Đề Xuất 6/2023 # Luật Sư Lê Quốc Quân Xác Định Bị Công An Hành Hung # Top 13 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Luật Sư Lê Quốc Quân Xác Định Bị Công An Hành Hung # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Luật Sư Lê Quốc Quân Xác Định Bị Công An Hành Hung mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo bản tin của AFP từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân cho biết ông bị hai người đàn ông tấn công trước cửa nhà . Ông bị đánh bằng ống sắt ba lần vào ” đầu gối, đùi và lưng “. Luật sư Lê Quốc Quân nghĩ rằng ” an ninh đứng sau vụ bạo hành này ” và đã nhận diện được một người ” theo dõi ” ông trước đó . Luật sư Lê Quốc Quân nói là ông không làm gì sai trái, tại sao họ lại ngăn chận công việc của ông. Năm 2007, luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ngay sau khi đi du học tại Mỹ trở về với tội danh ” hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân “.Do chính phủ Mỹ phản đối , chính quyền Việt Nam phải thả ông sau ba tháng giam cầm. Từ đó đến nay, luật sư trẻ tuổi này tham gia những cuộc biểu tình đòi nhân quyền, bảo vệ các thành viên dân chủ bị kết án tù, tranh đấu cho tự do tôn giáo và báo động tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Ông cũng có mặt và bị bắt trong các cuộc biểu tình bảo vệ chủ quyền Hoàng sa, Trường Sa mà chính Hà Nội cũng tuyên bố là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ Human Rights Watch xem ông là một trong những nhà tranh đấu, những trí thức Việt Nam thường xuyên bị câu lưu , bị sách nhiễu. Phụ tá giám đốc Human Rights Watch khu vực châu Á, Phil Robertson nhận định : luật sư Lê Quốc Quân sử dụng khả năng, kiến thức pháp luật của ông để trợ giúp những nạn nhân bị áp bức bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, vì vậy mà bản thân ông biến thành “đối tượng” bị trả thù. Luật sư Lê Quốc Quân là tác giả của nhiều bài viết phổ biến trên mạng internet về quyền công dân, tự do chính trị và tự do tôn giáo. Human Ritghs Watch kêu gọi giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam phải ” cam kết điều tra đến nơi đến chốn và trừng phạt các thủ phạm vụ hành hung ” tối Chủ nhật 19/08/2012.

Mãn Hạn Tù, Luật Sư Lê Quốc Quân Tuyên Bố Tiếp Tục Chống Trung Quốc

Luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi bật tại Việt Nam cho AFP biết tiếp tục các hoạt động chống Trung Quốc xâm lược, khi ra khỏi trại giam hôm nay 27/06/2015 sau hai năm rưỡi ngồi tù vì tội danh trốn thuế.

Ông Lê Quốc Quân, một blogger Công giáo và là luật sư, đã ra khỏi nhà tù ở Quảng Nam sáng nay và gặp gỡ các thành viên gia đình lâu nay vẫn đấu tranh đòi trả tự do cho ông. Trả lời hãng tin Pháp AFP bằng tiếng Anh, ông nói : ” Tôi rất vui mừng “ và cho biết sẽ đến thẳng một bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Người luật sư 43 tuổi đã năm lần tuyệt thực trong tù, lần gần đây nhất kéo dài 14 ngày và chấm dứt vào ngày 24/6.

Luật sư Quân hứa hẹn tiếp tục các hoạt động chống Trung Quốc đã khiến chính quyền bực tức. Về hành động bồi đắp, xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông của Bắc Kinh, ông cho biết : ” Tôi hết sức quan ngại trước việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam. Mỗi ngày tôi đều cầu nguyện cho chủ quyền nước Việt không bị xâm phạm ” và nói thêm, ông nóng lòng được đọc các tin tức sau thời gian dài bị cắt đứt với thế giới bên ngoài.

