Cập nhật nội dung chi tiết về Mẫu Văn Bản Đăng Ký Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Phần Vốn Góp Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài ? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Luật sư tư vấn:Theo như thông tin mà bạn cung cấp, công ty bạn đã được đăng kí kinh doanh và đi vào hoạt động. Như vậy trước đó công ty bạn phải đáp ứng được điều kiện để được đăng kí doanh nghiệp. Hiện tại, không có quy định nào của pháp luật khống chế mức vốn góp từ huy động vốn của nhà đầu tư khác sau khi doanh nghiệp được thành lập.
Việc góp vốn của cá nhân nước ngoài vào công ty của bạn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014
“Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.”
Công ty bạn và cá nhân nước ngoài muốn đầu tư vào công ty bạn căn cứ vào quy định trên để xác định xem mình có phải là đối tượng phải làm thủ tục đăng kí góp vốn hay không và thực hiện các thủ tục, hồ sơ nêu trên. Tuy nhiên, việc góp vốn của cá nhân này làm thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp về thành viên và loại hình tổ chức kinh doanh của công ty bạn, do đó cần tuân theo thủ tục đăng kí thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp năm 2014
Sau khi thay đổi thông tin đăng kí doanh nghiệp, công ty bạn phải thực hiện thủ tục cung cấp thông tin về nội dung đăng kí doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp:
Điểm khác biệt cơ bản trong việc góp vốn giữa cá nhân và tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào doanh nghiệp khác là quy định về góp vốn bằng tiền mặt, Theo các quy định của pháp luật về góp vốn bằng tiền mặt, các doanh nghiệp không được góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp khác. Quy định này không áp dụng đối với cá nhân có nhu cầu góp vốn.
Mẫu Bản Giải Trình Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Và Văn Bản Đăng Ký Vốn Góp, Mua Cổ Phần (Phần Vốn Góp)
1. Mẫu giải trình về công nghệ, tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Trong thời gian thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, Chủ đầu tư cần giải trình về việc thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư, Luật Minh Khuê cung cấp mẫu bản giải trình để quý khách hàng tham khảo như sau:
ăn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư:
5. Nhu cầu về lao động (Nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động, trong đó nêu rõ nhu cầu số lượng, chất lượng lao động phù hợp với trình độ công nghệ đăng ký):
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
2. Nhà đầu tư tiếp theo (thông tin kê khai tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất):
IV. GIẢI TRÌNH VIỆC ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (nếu có).
2. Thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nươc ngoài ?
Trong trường hợp này công ty Nhật Bản mua cổ phần của công ty chị với tỷ lệ 51% tổng số cổ phần. Theo quy định tại điều 26 Luật đầu tư năm 2014, bạn sẽ làm thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp với sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
3. Tư vấn bán một phần vốn góp của công ty cho công ty khác ?
Kính gửi quý Công ty, Công ty tôi là Công ty TNHH A. Hiện có 1 Công ty đang muốn mua Công ty của chúng tôi theo hình thức cổ phần. Nhờ anh tư vấn giúp:
– Nên bán bao nhiêu cổ phần (hiện nay đang là Công ty TNHH, có 3 thành viên, tôi sẽ cho 2 thành viên rút khỏi Công ty, tập trung về 1 đầu mối của tôi 100% vốn để quyết định).
– Thủ tục cần có
– Thời gian thông thường mất bao lâu?
Bước ban đầu anh có thể tư vấn giúp nên bán bao nhiêu % của Công ty cho công ty đang muốn mua.
Các anh có thể tư vấn những nội dung nào?
Các anh đã tư vấn cho các doanh nghiệp nào có hình thức bán 1 phần công ty của chúng tôi?
Kinh phí trả các anh hết bao nhiêu?
Người gửi : TX Mới
4. Hướng dẫn soạn hợp đồng về vấn đề phân chia lợi nhuận trong hợp đồng góp vốn ?
Thưa luật sư, Tôi đang soạn thảo văn bản Hợp đồng liên doanh liên kết trồng cây keo. Công ty tôi là công ty A và công ty đối tác là Công ty B, Công ty tôi không bỏ vốn đầu tư mà góp vốn bằng đất trồng rừng, chịu tiền thuê đất, viết hóa đơn(doanh thu +VAT), và được hưởng lợi 30% lợi nhuận còn lại. Còn công ty B thì chịu mọi chi phí đầu tư, hưởng 70% lợi nhuận.
