biệt vững chắc giữa pháp nhân và nhà nước, đặc biệt ở chỗ hưởng tư cách pháp nhân ở một nước thì khi hoạt động ở nước ngoài thì pháp nhân sẽ được nhà nước mình bảo hộ về mặt ngoại giao. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân và thanh lý tài sản, giải quyết cấc vấn đề về tài sản. Trong các vấn đê này phải tuân theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.
Pháp luật của các nước đều có những nguyên tắc xác định tư cách pháp nhân, trong thực tiễn dựa vào một trong những dấu hiệu sau:
– Dựa theo trung tâm quản lý hành chính của pháp nhân. Ví dụ: Pháp, Đức, …
– Dựa theo nơi pháp nhân thành lập và đăng ký điều lệ của pháp nhân. Vi dụ: Anh, Mỹ, …
– Dựa vào nơi phân tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh,. Ví dụ: Ai Cập, Siria, …
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1, Điều 765 Bộ luật Dân sự năm 2005, quốc tịch của pháp nhân được xác định là nơi thành lập.
2. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nươc ngoài.
Khi hoạt động ở nước ngòa chịu sự điều chỉnh của pháp luật hai nước – mang tính song trùng pháp luật: pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của nươc sở tại nơi pháp nhân tiến hành các hoạt dộng sản xuất và kiinh doanh.
Việc cho pháp nhân nước ngoài vào hoạt động hay không, cho phép vào để tiến hành hoạt động gì, trong lĩnh vực nào, cho pháp nhân đó đucợ hưởng thêm những quyền gì, có nghĩa vụ gì là quyền của nước sở tại. Những vấn đề này được quyết định trong văn bản pháp luật quốc gia và những điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia ký kết.
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài được xây dựng trên cở sở đãi ngộ quốc dân, chế độ tối huệ quốc và chê độ đãi ngộ đặc biệt, việc áp dụng chê độ nào trong từng lĩnh vực cụ thể tùy theo pháp luật của nước sở tại và tùy theo điều ước quốc tế mà nước đó tham gia.
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam: xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế và Việt Nam tham gia. Theo khoản 1 Điều 765 Bộ luật Dân sự năm 2005, năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo nước nơi pháp nhân đó thành lập trừ trương hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Theo kết luận thì trường hợp pháp nhân xác lập thực hiện các giao dịch dân sự tại việt Nam thì năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của Việt Nam.
Hình thức hoạt động của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam:
– Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các biện pháp bảo đảm đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư, ngoài ra, các quyết định về thuế, tài chính, …
– Quy định về đặt chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định bởi luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việ Nam dưới hình thức thương mại và dịch vụ. Ví dụ: bảo hiểm, ngân hàng, …
3. Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế.
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia là chủ thể không tham gia thường xuyên vào những quan hệ đó trong đó còn có một số quan hệ mà quốc gia không thể tham gia.
xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, khi tham gia vào các mối quan hệ của tư pháp quốc tế quốc gia không thể đứng ngang hàng giữa cá nhân và pháp nhân mà quóc gia phải được hưởng quyền miên trừ tư pháp:
– Quyền miễn trừ xét xử: Theo quyền này, nếu như không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan tổ chức nào có quyền xét xử quốc gia ở nước ngoài.
– Quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia ở nước ngoài: Theo quyền này, nếu như không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan tổ chức nào có quyền bắt giữ tài sản của quốc gia để đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện hoặc để đảm bảo cho việc thi hành án sau nay.
– Quyền miễn trừ thi hành án: T heo quyền này , nếu như không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan tổ chức nào có quyền ép buộc quốc gia phải thi hành bản án bất lợi cho mình.
Việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ cả mình phả được ghi nhận một cách rõ ràng trong hợp đồng mà quốc gia quốc gia đại diện tham gia ký kết, trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế, trong điều ước quốc tế.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7, chi tiết xin lên hệ số: hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật – Công ty luật MInh Khuê
Giáo Án Ngữ Văn 11: Tóm Tắt Văn Bản Nghị Luận
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp hs:hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
Tóm tắt được văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản nghị luận văn học có độ dài khỏang 1500 chữ.
