Cập nhật nội dung chi tiết về Luật Nhân Quả Theo Quan Niệm Phật Giáo mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Luật Nhân Quả Là Gì?
Bất kỳ hành động nào dù cố ý hay vô ý, suy nghĩ hay lời nói…đều tạo thành nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi luật nhân quả.
Sự bất bình đẳng tồn tại trên thế gian này là gì?
Tại sao lại có người sinh ra trong gia đình giàu có còn người khác lại không? Tại sao một người có đầu óc thông minh còn những người khác thì ngu ngốc? Tại sao một người luôn có tính thánh thiện, từ bi còn người khác thì có khuynh hướng xấu xa, độc ác? Tại sao lại có người bị mù, dị tật từ khi họ sinh ra? Tại sao một số người lại được phước lành còn số khác bị nguyền rủa từ ngày họ chào đời? Theo Phật giáo, sự bất bình đẳng này không chỉ do di truyền, môi trường sống mà còn do Luật nhân quả. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc và đau khổ của mình. Chúng ta tạo thiên đường cho riêng mình. Chúng ta tạo ra địa ngục cho chúng ta. Chúng ta là kiến trúc sư của số phận chúng ta.
Luật Nhân Quả là một cỗ máy được tạo ra để điều khiển và kiểm soát?
Một số ý kiến cho rằng, một người vừa sinh ra đã bị mù, dị tật hoặc chết thì làm sao họ có thể sống bình thường để thay đổi nghiệp của họ? Một người có khuynh hướng độc ác, xấu xa ở quá khứ thì họ sẽ vẫn xấu xa và độc ác ở hiện tại và tương lai, họ sẽ nhận những hậu quả xấu mãi mãi. Luật nhân quả là một cỗ máy, cuộc sống sẽ thuần tuý cơ học, và ý chí tự do sẽ là một điều vô lý. Ai đó tạo ra, điều khiển số phận và xác định tương lai chúng ta, chúng ta không thể cưỡng lại và kiểm soát cuộc sống của chính chúng ta.
Đây là một câu hỏi hay! Có thể lý giải vấn đề này như sau: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng trên trái đất này đều có lý do để nó tồn tại: gió, nước, lửa…côn trùng và động vật. Giống như việc, một đứa bé vừa sinh ra đã chết, hoặc dị tật…là để gửi một thông điệp gì đó cho cha mẹ và những người xung quanh để họ thức tỉnh và sống tốt hơn.
Những người đó tồn tại với hình dạng như thế trong một thời gian dài để làm vơi đi nghiệp chướng trước đây của họ, và thức tỉnh những người xung quanh, sau khi chết họ sẽ Tái sinh ở một trạng thái tốt hơn. Thân cây mục tồn tại mấy chục năm trong rừng để làm nền tảng cho những thứ tốt đẹp khác phát triển, dưới thân cây mục là một “ngôi làng” bên trên nó là những cành hoa.
Luật nhân quả là một luật lệ mà tự nó hoạt động trong lĩnh vực riêng của nó, không có sự can thiệp của bất kỳ ai trên vũ trụ này.
Luật nhân quả có nghĩa là những hành động trong quá khứ?
Luật nhân quả không có nghĩa là hành động trong quá khứ, nó bao hàm cả những hành động trong quá khứ và hiện tại. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã làm, chúng ta sẽ là kết quả của những gì chúng ta đang làm.
Theo nghĩa khác, chúng ta không hoàn toàn là kết quả của những gì chúng ta đã làm, chúng ta sẽ không hoàn toàn là kết quả của những gì chúng ta đang làm. Hiện tại chắc chắn là con cháu của quá khứ và là hiện tại của tương lai, nhưng hiện tại không phải lúc nào cũng là một chỉ số thực sự của quá khứ hoặc tương lai. Luật nhân quả thật sự rất phức tạp.
Có Nhân Ắt Sẽ Có Quả?
Nhân được ví như hạt giống, bạn không thể gieo hạt bắp mà muốn nó lớn lên và cho quả táo được. Gieo Nhân nào sẽ gặt Quả nấy, những gì chúng ta gặt hái hôm nay, hoặc tương lai là kết quả của những gì chúng ta gieo ở hiện tại hoặc quá khứ?.
Samyutta Nikaya đã nói: “Theo hạt giống đã gieo, cũng là hoa quả bạn gặt trong đó, người lành sẽ thu hoạch, người xấu sẽ gặt ác, hạt giống là hạt giống và ngươi sẽ nếm quả của nó”.
Nhân là hành động, Quả là kết quả, là phản ứng dội lại của hành động đó. Tuy nhiên không phải lúc nào hành động cũng sẽ tạo ra một phản ứng tương tự. Trong thực tế cũng vậy, không phải chúng ta gieo một hạt táo thì chắc chắn ta sẽ có quả ngọt, chúng ta gieo hạt nhưng không chăm sóc, vung đắp thì nó sẽ không thể phát triển để sinh quả cho ta.
Giống như chúng ta bỏ muối (những điều xấu) vào một ly nước, ly nước trở nên mặn, nhưng trước khi uống ta lại bỏ một chút đường vào (những điều tốt), một chút nữa cho đến khi nước trở nên ngọt. Thật thú vị, lúc đầu chúng ta gieo “Nhân” mặn vào nước nhưng lại gặt được “Quả” ngọt!
Luật nhân quả còn được dùng rất nhiều trong việc giáo dục đạo đức: “Hãy sống tốt, bạn sẽ được hạnh phúc và chúng tôi sẽ yêu bạn, nhưng nếu bạn xấu, bạn sẽ không hạnh phúc và chúng tôi sẽ không yêu bạn”.
