Đề Xuất 6/2023 # Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xác Định Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Cấp Tỉnh # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xác Định Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Cấp Tỉnh # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xác Định Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Cấp Tỉnh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), có thể thấy văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của CQCT là văn bản do Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức do luật định; trong đó có chứa quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương, được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương. Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định hình thức ban hành văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh là nghị quyết, UBND cấp tỉnh là quyết định. 

    Để xác định thẩm quyền về nội dung, căn cứ Điều 27, 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định về các vấn đề: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; 4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định về các vấn đề: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; 3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

    Thứ nhất, xác định trường hợp ban hành văn bản quy định chi tiết

    Theo khoản 1 Điều 27 và khoản 1 Điều 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì HĐND và UBND cấp tỉnh đều có thẩm quyền ban hành văn bản để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc xác định thế nào là văn bản quy định chi tiết hay hướng dẫn việc xác định nội dung “được giao” trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên là như thế nào, trong khi đó một số quy định ở văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực chuyên ngành chưa thể hiện rõ ràng, cụ thể nội dung giao cho CQCT quy định chi tiết. Chẳng hạn như, tại khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: “7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương”.

    Việc Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 phải thông qua hình thức bằng văn bản. Văn bản này có phải là văn bản quy định chi tiết khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 hay không, thực tiễn triển khai quy định này chưa có sự thống nhất[1].

    Hay như tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020, quy định:

    “11. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:

    Điều 18a. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình

    1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quy chuẩn kỹ thuật, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

    2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

    3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.

    4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.”

    Theo quy định này thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 giao cho UBND các cấp (bao gồm: UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã) ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 18a Luật Phòng, chống thiên tai. Như vậy, trường hợp này văn bản quy định cụ thể do UBND các cấp ban hành có phải là văn bản quy định chi tiết văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên hay không và việc phân định phạm vi điều chỉnh (hay còn gọi là phạm vi quy định chi tiết) trong văn bản của từng cấp được xác định như thế nào? Nghĩa là UBND cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể, chi tiết nội dung nào, UBND cấp huyện sẽ quy định cụ thể, chi tiết nội dung nào và UBND cấp xã sẽ quy định chi tiết, cụ thể nội dung nào để đảm bảo việc ban hành văn bản quy định chi tiết của UBND các cấp tuân thủ, phù hợp với nội dung giao quy định chi tiết và quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 11 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.

    Thứ hai, trường hợp nào thì CQCT ban hành văn bản QPPL quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Để xác định thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của CQCT trong trường hợp này, trước hết cần xác định rõ thế nào là “chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”; Việc xác định một nội dung, quy định nào đó có phải là chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được dựa trên những tiêu chí nào, do cơ quan/người có thẩm quyền nào xác định. Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên là những văn bản, quy định mang tính “bất biến” trong khi đó tình hình thực tế của mỗi địa phương lại có tính “vạn biến”. Để Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được đảm bảo thi hành ở các địa phương thì các địa phương có thể có những chính sách, biện pháp giống nhau nhưng các địa phương cũng có thể có những chính sách, biện pháp khác nhau để đảm bảo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được đảm bảo thi hành ở địa phương mình một cách hiệu quả, thống nhất và phù hợp nhất.

    Thứ ba, trường hợp nào ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương tại khoản 3 Điều 27 và trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tại khoản 3 Điều 28. Tương tự như khó khăn, vướng mắc thứ hai đã nêu ở trên, việc xác định trường hợp nào ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương tại khoản 3 Điều 27 và trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tại khoản 3 Điều 28 còn lúng túng.

    Đồng thời, việc phân biệt trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại khoản 2 Điều 27, khoản 2 Điều 28 với trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương tại khoản 3 Điều 27; trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện  phát triển kinh tế – xã hội của địa phương tại khoản 4 Điều 27 và trường hợp ban hành văn bản QPPL quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tại khoản 3 Điều 28 hiện nay vẫn còn khó xác định.