II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Hướng dẫn hs tóm tắt , sau đó gv rút ra cách tóm tắt vb nghị luận.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Bài :TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp hs:hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. Tóm tắt được văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản nghị luận văn học có độ dài khỏang 1500 chữ. II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Diễn giảng Hướng dẫn hs tóm tắt , sau đó gv rút ra cách tóm tắt vb nghị luận. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1/ Oån định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Bài mới : Văn bản nghị luận thường có dung lượng lớn , do vậy để thuận tiện cho việc học và nhớ văn bản , thì sau khi đọc , cần phải tóm tắt lại nd chính .Tiết học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta cách tóm tắt văn bản nghị luận . Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv:khi đọc 1 văn bản nghị luậndài chúng ta có thể kể lại y nguyên về các chi tiết được không? Không Như vậy để nhớ lại được nd chính của văn bản thì yêu cầu người đọc , người nghe phải làm gì? Tóm tắt văn bản Để có 1 vb tóm tắt trước đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, xúc tích thì khi tóm tắt cần phải thỏa mãn yêu cầu nào? Vì việc nhớ y nguyên vb dài là điều rất khó khăn và phức tạp khó thực hiện được .Do vậy người ta đã tìm ra cách để nhớ được văn bản dàinhưng không phải y nguyên mà chỉ tóm lược ý chính của nd.Vậy làm thế nào để tóm lược nd chính , chúng ta tìm hiểu ở phần tóm tắt. Nên tách phần đầu và phần cuối thành đọan văn riêng . Đặc biệt khi trình bày nên dùng những câu đơn hoặc câu ghép mở rộng Nên tách phần đầu và phần cuối thành đoạn văn riêng . Khi trình bày nên sử dụng câu đơn hoặc câu ghép mở rộng nhằm mở rộng tối đa lượng thông tin . Không nên sử dụng câu đặc biệt , cảm thán , mệnh lệnh , nghi vấn . Lưu ý lựa chọn phương tiện liên kết giữa cac câu cho phù hợp . 1/ vấn đề đưa ra bàn bạc (nghị luận) là gì ? Dựa vào đâu mà biết được điều đó ? 2/ Mục đích viết vb trên của nhà chí sĩ cách mạng PCT là gì? Phần nào trong vb thể hiện rõ nhất điều này ? Để dẫn người đọc thấy được mục đích trên , tác giả đã trình bày những luận điểm nào ? Tìm các luận cứ để làm sáng tỏ cho từng luận điểm của bài viết trên . a/Có lễ trên thế giới hiếm có một đất nước nào , vừa thật đa dạng , mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xia. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố : địa hình , khí hậu , thành phần dân tộc , đời sống con người , lịch sử văn hóa .( Ngô văn Doanh). b/ Bên cạch một XD nhà thơ , một XD văn xuôi , còn có một XD nghiên cứu , phê bình văn học .Cả về mặt này , thành tựu ông đạt được không kém phần bề thế , thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu , phê bình chuyên nghiệp ( Nguyễn Đăng Mạnh ). Đọc vb : Xin đừng lãng phí nước trang 119 sgk . Thực hiện các yêu cầu : a/ Xác định vấn đề và mục đích nghị luận . b/Tìm các luận điểm trong vb . Tóm tắt vb bằng ba câu . Nội dung trong phần tóm tắt đã bao quát đúng và đủ nd phần vb gốc chưa ? Đọc lại bài "Một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh , và thực hiện các yêu câu : b/Mục đích của vấn đề nghị luận ? Tìm bố cục vb . I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC TÓM TẮT VB NGHỊ LUẬN : 1/ Mục đích : Tóm tắt vb nghị luận , là trình bày lại vb đó một cách ngắn gọn , theo một mục đích đã được định trước .Do vậy vb tóm tắt thường ngắn hơn vb gốc .Muốn vậy chỉ giữ lại những thông tin , những luận điểm phục vụ cho mục đích tóm tắt , lược bỏ những thông tin phụ . Việc tóm tắt vb có nhiều mục đích khác nhau : + Sử dụng làm tài liệu để biện minh cho các quan điểm ý kiến , mà không làm tăng quá mức dung lượng vb . + Thu thập ghi chép tư liệu cho bản thân để có thể sử dụng khi cần thiết . + Luyện tập năng lực đọc hiểu , năng lực tóm lược vb . 2/ Yêu cầu : Phải phản ánh một cách trung thành tư tưởng và luận điểm của vb gốc . Nêu ngắn gọn súc tích . Diễn đạt trong sáng , chặt chẽ , mạch lạc . II/ CÁCH TÓM TẮT VB NGHỊ LUẬN : 1/ Đọc tìm hiểu nd , kết cấu vb gốc . Xác định ý lớn của vb . Căn cứ vào phần mở bài Xác định các ý chính , luận điểm của các đoạn văn Tìm các luận cứ để triển khai luận điểm . Tìm nội dung khái quát phần kết bài . 