Cập nhật nội dung chi tiết về Luật Thương Mại Việt Nam &Amp; Những Bất Cập Về Dịch Vụ Logistics (Phần 2) mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(VLR) (Vietnam Logistics Review) Ở số trước, Vietnam Logistics Review đã giới thiệu đến bạn đọc những khái niệm và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Số này, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định trong bộ luật thương mại Việt Nam năm 2005.
(Vietnam Logistics Review) Ở số trước, Vietnam Logistics Review đã giới thiệu đến bạn đọc những khái niệm và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Số này, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định trong bộ luật thương mại Việt Nam năm 2005.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là nội dung cơ bản của quy định pháp luật về dịch vụ logistics. Quyền và nghĩa vụ này nằm rải rác trong các quy định của hệ thống pháp luật chung và các quy định của hệ thống pháp luật chuyên ngành. Theo Điều 235 Luật Thương mại Việt Nam, các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ. Khi các chủ thể không thỏa thuận được với nhau thì họ có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 235 Luật của bộ luật này.
Bên cạnh quyền thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng phải có nghĩa vụ thực hiện các công việc theo đúng thỏa thuận với khách hàng. Đây được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người làm dịch vụ logistics nhằm đảm bảo được quyền lợi của khách hàng. Các công việc mà người làm dịch vụ logistics phải thực hiện có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ, hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thể trên cơ sở các quy định chung của hợp đồng. Về nguyên tắc, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải làm theo đúng những chỉ dẫn của khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích cho khách hàng thì điểm b, c khoản 1 Điều 235 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng”; “Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn”.
Như vậy, căn cứ từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể cũng như việc thực hiện một hay nhiều chuỗi dịch vụ logistics mà các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền, nghĩa vụ quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định ở các văn bản pháp luật trong nước thì quyền và nghĩa vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ này còn được quy định trong các công ước quốc tế, các điều ước mà VN tham gia.
Giám Định Thương Mại Trong Luật Thương Mại Việt Nam
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh – Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột
1. Đặt vấn đề
Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”. Định nghĩa này cho thấy, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đang không ngừng phát huy nội lực và từng bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, hoạt động giám định thương mại ngày càng phát triển. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập tới một số quy định pháp luật về giám định thương mại còn bất cập, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của hoạt động giám định thương mại, đồng thời hướng tới việc hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động này.
2. Một số quy định về giám định thương mại
2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Điều 256 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được cấp phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định”.
Như vậy, chủ thể kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là các thương nhân đáp ứng được các điều kiện nhất định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 256 và Điều 257 Luật Thương mại năm 2005, để kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định; có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.
Một là, điều kiện về chủ thể: Theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải “là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”.
Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 không phân biệt thành phần kinh tế, không phụ thuộc vào tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (Điều 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005).
Hai là, điều kiện về đội ngũ nhân sự: Khoản 2 Điều 257 và Điều 259 Luật Thương mại năm 2005 quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đội ngũ giám định viên đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, cấp bậc và điều kiện về thâm niên công tác. Căn cứ trên cơ sở đáp ứng các điều kiện này, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình(1). Điều kiện về mặt trình độ chuyên môn, cấp bậc và thâm niên công tác của giám định viên được quy định cụ thể như sau:
+ Trình độ chuyên môn: Giám định viên phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học phù hợp với lĩnh vực giám định. Chẳng hạn trên thực tế, giám định viên trong lĩnh vực xăng dầu thường tốt nghiệp chuyên ngành an toàn hàng hải, điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc công nghệ lọc hóa dầu, công nghệ hóa học,…. Đối với lĩnh vực pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn, giám định viên cần đáp ứng điều kiện này để được công nhận và tiến hành giám định.
Với tính chất là hoạt động mang tính kỹ thuật cao, hoạt động xác định sự phù hợp để đưa ra chứng nhận, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của giám định viên như quy định tại Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 khá thấp. Bên cạnh đó, tiêu chí này chưa được cụ thể hóa và có cơ chế kiểm tra, đánh giá do đó sẽ không đem lại hiệu quả cao trong hoạt động chuyên môn của đội ngũ giám định viên. Trên thực tế, các cá nhân tốt nghiệp từ bất cứ chuyên ngành nào cũng có thể tham gia công tác giám định. Năng lực của giám định viên phụ thuộc vào kết quả của quá trình “học nghề” từ những cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định, phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và xử lý tình huống, số liệu của mỗi cá nhân. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định về điều kiện trình độ chuyên môn của giám định viên không đảm bảo được tính thực thi. Xét về mặt thực tiễn, trình độ chuyên môn của giám định viên với tiêu chuẩn quy định như trên không đủ đảm bảo chất lượng của công tác giám định.
Mặc dù tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn giám định viên trong quy định của Luật Thương mại năm 2005 không cao, trên thực tế tiêu chuẩn này vẫn không được đảm bảo. Khảo sát tại một số công ty thì giám định viên được phân hạng gồm: Giám định viên tập sự, giám định viên, giám định viên chính, nhóm trưởng (thường gọi là Team Leader), giám định viên cao cấp (chuyên gia)(2).
+ Kinh nghiệm công việc: Giám định viên phải có tối thiểu 03 (ba) năm công tác trong lĩnh vực giám định. Như vậy, sau 03 (ba) năm tập sự, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đánh giá năng lực và quyết định công nhận hay không công nhận giám định viên đối với các giám định viên tập sự.
Với khoảng thời gian 03 (ba) năm, mỗi giám định viên sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng giám định ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và tần suất công việc mà giám định viên đó tham gia thực hiện. Tuy vậy, quy định về khoảng thời gian 03 (ba) năm có thể coi là đủ đáp ứng yêu cầu. Bởi lẽ, ngoài định lượng tối thiểu về mặt thời gian công tác của giám định viên theo quy định, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định tùy trường hợp có thể công nhận hoặc không công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình (Điều 259 Luật Thương mại năm 2005).
Tương tự điều kiện về chuyên môn, điều kiện về số năm kinh nghiệm làm căn cứ để công nhận giám định viên chưa được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định tuân thủ đúng quy định pháp luật. Số năm kinh nghiệm được xác định dựa trên bản khai về quá trình công tác của mỗi giám định viên (thường gọi là chuyên viên). Thông thường, số năm kinh nghiệm được kê khai cao hơn thực tế trong trường hợp giám đốc xét thấy có thể công nhận một đối tượng nào đó là giám định viên. Mặc dù vậy, những vi phạm về thâm niên công tác rất ít khi bị phát hiện và truy cứu. Ngoại trừ trường hợp tranh chấp được đưa ra trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sự vi phạm chỉ có thể bị phát hiện bởi những đoàn kiểm tra, đánh giá của khách hàng.
