Đề Xuất 6/2023 # Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Tỉnh # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Tỉnh # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Tỉnh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong quá trình hoạt động, với cơ cấu Trưởng các Ban là Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh đã kết hợp giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh. Có thể thấy, ban hành nghị quyết chính là việc thực hiện chức năng quyết định và xem xét các nghị quyết đó được thi hành như thế nào chính là việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh. Việc thực hiện chức năng giám sát ở đây có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thực hiện các vấn đề do HĐND cấp tỉnh đã quyết nghị, trong đó có các cơ chế, chính sách do HĐND tỉnh ban hành, đồng thời thông qua quá trình giám sát còn để xem xét các vấn đề HĐND đã quyết nghị, xem nội dung cơ chế, chính sách đã được quyết định đó có phù hợp với thực tiễn không, có đi vào cuộc sống không, từ đó xác định được hiệu lực, hiệu quả của nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành, xác định tính đúng đắn trong quyết sách của HĐND tỉnh.

Giám sát trực tiếp tại cơ sở của đại biểu HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII (xã Tân Thành, huyện Hàm Yên). Ảnh Thủy Châu

Tại tỉnh ta, từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành 90 nghị quyết, trong đó có 38 nghị quyết quy phạm pháp luật.

Thực hiện theo đúng quy định của luật và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, hoạt động giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh được HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các tổ đại biểu HĐND tỉnh thực hiện thông qua hoạt động khảo sát, giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, qua hoạt động tiếp công dân và tiếp xúc cử tri. Kết quả giám sát được phản ánh, xem xét, kiến nghị tại các phiên họp của Thường trực HĐND, các kỳ họp HĐND, trong các báo cáo giám sát, thẩm tra của Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh. Qua giám sát cho thấy:

– Qua việc giám sát thực tế, bằng việc lắng nghe, nắm bắt các ý kiến phản ánh từ cơ sở, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh đã phát hiện kịp thời những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai nghị quyết, từ đó xem xét, điều chỉnh đảm bảo phù hợp, linh hoạt để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.

– Thông qua việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã được quy định tại các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành đã tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao; hỗ trợ, góp phần tạo điều kiện cho người dân trong phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động về giáo dục – đào tạo, y tế; chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, ổn định chính trị, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển, đổi mới trên địa bàn toàn tỉnh (triển khai Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, việc kiên cố hóa kênh mương bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn đã giúp cho việc xây dựng kênh mương nội đồng dễ dàng, nhanh chóng, tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp được thuận lợi, là điều kiện để tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng; bê tông hóa đường giao thông nội đồng giúp cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa nhân dân làm ra được thuận lợi hơn, thương lái đến tận nơi thu mua sản phẩm, tiết kiệm chi phí cho người dân; tạo thuận lợi hơn, bền vững hơn trong phát triển kinh tế – xã hội).

Tuy nhiên qua giám sát cũng nhận thấy:

– Việc triển khai thực hiện nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

+ Việc ban hành văn bản của UBND tỉnh để triển khai thực hiện một số nghị quyết còn chưa kịp thời (Chẳng hạn như triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018 – 2021, ngày 16/11/2017 – sau gần 4 tháng liên Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành văn bản số 2325/HDLN-NN-TC-KHĐT hướng dẫn trình tự, hồ sơ, thủ tục thực hiện).

+ Việc triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách đã được ban hành tại nghị quyết của HĐND tỉnh còn chậm, chưa thực sự hiệu quả như: chính sách khuyến khích phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên cạn (ban hành tại Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của HĐND tỉnh); việc thu hút nhân lực ngành Y tế (theo Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND tỉnh về chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ sau đại học, giai đoạn 2017 – 2021).

– Có nội dung trong nghị quyết qua quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ bất cập như quy định “tự đảm bảo 100% chi thường xuyên” đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tại Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND tỉnh về định mức phân bổ và định mức chi thường xuyên ngân sách năm 2017 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh. Sau 01 năm thực hiện, chỉ có 03/04 bệnh viện tuyến tỉnh và 01/14 bệnh viện tuyến huyện tự đảm bảo được 100% chi thường xuyên dẫn đến việc HĐND tỉnh phải ban hành nghị quyết sửa đổi nội dung đã quy định trên.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh còn có những hạn chế. Theo thẩm quyền, ngoài HĐND cấp tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, đây là trách nhiệm giám sát của các tổ đại biểu HĐND tỉnh. Tuy nhiên hiện nay hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh chủ yếu do Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh đảm nhiệm. Hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh của các tổ đại biểu HĐND tỉnh chưa được thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả.

Để hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh được thực hiện thường xuyên, có chất lượng, đồng thời để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của các nghị quyết, nhất là các nghị quyết quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh ban hành, cần thực hiện một số giải pháp sau:

– Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó có các nghị quyết quy phạm pháp luật. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước xây dựng, ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện khâu lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết và lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi chỉ đạo, giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh, nếu cần thiết phải ban hành thêm văn bản hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh cần giao luôn nhiệm vụ này cho cơ quan chuyên môn để ngay sau khi nghị quyết có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn, triển khai đó; từ đó nội dung, cơ chế, chính sách quy định trong nghị quyết được triển khai kịp thời. Ngoài ra trong quá trình xây dựng nghị quyết quy phạm pháp luật cần đánh giá tác động của chính sách một cách chi tiết, cụ thể và toàn diện; dự kiến nguồn lực sát với thực tế để đảm bảo cho việc thi hành sau khi nghị quyết được HĐND thông qua.