    Thứ tư, xác định trường hợp nào thì CQCT được ban hành văn bản QPPL có chứa quy định về thủ tục hành chính Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định hành vi bị nghiêm cấm: “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này”.

    Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính 

    1. Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    2. Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:

    a) Tên thủ tục hành chính;

    b) Trình tự thực hiện;

    c) Cách thức thực hiện;

    d) Thành phần, số lượng hồ sơ;

    đ) Thời hạn giải quyết;

    e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

    g) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

    h) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

    3. Khi được luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP[2] thì thủ tục hành chính (TTHC) sẽ gồm các bộ phận hợp thành và một TTHC chỉ hoàn chỉnh khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản theo quy định. Như vậy, một trong các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC vẫn chỉ là bộ phận tạo thành TTHC chứ không được xem là một TTHC. Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 là hành vi quy định TTHC, nghĩa là hành vi quy định đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP hay chỉ cần quy định một trong các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC.

    Việc tuân thủ quy định về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của CQCT là yếu tố chứng minh tính hợp pháp của văn bản và là yêu cầu để văn bản có thể phát huy hiệu lực pháp lý. Dưới góc độ tổ chức nhà nước, việc tuân thủ quy định về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của CQCT còn là minh chứng cho kỷ luật và kỷ cương hành chính, thể hiện tính pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước. Quá trình nghiên cứu và thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020, nhận thấy để việc thi hành Luật hiệu quả, đồng bộ, thống nhất hơn nữa thì các cấp có thẩm quyền cần phải tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu để hoàn chỉnh Luật Ban hành văn bản QPPL, đảm bảo các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL rõ ràng, cụ thể, thuận lợi trong quá trình thực hiện…

 

Lương Thảo 

                                                     (Bộ Tư pháp)

    [1] Nghị quyết số 288/2020/NQ-HĐND ngày 13/3/2020 của HĐND thành phố Đà Nẵng về việc giao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm C, Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của HĐND tỉnh An Giang giao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương do cấp tỉnh quản lý,…; Nghị quyết số 304/NQ-HĐND ngày 03/4/2020 của HĐND tỉnh Kiên Giang giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư một số dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Nghị quyết số 234/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh Gia Lai về giao cho UBND quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh;…

    [2] Đã được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định: 48/2013/NĐ-CP; 150/2016/NĐ-CP và 92/2017/NĐ-CP. 

Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Thẩm Quyền Của Tòa Án Đối Với Quyết Định Cá Biệt Của Cơ Quan, Tổ Chức

CHU THỊ THU HIỀN & THS. TRẦN MẠNH HÙNG

Về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khác, trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời, tại Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định: “Khi xét xử vụ án dân sự, Toà án có quyền huỷ quyết định rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Toà án có nhiệm vụ giải quyết”.

Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã bãi bỏ quy định này. Sau 7 năm thực hiện Bộ Luật tố tụng dân sự, thực tế việc giải quyết vụ việc dân sự tại các Tòa án cho thấy nhiều trường hợp khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án xét thấy có các quyết định cá biệt của các cơ quan, tổ chức rõ ràng là trái pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án và đương sự có yêu cầu hủy bỏ quyết định đó; nhưng vì Bộ luật tố tụng dân sự không quy định thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt trong vụ án dân sự nên Tòa án không thể hủy các quyết định cá biệt này. Đương sự muốn Tòa án hủy quyết định cá biệt đó lại phải tiến hành các thủ tục để khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như gây tốn kém về thời gian và tiền của cũng như công sức đối với các đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, để khắc phục hạn chế này, khi tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, nhà làm luật đã bổ sung Điều 32a quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:

Ví dụ: Trong vụ án dân sự về tranh chấp đất đai giữa ông A và ông B. Ông A khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu ông B phải trả lại ông A thửa đất X. Qúa trình giải quyết vụ án, ông B xuất trình Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất X cho ông B. Tuy nhiên, với những chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, Tòa án có đủ cơ sở pháp lý khẳng định Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi của ông A và Tòa án xét thấy yêu cầu khởi kiện của ông A là có căn cứ pháp luật.