Ba là, khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định: Khoản 3 Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó. Đây là điều kiện cần thiết vì dịch vụ giám định thương mại là hoạt động kỹ thuật cao, đòi hỏi đội ngũ giám định viên có chuyên môn vững, kỹ năng thành thạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. Quy định này góp phần tăng tính chính xác trong kết quả giám định, bảo vệ lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ này.
+ Việc xác định thế nào là “có khả năng” chưa được làm sáng tỏ. Trên thực tế, “có khả năng” được hiểu là có ban hành quy trình, phương pháp giám định dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, không có căn cứ nào để khẳng định việc có một hệ thống quy trình/phương pháp giám định đồng nghĩa với có khả năng thực hiện hoạt động giám định theo đúng phương pháp để mang lại hiệu quả cao.
+ Các quy trình, phương pháp giám định là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ được ban hành bởi mỗi tổ chức giám định. Các văn bản này không có tính pháp lý(4). Bên cạnh đó, chủ thể kiểm tra, thẩm định về nội dung quy trình, phương pháp giám định cũng như cách thức kiểm tra, thẩm định này vẫn chưa được làm rõ. Như vậy, nội dung các quy trình, phương pháp giám định không được thẩm định về tính chính xác và hiệu quả.
+ Giám định thương mại được thực hiện không giới hạn trên đối tượng là hàng hóa, dịch vụ. Trong khi đó, các quy trình, phương pháp giám định – văn bản hướng dẫn nghiệp vụ được ban hành bởi mỗi tổ chức giám định – không thể bao quát được tất cả các đối tượng.
Từ các lý do trên cho thấy, quy định tại khoản 3 Điều 257 không bao quát mọi trường hợp và chỉ mang tính chung chung.
Quy định về điều kiện để thương nhân được cấp giấy phép thông hành gia nhập thị trường cung ứng dịch vụ giám định thương mại tại Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Ngoài ra, phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định trong Luật Thương mại năm 2005 mở rộng không chỉ thực hiện trên đối tượng là hàng hóa như quy định của Luật Thương mại năm 1997, mà còn bao gồm cung ứng dịch vụ(5). Sự thay đổi này nhằm tăng cường năng lực của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, qua đó nâng cao chất lượng của hoạt động này trên thị trường. Tuy nhiên, các quy định còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, trong khi cơ chế quản lý việc tuân thủ pháp luật khá lỏng lẻo dẫn tới hiệu quả điều chỉnh không cao.
2.2. Giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là khách hàng đặc biệt trong quan hệ cung ứng dịch vụ giám định thương mại. Với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước phải đảm bảo cân bằng lợi ích, đảm bảo công bằng giữa các chủ thể. Xuất phát từ nền tảng lý luận này, tiêu chuẩn để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện giám định phục vụ quản lý nhà nước cao hơn tiêu chuẩn để được cung cấp dịch vụ giám định thương mại nói chung.
Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN ngày 13/12/2002 hướng dẫn thực hiện khoản 3 Điều 16 Nghị định 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa (Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN) quy định điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định có thể thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước như sau: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định ít nhất là 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh; có giám định viên đạt tiêu chuẩn theo quy định; có phương tiện kỹ thuật nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ yếu của loại hàng hoá đăng ký kiểm tra; có quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật giám định phù hợp với hàng hoá cần được giám định theo trưng dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có một trong ba chứng chỉ: Chứng chỉ chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng đối với hoạt động giám định phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-ISO 9000 (thường gọi là chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng), chứng chỉ công nhận tổ chức giám định phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17020:2001 đối với lĩnh vực hàng hoá đăng ký được kiểm tra (thường gọi là chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng riêng đối với tổ chức giám định), chứng chỉ công nhận phòng thử nghiệm phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17025:2001 đối với phạm vi thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản của hàng hoá đăng ký được kiểm tra (thường gọi là chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của phòng thử nghiệm).
Tuy nhiên, Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chưa đưa ra tiêu chí cụ thể về điều kiện này. Điều đó tạo ra sự lúng túng trong việc xác định tiêu chí chấp thuận một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đủ điều kiện thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Có hai quan điểm xử lý như sau: Thứ nhất, áp dụng quy định tại Thông tư số 16/2002/TT-BKHCH để có cơ sở giải quyết sự việc xảy ra trên thực tế trong thời gian chưa có hướng dẫn cụ thể; Thứ hai, không áp dụng quy định tại Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN vì thông tư này đã hết hiệu lực.
Về mặt lý luận, một văn bản hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn thi hành văn bản này cũng hết hiệu lực. Xử lý theo quan điểm thứ nhất sẽ trái với nguyên tắc này. Ngược lại, nếu xử lý theo quan điểm thứ hai thì không có tiêu chí để xem xét, chấp thuận một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đáp ứng đủ điều kiện để được yêu cầu giám định bởi cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN cũng không thuộc trường hợp hết hiệu lực theo quy định tại Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 về các trường hợp hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
Thực tiễn hiện nay, Thông tư 16/2002/TT-BKHCN được coi là đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có thể được yêu cầu giám định bởi cơ quan nhà nước tại Thông tư này vẫn được các cơ quan nhà nước vận dụng một cách linh hoạt. Song song với thực tế này là tình trạng lúng túng của các cơ quan chức năng khi xem xét đơn đề nghị chấp thuận là tổ chức được quyền thực hiện giám định phục vụ quản lý nhà nước của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định.
2.3. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai
Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai. Theo đó, yếu tố lỗi được xem xét để xác định chế tài áp dụng. Trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được phân biệt trong trường hợp lỗi vô ý và trường hợp lỗi cố ý cụ thể như sau(6):
Trường hợp lỗi cố ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Trường hợp lỗi vô ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải trả tiền phạt cho khách hàng với mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Phạt vi phạm do chứng thư giám định có kết quả sai:
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng hình thức chế tài này trừ một số trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại năm 2005. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng”. Như vậy, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm trong trường hợp lỗi vô ý được hiểu là cần hay không cần sự thỏa thuận trước của các bên trong hợp đồng.
Trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, điều kiện để áp dụng chế tài phạt vi phạm dù được giải thích là cần hay không cần yếu tố có thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài này đều không thỏa đáng. Nếu không cần sự thoả thuận trước (áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 thay vì Điều 300 Luật Thương mại năm 2005), nguyên tắc chung về điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 cần ghi nhận trường hợp ngoại lệ. Sự thừa nhận này tạo tính thống nhất, đồng bộ trong quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu lý giải cần có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 không đảm bảo được điều kiện này. Nội dung quy định thể hiện tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 sẽ khiến nhiều chủ thể cho rằng, việc thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm là không cần thiết. Khi vi phạm xảy ra, việc các bên thỏa thuận được vấn đề phạt vi phạm, thống nhất được mức phạt khi hợp đồng không quy định là rất khó khăn. Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, có khả năng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định sẽ không phải chịu một trách nhiệm vật chất nào trong trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định do lỗi vô ý.
Trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý, khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, chế tài phạt vi phạm có được áp dụng theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 không? Nếu vận dụng Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, chế tài phạt vi phạm vẫn được áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại khi các bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm được giới hạn ở mức nào? Cụ thể, mức phạt vi phạm bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 266 hay không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 trong khi khoản 1 Điều 266 quy định cho trường hợp vi phạm do lỗi vô ý. Ngược lại, nếu vận dụng Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 trong trường hợp lỗi cố ý thì Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 cũng cần được vận dụng trong trường hợp lỗi vô ý để tạo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật giám định thương mại.
Trên thực tế, chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng. Mức phạt vi phạm trong trường hợp vi phạm do lỗi vô ý cũng như trường hợp vi phạm do lỗi cố ý đều bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí giám định.
Luật Thương mại năm 1997 quy định chế tài phạt vi phạm với mức phạt bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí giám định trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai theo thỏa thuận của hai bên mà không phân biệt lỗi vô ý hay lỗi cố ý(7). Sự không phân biệt yếu tố lỗi tại Luật Thương mại năm 1997 xét ở góc độ nào đó là phù hợp với tư duy pháp lý thể hiện tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005. Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, yếu tố lỗi không là một trong những căn cứ để xác định phạt vi phạm. Tuy nhiên, Điều luật này đưa ra các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Như vậy, giống như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, pháp luật thương mại Việt Nam tránh sử dụng khái niệm “lỗi” như một căn cứ để xác định trách nhiệm của bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Thay vì sử dụng khái niệm này, pháp luật thương mại đưa ra căn cứ miễn trừ trách nhiệm, theo đó, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bị coi là có lỗi và phải chịu phạt vi phạm nếu không chứng minh được việc vi phạm hợp đồng là do trường hợp bất khả kháng hay trường hợp được miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên hoặc theo luật quy định. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng, sau một thời gian đổi mới, chế định hợp đồng nước ta đã và đang bắt đầu vượt qua các thói quen và cách tư duy truyền thống để nhanh chóng hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay(8). Qua đây có thể rút ra nhận xét, đối với trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, xét dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 dường như đã đi ngược lại với tư duy pháp lý hiện nay.
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai
Khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định do lỗi cố ý. Trong khi đó, nguyên tắc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 không xem lỗi là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm này(9). Như đã phân tích ở phần chế tài phạt vi phạm, vượt qua tư duy truyền thống, tư duy pháp lý ngày nay không coi yếu tố lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm của bên không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, vấn đề trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức chỉ được đặt ra đối với một con người cụ thể. Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh – thương mại, chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng chủ yếu là các tổ chức kinh doanh(10). Do vậy, việc xác định một cách chính xác trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của các tổ chức càng khó khăn hơn so với việc xác định yếu tố này ở cá nhân. Có thể nói, quy định tại Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 đã phù hợp với xu hướng pháp lý hiện nay. Tuy vậy, khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005, dù được giải thích là quy định áp dụng với trường hợp cụ thể, dường như đang trở lại với tư duy pháp lý truyền thống trước đây.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 1997, nếu các bên không thỏa thuận trước về chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp có vi phạm trong hoạt động giám định thì bên vi phạm chỉ phải chịu nộp tiền phạt, việc áp dụng đồng thời chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cần có sự thỏa thuận trước của các bên(11). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 230 Luật Thương mại năm 1997 “phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất, có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất và có lỗi của vi phạm hợp đồng”(12). Như vậy, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 1997 cũng cần có yếu tố lỗi trong hành vi vi phạm, đồng thời còn phải có sự thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài này. Tuy nhiên, Luật Thương mại năm 1997 không phân chia thành lỗi cố ý hay vô ý làm căn cứ xác định mức độ trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng(13). Không thể xác định một cách chính xác trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của các tổ chức nên lỗi khi vi phạm hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 là lỗi suy đoán.
Từ các phân tích trên cho thấy, khác với Luật Thương mại năm 1997, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai trong Luật Thương mại năm 2005 có sự phân chia yếu tố lỗi thành lỗi cố ý hay vô ý. Mặc dù sự phân biệt này có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hơn so với quy định tương ứng trong Luật Thương mại năm 1997. Tuy nhiên, yếu tố lỗi là một phạm trù tâm lý vì nó được biểu biện thông qua trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của con người đối với hành vi của họ và hậu quả của những hành vi ấy(14). Do vậy, việc chứng minh lỗi cố ý hay vô ý không mang tính tuyệt đối và khó thực hiện. Đặc biệt, đối với chủ thể là một tổ chức như tổ chức giám định, việc xác định yếu tố lỗi càng khó thực hiện một cách chính xác. Xét về mặt ý nghĩa thực tiễn, hiệu quả của việc phân định yếu tố lỗi trong căn cứ xác định trách nhiệm không cao. Về mặt kỹ thuật lập pháp, sự phân biệt yếu tố lỗi trong quy định tại Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai không rõ ràng, logic và đi ngược lại với xu hướng lập pháp được thể hiện tại Điều 300 và Điều 303 Luật Thương mại năm 2005.
Vấn đề đặt ra tiếp theo là trách nhiệm vật chất của cá nhân trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai. Hoạt động giám định được thực hiện khách quan, chính xác hay không phụ thuộc vào giám định viên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định. Yếu tố lỗi trong trường hợp kết quả giám định sai xét cho cùng thuộc về giám định viên hoặc/và giám đốc doanh nghiệp kinh doanh tổ chức giám định. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chỉ quy định trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định trong trường hợp kết quả giám định sai. Việc không quy định cụ thể trách nhiệm vật chất của cá nhân trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học, chính xác không được khắc phục.
Tóm lại, về mặt lý luận, quy định tại Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 đã gây ra những cách hiểu khác nhau khi áp dụng các chế tài trong kinh doanh – thương mại. Nếu xem quy định tại Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 là trường hợp ngoại lệ của quy định tại Điều 300 và Điều 303 Luật Thương mại năm 2005, thì cần có sự ghi nhận trường hợp ngoại lệ trong quy định chung về căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm/bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 300 và Điều 303 Luật Thương mại năm 2005.