Ý Kiến Trái Chiều
Một số người cho rằng, họ đã làm việc thiện và không gây hại đến ai hay con vật nào trong suốt 40 năm, nhưng cuộc đời của họ vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Tại sao chúng ta lại phải sống tốt, làm việc thiện suốt cuộc đời mình, kìm hãm những ham muốn cá nhân như: tình dục, ăn mặn, những thủ đoạn kinh doanh để mang lại “hạnh phúc” nhanh nhất…chỉ để giúp một người không quen biết có cuộc sống tốt hơn ở kiếp sau? Đa số chúng ta không ai biết kiếp trước mình là gì, nên hãy sống thoải mái, thoả mãn mọi nhu cầu cần thiết cho bản thân ở hiện tại.
Tôi không nói về nhân quả theo kiểu: Nếu bạn trồng cây bưởi và chăm sóc tốt thì nó sẽ cho quả bưởi hay đại loại như bạn hút thuốc lá thì sau này bạn sẽ bệnh phổi…Nếu bạn giết người, ăn cắp, ăn trộm thì bạn sẽ đi tù.
Ở đây, tôi nói luật nhân quả theo khía cạnh truyền từ kiếp này sang kiếp khác. Nếu bạn cầm trái bóng tenis rồi quăng vô tường, bạn quăng mạnh thì nó sẽ dội lại mạnh và ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn quăng trái bóng vào tường thì nó sẽ dội lại trúng bạn. Bằng chứng trong cuộc sống chúng ta, có rất nhiều người làm điều xấu nhưng họ vẫn sống thoải mái, tận hưởng giàu sang đến cuối đời nhưng trả thấy “trái bóng” nào đến tìm họ.
Vậy “trái bóng” đó đi đâu? Nó đi tìm một người chả quen biết ở kiếp sau và chọi vô mặt họ với tất cả sự tàn nhẫn! “Trời ơi, kiếp trước tôi đã làm gì sai mà giờ phải nhận hậu quả này, mới sinh ra đã mù 2 mắt sao mà sống tốt trong một xã hội khắc nghiệt đây!”. “Tôi đâu có biết kiếp trước tôi là ai, làm gì? chắc gì tôi là người quăng trái bóng đó!” Nếu luật nhân quả là có thật và vận hành theo cách này, thì nó quá tàn nhẫn và bất công.
Theo đạo Phật, nếu một người tạo nghiệp xấu thì sẽ tái sinh vào cõi xấu như ma quỷ, động vật…Vậy một con vật khi chết thì chúng sẽ tái sinh vào cõi nào? Cá voi mỗi lần mở miệng là có hàng triệu sinh vật phải chết, như vậy nếu theo luật nhân quả thì nó là một con cá voi xấu và nghiệp của nó là vô tận? Một con muỗi muốn tái sinh vào cõi người thì phải làm gì? Có những con chó, con mèo có cuộc sống tốt hơn rất nhiều so với con người! Hàng triệu năm trước khi có con người thì có 6 cõi luân hồi không? Một con khủng long khi chết thì sẽ tái sinh vào cõi nào? Có những sinh vật có vòng đời rất ngắn nên nó không phải chịu nhiều đau khổ trong cõi Ta-Bà này.
Nhiều người cho rằng, việc ăn mặn và giết chết động vật là tạo nghiệp xấu, phóng sanh là tạo nghiệp lành nhưng theo đức Phật thì có hàng tỷ sinh vật trong một ly nước. Điều đó có nghĩa là, một ly nước chúng ta uống, 1 cọng rau chúng ta ăn nó chứa vô lượng sinh mạng bé nhỏ, một hệ thống vũ trụ thu nhỏ vô tận. Suốt cuộc đời này chúng ta đã giết bao nhiêu sinh mạng rồi? Vậy tại sao lại bảo những người ăn mặn và giết 1 con gà là tạo nghiệp xấu? Mọi chuyện diễn ra theo cách mà nó cần phải như thế!
“Đức tin giống như vẽ bức tường phòng của bạn bằng mắm tôm, sau đó cố gắng thuyết phục mình rằng nó đẹp và toả hương thơm. Đức tin là một ảo giác, một giấc mơ mà chúng ta coi là thực tế, nhưng thực tế thì nó chỉ làm cho tâm trí của con người trở nên nghèo nàn hơn mà thôi. Mỗi tôn giáo sẽ chọn cho mình một thứ để vẽ lên tường, và các tín đồ sẽ đặt niềm tin tuyệt đối vào nó. Giống như một đám mây trên bầu trời, người theo Thiên Chúa thì A-men, người theo Phật giáo thì A-Di-Đà!”
Luật nhân quả hay địa ngục chỉ là hình thái được người xưa tạo ra để răn đe con cháu tránh hướng tới những hành động xấu. Con người chỉ là một loại động vật bậc cao tiến hoá theo quá trình chọn lọc tự nhiên. Từ việc có ý thức, chúng ta áp đặt những sự vật, hiện tượng trên hành tinh này theo cách mà chúng ta cho rằng, nhưng bản chất thật của sự tồn tại là gì? Hãy để thời gian và sự phát triển của khoa học trả lời cho bạn. Khoa học không dựa trên niềm tin ảo tưởng của tâm trí mà là những bằng chứng cụ thể và thuyết phục.
Một chiếc Canon chụp hình một con vật có hình dạng giống con chó thì chưa chắc nó là con chó, họ sẽ cần thêm những thí nghiệm, những bằng chứng cụ thể để khẳng định đó là con chó hay chỉ là con voi có hình dạng tương tự.