Vấn đề đặt ra ở đây là Tòa án sẽ phán quyết thế nào nếu như trong vụ án dân sự trên, ông A không yêu cầu Tòa án hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, Tòa án có quyền hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B hay không?

Nếu như cho rằng Tòa án chỉ có quyền hủy quyết định cá biệt khi đương sự có yêu cầu thì trong vụ án dân sự nêu trên, Tòa án sẽ không có quyền hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B. Việc Tòa án hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B là vi phạm tố tụng vì vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự.

Ngược lại, nếu như cho rằng việc hủy quyết định cá biệt vừa là quyền vừa là nghĩa vụ tố tụng của Tòa án khi giải quyết vụ án dân sự thì chỉ cần Tòa án phát hiện ra quyết định cá biệt đó rõ ràng trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án là Tòa án sẽ phải hủy quyết định cá biệt đó, mà không nhất thiết phải có yêu cầu của đương sự. Nếu theo quan điểm này thì trong vụ án dân sự trên, mặc dù ông A không có yêu cầu, nhưng Tòa án vẫn có quyền và nghĩa vụ hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B. Việc Tòa án không hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận đã cấp cho ông B là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Do đó, theo chúng tôi, dự thảo Thông tư liên tịch cần hướng dẫn theo hướng quy định”Đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật” là một trong những căn cứ bắt buộc để hủy quyết định cá biệt. Theo đó, trong vụ án dân sự, trường hợp đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt, mà trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án xét thấy quyết định cá biệt đó rõ ràng trái pháp luật và xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án phải hủy quyết định cá biệt đó. Còn nếu mặc dù xét thấy quyết định cá biệt đó rõ ràng trái pháp luật và xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng đương sự không có yêu cầu hủy quyết định cá biệt thì Tòa án không có quyền hủy quyết định cá biệt này. Trường hợp này, khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật thì cơ quan hành chính Nhà nước sẽ căn cứ vào quyết định của bản án để ra quyết định hủy hoặc sửa quyết định cá biệt đó cho phù hợp pháp luật, hoặc đương sự sẽ khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cá biệt đó theo thủ tục tố tụng hành chính tùy theo ý chí của họ.

2. Về vấn đề trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ráng trái pháp luật có đặt ra hay không?

Yêu cầu hủy quyết định cá biệt có phải là yêu cầu độc lập của đương sự trong vụ án dân sự hay không? Nếu xác định yêu cầu này là yêu cầu độc lập của đương sự thì có cần xem xét và xử lý vấn đề tiền tạm ứng án phí với yêu cầu này như thế nào?

Chúng tôi cho rằng, yêu cầu hủy quyết định cá biệt về thực chất là việc khởi kiện quyết định hành chính, nên cần coi đây là yêu cầu độc lập, vì vậy cần xác định trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí và tiền án phí của đương sự giống như quy định trong Luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, hiện nay Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 đang có hiệu lực pháp luật không quy định vấn đề tiền án phí, tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ án dân sự. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định tiền án phí, tạm ứng án phí khi đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ án dân sự khi sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

3. Về vấn đề thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định tại Điều 104 Luật tố tụng hành chính và ngắn hơn thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Do vậy, nếu như quy định việc yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ án dân sự phải tuân thủ quy định của Luật tố tụng hành chính về thời hiệu khởi kiện, thì trong nhiều trường hợp đương sự sẽ không có quyền yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật trong vụ án dân sự. Khi đó, quy định tại Điều 32a Bộ luật tố tụng dân sự về quyền yêu cầu của đương sự hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật và Thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt khi đương sự có yêu cầu sẽ không còn ý nghĩa. Do vậy, chúng tôi nhất trí với quan điểm là khi xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án không căn cứ vào thời hiệu khởi kiện quy định pháp luật tố tụng hành chính.

Cơ Quan Nào Có Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Pháp Luật?