Với tư cách blogger, ông Lê Quốc Quân viết về nhiều đề tài nhạy cảm như các quyền dân sự, đa đảng và tự do tín ngưỡng, đã bị giam cầm từ tháng 12/2012. Bản án vì tội trốn thuế dành cho ông hồi tháng 10/2013 đã bị Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo là mang động cơ chính trị. Nhà hoạt động này cũng tích cực tham gia loạt biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 trước các hành động xâm lăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Việt Nam đã phải vất vả tìm cách giữ thăng bằng giữa những chỉ trích dữ dội trong nước trước thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, và quan hệ chặt chẽ lâu nay với các lãnh đạo Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội đôi khi được làm ngơ, mà theo các nhà phân tích, như một thông điệp gởi đến Bắc Kinh. Nhưng chính quyền cũng thường trấn áp thô bạo, bắt giữ những người biểu tình.

AFP nhận xét, một tấm ảnh của luật sư Lê Quốc Quân được em trai ông là Lê Quốc Quyết đăng trên Facebook hôm nay cho thấy ông Quân tuy ốm hơn nhưng có vẻ khỏe khoắn, đang tươi cười ôm lấy người thân, chỉ sau hai tiếng đồng hồ đã thu hút được 1.500 like. Ông nói với hãng tin Pháp, việc bỏ tù ông là một ” thất bại của tư pháp “, và ông muốn giúp đỡ những người có tình cảnh tương tự vẫn đang phải chịu đựng trong tù. Blogger này luôn bác bỏ các cáo buộc đối với mình.

Việt Nam thường bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền và các chính phủ phương Tây tố cáo thái độ cứng rắn đối với các nhà ly khai, vi phạm tự do tôn giáo. Nhưng Hà Nội đang tìm cách siết chặt quan hệ ngoại giao và thương mại với cựu thù Mỹ, để làm đối trọng trước sức ép ngày càng lớn của Bắc Kinh tại Biển Đông, nên có vẻ hòa dịu hơn trước những tiếng nói chỉ trích trong nước.

Năm ngoái, sau khi Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến vùng biển Hoàng Sa, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nhanh chóng biến thành bạo động. Một số nhà máy ngoại quốc bị phóng hỏa, ít nhất hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng.

Việt Nam còn là đối tác đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm thành lập khu vực tự do mậu dịch khổng lồ, vốn là dự án ưu tiên của Hoa Kỳ. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ lên đường công du Mỹ tháng tới. Đây là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một lãnh đạo đảng.

Một dấu hiệu khác cho sự thay đổi trong quan hệ : Washington mới đây đã ca ngợi những ” tiến bộ “ về nhân quyền tại Việt Nam, nói rằng số tù nhân lương tâm từ 160 trong năm 2013 nay chỉ còn khoảng 100 người, và ” về mặt chính thức “, “hầu như không có ai “ bị truy tố về các hoạt động hay phát biểu mang tính chính trị trong năm nay.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch cho biết không nghĩ rằng việc phóng thích luật sư Lê Quốc Quân có quan hệ với đàm phán TPP, vì ông Quân đã phải chấp hành toàn bộ bản án. Ông Robertson nói : ” Nhưng sẽ là điều tốt nếu chính phủ Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để yêu cầu Việt Nam từ nay chấm dứt sách nhiễu ông Quân, để cho ông được thực hiện các quyền của mình mà không có sự ngăn trở hay trả thù nào “.

Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế Iba Phê Phán Vụ Bắt Giữ Luật Sư Lê Công Định Tại Việt Nam

Trong bức thư đề ngày thứ tư 17/06/2009 gởi đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Viện Nhân quyền thuộc Hiệp Hội Luật sư Quốc tế, trụ sở tại Luân Đôn, đã nhận định: Vụ bắt giữ Luật sư Lê Công Định mang tính ”tùy tiện” và vi phạm cả những chuẩn mực pháp lý quốc tế, lẫn Hiến Pháp của Việt Nam.

Theo bản sao bức thư được hãng tin Pháp AFP hôm nay (19/06) trích dẫn, Viện Nhân quyền của Hiệp Hội IBA, tập hợp khoảng 30.000 luật sư trên toàn thế giới, đã bày tỏ thái độ quan ngại trước việc Luật sư Định bị bắt xuất phát từ “công việc của ông trong tư cách là luật sư biện hộ cho những người đấu tranh vì dân chủ “, cũng như từ lời khiếu nại của ông trong vụ khai thác bauxite trên Tây Nguyên.