3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật giám định thương mại ở Việt Nam
Thứ nhất, về chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai
Việc xây dựng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai cần được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật giám định thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Theo đó, quy định này cần được sửa đổi theo hướng thống nhất với quy định chung về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 300 và Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 và tạo cơ chế răn đe hợp lý đối với hành vi cấp chứng thư giám định có kết quả sai của doanh nghiệp làm dịch vụ giám định. Nên sửa đổi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 để không còn sự nhầm lẫn như phân tích ở trên. Có thể sửa đổi hai khoản này thành một khoản chung như sau:
“Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì phải chịu trách nhiệm trả tiền phạt và bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng theo quy định của pháp luật. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định”.
Thứ hai, quy định cụ thể, chi tiết các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định khá chung chung, chưa được hướng dẫn cụ thể làm cho việc hiểu và áp dụng trong thực tiễn chưa thống nhất. Cụ thể là quy định về điều kiện chuyên môn của giám định viên; điều kiện có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó; điều kiện để thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có thể được yêu cầu giám định bởi cơ quan nhà nước. Sự thiếu hướng dẫn và quy định cụ thể dẫn đến nhiều lúng túng trong quá trình áp dụng cũng như hiệu quả điều chỉnh không cao.
Thứ ba, bổ sung quy định về thẻ giám định viên
Từ sự phân tích về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, chúng tôi cho rằng, cần bổ sung quy định mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định phải có mẫu thẻ giám định viên riêng biệt và cấp thẻ giám định viên cho các giám định viên được công nhận, khi các giám định viên thực hiện công tác tại hiện trường thì phải đeo thẻ do tổ chức giám định cấp. Quy định này có các ý nghĩa sau:
+ Đeo thẻ giám định viên khi thực hiện công tác giám định tại hiện trường, giám định viên sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình, uy tín của tổ chức giám định. Từ đó, hoạt động của mỗi giám định viên sẽ được chú trọng hơn về tính đúng đắn. Chất lượng công tác giám định theo đó được nâng cao.
+ Quy định tổ chức giám định cấp thẻ giám định viên cho giám định viên của tổ chức mình sẽ tăng tính quy củ, chuyên nghiệp hơn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định.
Thứ tư, cần tổ chức định kỳ các kỳ thi giám định viên và cấp chứng chỉ công nhận
Từ sự phân tích về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, chúng tôi kiến nghị tổ chức định kỳ các kỳ thi giám định viên dựa trên sự hệ thống hóa các điều kiện về mặt chuyên môn, kiến thức, kỹ năng. Việc công nhận giám định viên sẽ được giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định căn cứ vào chứng chỉ được cấp khi vượt qua kỳ thi này và sự đánh giá khả năng thực hiện công việc trên thực tế của mỗi cá nhân
(1). Khoản 2 Điều 259 Luật Thương mại năm 2005.
(2). Kết quả khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực giám định trong 03 năm của tác giả.
(3). Khoản II Phần II Thông tư 33/1999/TT-BTM ngày 18/11/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.
(4). Mai Tiến Dũng (2006), ” Vấn đề giám định – Vinacontrol”, http:// www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=762.
(5). Điều 172 Luật Thương mại năm 1997 và Điều 254 Luật Thương mại năm 2005.
(6). Điều 266 Luật Thương mại năm 2005.
(7). Khoản 4 Điều 178 Luật Thương mại năm 1997.
(8). Lê Thị Diễm Phương (2009), Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 52-53.
(9). Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ các căn cứ sau: Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
(10). Nguyễn Phú Cường (2009), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thương mại, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 31.
(11). Khoản 3 Điều 379 Bộ luật Dân sự năm 1995 và Khoản 4 Điều 178 Luật Thương mại năm 1997.
(12). Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr. 48-51.
(13). Nguyễn Phú Cường (2009), tlđd, tr. 31.
(14). Lê Thị Diễm Phương (2009), tlđd, tr. 50.
Nguồn: http://www.moj.gov.vn (Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)
Tìm Hiểu Về Luật Thương Mại Việt Nam
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 / QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật thương mại quy định về các hoạt động thương mại.
Lịch sử và nguyên tắc của luật thương mại Việt Nam
Dưới chế độ phong kiến, Việt Nam là một xã hội tự cung tự cấp, trong đó nông nghiệp được đánh giá cao và thương mại bị hạn chế. Thương nhân không thể tự hình thành một đẳng cấp được xã hội thừa nhận và không có tư cách pháp nhân riêng, vì vậy không có luật riêng cho họ. Các giao dịch thương mại đôi khi bị chi phối bởi luật hình sự hoặc luật hành chính của các quốc gia phong kiến. Giao dịch giữa các thương nhân được điều chỉnh phần lớn bởi các chuẩn mực đạo đức, phong tục và tập quán cũng như thói quen kinh doanh trong các bang hội và làng nghề.
Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ở cuối của thế kỷ 19, những ý tưởng về tự do hóa thương mại và luật thương mại châu Âu bắt đầu được phổ biến vào Việt Nam. Các quy tắc quy định các hình thức góp vốn khác nhau để thành lập các hiệp hội nghề nghiệp như hiệp hội đối tác, hiệp hội hợp tác xã tư nhân, hiệp hội cùng có lợi và hiệp hội cổ đông. Trong các phong trào cải cách quốc gia, nhiều nhà dân chủ tư sản địa phương yêu cầu khuyến khích phát triển công nghiệp và thương mại. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ luật Thương mại của Pháp, Vua Bảo Đại, vào ngày 12 tháng 6 năm 1946, đã ban hành một lệnh ban hành Bộ luật Thương mại để áp dụng tại miền Trung Việt Nam. Đó là Bộ luật thương mại đầu tiên tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sau vài năm triển khai Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập của nó, không thỏa mãn quá trình và phát triển các hoạt động thương mại thực tế trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi một luật thương mại mới, được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
– Thể chế hóa các hướng dẫn và chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, tập trung vào phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ.
– Tôn trọng và thúc đẩy quyền tự do trong các hoạt động thương mại.
– Tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Dân sự, trong đó nguyên tắc tôn trọng tự do và tự nguyện trong việc đưa ra các cam kết và thỏa thuận được xác định là nền tảng của hoạt động thương mại.
– Tuân thủ luật pháp hiện hành về thương mại, trong đó luật thương mại chi phối các nguyên tắc và thể chế chung về thương mại hàng hóa và dịch vụ.
– Tuân thủ các điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, cũng như các luật lệ và thông lệ thương mại quốc tế.
