Cập nhật nội dung chi tiết về Lương Tối Thiểu 2022 Sẽ Tăng Thêm 5,3%: Hàng Triệu Người Hưởng Lợi mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đây là mức tăng lương tối thiểu năm 2019 đã được Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất trong phiên họp thứ 3 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức sáng nay (13.8).
Theo đó, các thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018. Như vậy, tính theo các vùng quy định, người lao động được tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng.
Phương án tăng 5,3% được các thành viên hội đồng tiền lương thống nhất để bỏ phiếu.
Theo ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia – cho biết: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) đại diện cho người lao động (NLĐ) đề xuất mức tăng tối thiểu bằng với mức tăng năm 2018, là 6,1%. Trong khi đó, đại diện cho giới chủ, VCCI lại đề xuất mức tăng tối đa là 5,1%. Do vẫn còn mức chênh lệch, nên hai bên tiếp tục bàn thảo. Và phương án chốt được chọn là 5,3% để bỏ phiếu.
Kết quả bỏ phiếu, 100% Hội đồng tiền lương quốc gia đã đồng thuận tăng mức lương vùng 1 lên 4.180.000 đồng, vùng 2 lên 3.710.000đồng, vùng 3 lên 3.250.000 đồng, vùng 4 lên 2.950.000 đồng. Mức tăng bình quân là 5,3% so với mức tăng năm 2018.
Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu quyết định phương án tăng lương tối thiểu năm 2019. Ảnh: HH.
Phát biểu sau khi chốt phương án mức tăng lương tối thiểu năm 2019, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng: Chúng tôi mong muốn tăng 5,1% hơn, nhưng do Hội đồng tiền lương quyết định nên chúng tôi cũng đồng ý mức 5,3%. Với mức tăng này, các doanh nghiệp sẽ phải phấn đấu để có thể đáp ứng được yêu cầu.
Ông Doãn Mậu Diệp – Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, ông hài lòng với mức tăng 5,3% trong năm 2019. “Đây là mức mà NLĐ ngoài việc bù trượt giá (4%/năm) thì vẫn còn có mức tăng trưởng, tích lũy. Và với mức này, DN cũng có thể chi trả được. Đây là mức tăng hài hòa, có thể làm hai cùng chấp nhận được” – ông Diệp nói.
(Theo Lao Động)
Mức Sống Tối Thiểu Sẽ Quyết Định Mức Lương Tối Thiểu Cho Người Lao Động
Hội thảo tham vấn và chia sẻ các khuyến nghị đối với dự thảo bộ luật lao động sửa đổi. Ảnh: Lương Minh
Ngay từ đầu chương trình Hội thảo, vấn đề tiền lương đã được rất nhiều đại biểu quan tâm và đặt câu hỏi. Có một số bất cập đặt ra là quy định về lương tối thiểu là nhằm mục đích bảo vệ người lao động. Theo như Nghị quyết số 27 – NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XII đã nêu rõ: “Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động (NLĐ) yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thỏa thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động”. Nghị quyết cũng nêu rõ mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của bản thân và gia đình họ.
Từ vấn đề tiền lương rất nhiều đại biểu tham dự hội thảo đến từ nhiều đơn vị khác nhau băn khoăn về mức sống tối thiểu. Định nghĩa như thế nào về mức sống tối thiểu để làm căn cứ xác lập mức lương tối thiểu cho người lao động đảm bảo được cuộc sống của họ.
Đại biểu phát biểu trong hội thảo. Ảnh: Lương Minh
Trên thực tế, với phương thức tính tiền lương tối thiểu hiện nay mới chỉ đáp ứng được 50 – 60% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Tiền lương tối thiểu không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, người lao động buộc phải làm thêm giờ để trang trải các nhu cầu sống cơ bản của mình.
Do đó, mức lương tối thiểu đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của người lao động cũng như năng suất lao động tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, tiền lương còn có thể được sử dụng cho các doanh nghiệp trong việc đàm phán giá đơn hàng. Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp có thâm dụng lao động lớn như may mặc, da giầy, điện tử, chỉ trả lương cho người lao động bằng hoặc tăng không đáng kể so với mức lương tối thiểu.
Và khi mức lương tối thiểu không đảm bảo cuộc sống là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đình công. Thực tế đã chứng minh, ngành dệt may và da giầy là hai ngành có mức lương thấp nhất và cũng chính là hai ngành có tỷ lệ đình công cao nhất. Trong năm 2018, ngành dệt may có 84 cuộc đình công (chiếm 39, 25%), ngành da giầy có 44 cuộc đình công (chiếm 20,56%) tổng số cuộc đình công trên cả nước.