Tôi cũng muốn nói thêm với bạn rằng, phương pháp giảng dạy của các tôn giáo hiện nay nó giống như câu cảnh báo trên gói thuốc lá: “Hút thuốc có hại cho sức khỏe…!”. Người ta biết làm như vậy là không tốt nhưng họ vẫn làm, tất nhiên là có số ít trường hợp “thức tỉnh” và từ bỏ thói quen xấu đó mà ta hay gọi là “giác ngộ”. Tôn giáo xuất hiện và giảng dạy hàng ngàn năm nhưng hiện tại thế giới có tốt đẹp hơn không? Không! Nó ngày càng suy đồi cho đến một lúc nào đó…Nếu như các nhà truyền giáo không thay đổi phương thức giảng dạy của mình.
Đừng giảng theo kiểu câu nói ghi trên bao thuốc lá, và hy vọng sự thức tỉnh của một vài cá nhân, mà hãy giảng theo kiểu: “Nếu bạn cầm súng bắn vào đầu mình, thì bạn sẽ chết!” thì thế giới sẽ hạnh phúc và thanh bình hơn.
Kết thúc cuộc trò chuyện, tôi hơi phân vân không biết mình hay người bạn kia là con ếch dưới đáy giếng nữa! Tuy nhiên, một hồi lâu, tôi bừng tỉnh và nghĩ rằng, việc tìm câu trả lời cho những lập luận trên là không cần thiết, nó cũng giống như việc cố gắng giải thích về sóng vô tuyến hay sóng wifi cho những người ở thế kỷ 1 SCN vậy.
Cho nên, là một Phật tử, thì điều quan trọng trong cuộc sống là phải hiểu rõ Tứ Diệu Đế của đức Phật và thực hành Bát Chánh Đạo để thoát khỏi hoặc giảm bớt khổ đau trên cõi đời này.
Theo hoasenphat.com
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Quy Luật Nhân Quả
Tiến trình từ nhân đến quả có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong thực tại chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác. Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mìn và đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo đối với quy luật nhân quả, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp cũng như làm ác chịu quả khổ đau.
Nhân quả là gì?
Vũ trụ vạn vật không phải tuần hành nhưng biến dịch một cách tự nhiên vô lý mà nhưng tuân theo một cái luật chung. Luật đó là luật nhân quả. Luật này không phải do một đấng nào hay xã hội nào đặt ra mà chính là một luật thiên nhiên âm thầm lặng lẽ nhưng đúng đắn vô cùng.
Luật nhân quả trong Phật giáo
Luật nhân quả được quan niệm khác nhau thậm chí đang tồn tại sự khác biệt khác lớn. Phật giáo đối với vấn đề nhân quả có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt. Nội dung lí luận nhân quả trong Phật pháp rất rộng. Nhân quả báo ứng là để con người hiểu hơn những vấn đề cốt yếu của cuộc sống song nó chỉ là hạt nước nhỏ bé trong biển luật nhân quả mênh mông của Phật giáo.
Luật nhân quả bắt nguồn từ Phật giáo
Theo những gì sách vở để lại và cả văn học truyền miệng thì triết lý nhân quả của cha ông ta có lẽ bắt nguồn từ đạo Phật. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc Phật giáo với tinh thần bình đẳng từ bi đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành những giá trị tinh thần vô giá cũng như góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh người Việt. Quy luật nhân quả đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp và mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng hay kinh sách mà đã được thể hiện rõ nét qua cách sống cũng như qua ý thức thực hành một cách tự nhiên và dần trở thành một bản năng vốn có của con người.
Luật nhân quả có mặt khắp mọi nơi
Trong cuộc sống thông thường thì người ta hay bỏ qua luật nhân quả là bởi ít khi luật nhân quả đến ngay và đôi lúc con người không thể nhìn thấy mối đe dọa trước mắt để đề phòng. Luật nhân quả đôi khi nó đến từ từ như thể từng giọt nước rơi vào cốc rồi đến một lúc nào đó tràn ly không hay. Luật nhân quả có mặt khắp mọi nơi và nó luôn tồn tại mãi mãi.
Con người thường không sống đúng với quy luật nhân quả
Triết lý về luật nhân quả của cha ông ta có mặt trong mọi mặt của đời sống. Thế nhưng rõ ràng trong cuộc sống do những ham muốn của bản thân lớn hơn những hiểu biết của mình mà đôi lúc con người bất chấp cả quy luật nhân quả, để rồi sau này hối hận đến cùng cực. Nhất là ngày hôm nay khi mà cuộc sống càng ngày càng hối hả và sự cạnh tranh mỗi lúc một khốc liệt thì chính con người càng lúc càng bỏ qua quy luật nhân quả để rồi chuốc lấy những hậu quả cực kỳ tai hại. Cuộc sống chạy theo đồng tiền thì chắc chắn đến một lúc nào đó, ngoài tiền ra con người chẳng có gì cả khi mà những thứ cách đây vài chục năm còn là hiển nhiên như không khí sạch và mát mẻ thì trong ngày hôm nay đã trở thành hiếm hoi và đắt đỏ.
Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người
Khi đã biết cuộc đời của con người do nghiệp nhân của mình tạo ra hãy biết bản thân mình là người thợ tự xây dựng nên đời mình và chính mình là kẻ sáng tạo mà không tin tưởng ở mình thì còn tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy chính là một sức mạnh vô cùng qúy báu có thể làm cho con người dám hoạt động cũng như dám hy sinh hăng hái làm điều tốt. Vì những hành động tốt đẹp ấy, mà họ biết sẽ là những cái nhân quý báu và đem lại những kết quả đẹp đẽ.