– Đảm bảo tính minh bạch và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, không cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp trên thị trường.
Luật thương mại mới đã được Quốc hội thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2006. Nó bao gồm 9 chương với 324 điều. So với Luật Thương mại năm 1997, phạm vi điều chỉnh của luật mới đã được mở rộng để không chỉ bao gồm thương mại hàng hóa mà còn cả các hoạt động cung cấp dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại.
Theo như các nguyên tắc của hoạt động thương mại, Luật Thương mại năm 1997 đã quy định một số nguyên tắc như quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, các điều khoản này đã không thể hiện rõ bản chất của các hoạt động thương mại và không nêu rõ đây là những nguyên tắc hay chính sách. Để khắc phục nhược điểm này, Luật Thương mại năm 2005 đã xác định lại các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại cho phù hợp với các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Dân sự, các hoạt động thương mại thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Chúng bao gồm các nguyên tắc như:
– Bình đẳng của thương nhân trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
– Tự do và tự nguyện hợp đồng trong các hoạt động thương mại.
– Áp dụng thực tiễn trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
– Công nhận tính hợp lệ của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.
Xử lý vi phạm luật thương mại
b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ giao dịch trong nước, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập; chuyển qua cửa khẩu; quá cảnh;
c) Vi phạm quy định về thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo;
d) Vi phạm quy định về giá cả hàng hóa, dịch vụ;
đ) Vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông nội địa và xuất nhập khẩu;
f) Buôn lậu, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả hoặc nguyên liệu, nguyên liệu để sản xuất hàng giả, hoặc kinh doanh bất hợp pháp;
g) Vi phạm các quy định về chất lượng hàng hóa và dịch vụ giao dịch trong nước, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Lừa dối và lừa dối khách hàng trong việc mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ;
i) Vi phạm các quy định về bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
j) Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa và dịch vụ giao dịch trong nước; và hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
k) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
l) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật thương mại (điều 321)
1. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng và hậu quả của vi phạm, các tổ chức và cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
2. Trong trường hợp hành vi vi phạm gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức hoặc cá nhân, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Lời kết
Bộ luật thương mại có rất nhiều nguyên tắc và quy định riêng thành từng điều khoản rất rõ ràng, trong nội dung bài viết này chỉ là một vài ý kiến nhỏ trong bộ luật thương mại. Toàn bộ người dân Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo bộ luật thương mại ở Việt Nam, bộ luật này đã được thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 bởi Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lần thứ XI tại kỳ họp thứ 7. Đến thời điểm hiện tại chưa có thay đổi hay sửa chữa lớn, tuy nhiên trong tương lai chúng ta chưa thể nói trước được gì.
Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam
1. EVFTA là gì
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
2. Nội dung Hiệp định EVFTA 2020
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) gồm Lời mở đầu và 17 chương, cụ thể gồm:
– Chương 1: Mục tiêu và Định nghĩa chung
– Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa
– Chương 3: Phòng vệ Thương mại
– Chương 4: Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại
– Chương 5: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
– Chương 6: Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
– Chương 7: Các rào cản phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo
– Chương 8: Tự do hóa Đầu tư, Thương mại Dịch vụ và Thương mại điện tử
– Chương 9: Mua sắm công
– Chương 10: Chính sách cạnh tranh
– Chương 11: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định
– Chương 12: Sở hữu trí tuệ
– Chương 13: Thương mại và Phát triển bền vững
– Chương 14: Tính minh bạch
– Chương 15: Giải quyết tranh chấp
– Chương 16: Hợp tác và nâng cao năng lực
– Chương 17: Các điều khoản về thể chế, các điều khoản chung và các điều khoản cuối cùng.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Thương mại được chúng tôi cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Giáo Trình Luật Thương Mại Việt Nam. Tập 1 Nguyễn Viết Tý
GIÁO TRÌNH
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẬP I
1
Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường
Đại học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 1280/QĐĐHLHN ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) đồng ý thông qua ngày 29 tháng 7 năm 2016 và được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết định số 249/QĐ-ĐHLHN ngày 15 tháng 02 năm 2017.
MÃ SỐ: TPG/K – 18 – 01
762-2018/CXBIPH/04-52/TP
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Giáo trình
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẬP I (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung)
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP HÀ NỘI – 2018 3
Đồng chủ biên PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ TS. NGUYỄN THỊ DUNG
Tập thể tác giả 1. chúng tôi NGUYỄN THỊ VÂN ANH 2. TS. TRẦN THỊ BẢO ÁNH 3. TS. BÙI NGỌC CƢỜNG 4. TS. NGUYỄN THỊ DUNG 5. chúng tôi TRẦN NGỌC DŨNG 6. TS. VŨ PHƢƠNG ĐÔNG 7. chúng tôi NGUYỄN VIẾT TÝ 8. TS. NGUYỄN QUÝ TRỌNG 9. TS. NGUYỄN THỊ YẾN
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCP
Công ti cổ phần
DNNN
Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNTN
Doanh nghiệp tƣ nhân
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân
5
6
LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình đổi mới quản lí nhà nước về kinh tế, Luật Thương mại là lĩnh vực pháp luật có những thay đổi lớn theo xu thế mở rộng quyền tự do kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt nhịp với những thay đổi này, trong các cơ sở đào tạo luật, môn học Luật Thương mại (tiền thân là môn học Luật Kinh tế) cũng có nhiều thay đổi về kết cấu và nội dung chương trình. Nhằm hướng tới mục tiêu phù hợp xu hướng phát triển về lí luận và thực tiễn của pháp luật thương mại, phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được biên soạn mới. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam là học liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập môn học Luật Thương mại và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đối với các cơ sở đào tạo khác, Giáo trình Luật Thương mại cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nội dung tương tự như Luật Kinh tế, Luật Kinh doanh. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam gồm 2 tập với tổng số 23 chương, được kết cấu theo 5 phần lớn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo cơ bản về địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, về hợp đồng và hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về Luật Thương mại Việt Nam. Phần thứ hai: Địa vị pháp lí của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.