Lá thư viết thêm : ” Hơn nữa, chúng tôi cũng quan ngại trước khả năng vụ bắt giữ liên hệ đến việc ông Lê Công Định đã bày tỏ quan điểm phê phán chính quyền “. Bức thư gởi Thủ tướng Việt Nam do hai phó chủ tịch Viện Nhân quyền của IBA ký tên: đó là thẩm phán Richard Goldstone, người Nam Phi, nguyên là Chánh Biện lý Toà Án Hình Sự Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nam Tư Cũ và Rwanda, và ông Martin Solc, một luật sư tên tuổi người Tiệp.

Thư của Hiệp Hội Luật sư Quốc tế IBA còn ghi nhận là Hiến Pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, cũng như Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

Văn kiện này còn yêu cầu bảo vệ người dân trước những vụ bắt bớ tùy tiện. Căn cứ trên hai điểm đó, Hiệp Hội IBA cho rằng vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định đã vi phạm Hiến Pháp Việt Nam cũng như chuẩn mực pháp lý quốc tế.

Riêng tại Việt Nam, sau khi bắt giữ luật sư Lê Công Định, chính quyền đã câu lưu thêm một số người có liên can. Thông Tấn Xã Việt Nam, được hãng tin Mỹ AP trích dẫn đã cho biết là có thêm 3 người khác bị bắt.

Đó là ông Lê Thăng Long ở Quảng Ngãi, bà Trần Thị Thu ở Hà Nội và bà Lê Thị Thu Thu ở Tiền Giang. Báo trên mạng VnExpress còn đưa tin một người thứ tư bị tạm giam là ông Trần Huỳnh Duy Thức. Cả hai ông Long và Thức đã bị tạm giam để điều tra về tội ”Tuyên truyền chống nhà nước”. Họ đều có quan hệ với Luật sư Lê Công Định, mà theo báo chí Việt Nam, luật sư Định đã ”công nhận tội trạng” .

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3907.asp

Luật Sư Lê Công Định Nói Về Ngày 30 Tháng 4

Your browser does not support the audio element.

Trong chuyên đề Ký ức 40 năm hôm nay Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam. Ông là con của một gia đình cách mạng sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn nhưng có cái nhìn khác về ngày 30 tháng 4 năm 75. Luật sư Lê Công Định từng bị tù hơn 4 năm về tội tuyên truyền chống phá cách mạng và đây là lần phỏng vấn đầu tiên ông dành cho RFA sau khi ra khỏi trại giam vào ngày 06 tháng 2 năm 2013. Trước nhất LS Định nói về ký ức ngày 30 tháng 4 của mình khi ấy ông vừa 7 tuổi:

Tôi còn đọng lại trong ký ức của mình hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 75. Thực ra lúc đó tôi mới 7 tuổi thôi, trước ngày đó thì chúng tôi vẫn đến trường đều đặn. Những cuộc di tản trên đường phố cũng như tại Tòa đại sứ Mỹ lúc đó bắt đầu có những người chạy vào leo lên trực thăng, tôi thấy những hình ảnh đó khi đi ngang qua và nó vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi về cuộc chiến tranh.

Cái ngày 30 tháng 4 đó tôi và những trẻ con trong khu phố mình ở đã ra đường để xem mặt đoàn quân giải phóng như thế nào và sau dó thì xem TV thì thấy Ủy ban Quân quản họ tổ chức những buổi meeting đưa hình ảnh ông Hồ Chí Minh cũng như đưa những lá cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên và hỏi ba tôi ông đó là ai, ba tôi trả lời đó là ông Hồ.

Sau đó khi lớn lên thì tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh, tất nhiên đã bị giảng dạy một cách lệch lạc theo cái nhìn của chính quyền chứ không phải theo đúng sự thật lịch sử của nó. Do đó tôi cũng như bao thế hệ trẻ lớn lên trong lòng của chế độ mới này khi học hành chúng tôi bị tiêm nhiễm bởi cái lối truyền đạt có tính cách tuyên truyền nhiều hơn là dạy cho học sinh, sinh viên hiểu được thế nào là lịch sử trong quá khứ.

Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? – Luật sư Lê Công Định

Khi vào đại học tôi nhận ra điều đó qua nói chuyện với người thân trong gia đình cũng như bạn bè của tôi, tôi mới bắt đầu tìm hiểu, đọc lại sách. Nhưng sách lúc đó hầu hết do nhà nước xuất bản làm sao mình có thể hiểu được? Vì vậy buộc lòng tôi phải đọc lại những cuốn sách in trước năm 75 của gia đình tôi và đặc biệt của người anh trai tôi. Những cuốn sách đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu định hình một suy nghĩ mới, nhận thức mới của lịch sử Việt Nam từ những năm 17-18 tuổi. Tôi chỉ muốn nhìn một cách tổng quát đa chiều về lịch sử của đất nước mình.

Mặc Lâm: Thưa LS sau khi ông bị bắt thì báo chí chính thống rộ lên nhận định cho rằng gia đình ông là một gia đình cách mạng và đã được ưu đãi. Trong thời gian sau 30 tháng 4 thì gia đình ông có được ưu đãi như họ nói hay không thưa luật sư?

Luật sư Lê Công Định: Về việc đó thì nó như thế này: Ông nội tôi, bác tôi, ba tôi và thậm chí cô tôi đều đi theo phong trào cộng sản. Giống như những trí thức miền Nam lúc đó họ không thích sự có mặt của quân đội nước ngoài. Sau cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài không ai còn muốn thấy quân đội nước ngoài ở Việt Nam. Gia đình tôi cũng như bao nhiêu người trí thức khác đều lựa chọn cho mình thái độ trung lập đối với chính quyền lúc đó.

Gia đình tôi không may được tiếp cận với những người hoạt động cho phong trào cộng sản cho nên họ bị ảnh hưởng và họ tham gia vào phong trào cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

Gia đình tôi bị ảnh hưởng rất nhiều và ba tôi thậm chí đi tù vì những hoạt động chống lại chính quyền Sài Gòn vào năm 1960 và ông nhận cái án tương đối nặng nề là 5 năm tù. Sau đó khi ra tù ông tiếp tục cuộc sống bình thường của mình nhưng vẫn âm thầm cổ vũ cho phong trào cộng sản. Năm 75 xảy ra sự kiện thống nhất thì ba tôi nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong chế độ mới nhưng có nhiều điều sau đó khiến ông bắt đầu nhận thức ra mình đã bị lừa dối như thế nào qua các chính sách mà họ áp dụng cho người miền Nam lúc đó. Thí dụ như là giam cầm những quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn, cải tạo tư sản. Ba tôi đã từng tham gia vào những cuộc gọi là cải tạo tư sản đó và ông nhận ra được bản chất phi nhân của những chính sách như vậy.

Người dân trước năm 75 họ ky cóp tài sản của mình và làm ăn một cách chân chính để sống đời sống giản dị như giới trung lưu thì họ bị chụp cái mũ là tư sản mại bản, bị tước đoạt toàn bộ tài sản và đẩy cả gia đình vào vùng kinh tế mới.

Ba tôi có kể với tôi một sự kiện mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ hoài. Ba tôi kể khi đoàn làm việc của ông đến nhà một bà bán tạp hóa người Hoa để kiểm kê và tịch thu tài sản của bà thì buổi sáng bà đó vẫn còn đầu óc minh mẫn, tóc vẫn đen và nói chuyện vẫn đâu ra đó. Bà năn nỉ van xin mong người ta để lại tài sản dù là một phần, nhưng đoàn làm việc theo lệnh trên vẫn lấy toàn bộ tài sản của bà. Bà đã khóc lóc van xin suốt từ sáng đến chiều…ba tôi nói rằng khi nhìn toàn bộ tài sản của mình bị lấy đi hết thì bà đã hóa điên hóa dại, nói năng không còn bình thường nữa và tóc bà trở nên bạc trắng! Ba tôi nhìn hình ảnh đó và ray rứt cả cuộc đời. Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? Điều đó ba tôi kể cho tất cả các con nghe.

Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo

Riêng tôi hình ảnh bà bán tạp hóa người Hoa hóa điên, tóc trở nên bạc trắng ám ảnh và ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi từ nhỏ cho đến tận bây giờ. Gần như trong gia đình tôi có một sự phản tỉnh từ ba tôi cho tới các con.