Trong xã hội hiện đại chắc chắn nhân quả được hiểu giống như một luật thưởng phạt công bình. Bởi thế mà có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác. Luật nhân quả theo quan điểm của Phật giáo đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy và nó không phải chỉ là luật thưởng phạt bình thường mà chắc chắn là một luật cần thiết cho nhu cầu đời sống và sự tiến bộ của con người.
Tìm Hiểu Về Luật Nhân Quả Trong Phật Giáo
Luật nhân quả là một học thuyết phổ biến nhất trong Phật giáo. Học thuyết này bắt nguồn từ Ấn Độ trước sự ra đời của Đức Phật. Tuy nhiên, chính Đức Phật đã giải thích và xây dựng luật nhân quả dưới hình thức hoàn chỉnh trong quá trình giảng dạy của Người.
Luật nhân quả là gì?
Bạn phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Đó là luật nhân quả, một quy luật không thể phá hủy của vũ trụ. Bạn xứng đáng với mọi thứ xảy ra với bạn, dù tốt hay xấu. Bạn là người xây dựng số phận cho bạn, hạnh phúc hay đau khổ.
Cuộc sống của bạn ngày hôm nay chỉ là sự phản ánh quá khứ của bạn.
Bạn không thể thoát khỏi quá khứ, nhưng bạn có thể học tập từ nó để thay đổi tương lai.
Hành động của bạn ở hiện tại sẽ ảnh hướng đến cuộc sống của bạn ở tương lai.
Những gì bạn đang trải nghiệm ngay bây giờ là những gì nghiệp muốn bạn trải nghiệm.
Những suy nghĩ và cảm xúc của bạn tạo thành thế giới bên trong bạn, những lời nói và hành động của bạn tạo nên thế giới xung quanh bạn.
Khi bạn cố ý làm hại ai đó, dù chỉ xuất phát từ suy nghĩ nhưng đó là ý niệm tạo nghiệp. Những ý định tốt sẽ luôn luôn tạo ra nghiệp tốt. Bạn có thể giấu ý định của bạn khỏi những người khác nhưng không thể giấu bản thân bạn hoặc vũ trụ.
Bạn sẽ không bao giờ được hạnh phúc nếu bạn làm tổn thương người khác.
Vũ trụ muốn bạn hiểu được sự đau khổ của người khác. Để làm việc này, bạn phải trải nghiệm cuộc sống từ nhiều góc nhìn khác nhau. Cần phải hiểu tại sao bạn đã làm những điều đó và hậu quả là gì. Một kinh nghiệm nghiệp báo giúp bạn nhận ra sai lầm, từ đó thay đổi để sống tốt hơn.
Luật nhân quả có tác dụng ngay lập tức?
Để trải nghiệm những gì bạn đã làm có thể phải mất một khoảng thời gian nhất định. Nhiều bài học là ngay lập tức, nhưng một số chỉ có thể được học theo thời gian. Nó cũng giống như khi bạn gieo hạt, theo thời gian nó sẽ phát triển. Đúng thời điểm (khi hội đủ các yếu tố) bạn sẽ nhận được nghiệp mà bạn đã gieo.
Tác động của nghiệp lực đôi khi ngay lập tức, nhưng trong những trường hợp khác, nó có sự chậm trễ. Tuy nhiên, sẽ luôn luôn có hiệu lực, cho dù sự chậm trễ này kéo dài bao lâu. Hậu quả của hành động tốt hay xấu thậm chí có thể theo bạn vào cuộc sống kế tiếp.
Sự bất bình đẳng tồn tại trên thế gian này là gì?
Tại sao lại có người sinh ra trong gia đình giàu có còn người khác lại không?
Tại sao một người có đầu óc thông minh còn những người khác thì ngu ngốc?
Tại sao một người luôn có tính thánh thiện, từ bi còn người khác thì có khuynh hướng xấu xa, độc ác?
Tại sao lại có người bị mù, dị tật từ khi họ sinh ra?
Tại sao một số người lại được phước lành còn số khác bị nguyền rủa từ ngày họ chào đời?
Theo đạo Phật, sự bất bình đẳng này không chỉ do di truyền, môi trường sống mà còn do Luật nhân quả. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc và đau khổ của mình. Chúng ta tạo thiên đường cho riêng mình. Chúng ta tạo ra địa ngục cho chúng ta. Chúng ta là kiến trúc sư của số phận chúng ta.
Luật nhân quả là một cỗ máy được tạo ra để điều khiển và kiểm soát?
Một số ý kiến cho rằng, một người vừa sinh ra đã bị mù, dị tật hoặc chết thì làm sao họ có thể sống bình thường để thay đổi nghiệp của họ? Một người có khuynh hướng độc ác, xấu xa ở quá khứ thì họ sẽ vẫn xấu xa và độc ác ở hiện tại và tương lai, họ sẽ nhận những hậu quả xấu mãi mãi.
Luật nhân quả là một cỗ máy, cuộc sống sẽ thuần tuý cơ học, và ý chí tự do sẽ là một điều vô lý. Ai đó tạo ra, điều khiển số phận và xác định tương lai chúng ta, chúng ta không thể cưỡng lại và kiểm soát cuộc sống của chính chúng ta.
Đây là một câu hỏi hay! Có thể lý giải vấn đề này như sau: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng trên trái đất này đều có lý do để nó tồn tại: gió, nước, lửa…côn trùng và động vật. Giống như việc, một đứa bé vừa sinh ra đã chết, hoặc dị tật…là để gửi một thông điệp gì đó cho cha mẹ và những người xung quanh để họ thức tỉnh và sống tốt hơn.