Theo đó, nhiều đại biểu cho rằng, trong quy định luật lao động cần định nghĩa rõ về mức sống tối thiểu của NLĐ để có căn cứ xác lập mức lương tối thiểu áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Các đại biểu đã dẫn chứng theo Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức đã quy định rõ ràng: “Bất kì hình thức cưỡng bức hoặc ép buộc lao động nào, như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vì mục đích phát triển kinh tế, cùng với các biện pháp khác, cần phải được ngăn chặn và bãi bỏ”.
Tuy nhiên, với bối cảnh thực tế tại Việt Nam hiện nay, vì mức lương tối thiểu không đủ đáp ứng nhu cầu sống của NLĐ dẫn đến chủ sử dụng lao động sử dụng làm thêm giờ như một công cụ để ép buộc NLĐ làm thêm giờ. Việc này đã góp phần dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm Công ước 105 và các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA.
Do vậy, nguyên tắc để xác định mức lương tối thiểu phải dựa trên nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ được đưa vào định nghĩa và là nguyên tắc xuyên suốt, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung và Công ước quốc tế.
Trong khi đó, xu hướng của thế giới hiện nay đang đẩy mạnh việc tăng lương giảm giờ làm thì các định nghĩa, quy định trong Bộ Luật lao động Việt Nam cũng cần chuẩn hóa theo xu hướng tiến bộ đó. Nhìn ở góc độ tích cực đây cũng có thể coi là một thay đổi chiến lược thu hút đầu tư, chuyển từ việc thu hút đầu tư bằng lao động giá rẻ sang các giá trị khác như chất lượng lao động, nền chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng…
Lương Minh
Không Tăng Lương Tối Thiểu Vùng Năm 2022
Sáng 5-8, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG), HĐTLQG gồm đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ LĐ-TB-XH, đã họp phiên thứ 2, để bàn phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2021.
Chưa đáp ứng được nguyện vọng người lao động
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Văn Thanh nhấn mạnh sau khi đánh giá ý kiến của các bên, tình hình khó khăn về cơ bản đã được nhận diện. Căn cứ cơ sở khoa học thực tiễn, dữ liệu dự báo của Chính phủ và của các chuyên gia, năm 2021 tình hình kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn. Vì vậy HĐTLQG cần tiến hành bỏ phiếu để có ý kiến về những kiến nghị tới Chính phủ.
“Hai nội dung bỏ phiếu gồm: Giữ nguyên mức LTT vùng năm 2021 như của năm 2020 và chưa áp dụng việc tính LTT theo giờ. Về việc bỏ phiếu, các bên có quyền được bỏ phiếu hoặc không bỏ tùy theo quyền của mình…” – Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.
Một bất ngờ lớn đã xảy ra trước khi bỏ phiếu, 4 thành viên đại diện cho Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xin không tham gia bỏ phiếu bởi phương án trên chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động (NLĐ). Ngay sau đó, HĐTLQG đã bỏ phiếu thông qua 2 đề xuất. Báo cáo trước HĐTLQG sau khi kiểm phiếu, bà Vi Thị Hồng Minh – thành viên Bộ phận kỹ thuật HĐTLQG – đã công bố: Có 9/13 thành viên đồng thuận với các đề xuất của HĐTLQG.
Đánh giá về kết quả bỏ phiếu, ông Lê Văn Thanh cho biết thời gian đàm phán đã không còn nhiều và trong quý III/2020, HĐTLQG phải báo cáo Chính phủ về đề xuất điều chỉnh phương án LTT 2021. “HĐTLQG vẫn sẽ trình Chính phủ đề xuất không tăng LTT vùng 2021, kèm theo cả quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nếu đề xuất của HĐTLQG được Chính phủ thông qua, tiền LTT vùng năm 2021 của NLĐ sẽ được giữ nguyên như hiện nay là: Vùng 1 giữ nguyên 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,43 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 3,07 triệu đồng/tháng.
Vì sao Tổng LĐLĐ Việt Nam không bỏ phiếu?
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã nêu lý do về việc phía Tổng LĐLĐ Việt Nam không bỏ phiếu.
Trong thảo luận, đại diện Tổng LĐLĐ đã phân tích và đưa 2 phương án điều chỉnh tăng LTT vùng năm 2021 với hội đồng. Cụ thể, LTT sẽ tăng bình quân 3,95%, áp dụng tăng từ ngày 1-7-2021 và tăng bình quân 2,5%, áp dụng từ ngày 1-1-2021. Theo ông Quảng, thời gian vừa qua, với nỗ lực, có trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cấp, các ngành đã duy trì được điều kiện kinh tế, đời sống của NLĐ.
Tại cuộc họp cho thấy tình hình thực tế của doanh nghiệp (DN) hết sức khó khăn. “Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với khó khăn của DN trong thời gian vừa qua và thời gian tới” – ông Quảng nói. Theo ông Quảng, việc điều chỉnh LTT này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các dự báo về tình hình khó khăn, tuy nhiên các dự báo này chưa có cơ sở đầy đủ.