Ngày đăng: 16/11/2014 02:46

Trên thế giới chỉ có một số nước quy định về khái niệm văn bản pháp luật (VBPL), trong đó đưa ra 3 tiêu chí xác định: VBPL là văn bản chứa đựng quy tắc chung; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thông qua; có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần. Đa số các nước quy định hình thức VBPL tương đối đơn giản. Đối với VBPL do cơ quan nhà nước ban hành hầu như các nước chỉ quy định từ 3 đến 4 hình thức văn bản như Hiến pháp, luật, nghị định hoặc quy chế, quy tắc, nếu có thông tư thì chỉ có tính chất hướng dẫn, ít đặt ra các quy phạm mới. Địa phương cũng chỉ ban hành 1 đến 2 hình thức văn bản.

Tại bất cứ quốc gia nào, Nghị viện/Quốc hội, cơ quan đại diện của nhân dân cũng là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Cơ quan hành pháp được ủy quyền ban hành văn bản pháp luật đối với một số lĩnh vực nhất định hoặc được ủy quyền ban hành văn bản trong từng luật cụ thể (Canada, Trung Quốc, Lào…). Rất nhiều nước quy định thẩm quyền ban hành văn bản của chính quyền địa phương (Kyrgyzstan, Lào, Trung Quốc…), thậm chí trao thẩm quyền ban hành văn bản cho đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt (Trung Quốc).

Ở hầu hết các quốc gia, nhiệm vụ chính của cơ quan lập pháp là thẩm tra, xem xét và thông qua luật. Hầu hết các luật được Quốc hội thông qua đều do cơ quan hành pháp trình, thường là do chính Bộ trưởng chịu trách nhiệm soạn thảo sẽ trình. Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật. Ở các nước có Thượng viện và Hạ viện, dự thảo luật phải được cả hai viện đồng ý thông qua trước khi gửi nguyên thủ quốc gia ký.

Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng trình dự luật ra Nghị viện và chịu trách nhiệm đối với dự luật. Các Bộ trưởng sẽ bảo trợ cho dự án luật được thông qua trong từng công đoạn của quy trình lập pháp tại Nghị viện. Các bộ đồng thời được ủy quyền trong từng luật về thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn luật và chịu trách nhiệm thực thi các đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Nhiều nước quy định Chính phủ được ủy quyền ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật và tổ chức thi hành pháp luật. Với vai trò là cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp ngoài việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật còn có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, quy chế) để tổ chức việc thi hành luật. Các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ chỉ là văn bản hướng dẫn để chấp hành và thi hành luật nên phải căn cứ vào Luật và nội dung quy định phải trong phạm vi luật cho phép. Các văn bản này tồn tại vì nội dung của luật trong nhiều trường hợp không thể quy định chi tiết bởi chúng đòi hỏi những chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn khả năng của cơ quan lập pháp. Một số nước quy định Chính phủ được ban hành văn bản dưới luật về những vấn đề chưa được pháp luật quy định, nhưng sau một thời gian kiểm nghiệm trong thực tế phải nâng lên thành luật.

Rất nhiều quốc gia quy định về việc ủy quyền lập pháp cho nhánh hành pháp. Trong đó, điển hình là Hiến pháp của Cộng hòa Pháp quy định rõ các nội dung thuộc thẩm quyền ban hành luật của Quốc hội. Sự tách biệt giữa quyền lập pháp và quyền lập quy được thể hiện rõ trong Hiến pháp. Theo tinh thần này, quyền lập quy không được xem là quyền phái sinh từ quyền lập pháp mà được xem là loại quyền năng riêng của Chính phủ trong việc đặt ra pháp luật để điều chỉnh các vấn đề, các nội dung nằm ngoài phạm vi ban hành luật của Quốc hội (nằm ngoài quyền lập pháp).

Theo: daibieunhandan.vn

Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Của Đảng

– Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII),

– Xét đề nghị của Văn phòng Trung ương Đảng,

Điều 1: Ban hành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng (văn bản kèm theo).

Điều 2: Giao cho Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện thống nhất Quy định này trong hệ thống cơ quan Đảng.