Những người đó tồn tại với hình dạng như thế trong một thời gian dài để làm vơi đi nghiệp chướng trước đây của họ, và thức tỉnh những người xung quanh, sau khi chết họ sẽ tái sinh ở một trạng thái tốt hơn. Thân cây mục tồn tại mấy chục năm trong rừng để làm nền tảng cho những thứ tốt đẹp khác phát triển, dưới thân cây mục là một “ngôi làng” bên trên nó là những cành hoa.
Luật nhân quả không có nghĩa là hành động trong quá khứ, nó bao hàm cả những hành động trong quá khứ và hiện tại. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã làm, chúng ta sẽ là kết quả của những gì chúng ta đang làm.
Theo nghĩa khác, chúng ta không hoàn toàn là kết quả của những gì chúng ta đã làm, chúng ta sẽ không hoàn toàn là kết quả của những gì chúng ta đang làm. Hiện tại chắc chắn là con cháu của quá khứ và là hiện tại của tương lai, nhưng hiện tại không phải lúc nào cũng là một chỉ số thực sự của quá khứ hoặc tương lai. Luật nhân quả thật sự rất phức tạp.
Có nhân ắt sẽ có quả?
Nhân được ví như hạt giống, bạn không thể gieo hạt bắp mà muốn nó lớn lên và cho quả táo được. Gieo Nhân nào sẽ gặt Quả nấy, những gì chúng ta gặt hái hôm nay, hoặc tương lai là kết quả của những gì chúng ta gieo ở hiện tại hoặc quá khứ.
Samyutta Nikaya có đoạn: “Theo hạt giống đã gieo, cũng là hoa quả bạn gặt trong đó, người lành sẽ thu hoạch, người xấu sẽ gặt ác, hạt giống là hạt giống và ngươi sẽ nếm quả của nó”.
Nhân là hành động, Quả là kết quả, là phản ứng dội lại của hành động đó. Tuy nhiên không phải lúc nào hành động cũng sẽ tạo ra một phản ứng tương tự. Trong thực tế cũng vậy, không phải chúng ta gieo một hạt táo thì chắc chắn ta sẽ có quả ngọt, chúng ta gieo hạt nhưng không chăm sóc, vung đắp thì nó sẽ không thể phát triển để sinh quả cho ta.
Giống như chúng ta bỏ muối (những điều xấu) vào một ly nước, ly nước trở nên mặn, nhưng trước khi uống ta lại bỏ một chút đường vào (những điều tốt), một chút nữa cho đến khi nước trở nên ngọt. Thật thú vị, lúc đầu chúng ta gieo “Nhân” mặn vào nước nhưng lại gặt được “Quả” ngọt!
Luật nhân quả còn được dùng rất nhiều trong việc giáo dục đạo đức: “Hãy sống tốt, bạn sẽ được hạnh phúc và chúng tôi sẽ yêu bạn, nhưng nếu bạn xấu, bạn sẽ không hạnh phúc và chúng tôi sẽ không yêu bạn”.
Ý kiến trái chiều về luật nhân quả
Tại sao chúng ta lại phải sống tốt, làm việc thiện suốt cuộc đời mình, kìm hãm những ham muốn cá nhân chỉ để giúp một người không quen biết có cuộc sống tốt hơn ở kiếp sau? Đa số chúng ta không ai biết kiếp trước mình là gì, nên hãy sống thoải mái, thoả mãn mọi nhu cầu cần thiết cho bản thân ở hiện tại.
Tôi không nói về nhân quả theo kiểu: Nếu bạn trồng cây bưởi và chăm sóc tốt thì nó sẽ cho quả bưởi hay đại loại như bạn hút thuốc lá thì sau này bạn sẽ bị ung thư phổi …Nếu bạn giết người, ăn cắp, ăn trộm thì bạn sẽ đi tù.
Ở đây, tôi nói luật nhân quả theo khía cạnh truyền từ kiếp này sang kiếp khác. Nếu bạn cầm trái bóng tenis rồi quăng vô tường, bạn quăng mạnh thì nó sẽ dội lại mạnh và ngược lại.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn quăng trái bóng vào tường thì nó sẽ dội lại trúng bạn. Bằng chứng trong cuộc sống chúng ta, có rất nhiều người làm điều xấu nhưng họ vẫn sống thoải mái, tận hưởng giàu sang đến cuối đời nhưng chả thấy “trái bóng” nào đến tìm họ.
Vậy “trái bóng” đó đi đâu? Nó đi tìm một người chả quen biết ở kiếp sau và chọi vô mặt họ với tất cả sự tàn nhẫn! “Trời ơi, kiếp trước tôi đã làm gì sai mà giờ phải nhận hậu quả này, mới sinh ra đã mù 2 mắt sao mà sống tốt trong một xã hội khắc nghiệt đây!”. “Tôi đâu có biết kiếp trước tôi là ai, làm gì? chắc gì tôi là người quăng trái bóng đó!” Nếu luật nhân quả là có thật và vận hành theo cách này, thì nó quá tàn nhẫn và bất công.
Khi không thể giải thích tại sao một người xấu lại có thể sống giàu sang, hạnh phúc đến cuối đời thì các nhà truyền giáo đẩy nó sang kiếp sau. Nơi mà chưa ai có thể chứng minh được. Mà cho dù có kiếp sau đi nữa thì người xấu kiếp trước cũng chả hề hấn gì, họ có nhớ gì đâu mà!
Theo đạo Phật, nếu một người tạo nghiệp xấu thì sẽ tái sinh vào cõi xấu như ma quỷ, động vật…Vậy một con vật khi chết thì chúng sẽ tái sinh vào cõi nào? Cá voi mỗi lần mở miệng là có hàng triệu sinh vật phải chết, như vậy nếu theo luật nhân quả thì nó là một con cá voi xấu và nghiệp của nó là vô tận?