7
Phần thứ ba: Quy chế pháp lí về thành lập doanh nghiệp, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Phần thứ tư: Hoạt động thương mại và hợp đồng trong hoạt động thương mại. Phần thứ năm: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tập I có 13 chương, cung cấp những kiến thức chung về môn học Luật Thương mại, về địa vị pháp lí của các loại chủ thể kinh doanh và quy chế pháp lí về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tập II có 10 chương, cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn về hợp đồng và hoạt động thương mại, chế tài thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án. Tập I và Tập II bao gồm nội dung cơ bản và nội dung chọn lọc để phù hợp với kết cấu chương trình đào tạo của mỗi ngành học đang áp dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm ngành Luật học, ngành Luật Kinh tế và ngành Luật Thương mại quốc tế… Được hoàn thành có sự kế thừa các giáo trình đã xuất bản, tập thể tác giả đã tiếp tục phát triển kiến thức về lí luận, thực tiễn, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo cử nhân luật theo học chế tín chỉ. Trong lần tái bản này, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để Giáo trình được tiếp tục hoàn chỉnh trong những lần xuất bản sau. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
8
Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM I. KHÁI LƢỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI Nền kinh tế hàng hoá hình thành, phát triển đã làm cho mua bán hàng hoá trở thành một hoạt động mang tính chuyên nghiệp và sản xuất hàng hoá không còn là con đƣờng duy nhất dẫn đến lợi nhuận. Việc thực hiện luân chuyển, phân phối hàng hoá từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng, từ thị trƣờng này sang thị trƣờng khác đã trở thành cơ hội lợi nhuận tốt cho những ngƣời thực hiện nó. Lúc này, tầng lớp thƣơng nhân đã dần hình thành trong xã hội và mua bán hàng hoá đƣợc họ coi là một nghề nghiệp chính – “Nghề thƣơng mại”. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tầng lớp thƣơng nhân ngày càng đông và lớn mạnh. Từ thời cổ đại, ngƣời Phê-ni-xi ở Trung Cận Đông cũng đã nổi tiếng về hoạt động thƣơng mại… Nửa đầu thiên niên kỉ thứ II trƣớc công nguyên đã hình thành đông đảo tầng lớp thƣơng nhân giầu có, chuyên buôn bán hàng hoá giữa nƣớc này với nƣớc khác.1 Quan hệ kinh tế 1
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 48.
9
1
Alnamach, Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1996, tr. 1009. 2 PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 49. 3 Carolyn Hotchkiss, International Law for Business, Mc Grow Hill, 1994, tr. 10, 11; PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 50.
10
Carolyn Hotchkiss, International Law for Business, Mc Grow Hill, 1994, tr. 10, 11; PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 51.
11
đƣợc nói đến với một phạm trù rộng hơn, gọi là Luật Kinh doanh.1 Từ nửa sau thế kỉ XIX, tƣ tƣởng tự do hoá thƣơng mại và điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi thƣơng mại ở châu Âu đã ảnh hƣởng đến Việt Nam và châu Á. Tại Việt Nam, dƣới thời thuộc Pháp, trào lƣu canh tân đất nƣớc khuyến khích phát triển kĩ nghệ và thƣơng mại đã bắt đầu có ảnh hƣởng đến hệ thống pháp luật thời đó. Bộ Dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ ban hành năm 1931 đã quy định nhiều hình thức hùn vốn lập hội (hội buôn – công ti), bao gồm hội ngƣời và hội vốn. Bộ luật Thƣơng mại áp dụng tại Trung phần đƣợc ban hành năm 1942, Luật Thƣơng mại của chính quyền Việt Nam cộng hoà đƣợc ban hành năm 1972 cũng có nhiều quy định về công ti kinh doanh. Từ sau khi thống nhất đất nƣớc, pháp luật thƣơng mại Việt Nam cũng luôn đƣợc xây dựng và phát triển với tính chất là một lĩnh vực pháp luật tƣơng đối độc lập với pháp luật dân sự, minh chứng bằng sự hiện diện của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Công ti năm 1990, Luật Doanh nghiệp tƣ nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014, Luật Thƣơng mại năm 2005… Các văn bản này đã song hành cùng với Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005, 2015. Nhƣ vậy, có thể nói, sự hình thành, phát triển của nền sản xuất hàng hoá và sự xuất hiện của tầng lớp thƣơng nhân là lí do hình thành pháp luật thƣơng mại. Nghiên cứu của nhiều học giả (đã dẫn) cho thấy, các quy định đầu tiên điều chỉnh hoạt động thƣơng mại và xác định quy chế thƣơng nhân ra đời rất sớm, xuất phát từ nhu cầu giao lƣu thƣơng mại quốc tế và có nguồn gốc từ các chế định, các quy tắc và quy phạm (thành văn và tập quán) khá hoàn chỉnh đƣợc nội luật hoá trong pháp luật của quốc gia. Ở mức độ khái quát, có thể hiểu, pháp luật thương mại là những 1
TS. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, 1998, tr. 10.
12
quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định quy chế thương nhân và điều chỉnh hoạt động thương mại của họ. Trong thời đại ngày nay, khái niệm “thƣơng mại” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, có nội hàm đồng nghĩa với khái niệm “kinh doanh”. Quan hệ thƣơng mại đƣợc hình thành giữa các thƣơng nhân cùng quốc tịch, lãnh thổ hoặc có sự khác biệt về quốc tịch, lãnh thổ. Điều này dẫn đến sự phát triển của pháp luật thƣơng mại về phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh cũng nhƣ hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật, theo đó, điều ƣớc quốc tế đã và đang trở thành nguồn quan trọng của pháp luật thƣơng mại. Luật mẫu về trọng tài thƣơng mại quốc tế của UNCITRAL thông qua ngày 21/6/1985 coi thƣơng mại “bao gồm nhưng không giới hạn bởi các giao dịch để cung cấp hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ, các hợp đồng phân phối, chi nhánh hoặc đại diện thương mại, đại lí, cho thuê, gia công, tư vấn, sở hữu công nghiệp, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khai thác, tô nhượng, liên doanh hoặc các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh”.1 Luật Thƣơng mại của Việt Nam cũng hiểu khái niệm thƣơng mại tƣơng tự nhƣ vậy khi quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.2 Sự phát triển theo hƣớng mở rộng phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật thƣơng mại thể hiện ở các khía cạnh cơ bản: – Trong pháp luật thƣơng mại, có sự mở rộng về nội hàm của khái niệm “thƣơng mại”, theo đó, từ điểm khởi đầu “thƣơng mại” chỉ bao hàm ý nghĩa là hành vi mua bán hàng hoá nhằm mục đích 1
Điều 1 Luật mẫu về trọng tài thƣơng mại quốc tế của UNCITRAL thông qua ngày 21/6/1985 (phần chú giải), nguồn: http://www.vietlaw.biz 2 Luật Thƣơng mại năm 2005.