1. Cách thức hợp tác liên doanh phân chia quyền hưởng lợi như thế nào?
2. Trước khi hưởng lợi thì : doanh thu – chi phí khai thác(có thuế tài nguyên)= lợi nhuận lợi nhuận sau khi nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp chia trên tỉ lệ 30/70. thuế GTGT đầu ra có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào không? Cách thức làm sao?
Xin cảm ơn nhiều!
5. Công ty mẹ có được góp vốn bằng tiền mặt cho Công ty con ?
Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Công ty TNHH một thành viên là Công ty mẹ thành lập chi nhánh hoạch toán độc lập, vậy Công ty mẹ muốn góp vốn bằng tiền cho Công ty con có được không? Vậy phải làm những thủ tục gì để rút vốn từ Công ty mẹ cho Công ty con?
Ủy Quyền Quản Lý Phần Vốn Góp Của Nhà Nước
Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về chế độ hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; mối quan hệ giữa Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (dưới vai trò là cổ đông, thành viên góp vốn) tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên.
a) Doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
b) Doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
1. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Chủ sở hữu phần vốn nhà nước): là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) được phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
2. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (gọi tắt là Người đại diện) là cá nhân được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, bao gồm:
a) Người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp.
b) Người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước (Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh) được cử hoặc chỉ định làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp.
Số lượng Người đại diện và nội dung văn bản ủy quyền đối với Người đại diện
1. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước quyết định về số lượng, thành phần, cơ cấu Người đại diện tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp có phần vốn nhà nước theo các căn cứ sau:
a) Quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp;
b) Tỷ lệ phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
c) Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
d) Chiến lược và mục tiêu phát triển doanh nghiệp theo định hướng của nhà nước;
đ) Các quy định khác của pháp luật.
Trường hợp Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền cho từ 02 (hai) Người đại diện trở lên thì Chủ sở hữu phần vốn nhà nước xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu ủy quyền cho mỗi Người đại diện và giao cho một người đại diện chịu trách nhiệm phụ trách chung (gọi tắt là Người đại diện phụ trách chung).
2. Việc ủy quyền của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước cho Người đại diện phải thực hiện bằng văn bản. Văn bản ủy quyền bao gồm các nội dung sau:
a) Nhiệm vụ giao cho Người đại diện;
b) Đánh giá hoạt động của Người đại diện;
c) Miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện;
d) Quyết định mức tiền lương, tiền thưởng, thù lao trả cho Người đại diện theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao;
e) Những nội dung khác (nếu có).
1. Người đại diện làm việc theo chế độ:
a) Chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp (Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc).
b) Kiêm nhiệm trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
2. Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện:
a) Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước quyết định theo nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
b) Trường hợp có sự thay đổi Người đại diện trong nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thì thời hạn ủy quyền Người đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị đó.
3. Người đại diện đã được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền thì không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền, cho ý kiến.
2. Được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần (mức vốn) được ủy quyền đại diện. Đối với các nội dung phải xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước thì sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước Người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước. Trường hợp có nội dung phát sinh thêm chưa xin được ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau.
3. Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), thù lao, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
4. Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tổ chức.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ của doanh nghiệp theo ủy quyền.
Địa chỉ: Số 43 ngõ 2 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 04.38.717.828; Fax: 04.38.717.828 Di động: 0904779997
Điều 18 Quyền Thành Lập, Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Mua Phần Vốn Góp Và Quản Lý Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp 1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây: a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này; b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
1. Luật Doanh nghiệp 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015; 2. Luật đầu tư 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015; 3. Nghị định số: 78-CP; về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015;
4. Nghị định 108/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp; 5. Thông tư số: 02/2018/TT-BKHĐT;Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; 6. Quyết định 27/2018-ttg về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam; thay thế Quyết định số 10 và Quyết Định 337;
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẫu Văn Bản Đăng Ký Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Phần Vốn Góp Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài ? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!