Một con muỗi muốn tái sinh vào cõi người thì phải làm gì? Có những con chó, con mèo có cuộc sống tốt hơn rất nhiều so với con người! Hàng triệu năm trước khi có con người thì có 6 cõi luân hồi không? Một con khủng long khi chết thì sẽ tái sinh vào cõi nào? Có những sinh vật có vòng đời rất ngắn nên nó không phải chịu nhiều đau khổ trong cõi Ta-Bà này.
Nhiều người cho rằng, việc ăn mặn và giết chết động vật là tạo nghiệp xấu, phóng sanh là tạo nghiệp lành nhưng theo đức Phật thì có hàng tỷ sinh vật trong một ly nước. Điều đó có nghĩa là, một ly nước chúng ta uống, 1 cọng rau chúng ta ăn nó chứa vô lượng sinh mạng bé nhỏ, một hệ thống vũ trụ thu nhỏ vô tận.
Suốt cuộc đời này chúng ta đã giết bao nhiêu sinh mạng rồi? Vậy tại sao lại bảo những người ăn mặn và giết 1 con gà là tạo nghiệp xấu? Bạn đã bao giờ tỏ lòng bi mẫn đối với những con muỗi mà bạn đã giết? Mọi chuyện diễn ra theo cách mà nó cần phải như thế!
“Đức tin giống như vẽ bức tường phòng của bạn bằng mắm tôm, sau đó cố gắng thuyết phục mình rằng nó đẹp và toả hương thơm. Đức tin là một ảo giác, một giấc mơ mà chúng ta coi là thực tế, nhưng thực tế thì nó chỉ làm cho tâm trí của con người trở nên nghèo nàn hơn mà thôi.
Mỗi tôn giáo sẽ chọn cho mình một thứ để vẽ lên tường, và các tín đồ sẽ đặt niềm tin tuyệt đối vào nó. Giống như một đám mây trên bầu trời, người theo Thiên Chúa thì A-men, người theo Phật giáo thì A-Di-Đà!”
Khi bạn đặt quá nhiều niềm tin vào một điều gì đó, nhất là những thứ mà bạn đã giành cả đời để theo đuổi, nghiên cứu thì khi có ai đó nói sự thật với bạn, bạn sẽ không dễ dàng chấp nhận!
Đức Phật chỉ là một người bình thường đã tìm ra phương pháp để thoát khỏi đau khổ, giống như Faraday, Newton hay Einstein…tìm ra những điều mới mẻ trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu.
Luật nhân quả hay địa ngục chỉ là hình thái được người xưa tạo ra để răn đe con cháu tránh hướng tới những hành động xấu. Con người chỉ là một loại động vật (nói theo tôn giáo của bạn là súc sinh) bậc cao tiến hoá theo quá trình chọn lọc tự nhiên. Từ việc có ý thức, chúng ta áp đặt những sự vật, hiện tượng trên hành tinh này theo cách mà chúng ta cho rằng, nhưng bản chất thật của sự tồn tại là gì? Hãy để thời gian và sự phát triển của khoa học trả lời cho bạn. Khoa học không dựa trên niềm tin ảo tưởng của tâm trí mà là những bằng chứng cụ thể và thuyết phục.
Một chiếc Canon chụp hình một con vật có hình dạng giống con chó thì chưa chắc nó là con chó, họ sẽ cần thêm những thí nghiệm, những bằng chứng cụ thể để khẳng định đó là con chó hay chỉ là con voi có hình dạng tương tự.
Tôi cũng muốn nói thêm với bạn rằng, phương pháp giảng dạy của các tôn giáo hiện nay nó giống như câu cảnh báo trên gói thuốc lá: “Hút thuốc có hại cho sức khỏe…!”. Người ta biết làm như vậy là không tốt nhưng họ vẫn làm, tất nhiên là có số ít trường hợp “thức tỉnh” và từ bỏ thói quen xấu đó mà ta hay gọi là “giác ngộ”.
Tôn giáo xuất hiện và giảng dạy hàng ngàn năm nhưng hiện tại thế giới có tốt đẹp hơn không? Không! Nó ngày càng suy đồi cho đến một lúc nào đó…Nếu như các nhà truyền giáo không thay đổi phương thức giảng dạy của mình.
Đừng giảng theo kiểu câu nói ghi trên bao thuốc lá, và hy vọng sự thức tỉnh của một vài cá nhân hay ai có duyên thì hiểu còn không thì thôi, mà hãy giảng theo kiểu: “Nếu bạn cầm súng bắn vào đầu mình, thì bạn sẽ chết!” thì thế giới sẽ hạnh phúc và thanh bình hơn.
Kết thúc cuộc trò chuyện, tôi hơi phân vân không biết mình hay người bạn kia là con ếch dưới đáy giếng nữa! Tuy nhiên, một hồi lâu, tôi bừng tỉnh và nghĩ rằng, việc tìm câu trả lời cho những lập luận trên là không cần thiết, nó cũng giống như việc cố giải thích về sóng vô tuyến hay sóng wifi cho những người tiền sử vậy.
Cho nên, là một Phật tử, thì điều quan trọng là phải hiểu rõ Tứ Diệu Đế của đức Phật và thực hành Bát Chánh Đạo để thoát khỏi hoặc giảm bớt khổ đau trên cõi đời này.