13
sinh lợi, đến nay, pháp luật thƣơng mại quốc gia và quốc tế đều có xu hƣớng tiếp cận thƣơng mại là tất cả những hành vi có mục đích sinh lợi và những hành vi đó có thể diễn ra trong các quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ, nhƣợng quyền thƣơng mại…, có hoặc không có yếu tố nƣớc ngoài; – Về quy chế thƣơng nhân: Trong pháp luật thƣơng mại, ngày càng có sự mở rộng đa dạng về các loại hình tổ chức kinh doanh, theo đó, pháp luật quy định nhiều loại hình thƣơng nhân, nhiều hình thức hiện diện thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu hoạt động thƣơng mại của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài; – Về nguồn luật: Nguồn luật điều chỉnh địa vị pháp lí của thƣơng nhân và hoạt động thƣơng mại của họ cũng phát triển đa dạng với các quy định của luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán thƣơng mại, án lệ… Các cam kết của Việt Nam trong WTO, các hiệp định thƣơng mại song phƣơng, các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới… đã và đang có hiệu lực đối với các quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài và tác động đến các quan hệ pháp luật thƣơng mại trong nƣớc thông qua những chính sách, pháp luật quốc gia đƣợc sửa đổi nhằm đảm bảo tính tƣơng thích với các điều ƣớc quốc tế. II. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬT THƢƠNG MẠI 1. Khái niệm Luật Thƣơng mại (Luật Thƣơng mại Việt Nam) Từ góc độ khoa học pháp lí và góc độ đào tạo luật, ở Việt Nam, khái niệm “Luật Thƣơng mại Việt Nam” là khái niệm khá mới, hình thành trong những năm gần đây, do tác động của điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Trong đào tạo luật học, “Luật Thƣơng mại Việt Nam” là môn học có nội dung nghiên cứu chủ yếu là các quy định pháp luật quốc nội, nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại nội địa và địa vị pháp lí của thƣơng nhân thành lập tại Việt Nam. 14
Ở thập niên 70, 80, khái niệm “Luật Kinh tế” (không phải khái niệm Luật Thƣơng mại) đƣợc sử dụng phổ biến. Luật Kinh tế khi đó, đƣợc hiểu là một bộ phận của pháp luật kinh tế…, là ngành luật độc lập có phạm vi, đối tƣợng và phƣơng pháp điều chỉnh riêng, trong đó, pháp luật kinh tế bao gồm các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (Luật Kinh tế, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Tài chính – Ngân hàng…) điều chỉnh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế và quan hệ quản lí kinh tế của nhà nƣớc với tƣ cách vừa là một tổ chức chính trị, vừa là chủ sở hữu tƣ liệu sản xuất trong xã hội. Luật Kinh tế ra đời trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, có đối tƣợng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lí kinh tế trong sản xuất, kinh doanh, sở hữu, tổ chức và kế hoạch hoá.1 Trong các cơ sở đào tạo luật, “Luật Kinh tế” trở thành một môn học quan trọng, “là kết quả của công tác nghiên cứu khoa học pháp lí và thực tiễn quản lí sản xuất kinh doanh bằng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất kinh doanh”.2 Ở Việt Nam, những ý tƣởng đầu tiên về sử dụng khái niệm “Luật Thƣơng mại”, “Luật Kinh doanh” để thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế” xuất hiện khi diễn ra những thay đổi về kinh tế, về cơ chế quản lí kinh tế và dẫn đến những thay đổi căn bản trong điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, chủ thể của Luật Kinh tế không còn là các tổ chức kinh tế xã hội chủ 1
PGS.TS. Hoàng Thế Liên & TS. Bùi Ngọc Cƣờng, “Chƣơng 1 – Những vấn đề lí luận cơ bản về Luật Kinh tế ở Việt Nam”, Giáo trình Luật Kinh tế của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2004, tr. 15, 16, 18. 2 PGS.TS. Hoàng Thế Liên & TS. Bùi Ngọc Cƣờng, “Chƣơng 1 – Những vấn đề lí luận cơ bản về Luật Kinh tế ở Việt Nam”, Giáo trình Luật Kinh tế của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2004, tr. 35.
15
nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nƣớc, tổ chức kinh tế tập thể) với tƣ cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch đƣợc giao. Nền kinh tế không còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lí của nhà nƣớc, với nền tảng là sự công nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thay đổi này dẫn đến yêu cầu đổi mới trong khoa học luật kinh tế, theo đó, sự tồn tại của khái niệm “Luật Kinh tế” (với nội hàm nhƣ đã phân tích) trở nên không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và xu thế tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi quyền tự do kinh doanh cũng không ngừng đƣợc mở rộng, từ chỗ “tự do kinh doanh theo quy định pháp luật”1 đến “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”2…, vai trò can thiệp, kiểm soát từ phía nhà nƣớc cũng thu hẹp rất nhiều theo xu hƣớng tôn trọng và đảm bảo thực hiện những hành vi không trái pháp luật của ngƣời kinh doanh (thƣơng nhân). Xu hƣớng này làm cho yếu tố “luật tƣ” đƣợc thể hiện rất rõ nét và khái niệm “Luật Thƣơng mại” dần đƣợc sử dụng phổ biến, với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động thƣơng mại, hoạt động đầu tƣ kinh doanh của thƣơng nhân. Khái niệm “Luật Thƣơng mại” đã đƣợc thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế”, mặc dù nhiều vấn đề “lí luận về vấn đề này còn có những quan điểm khác nhau và cơ cấu của nó cũng chƣa ổn định”.3 Trong khoa học pháp lí, mặc dù còn nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể định nghĩa: Luật Thương mại là lĩnh vực pháp 1
Điều 57 Hiến pháp năm 1992. Điều 33 Hiến pháp năm 2013. 3 PGS.TS. Hoàng Thế Liên & TS. Bùi Ngọc Cƣờng, “Chƣơng 1 – Những vấn đề lí luận cơ bản về Luật Kinh tế ở Việt Nam”, Giáo trình Luật Kinh tế của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2004, tr. 37. 2
16
luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định quy chế thương nhân, điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của họ. “Động lực của toàn cầu hoá chính là sự bùng nổ thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ”,1 dẫn đến sự hình thành một khối lƣợng đồ sộ các văn bản pháp luật quốc gia, các điều ƣớc quốc tế… điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế. Quy chế thƣơng nhân đƣợc xác lập bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Phá sản… Hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân đƣợc điều chỉnh bởi văn bản: Luật Thƣơng mại (ở Việt Nam, Luật Thƣơng mại đƣợc ban hành năm 1997 và 2005), Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Trọng tài thƣơng mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hàng hải, các luật thuế, các tập quán thƣơng mại quốc tế… Tổng thể các nguồn luật này là cơ sở pháp lí cho thƣơng nhân gia nhập thị trƣờng, tổ chức hoạt động và rút khỏi thị trƣờng, là cơ sở pháp lí cho thƣơng nhân tiến hành các hoạt động thƣơng mại vì mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, trong khoa học luật thƣơng mại, với sự phát triển không ngừng của các quan hệ thƣơng mại và các văn bản pháp luật điều chỉnh chúng, nhiều lĩnh vực pháp luật thƣơng mại hình thành mang tính chuyên sâu (chuyên ngành) nhƣ Luật Thƣơng mại quốc tế gồm các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài, Luật Tài chính – Ngân hàng điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thƣơng nhân kinh doanh các dịch vụ này… Nhƣ vậy, ở góc độ nghiên cứu và đào tạo luật học, việc nhận diện khái niệm “Luật Thƣơng mại” có những lƣu ý cơ bản nhƣ sau: 1
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 17.