Điều 3: Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 31-QĐ/TW

ngày 01 tháng 10 năm 1997 của Bộ Chính trị )

Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng, do cấp uỷ, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương.

Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, phù hợp về thể loại và đúng về thể thức.

Văn bản của Đảng chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ quan đã ban hành, hoặc bằng văn bản của cơ quan Đảng cấp trên có thẩm quyền.

II- THỂ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.

Các thể loại văn bản của Đảng gồm:

Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.

Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức Đảng.

Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định.

Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.

Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.

Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.

Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.

Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị … của cấp uỷ, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp uỷ hoặc của cơ quan Đảng cấp trên.

Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.

Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng.

Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.

Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.

Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.

Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm.

Chương trình là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian nhất định.

Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.

Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các giấy tờ hành chính sau đây:

2- Giấy chứng nhận ( hoặc giấy xác nhận, thẻ chứng nhận),

III- THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN

1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành :

Điều 7: Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành :

1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành :

1- Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, các đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương và các đảng uỷ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .

2- Các đảng uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.

3- Các đảng uỷ trực thuộc huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.

Điều 13:Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan đảng tuỳ tình hình được ban hành các thể loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và các giấy tờ hành chính được nêu tại điều 5 của bản quy định này.

IV – THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Thể thức văn bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.

Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:

2- Tên cơ quan ban hành văn bản,

3- Số và ký hiệu văn bản,

4- Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản,

5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản,

6- Phần nội dung văn bản,

7- Chữ ký, thể thức để ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,

8- Nơi nhận văn bản.

Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại điều 15, đối với từng văn bản cụ thể, tuỳ theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:

1- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật)

2- Dấu chỉ mức độ khẩn ( khẩn, thượng khẩn, hoả tốc hẹn giờ),

3- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.

Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.

1- Bản chính là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan ban hành.

2- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao

Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải đảm bảo đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây:

– Tên cơ quan sao văn bản,

– Địa điểm và ngày, tháng, năm sao văn bản,

– Chức vụ và chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao,

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Chính trị số 31-QĐ/TW, ngày 01-10-1997 và Quyết định của Ban Bí thư số 91-QĐ/TW ngày 16-02-2004, cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp (đại hội Đảng và cấp ủy các cấp), các tổ chức, cơ quan Đảng từ Trung ương đến chi bộ có quyền ban hành các loại văn bản như sau: I. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp trung ương 1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành: – Đại hội: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi. – Đoàn Chủ tich: Thông báo, báo cáo. – Đoàn thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo. 3- Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 4- Ban Bí thư ban hành: Quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, thông báo, báo cáo. II. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là cấp tỉnh). 1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành: – Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. III. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện). 1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành: – Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. IV. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở và chi bộ 1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành: – Đại hội: Nghị quyết. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu): Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo cáo. 4- Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở ban hành: – Đại hội: Nghị quyết. – Chi bộ, đảng ủy bộ phận: Nghị quyết, báo cáo. V. Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quy định của Trung ương 1- Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, các đảng ủy khối các cơ quan trung ương và các đảng bộ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2- Các đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện. 3- Các đảng ủy trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy (trực thuộc tỉnh) được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở. VI. Các cơ quan tham mưu giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… hoạt động có thời hạn của cấp ủy các cấp (gọi chung cơ quan đảng). 1- Các cơ quan đảng (và liên cơ quan) các cấp ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. 2- Ban Cán sự Đảng ngoài nước khi thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên đối với các đảng bộ, chi bộ hoạt động ở nước ngoài được ban hành văn bản như một cấp ủy cấp trên cơ sở. VII. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn thông báo, báo cáo. Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, đại hội đảng bộ các cấp (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký) được ban hành các thể loại văn bản như: chương trình, công văn, biên bản; các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên. So sánh với các thể loại văn bản của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng có thể loại thông tri tương tự như thể loại thông tư, hoặc kết luận mà các cơ quan nhà nước không có thể loại văn bản này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Xác Định Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Chính Quyền Cấp Tỉnh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!