Nói về mặt lý lịch thì tất nhiên gia đình tôi là một “gia đình cách mạng” lẽ ra cũng nhận những ưu đãi giống như bao nhiêu cán bộ trong hệ thống này, tuy nhiên có một điều xảy ra vào năm 1980 khi mâu thuẫn nội bộ bên trong hàng ngũ cán bộ giữa miền Bắc và miền Nam lúc đó. Ba tôi bị chụp cái mũ làm sai nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và ông bị chính đồng đội của mình bắt giam trong 6 tháng trời không qua xét xử và có bất kỳ một bằng chứng nào nên cuối cùng phải thả ba tôi ra và yêu cầu ba tôi làm bản kiểm điểm để quay trở về làm việc.

Ba tôi từ chối, ông nói với họ rằng sự tham gia vào phong trào cộng sản của ông là một bản kiểm điểm quá vĩ đại của cuộc đời ông rồi. Sáu tháng tù mà những người đồng đội bắt giam ông nó cũng là một bản kiểm điểm quá vĩ đại để ông có thể tiếp tục làm một bản kiểm điểm nữa. Ông trở về đời sống dân sự bình thường.

Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. – Luật sư Lê Công Định

Tôi thấy buồn cười bởi vì khi nói ra câu đó tôi muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng: tuy gia đình tôi đi theo con đường cộng sản góp phần xây dựng nên chế độ này nhưng tôi lớn lên và ý thức rõ việc tôi làm và quyết định đi ngược lại con đường đó.

Mặc Lâm: Quay trở lại câu chuyện 40 năm thì tù nhân côn đảo, tù nhân cải tạo đã trở về nhà nhưng xuất hiện một loạt tù nhân lương tâm mới vẫn còn trong tù, điều này cho quốc tế thấy gì?

Luật sư Lê Công Định: Đối với những tù nhân cải tạo quân nhân của chế độ Sài Gòn ngày xưa chúng ta thấy nó thể hiện rõ một chính sách của chính quyền là trả thù những người từng là đối thủ của mình. Họ không có một sự khoan dung, không có sự hòa giải thật sự cho nên mới thực hiện việc đó.

Còn đối với tù nhân lương tâm bây giờ thì tất cả mọi người đểu đã thấy rằng đây là một chế độ độc tài cho nên người ta chỉ thích nghe những lời êm tai, xuôi theo cách họ nói chứ họ không nghe những ý kiến trái ngược thập chí là đối lập, do đó mới có việc bắt giam tù chính trị và tù nhân lương tâm như tôi chẳng hạn. Bởi vì tôi chỉ đơn giản nói lên tiếng nói của mình nhưng họ lại xem đó là mối đe dọa của thế lực thù địch qua đó quốc tế đã nhận rõ chính sách nhất quán của mọi chế độ cộng sản. Từ Châu Âu, Châu Á và đặc biệt là Hoa Kỳ thấy họ không thay đổi chủ nghĩa độc tài của mình.

Càng ngày chúng ta thấy càng nhiều hơn tù nhân lương tâm bị bắt nó thể hiện mối sợ hãi ám ảnh đầu óc của người lãnh đạo. Họ luôn luôn sợ quyền lực của họ bị mất do sự ảnh hưởng của người trí thức, bất đồng chính kiến hôm nay và cách duy nhất là họ đàn áp, tù đày. Cách tốt nhất dập tắt tiếng nói đối lập.

Mặc Lâm: Ngày 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nước nhưng 40 năm sau hai chữ “thống nhất” vẫn còn khá mơ hồ về sự hòa giải. Theo luật sư ai là người phải tỏ thiện chí một cách nghiêm túc trước? Bên thắng hay bên thua cuộc?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. Họ đâu phải là hai chủng tộc khác nhau, hai kẻ thù một bên là ngoại xâm còn một bên là người bị xâm lược vậy thì việc gì phải tiếp tục hận thù và chia rẽ?

Chưa bao giờ muộn cho vấn đề hòa giải cả kể cả bây giờ 40 năm sau, không ai còn tin vào chính sách hòa giải của nhà cầm quyền nữa. Nhưng nếu bây giờ nhà nước Việt Nam thật tâm muốn thực hiện chính sách hòa giải thì họ nên làm bằng thực chất chứ không phải làm qua lời nói.

Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Luật Sư Lê Quốc Quân Xác Định Bị Công An Hành Hung trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!