17
Một là, Luật Thƣơng mại là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quy chế thƣơng nhân và hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân cũng nhƣ cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại giữa họ. Đây là lĩnh vực pháp luật có tính độc lập tƣơng đối, có sự giao thoa với pháp luật dân sự, vì thực tế, Bộ luật Dân sự vẫn đƣợc sử dụng ở một mức độ nhất định để điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại có mục đích sinh lợi, Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc sử dụng để giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các thƣơng nhân tại Toà án. Hai là, ở Việt Nam, có sự khác biệt giữa khái niệm Luật Thƣơng mại – với tính chất là một lĩnh vực pháp luật hay một môn học với khái niệm Luật Thƣơng mại – với tính chất là một văn bản luật do Quốc hội ban hành (ví dụ: Luật Thƣơng mại năm 1997 và Luật Thƣơng mại năm 2005). Theo đó, văn bản Luật Thƣơng mại do Quốc hội ban hành chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc lĩnh vực pháp luật thƣơng mại và môn học Luật Thƣơng mại đƣợc giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật. Ba là, Luật Thƣơng mại Việt Nam đã và đang đƣợc tiếp nhận với phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là các quy định pháp luật quốc gia và các quan hệ thƣơng mại nội địa. Luật Thƣơng mại quốc tế, Luật Tài chính – Ngân hàng… đều thuộc lĩnh vực pháp luật thƣơng mại do chứa đựng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thƣơng mại nhằm mục đích sinh lợi và quy định quy chế thƣơng nhân. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí và đào tạo luật, Luật Thƣơng mại quốc tế với đặc trƣng là điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài, Luật Tài chính Ngân hàng có đặc trƣng chủ yếu là điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại hình thành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã đƣợc nghiên cứu, giảng dạy với tính chất là môn học riêng. Do vậy, ở góc độ đào tạo, những năm gần đây, khái niệm “Luật 18
Thƣơng mại quốc tế” đã đƣợc sử dụng trong sự phân biệt với khái niệm “Luật Thƣơng mại Việt Nam” và với nội dung bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài. 2. Nội dung của Luật Thƣơng mại Việt Nam a) Luật Thương mại quy định quy chế thương nhân Thƣơng nhân là chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Luật Thƣơng mại xác lập quy chế thƣơng nhân thông qua các văn bản pháp luật cụ thể về doanh nghiệp và các hình thức tổ chức kinh doanh khác. Pháp luật mỗi quốc gia đều có quy định điều kiện, thủ tục để tổ chức, cá nhân kinh doanh trở thành thƣơng nhân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều loại hình thƣơng nhân khác nhau hình thành, theo đó, có thể xuất hiện nhiều sự liên kết phức tạp về vốn góp, về quản lí, về tính chất chịu trách nhiệm tài sản, về công nghệ… Sự tồn tại và hoạt động của thƣơng nhân cần có sự công nhận, bảo hộ từ phía nhà nƣớc và pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện điều này. Quy chế thƣơng nhân đƣợc xác lập với các nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, Luật Thương mại quy định các loại hình thương nhân Thƣơng nhân là tổ chức, cá nhân hoạt động thƣơng mại và hiện diện bằng nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, ví dụ nhƣ: Công ti TNHH, CTCP, công ti hợp danh, DNTN… Mỗi loại hình thƣơng nhân cụ thể muốn đƣợc thành lập và hoạt động trong nền kinh tế, trƣớc hết, cần có quy định pháp luật quốc gia về loại hình đó, tức là cần có cơ sở pháp lí để một loại hình thƣơng nhân cụ thể thành lập và hoạt động hợp pháp, có sự bảo hộ từ phía nhà nƣớc. Ở Việt Nam, công ti TNHH, CTCP, DNTN, công ti hợp danh, 19
hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ đƣợc thành lập và đƣợc biết đến sau khi Quốc hội ban hành Luật Công ti năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân năm 1990. Công ti TNHH một thành viên, công ti hợp danh chỉ đƣợc thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp đƣợc ban hành vào năm 1999 và công ti TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ chỉ đƣợc thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 đƣợc ban hành và có hiệu lực pháp luật. Sự hiện diện của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc bắt đầu trên cơ sở quy định của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 với các hình thức cụ thể là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Các hình thức thƣơng nhân này thành lập và hoạt động với tên gọi doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài trong một thời gian dài, cho đến khi pháp luật về đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc nhất thể hoá với sự ra đời của Luật Đầu tƣ năm 2005. Hiện nay, phụ thuộc vào cấu trúc vốn đầu tƣ và tính chất liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc hay có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đều hiện diện với tên gọi nhƣ nhau là công ti TNHH, CTCP, DNTN v.v.. Thứ hai, Luật Thương mại quy định về điều kiện và thủ tục gia nhập thị trường của nhà đầu tư Nhà đầu tƣ có quyền tự do thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Để đảm bảo trật tự và lợi ích xã hội, nhà nƣớc kiểm soát việc thực hiện quyền này thông qua các quy định về điều kiện và thủ tục gia nhập thị trƣờng. Bằng các quy định của Luật Thƣơng mại, nhà nƣớc kiểm soát các yếu tố về vốn đầu tƣ, ngành nghề kinh doanh, ngƣời góp vốn thành lập, ngƣời đại diện theo pháp luật, nơi đặt trụ sở chính… Các quy định về điều kiện và thủ tục gia nhập thị trƣờng cũng cho phép xác định tƣ cách pháp lí hợp pháp của thƣơng nhân cùng với trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lí trong hoạt động thƣơng mại của họ. 20
Bạn đang đọc nội dung bài viết Luật Thương Mại Việt Nam &Amp; Những Bất Cập Về Dịch Vụ Logistics (Phần 2) trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!