Dẫn chứng sự chưa đầy đủ này, ông Quảng cho rằng trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát, điều kiện kinh tế, xã hội được khắc phục thì bức tranh “sức khỏe” DN sẽ tươi sáng hơn. Đơn cử như trong đợt giãn cách xã hội hồi tháng 4-2020, Đà Nẵng là TP chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên sau khi kết thúc giãn cách, Đà Nẵng đã nhanh chóng khôi phục tình hình kinh tế. Theo thống kê có 82.000 người Hà Nội vào Đà Nẵng học tập, du lịch thời gian qua và có 30.000 người từ TP HCM vào Đà Nẵng, chưa kể các tỉnh, thành khác. “Các cơ sở lưu trú chỉ cần sử dụng 65% công suất đã bảo đảm có lãi, các dịch vụ khác cũng sẽ phục hồi nhanh. Sức khỏe DN phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả Covid-19” – ông Quảng nhận định.
Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho rằng cần có sự nhìn nhận khách quan với các dữ liệu đưa ra. Chẳng hạn con số NLĐ thất nghiệp tăng thì thực tế qua các năm đều tăng, riêng năm 2020 thì tình hình khó khăn hơn chứ không phải chỉ đến năm nay mới tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Từ những phân tích nêu trên, tại cuộc họp, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất chưa bàn đến việc điều chỉnh tiền LTT vùng năm 2021 và tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP đến ngày 1-7-2021, sau đó đầu năm 2021 tiếp tục căn cứ tình hình để xem xét điều chỉnh tiền lương. Tức là duy trì mức LTT vùng năm 2020 đến 1-7-2021.
Nghị Định Tăng Lương Tối Thiểu Vùng 2022 Và Những Quy Định Tăng Lương
Nghị định tăng lương tối thiểu vùng 2019 như thế nào? Tại sao cần quan tâm đến mức lương tối thiểu vùng? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 – Cơ sở pháp lý.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP.
Nghị định được ban hành ngày 16/11/2018. Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động.
Ngày có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Mức lương tối thiểu vùng tăng lên trong nghị định tăng lương tối thiểu vùng 2019
Bảng so sánh mức lương tối thiểu vùng năm 2019 so với năm 2018
Chị A thuộc vùng III (Theo phụ lục của Nghị định 157/2018/NĐ-CP). Ví dụ: Chị A là nhân viên kinh tế làm việc tại Công ty Cổ Phần P, có trụ sở chính tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 của Chị A sẽ từ 3.250.000 đồng/tháng trở lên.
Cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019
Theo điều 5 nghị định 157/2018/NĐ-CP thì:
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương
Theo đó: Mức lương người lao động nhận được sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất
Ví dụ: Bà A là lao động tạp vụ tại Công ty A có trụ sở tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Ví dụ: Ông B được tuyển làm nhân viên kế toán tại Công ty thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội từ ngày 01/01/2019. Như vậy
+ Cầu Giấy, Hà Nội thuộc vùng I, có mức lương tối thiểu vùng là 4.180.000 đồng/tháng.
+ Nhân viên kế toán là công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo
→Mức lương thỏa thuận phải trả cho Ông B thấp nhất phải bằng
4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 đồng
Nguyên tắc trong nghị định tăng lương
Nguyên tắc thứ nhất : Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Nếu Doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc (như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…) hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau. Thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Ví dụ: Công ty CP Tập Đoàn Kế Toán Hà Nội có các chi nhánh hạch toán độc lập tại Thành Phố Biên Hòa (Vùng I),Thành Phố Thái Nguyên (Vùng II), Huyện Duy Tiên của Tỉnh Hà Nam (Vùng III)….Thì các chi nhánh này sẽ áp dụng mức lương tối thiểu riêng của từng vùng đối với địa bàn đó. Mà không phải áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng tại trụ sở chính.
Nguyên tắc thứ 3 : Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách.
Thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi có quy định mới.
Khi mức lương tối thiểu vùng thay đổi – Doanh nghiệp cần phải làm gì?
Bên cạnh đó Kế toán cần phải kiểm tra, đối chiếu lại thang bảng lương mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp bậc lương, mức lương trong thang bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Thì Doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh và nộp lại thang bảng lương cho cơ quan BHXH.
Song song việc điều chỉnh thang bảng lương là làm thủ tục báo tăng mức tham gia BHXH cho người lao động.
Chú ý: Theo quy định tại Nghị định tăng lương tối thiểu vùng 2019. Đối với doanh nghiệp dưới 10 lao động sẽ được miễn gửi thang bảng lương.
– HR Insider – chúng tôi – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lương Tối Thiểu 2022 Sẽ Tăng Thêm 5,3%: Hàng Triệu Người Hưởng Lợi trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!