– Ba là, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhất là các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn rà soát toàn bộ nội dung các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành hiện đang có hiệu lực thi hành; đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của cấp, của ngành, đơn vị xem việc triển khai thực hiện nội dung nghị quyết đã đúng, đủ chưa; từ đó triển khai thực hiện đúng nội dung đã quy định tại các nghị quyết đó.

Các Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Của Hoạt Động Thực Hiện Pháp Luật

Hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố

Hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó, chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật; công tác phổ biến; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Để nâng cáo hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật cần đưa ra những hình thức, giải pháp phù hợp với thực tế và từng giai đoạn phát triển của đất nước. Có thể kể thực hiện thông qua các biện pháp sau:

Họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật

– Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố.

– Hằng tháng, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

– Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.

2. Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử

– Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;

+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng

– Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật.

4. Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật

– Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức tư vấn pháp luật, các tổ chức dịch vụ pháp lý khác, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho nhân dân.

5. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức đối thoại với người dân để kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết Số 08 Của Hđnd Tỉnh

Chiều 02/7, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 – 2020 theo Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Trong một năm qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai và tuyên truyền Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết được chú trọng thực hiện như: Chỉ tiêu xây dựng 10 hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị; chỉ tiêu 25ha rau sản xuất áp dụng công nghệ cao; chỉ tiêu 500ha rau, 1.000ha cam, quýt, 200ha, 300ha cây chè hồng không hạt đạt tiêu chuẩn ngành (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT) và các tiêu chuẩn khác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ tiêu 500 gia trại và 20 trang trại chăn nuôi; chỉ tiêu 7.000ha rừng kinh doanh cây gỗ lớn và cây đa mục đích; chỉ tiêu 02 điểm trưng bày giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Bắc Kạn… Tỉnh cũng quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, vay vốn ngân hàng theo Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND cho các HTX và tiếp cận các chính sách khác.

Theo đánh giá của các đại biểu tại buổi làm việc, đến nay, nhiều chỉ tiêu đã được thực hiện theo kế hoạch, một số chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguyên nhân do một số xã chưa thực sự vào cuộc giúp các HTX, tổ hợp tác, trang trại, trong việc định hướng xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh để xảy ra tình trạng HTX hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế của chính các hợp tác xã, tổ hợp tác, gia trại khi tiếp cận nguồn vốn như: Do năng lực quản trị còn hạn chế, thiếu tài sản thế chấp, một số phương án kinh doanh chưa có tính khả thi…

Ban Hành Nghị Quyết Hướng Dẫn Một Số Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân

Trong quá trình thực hiện, theo kiến nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể đề nghị Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh kế hoạch để bổ sung các kỳ họp thường lệ trong năm.

2. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định. Số lượng các kỳ họp bất thường, thời điểm tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh tại địa phương.

Tại kỳ họp bất thường, Hội đồng nhân dân có thể xem xét, quyết định 01 hoặc nhiều nội dung theo thẩm quyền. Việc xem xét, quyết định các vấn đề tại kỳ họp bất thường được thực hiện theo trình tự, thủ tục như tại kỳ họp thường lệ.

Điều 2. Kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu

1. Trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ, khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường.

2. Văn bản yêu cầu phải nêu lý do, có chữ ký, họ tên, địa chỉ của đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường phải được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Dự kiến chương trình kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Điều 3. Đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển công tác

1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi quyết định chuyển công tác của đại biểu Hội đồng nhân dân ra khỏi đơn vị hành chính nơi người đó được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất, thông báo đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri nơi bầu ra đại biểu đó biết việc chuyển công tác của đại biểu.

Điều 4. Chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân 1. Khi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chuyển công tác hoặc nơi cư trú đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính nơi người đó được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu đó có thể chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân từ nơi mình đang sinh hoạt đến Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nơi mình công tác hoặc cư trú.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân gửi đơn chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân của đại biểu và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nơi đại biểu chuyển đi và nơi đại biểu chuyển đến.

Điều 5. Việc sử dụng con dấu của Hội đồng nhân dân và chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân được sử dụng con dấu của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong các văn bản của mình.

2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân là cơ sở xác nhận tính pháp lý của văn bản do Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân ban hành.

Điều 7. Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Công tác thư ký kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện.

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã lựa chọn 01 hoặc 02 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã để thực hiện công tác thư ký kỳ họp và báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định tại phiên họp trù bị (nếu có) hoặc tại phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Công tác thư ký kỳ họp của Hội đồng nhân dân bao gồm các nội dung sau đây:

a) Lập danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp; b) Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp;

c) Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến của đại biểu tại phiên họp toàn thể và tại cuộc họp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân;

d) Giúp Chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện quy trình, thủ tục tại kỳ họp, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tọa kỳ họp.

Điều 8. Phân công Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân

1. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện thì Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp phân công 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.

2. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã bị xử lý kỷ luật và cấp có thẩm quyền đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định việc giao Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.

Điều 9. Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc chủ động thực hiện quyền giám sát theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân.

2. Trường hợp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát theo thẩm quyền thì Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch và thành phần tham gia giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 10. Phê chuẩn và cho thôi Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân

1. Trưởng Ban Hội đồng nhân dân dự kiến danh sách Ủy viên của Ban trình Thường trực Hội đồng nhân dân phê chuẩn. Việc dự kiến và phê chuẩn danh sách Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân căn cứ vào chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, vị trí công tác của mỗi đại biểu, yêu cầu về số lượng, cơ cấu của từng Ban và nguyện vọng của đại biểu.

2. Việc cho thôi làm Ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân do Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

Điều 11. Điều khoản thi hành 1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2019.

2. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giám Sát Việc Thực Hiện Nghị Quyết Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Tỉnh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!