À quên! Bộ phim mà người bạn tôi giới thiệu thật sự rất hay. Nhưng ở một góc nhìn khác, tôi nhận ra rằng, nếu ai đó có kiến thức đa dạng đến những chi tiết nhỏ nhất trong lĩnh vực mà bạn nghiên cứu. Bằng cách lồng ghép những “dữ liệu chính xác” mà bạn biết trong sách vỡ, cộng thêm một số “dữ liệu sai lệch” nhưng có tính logic, thì sẽ cho ra một kết quả khác cũng rất thuyết phục, và có thể làm lây động đôi chút quan điểm của bạn.
Hoa Sen Phật
Luật Nhân Quả Trong Đạo Phật
Luật nhân quả là điều cơ bản nhất mà người tu cần phải nắm rõ. Nếu người tu hiểu rõ mọi khía cạnh của luật nhân quả thì họ sẽ biết việc gì nên làm, việc gì cần tránh. Họ sẽ phát sinh từ bi, và mọi hành động cảu họ sẽ thánh thiện và ôn hòa. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài.
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
Hầu hết chúng ta sống một cuộc đời tương đối như những con người lành mạnh. Thật vậy, theo lời đức Phật dạy trong các kinh điển có được thân người hôm nay là một phước duyên thù thắng và vô cùng quý báu. Ðó là kết quả của vô lượng công đức trải qua nhiều kiếp tu hành của chúng ta. Mỗi cá nhân đã nỗ lực tinh tấn tu hành mới có được cái thân người này.
Tại sao nó quý báu như vậy? Bởi lẻ thân người giúp chúng ta có nhiều thuận duyên tu tập phát triển đời sống đạo đức hầu mưu tìm hạnh phúc cho chúng ta và những người khác. Loài vật không có khả năng thực hành đạo đức như con người vì chúng đang sống trong cõi vô minh.
Cho nên chúng ta nên biết quý trọng cái thân người nầy và cố gắng bằng mọi cách tinh tấn tu hành để mong được tái sinh làm thân người ở kiếp sau. Mặc dù chúng ta luôn mong ước đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nên biết rằng con đường tu hành để thành Phật là rất dài mà chúng ta muốn thành tựu cần phải trải qua các khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị tu tập.
“Nghiệp” hay “Karma” có nghĩa là “hành động” nhằm chỉ một việc làm chúng ta tham dự vào cũng như hậu quả của nó. Khi chúng ta nói hành vi sát hại thì chính tác động đó sẽ dẫn đến việc cướp đi mạng sống của một người. Kết quả tai hại hơn của hành động giết người này là gây đau khổ cho nạn nhân cũng như nhiều người thân yêu của họ.
Nghiệp nhân của việc làm ác đó còn gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Những quả báo này không chỉ giới hạn trong cuộc đời hiện tại mà thôi. Thực ra kết quả của một hành vi bất thiện sẽ phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.
Một tên sát nhân không chắc sẽ được tái sinh làm người ở kiếp sau. Những hoàn cảnh dẫn đến việc giết người sẽ quyết định quả báo khốc liệt mà kẻ sát nhân sẽ phải gánh chịu. Một tên giết người man rợ, vui sướng khi phạm tội ác, có lẽ sẽ được tái sinh trong một thế giới mà ta gọi là “Ðịa Ngục”. Một trường hợp kém tàn ác hơn – ví dụ giết người vì tự vệ – có thể sẽ được tái sinh nơi “địa ngục” chịu ít đau khổ hơn. Những hành động thiếu đạo đức với hậu quả không nghiêm trọng lắm có thể khiến cho một người bị tái sinh làm con vật, thiếu khả năng tu tập cải thiện tâm hồn.
Khi một người được tái sinh làm người, các hậu quả của những hành vi bất thiện trong kiếp trước sẽ quyết định hoàn cảnh cuộc sống mới của người đó theo nhiều cách. Sát sinh nhiều trong đời trước thì kiếp này thọ mạng kẻ ấy sẽ ngắn ngủi hoặc thường hay bị ốm đau. Nó cũng hướng dẫn người đó có khuynh hướng giết chóc và chắc chắn họ sẽ chịu quả báo gặp nhiều khổ đau trong những kiếp tương lai.
Tương tự, đời trước hay trộm cắp thì kiếp này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cướp. Nó cũng hướng dẫn kẻ ấy tiếp tục có ý tưởng trộm cắp trong nhiều đời sau. Hành động tà dâm hay ngoại tình dẫn đến hậu quả vợ chồng trong kiếp sau sẽ không tin cậy lẫn nhau và gặp cảnh khổ vì cuộc sống không chung thủy hay bị phản bội. Ðây là những quả báo của ba việc làm ác gây ra từ nơi thân của chúng ta.
Trong bốn hành động ác xuất phát từ khẩu nghiệp nơi miệng thì người hay nói dối dẫn đến kết quả là sống ở đời thường hay bị người ta nói xấu. Vọng ngữ cũng khiến kẻ đó có khuynh hướng tiếp tục nói dối ở kiếp sau, cũng như bị người ta lừa gạt hoặc mọi người sẽ không tin dù bạn nói sự thật.
Hậu quả ở kiếp sau của người nói lời gây chia rẽ là cuộc sống cô độc và khuynh hướng tạo mối bất hòa với mọi người. Lời nói cộc cằn thô lỗ dẫn đến sự lăng mạ, ngược đãi người khác và khiến họ sanh tâm giận dữ. Người có tật ngồi lê đôi mách đưa tới hậu quả đời sau khi nói sẽ không có ai nghe và thường hay nói những câu chuyện nhảm nhí.
Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta được quyết định bởi những hành vi trong quá khứ, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng ta trong hiện tại. Chúng ta có khả năng và trách nhiệm để chọn lựa phương cách nhằm hướng dẫn mọi việc làm của chúng ta đi theo con đường đạo đức.