2/ Viết văn bản tóm tắt : Viết nhan đề vb bằng hình thức đặc biệt :viết vào chính giữa trang bằng chữ in hoa . Lần lượt mở bài , thân bài , kết bài . Khi viết phải nên sử dụng câu đủ thành phần . 3/ Kiểm tra hoàn chỉnh vb tóm tắt : đọc lại vb tóm tắt , đối chiếu với yêu cầu , mục đích của vb nói chung và vb tóm tắt để bổ sung , sửa chữa , nhằm hoàn thiện vb tóm tắt . III/ LUYỆN TẬP : Đọc vb về luân lí xh ở nước ta của PCT và trả lời các câu hỏi : 1/ vấn đề đưa ra bàn lụân là nền luân lí xh ở nước ta đang trong tình trạng kém phát triển , dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối xh lúc bấy giờ . Cách lập luận của tác giả và những luận điểm trong đoạn trích đã cho chúng ta biết điều này . 2/ "Về luân lí xh ở nước ta" là một bài văn chính luận mẫu mực của nhà chí sĩ yêu nước PCT , thông qua bài này , tác giả đã thể hiện được dũng khí của một người yêu nước : + Đề cao tư tưởng tiến bộ . + Vạch trần thực trạng đen tối của xh . + Hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước . Có thể phát hiện ra vấn đề cần nghị luận này trong phần mở bài , đặc biệt là phần kết của đoạn trích , cũng chư ý khái quát của các đoạn văn trong phần thân bài . 3/ Để cho người đọc thấy được chủ đích của mình , tác giả PCT đã đưa ra nhiều luận điểm để minh chứng cho điều đó : khác với Aâu châu , daân VN không có đoàn thể , không có luân lí . vua quan từ lớn đến nhỏ chỉ là những người hám danh , hám lợi . Cần truyền bá cho dân VN thấy được vai trò của đoàn thể , để biết đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng . 4/ Để làm sáng tỏ cho các luận điểm , tác giả PCT đã đưa ra rất nhiều luận cứ : để làm nổi bật tình trạng đen tối cảu xh VN :tác giả đã nêu các luận cứ đối lập giữa VN và Aâu châu . Chỉ ra thực trạng xh VN đen tối về luân lí : + lũ vua quan phản động , thối nát tòm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân , thi hành chính sách ngu dân , để dễ bề cai trị . + Bọn xâu đua nhau tìm mọi cách : nào chạy ngược , nào chạy xuôi để được ra làm quan, đặng ngồi trên , đặng ăn trước , đặng hống hách thì mới thôi. + Dân không có đoàn thể , không biết đoàn kết đtr đòi quyền lợi chính đáng cho mình . 5/ Viết vb tóm tắt dựa thero nd đã tìm hiểu : Luyện tập : Tiết 1 : Bài 1 : a/ Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi a b/ Xuân Diệu nhà nghiên cứu phê bình vh. Bài tập 2 : a/ Vấn đề nghị luận : Sự lãng phí nước sạch . Mục đích nghị luận : không nên lãng phí nước , hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quí giá . b/ Các luận điểm : -Nươc 1là tài sản thường bị hủy hoại lãng phí nhiều nhất . - Dân số tăng nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu. - Một số quốc gia hiện d89ang thiếu nước , cò sự tranh chấp về nguồn nước , tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng . c/ Nhiều quốc gia hiện đang không có nguồn nước ,nhiều nơi xẩy ra tranh chấp nguồn nước . Dân số đang tăng nhanh , công nnghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm , và nâhn loại sẽ thiếu nước trầm trọng . Hãy bảo vệ nguồn nước , giữ gìn cho chúng ta và cho thế hệ mai sau . Tiết 2 : Bài 1 : Đọc kĩ về vab "Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay"của Huy Cận , đối chiếu với nd cần tóm tắt để phát hiện nd còn thiếu . nd thiếu : thơ mới đã đổi mới sự thể hiện cảm xúc , góp phần vào sự phát triển TV . Bài tập 2: Đọc thật kĩ bài " một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh , bài giảng của thầy cô để thực hiện yêu cầu nêu ra trong học tập . a/ Vấn đề nghị luận : Tinh Thần thơ mới . b/ Mục đích của nghị luận : khắc hạo tinh thần thơ mới , là sự cách tân về thơ , từ "cái ta" , chuyển sang "cái tôi" đầy màu sắc cá nhân ., là tình yêu tha thiết TV . Bố cục của vb trích : + Phần mở bài : câu đầu ( Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn : tinh thần thơ mới ) + Thân bài :Cái khó trong việc toìm ra tinh thần thơ mới , và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có . Những biểu hiện của cái tôi cá nâhn trong thơ mới , "cái tôi" buồn , bế tắc , nhưng khao khát với cuộc sống , với con người . Tình yêu lòng say mê , nâng niu đối với TV . + Phần kết bài :nhấn mạnh tinh thần thơ mới . Dặn dò : Về nhà xem lại nd bài học , và xem trước bài ôn tập TV .Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Vấn Đề Về Ngữ Pháp Văn Bản Tiếng Việt (Tóm Tắt) trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!