Khi chúng ta cân nhắc một hành động nào đó xem xét có hợp với đạo lý hay không, chúng ta nên tìm hiểu động cơ thúc đẩy của hành vi ấy. Một người lấy quyết định không trộm cắp, nếu anh ta chỉ vì sợ bị bắt hay trừng phạt bởi luật pháp, vậy thì hành động không trộm cắp của anh ta không phải là một việc làm đạo đức bởi lẽ những ý tưởng đạo đức không tác động lên quyết định của anh ta.
Bây giờ, một người cũng có quyết định là sẽ không trộm cắp vì anh ta suy nghĩ rằng: “Nếu ta trộm cắp tức là ta đã hành động chống lại luật của trời đất và trái với đạo làm người”. Hoặc là: “Trộm cắp là một việc làm ác, nó gây cho nhiều người khác bị tổn thất và đau khổ”. Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta được xem như một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý. Theo giáo lý đức Phật, khi bạn suy nghĩ cân nhắc tránh không làm các hành động ác thì bạn sẽ khắc phục được những phiền não khổ đau. Sự kiềm chế đó của bạn được xem như một việc làm đạo đức.
Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt mọi việc. Kiến thức thông thường của chúng ta không thể thấu triệt đầy đủ về luật nhân quả. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài. Khi Ngài dạy sát sinh dẫn đến chịu sự đoản mệnh, trộm cắp phải gặp cảnh nghèo túng, thực sự không có cách nào để chứng minh được những lời Ngài nói là đúng với thực tại. Tuy nhiên, những điều đó chúng ta cũng không nên tin tưởng một cách mù quáng. Trước tiên chúng ta cần phải có một niềm tin mạnh mẽ nơi đức Phật và giáo lý của Ngài. Chúng ta nên dùng lý trí, tìm hiểu thấu đáo trước khi tin những lời dạy của đức Thế Tôn.
Bằng cách nghiên cứu những đề tài của Phật Pháp được thiết lập bởi những suy luận hợp lý – như những lời dạy của đức Phật về tánh không và vô thường của cuộc đời mà chúng ta sẽ khảo sát ở chương mười ba về “Trí Tuệ” – và nhận thấy rằng chúng thật sự là chính xác thì niềm tin của chúng ta nơi giáo lý về luật nhân quả – sẽ tự nhiên tăng lên.
Khi chúng ta muốn tiếp nhận một lời khuyên, chúng ta đi tìm gặp một người nào đó xứng đáng đề hướng dẫn giúp đỡ chúng ta. Lời khuyên của họ càng rõ ràng hợp lý, chúng ta càng quý trọng tin tưởng vào lời chỉ dẫn ấy. Nhằm phát triển: “đức tin sáng suốt”, đối với những lời dạy của đức Phật chúng ta cũng nên có sự tin tưởng như vậy.
Tôi tin rằng chúng ta cần phải có một ít kinh nghiệm và phấn khởi trong sự thực hành để có được một niềm tin sâu xa và thành khẩn trong lòng. Hình như có hai loại kinh nghiệm khác nhau. Với những người sùng đạo họ có những kinh nghiệm mà chúng ta không thể có được. Và có những kinh nghiệm thế tục mà chúng ta đạt được qua sự tu tập hằng ngày.
Chúng ta có thể phát triển nhận thức, hiểu biết về sự ngắn ngủi, tạm bợ và vô thường của cuộc đời. Chúng ta có thể nhận thấy bản chất tàn phá của những cảm xúc khổ đau. Chúng ta có thể có được lòng từ bi quảng đại đối với mọi người hoặc nhiều kiên nhẫn hơn khi chúng ta đứng xếp hàng chờ đợi.
Những kinh nghiệm thực tế như vậy mang lại cho chúng ta cảm giác của nguồn vui và sự mãn nguyện. Hơn nữa, niềm tin của chúng ta vào những lời giảng dạy mà chúng ta đã được nghe cũng tăng lên. Ðức tin của chúng ta vào bậc thầy của mình, người đã truyền cho chúng ta những kinh nghiệm này cũng được phát triển: Lòng tin vào học thuyết mà vị thầy của chúng ta đang theo đuổi sẽ được củng cố.
Từ những kinh nghiệm xác thực đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng việc thường xuyên tu tập của chúng ta sẽ giúp chúng ta thành đạt những kết quả phi thường như các Thánh Nhân đã thực hiện lưu danh ngàn đời trong quá khứ.
Niềm tin sáng suốt như vậy có được do tinh thần tu tập của hành giả, sẽ giúp chúng ta củng cố lòng tin vào giáo lý Nhân Quả của đức Phật. Và điều này còn giúp chúng ta quyết tâm chừa bỏ không làm các việc ác mà chúng sẽ gây đau khổ cho chúng ta.
Niềm tin đó cũng hỗ trợ chúng ta cố gắng tập trung thiền định, thấu triệt đề mục chúng ta nghiên cứu, và sau cùng nhận biết rằng chúng ta có được trí tuệ này cũng như hiểu rõ tuệ giác đó xuất phát từ đâu. Sự phản chiếu ấy được xem như một phần trong quá trình tu tập thiền định của chúng ta. Nó giúp chúng ta củng cố đức tin vào ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng và tinh tấn trong việc tu tập. Nó cũng giúp chúng ta có thêm nghị lực để tiếp tục dũng tiến trên đường đạo.
Nguyên tác: Đức Dạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn Nguồn: tinhdo.net
Bạn đang đọc nội dung bài viết Luật Nhân Quả Theo Quan Niệm Phật Giáo trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!